Giải Nobel Hòa bình

Giải thưởng Nobel, hay giải Nobel, là một giải thưởng quốc tế được tổ chức hằng năm kể từ năm 1901 cho những cá nhân đạt thành tựu trong lĩnh vực vật lý, hoá học, y học, văn học và hoà bình; đặc biệt là giải hoà bình có thể được trao cho tổ chức hay cho cá nhân. Vào năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển đưa thêm vào một giải về lĩnh vực khoa học kinh tế để tưởng nhớ nhà khoa học Alfred Nobel, người đã sáng lập ra giải Nobel. Kết quả đoạt giải được công bố hằng năm vào tháng 10 và được trao (bao gồm tiền thưởng, một huy chương vàng và một giấy chứng nhận) vào ngày 10 tháng 12, ngày kỷ niệm ngày mất của Nobel. Giải Nobel được thừa nhận rộng rãi như là giải thưởng danh giá nhất một người có thể nhận được trong lĩnh vực được trao.

Các giải Nobel không bắt buộc phải được trao hàng năm, nhưng ít nhất phải được trao một lần cho mỗi 5 năm. Một giải khi đã trao thì không bao giờ bị tước. Giải Nobel được trao cho tối đa 3 người mỗi năm.

 

doc13 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải Nobel Hòa bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải Nobel Hòa bình Huy chương Giải Nobel * Giải Nobel Giải thưởng Nobel, hay giải Nobel, là một giải thưởng quốc tế được tổ chức hằng năm kể từ năm 1901 cho những cá nhân đạt thành tựu trong lĩnh vực vật lý, hoá học, y học, văn học và hoà bình; đặc biệt là giải hoà bình có thể được trao cho tổ chức hay cho cá nhân. Vào năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển đưa thêm vào một giải về lĩnh vực khoa học kinh tế để tưởng nhớ nhà khoa học Alfred Nobel, người đã sáng lập ra giải Nobel. Kết quả đoạt giải được công bố hằng năm vào tháng 10 và được trao (bao gồm tiền thưởng, một huy chương vàng và một giấy chứng nhận) vào ngày 10 tháng 12, ngày kỷ niệm ngày mất của Nobel. Giải Nobel được thừa nhận rộng rãi như là giải thưởng danh giá nhất một người có thể nhận được trong lĩnh vực được trao. Các giải Nobel không bắt buộc phải được trao hàng năm, nhưng ít nhất phải được trao một lần cho mỗi 5 năm. Một giải khi đã trao thì không bao giờ bị tước. Giải Nobel được trao cho tối đa 3 người mỗi năm. Nguyện vọng của Nobel Giải Nobel lập nên theo nguyện vọng cuối cùng của Alfred Nobel, một nhà hóa học, nhà công nghiệp học và người phát minh ra thuốc nổ của Thụy Điển. Alfred Nobel đã viết nhiều bản di chúc trong cuộc đời của mình. Bản cuối cùng viết vào ngày 27 tháng 11 năm 1895, một năm trước khi ông mất. Ông kí tên trong một quán bar ở Paris. Ông đã thấy tổn thương vì phát minh thuốc nổ của ông được sử dụng cho mục đích dã man và ông muốn giải thưởng của ông phục vụ cho nhân loại. Có giả thuyết cho rằng động lực thúc đẩy là do ông đọc cáo phó về sự chết non của chính ông, do một nhà báo Pháp viết, là người đã nhầm Alfred với Ludvid, người anh của Alfred, khi Ludvid mất, và như thế bài báo đã chê trách Alfred là "thần chết". Vì thế trong bản di chúc, Alfred đã dành 94% trị giá tài sản (khoảng 2 000 000 bảng Anh) và lấy lãi hàng năm để lập nên 5 giải Nobel (vật lý, hóa học, hay y học, văn học, và hòa bình) cho "những ai, trong những năm trước khi giải được trao đó, đã đưa đến những lợi ích nhất cho con người.". Ông tuyên bố: Tất cả tài sản còn lại của tôi được thực hiện như sau đây: Số tiền vốn sẽ được người thực hiện di chúc đầu tư vào các nguồn an toàn và lập nên quỹ, và lợi nhuận nói trên được chia thành các giải thưởng cho những ai trong những năm trước khi nhận giải đã phục vụ tốt cho nhân loại. Lợi nhuận nói trên được chia ra làm 5 giải thưởng bằng nhau, chia ra như sau: một phần cho người có phát hiện hay phát minh quan trọng nhất trong lĩnh vực vật lý, một phần cho người có phát hiện và phát triển quan trọng nhất trong hóa học; một phần cho người có phát hiện quan trọng nhất trong lĩnh vực sinh lý học hay y học; một phần cho người đã sáng tạo ra trong lĩnh vực văn chương tác phẩm nổi bật nhất với khuynh hướng lý tưởng hóa; và một phần cho người đã đóng góp nhiều nhất hay tốt nhất nhất cho tình anh em giữa các dân tộc, cho sự xóa bỏ hay giảm thiểu quân đội thường trực và cho sự giữ gìn và tăng tình hữu nghị giữa các nước. Giải thưởng cho vật lý và hóa học sẽ do viện Hàn lâm Thụy Điển trao tặng; cho sinh lý học hay y học do viện Caroline ở Stockholm; cho văn chương do viện Hàn lâm Stockholm; và cho người đóng góp vì hòa bình do ủy ban 5 người được Quốc Hội Na Uy bầu. Trong di chúc của tôi có nói rõ ràng rằng giải được trao không phân biệt quốc gia của người nhận, vì thế người xứng đáng nhận giải nhất sẽ nhận giải, dù cho người đó có là người Scandinavi hay không. Do chưa hoàn tất và vì các trở ngại khác, phải đến 5 năm sau khi ông mất, Quỹ tài trợ Nobel mới ra đời và giải Nobel đầu tiên được trao năm 1901. *Giải Nobel Hòa bình (tiếng Thụy Điển và tiếng Na Uy: Nobels fredspris) Là một trong năm nhóm giải thưởng ban đầu của Giải Nobel. Theo nguyện vọng ghi trong di chúc của Alfred Nobel, Giải Nobel hòa bình nên được trao "cho người đã có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hòa bình". Có nhiều người cho rằng Nobel đã lập ra giải thưởng này trong di chúc như một cách đền bù cho các chất nổ phát minh của ông vốn được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh như dynamit hay ballistite. Thực tế thì ngoại trừ ballistite, không một loại chất nổ nào của Nobel được sử dụng trong chiến tranh khi ông còn sống[1]. Giải Nobel Hòa bình được trao hàng năm vào ngày 10 tháng 12, ngày mất của Alfred Nobel tại thủ đô Oslo của Na Uy. Trong khi phần lớn các giải Nobel khác được trao tại Thụy Điển và do một ủy ban của Thụy Điển quyết định, thì người hoặc tổ chức được xét trao giải Nobel Hòa bình sẽ được quyết định bởi Ủy ban Giải Nobel Na Uy do Quốc hội Na Uy lập ra. Chủ tịch hiện tại của ủy ban này, tiến sĩ Ole Danbolt Mjøs cũng là một người từng được trao Giải Nobel Hòa bình. Sở dĩ có sự khác biệt này là vì vào thời điểm Alfred Nobel viết di chúc, Thụy Điển và Na Uy gần như là một liên bang trong đó Chính phủ Thụy Điển chịu trách nhiệm lĩnh vực đối ngoại còn Quốc hội Na Uy chịu trách nhiệm lĩnh vực đối nội. Alfred Nobel chưa bao giờ giải thích lý do tại sao ông lại chọn Na Uy là nước chịu trách nhiệm xét giải Nobel Hòa bình chứ không phải Thụy Điển[2], nhiều người cho rằng có lẽ Nobel muốn loại trừ việc các chính phủ nước ngoài có thể thao túng Giải Nobel Hòa bình, vì vậy ông đã chọn Quốc hội Na Uy, vốn không chịu trách nhiệm về quan hệ đối ngoại. Quá trình xét giải Hàng năm Ủy ban Giải Nobel Na Uy tiếp nhận các đề cử cho Giải Nobel Hòa bình từ các cá nhân đủ tiêu chuẩn, những người từng được nhận giải, thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ, giáo sư đại học (của một số chuyên ngành nhất định), các thẩm phán quốc tế và cuối cùng là các cố vấn đặc biệt của Ủy ban. Có năm số lượng đề cử từ các nguồn này lên tới khoảng 199 cá nhân hoặc tổ chức. Những cá nhân và tổ chức được đề cử cho Giải Nobel Hòa bình có thể được biết về việc mình được đề cử, tuy nhiên điều này không được quy ước cụ thể[2]. Hiện nay dữ liệu về các đề cử cho Giải Nobel Hòa bình từ năm 1901 đến năm 1951 đã được công khai. Nhờ đó người ta mới được biết rằng Adolf Hitler cũng từng được đề cử giải thưởng về hòa bình này năm 1939, trong số những người được đề cử còn có cả Benito Mussolini. Tranh cãi Giải Nobel Hòa bình là hạng mục gây nhiều tranh cãi nhất trong hệ thống Giải Nobel. Ngay chính Quốc hội Na Uy, cơ quan có nhiệm vụ cử ra Ủy ban Giải Nobel cũng từng bị chỉ trích vì đã thông qua việc Na Uy trở thành thành viên của NATO năm 1949, vì đồng ý cho phép quân đội NATO đóng trên đất Na Uy, và chấp nhận cho các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Hoa Kỳ neo đậu ở các hải cảng Na Uy năm 1983. Tuy nhiên cần biết rằng Quốc hội Na Uy không được phép can thiệp vào việc lựa chọn cá nhân hoặc tổ chức để trao Giải Nobel Hòa bình, thành viên của Ủy ban Giải Nobel Na Uy không thể đồng thời là nghị sĩ quốc hội, họ thường là các cựu nghị sĩ từ nhiều đảng phái khác nhau, trong đó có cả những đảng phái phản đối việc Na Uy trở thành thành viên NATO. Nhược điểm lớn nhất của việc xét trao Giải Nobel Hòa bình có lẽ là việc đánh giá tiêu chuẩn của các ứng cử viên. Nếu như ở các giải Nobel khác như Giải Nobel Văn học hay các giải Nobel về khoa học, các ứng cử viên thường chỉ được xét giải sau hai hoặc ba thập kỉ những đóng góp của họ ra đời, thì đóng góp của các ứng cử viên cho Giải Nobel Hòa bình thường chỉ xét ngay trong năm đó hoặc trong khoảng thời gian ngắn xung quanh thời gian xét giải, phụ thuộc vào những diễn biến chính trị của đóng góp. Vì vậy đã có nhiều trường hợp sau khi được trao Giải Nobel Hòa bình, cá nhân hoặc tổ chức nhận giải lại tham gia vào việc phát động các cuộc chiến tranh hoặc chạy đua vũ trang, đi ngược lại với tiêu chí giải thưởng. Đó là trường hợp của Theodore Roosevelt, tổng thống Mỹ, được trao giải năm 1906, sau khi được trao giải đã mở rộng không ngừng lực lượng Hải quân Hoa Kỳ và dùng vũ lực đàn áp đẫm máu các cuộc nổi dậy của người dân Philippines chống lại quân đội chiếm đóng Mỹ. Một trường hợp khác là Shimon Peres, được trao giải năm 1994, lại được coi là một trong những nhân vật "diều hâu" nhất của chính trường Israel[3] và là người ủng hộ tích cực việc sử dụng vũ lực đàn áp người Palestine. Ủy ban Giải Nobel Na Uy còn bị chỉ trích vì đã bỏ qua nhiều nhân vật chính trị nổi tiếng đã có những đóng góp lớn cho hòa bình thế giới, đó là Mahatma Gandhi, Steve Biko hay César Chávez. Trong đó trường hợp của lãnh tụ Ấn Độ Gandhi đã gây tranh cãi không chỉ trong dư luận mà còn trong chính nội bộ Ủy ban[4][5]. Mặc dù đã được đề cử rất nhiều lần vào các năm 1937, 1938, 1939, 1947 và chỉ vài tháng trước khi ông bị ám sát năm 1948, Mahatma Gandhi đã không bao giờ được trao giải. Ủy ban Giải Nobel sau này đã rất lấy làm tiếc vì sự bỏ qua này, và khi Đăng-châu Gia-mục-thố được trao Giải Nobel Hòa bình năm 1989, chủ tịch Ủy ban đã nói rằng một trong những lí do trao giải cho vị Đạt-lại Lạt-ma là để tưởng nhớ tới Mahatma Gandhi Danh sách người đoạt giải Nobel Hòa bình Thập niên 2000 Năm Tên Lí do 2010 Lưu Hiểu Ba (Trung Quốc) vì cuộc đấu tranh trường kỳ và bất bạo động nhằm đòi nhân quyền cở bản ở Trung Quốc 2009 Barack Obama (Hoa Kì) vì nỗ lực phi thường để tăng cường đối ngoại quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc 2008 Martti Oiva Kalevi Ahtisaari Viipuri (Phần Lan) vì những nỗ lực đặc biệt của ông ở nhiều châu lục và hơn 3 thập kỷ để giải quyết các xung đột quốc tế để giải quyết một cuộc xung đột kéo dài lâu năm ở Kosovo 2007 Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu Al Gore (Hoa Kỳ) Hoạt động cảnh báo về thay đổi khí hậu 2006 Mohammad Yunus (Bangladesh) Ngân hàng Grameen Tham gia chống đói nghèo 2005 Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Mohamed ElBaradei (Ai Cập) Vì những nỗ lực ngăn chặn sử dụng hạt nhân vào mục đích quân sự 2004 Wangari Muta Maathai (Kenya) Nhà hoạt động môi trường, phát triển bền vững và quyền con người 2003 Shirin Ebadi (Iran) Nhà đấu tranh vì quyền lợi của phụ nữ và trẻ em 2002 Jimmy Carter (Hoa Kỳ) Hoạt động vì quyền con người và giải quyết xung đột quốc tế 2001 Liên Hiệp Quốc Kofi Annan (Ghana) Vì những nỗ lực cho một thế giới hòa bình và tốt đẹp hơn 2000 Kim Dae Jung (Hàn Quốc) Tổng thống Hàn Quốc, người khởi xướng bình thường hóa quan hệ với Bắc Triều Tiên Thập niên 1990 Năm Tên Lí do 1999 Tổ chức Thầy thuốc không biên giới (Médecins Sans Frontières) Vì những hoạt động nhân đạo trên các châu lục 1998 John Hume (Bắc Ireland) David Trimble (Bắc Ireland) Tác giả của hiệp định hòa bình cho Bắc Ireland 1997 Tổ chức Quốc tế cấm mìn (International Campaign to Ban Landmines) Jody Williams (Hoa Kỳ) Vì những nỗ lực vận động cấm và quyét sạch mìn cá nhân 1996 Carlos Filipe Ximenes Belo (Đông Timo) José Ramos-Horta (Đông Timo) Hoạt động vì độc lập cho Đông Timo 1995 Joseph Rotblat (Anh) Hội nghị Pugwash về Khoa học và các Vấn đề của Thế giới (Pugwash Conferences on Science and World Affairs) Đấu tranh giải giáp vũ khí hạt nhân 1994 Yasser Arafat (Palestine) Shimon Peres (Israel) Yitzhak Rabin (Israel) Nỗ lực tìm kiếm hòa bình cho Trung Đông 1993 Nelson Mandela (Nam Phi) Frederik Willem de Klerk (Nam Phi) Chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai trong hòa bình và thành lập nền móng cho một nền cộng hòa ở Nam Phi 1992 Rigoberta Menchú (Guatemala) Nhà hoạt động vì quyền bình đẳng cho người thiểu số 1991 Aung San Suu Kyi (Myanma) Đấu tranh bất bạo động vì tự do và quyền con người 1990 Mikhail Sergeyevich Gorbachyov (Liên Xô) Góp phần chấm dứt chiến tranh lạnh.Bình thường hoá quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ,Tây Âu Thập niên 1980 Năm Tên Lí do 1989 Đăng-châu Gia-mục-thố (Tây Tạng) Đấu tranh bất bạo động vì tự do của Tây Tạng 1988 Lực lượng Gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc (United Nations Peacekeeping Forces) Tham gia giải quyết nhiều cuộc xung đột từ năm 1956 1987 Óscar Arias (Costa Rica) Đề xướng thỏa thuận hòa bình tại Trung Mỹ 1986 Elie Wiesel (Hoa Kỳ) Nhà văn, người sống sót sau Thảm họa diệt chủng người Do Thái 1985 Các thầy thuốc quốc tế chống chiến tranh hạt nhân (International Physicians for the Prevention of Nuclear War) Vận động chống lại việc phổ biến vũ khí hạt nhân 1984 Tổng giám mục Desmond Tutu (Nam Phi) Nhà hoạt động chống chủ nghĩa Apacthai 1983 Lech Wałęsa (Ba Lan) 1982 Alva Myrdal (Thụy Điển) Alfonso García Robles (Mexico) Đại diện Đại hội đồng giải trừ quân bị tại Liên Hiệp Quốc 1981 Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) 1980 Adolfo Pérez Esquivel (Argentina) Luật sư đấu tranh vì quyền con người Thập niên 1970 Năm Tên Lí do 1979 Mẹ Teresa (Ấn Độ) Vận động chống đói nghèo 1978 Anwar al-Sadat (Ai Cập) Menachem Begin (Israel) Đồng tác giả hiệp định hòa bình giữa Ai Cập và Israel 1977 Tổ chức Ân xá quốc tế (Amnesty International) Vận động chống lại các hình thức tra tấn 1976 Betty Williams (Anh) Mairead Corrigan (Anh) Sáng lập viên Phong trào hòa bình Bắc Ireland 1975 Andrei Dmitrievich Sakharov (Liên Xô) Nhà khoa học đấu tranh vì quyền con người 1974 Seán MacBride (Hoa Kỳ) Satō Eisaku (Nhật Bản) 1973 Henry Kissinger (Hoa Kỳ) Lê Đức Thọ (Việt Nam) (từ chối nhận giải) Đồng tác giả Hiệp định Paris 1973 1972 Không trao giải 1971 Willy Brandt (Tây Đức) Khởi xướng chính sách Ostpolitik 1970 Norman Borlaug (Hoa Kỳ) Nhà nghiên cứu tại CIMMYT (Centro Internacional de Mejoramiento de Maíz y Trigo) Thập niên 1960 Năm Tên Lí do 1969 Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization) 1968 René Cassin (Pháp) Chủ tịch Tòa án nhân quyền Châu Âu (Cour européenne des droits de l'homme) 1967 Không trao giải 1966 Không trao giải 1965 Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) 1964 Martin Luther King, Jr. (Hoa Kỳ) Nhà vận động đấu tranh cho quyền con người của người da đen ở Mỹ 1963 Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (Mouvement international de la Croix-Rouge et du Croissant-Rouge) 1962 Linus Pauling (Hoa Kỳ) Nhà khoa học vận động cấm thử vũ khí hạt nhân 1961 Dag Hammarskjöld (Thụy Điển) Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc (truy tặng) 1960 Albert John Lutuli (Nam Phi) Chủ tịch đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) Thập niên 1950 Năm Tên Lí do 1959 Philip Noel-Baker (Anh) Nỗ lực suốt đời vì hòa bình và hợp tác quốc tế 1958 Dominique Pire (Bỉ) Lãnh đạo tổ chức công giáo giúp đỡ người tị nạn 1957 Lester B. Pearson (Canada) Tham gia giải quyết cuộc Khủng hoảng kênh đào Suez 1956 Không trao giải 1955 Không trao giải 1954 Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) 1953 George Marshall (Hoa Kỳ) Khởi xướng Kế hoạch Marshall 1952 Albert Schweitzer (Pháp) Thành lập Bệnh viên Lambarene ở Gabon 1951 Léon Jouhaux (Pháp) 1950 Ralph Bunche (Hoa Kỳ) Trung gian hòa bình ở Palestine (1948) Thập niên 1940 Năm Tên Lí do 1949 Lord Boyd Orr (Anh) Tổng giám đốc Tổ chức nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) 1948 Không trao giải 1947 Hội đồng hỗ trợ bè bạn (Friends Service Council) (Anh) Ủy ban hỗ trợ bè bạn Hoa Kỳ (American Friends Service Committee) (Hoa Kỳ) 1946 Emily Greene Balch (Hoa Kỳ) John Raleigh Mott (Hoa Kỳ) Chủ tịch danh dự Liên đoàn phụ nữ quốc tế vì hòa bình và tự do (Women's International League for Peace and Freedom) Chủ tịch Hiệp hội Thanh niên Cơ Đốc (Young Men's Christian Association) 1945 Cordell Hull Một trong những người khởi xướng thành lập Liên Hiệp Quốc 1944 Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (Mouvement international de la Croix-Rouge et du Croissant-Rouge) 1940 - 1943 Không trao giải Thế chiến thứ hai Thập niên 1930 Năm Tên Lí do 1939 Không trao giải Thế chiến thứ hai 1938 Phòng quốc tế Nansen cho các người tị nạn (Office international Nansen pour les réfugiés) (Thụy Sỹ) 1937 Robert Cecil (Anh) Sáng lập và chủ tịch Cuộc vận động hòa bình quốc tế (International Peace Campaign) 1936 Carlos Saavedra Lamas (Argentina) Chủ tịch Hội Quốc Liên 1935 Carl von Ossietzky (Đức) Nhà báo đấu tranh vì hòa bình 1934 Arthur Henderson (Anh) Chủ tịch hội nghị giải trừ quân bị của Hội Quốc Liên 1933 Sir Norman Angell (Anh) Thành viên Ủy ban điều hành Hội Quốc Liên 1932 Không trao giải 1931 Jane Addams (Hoa Kỳ) Nicholas Murray Butler (Hoa Kỳ) Chủ tịch Liên đoàn phụ nữ quốc tế vì hòa bình và tự do (Women's International League for Peace and Freedom) Tham gia thúc đẩy Công ước Kellogg-Briand 1930 Nathan Söderblom (Thụy Điển) Lãnh đạo giáo hội Thập niên 1920 Năm Tên Lí do 1929 Frank Billings Kellogg (Hoa Kỳ) Sáng lập Công ước Kellogg-Briand 1928 Không trao giải 1927 Ferdinand Buisson (Pháp) Ludwig Quidde (Đức) Sáng lập và chủ tịch Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế Đại biểu tại nhiều hội nghị hòa bình 1926 Aristide Briand (Pháp) Gustav Stresemann (Đức) Tham gia Thỏa ước Locarno 1925 Sir Austen Chamberlain (Anh) Charles Gates Dawes (Đức) Tham gia Thỏa ước Locarno Cha đẻ của Kế hoạch Dawes 1924 Không trao giải 1923 Không trao giải 1922 Fridtjof Nansen (Na Uy) Đại diện Thụy Điển tại Hội Quốc Liên Cha đẻ của Hộ chiếu Nansen dành cho người tị nạn 1921 Hjalmar Branting (Thụy Điển) Christian Lous Lange (Na Uy) Thủ tướng Thụy Điển, đại diện Thụy Điển tại Hội Quốc Liên Tổng thư ký Liên minh nghị viện quốc tế (Inter-Parliamentary Union) 1920 Léon Bourgeois (Na Uy) Chủ tịch Hội đồng của Hội Quốc Liên Thập niên 1910 Năm Tên Lí do 1919 Woodrow Wilson (Hoa Kỳ) Tổng thống Mỹ, một trong những người thúc đẩy sự ra đời của Hội Quốc Liên 1918 Không trao giải 1917 Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (Mouvement international de la Croix-Rouge et du Croissant-Rouge) 1914 - 1916 Không trao giải Thế chiến thứ nhất 1913 Henri La Fontaine (Bỉ) Chủ tịch Cơ quan thường trực hòa bình quốc tế 1912 Elihu Root (Hoa Kỳ) Khởi xướng nhiều thỏa ước hòa giải quốc tế 1911 Tobias Michael Carel Asser (Hà Lan) Alfred Hermann Fried (Áo) Sáng lập Hội nghị Quốc tế về Luật cá nhân ở Den Haag Tác giả Die Waffen Nieder 1910 Cơ quan thường trực hòa bình quốc tế (Bureau international permanent de la paix) Thập niên 1900 Năm Tên Lí do 1909 Auguste Beernaert (Bỉ) Paul-Henri-Benjamin d'Estournelles de Constant (Pháp) Thành viên Tòa án trọng tài Quốc tế (Cour Internationale d'Arbitrage) Sáng lập và chủ tịch nhóm nghị sĩ Pháp tham gia phán xử quốc tế 1908 Klas Pontus Arnoldson (Thụy Điển) Fredrik Bajer (Đan Mạch) Sáng lập Hiệp hội hòa bình và phán xử Thụy Điển Chủ tịch danh dự Cơ quan thường trực hòa bình quốc tế 1907 Ernesto Teodoro Moneta (Ý) Louis Renault (luật gia) (Pháp) Chủ tịch Liên đoàn hòa bình Lombardi Giáo sư Luật Quốc tế 1906 Theodore Roosevelt (Hoa Kỳ) Tổng thống Mỹ, tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình 1905 Bertha von Suttner (Áo) Chủ tịch danh dự Cơ quan thường trực hòa bình quốc tế 1904 Viện Luật Quốc tế (Institut de Droit International) (Bỉ) 1903 William Randal Cremer (Anh) Thư ký Liên đoàn trọng tài quốc tế (International Arbitration League) 1902 Élie Ducommun (Thụy Sỹ) Charles Albert Gobat (Thụy Sỹ) Thư ký danh dự Cơ quan thường trực hòa bình quốc tế (Bureau international permanent de la paix) 1901 Henry Dunant (Thụy Sỹ) Frédéric Passy (Pháp) Sáng lập Phong trào Chữ thập đỏ Quốc tế (Mouvement international de la Croix-Rouge) Sáng lập và chủ tịch Hội đồng trọng tài quốc tế (Société d'arbitrage entre les Nations)

File đính kèm:

  • docgiai_nobel_hoa_binh.doc
Giáo án liên quan