VỎ QUÝT DÀY, MÓNG TAY NHỌN
Đình Hiếu
Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977) có tài viết truyện trào phúng. Có lần vì thế bị người ta dọa đưa ra tòa. Chuyện do nhà văn kể: Năm ấy, ông gửi đăng truyện “Chiếu khách” trên báo Phong Hóa của Nguyễn Tường Tam. Đó là một truyện ngắn vui, lấy đề tài một hiệu may hay chiều khách. Tên hiệu may thì nhà văn lấy đại tên một hiệu may ở phố Hàng Đường: “ĐẠI ÍCH”. Cũng không có ý gì, chẳng qua nhớ tới thì dùng. Còn nhân vật “chàng thanh niên” thì nhà văn đặt vào ngôi thứ nhất cho thêm phần hài hước. Có một thanh niên thường vào hiệu mua hàng, vì nhà ấy có một cô con gái rất xinh đẹp. mỗi lần ông bố tiếp anh ta thì lúc nào cũng lễ phép, nhã nhặn, một điều “thưa ông”, hai điều “thưa ông”. Nhân có hội chợ, hai bố con cô gái vào xem. Chàng thanh niên kia cũng vào. Thấy bóng cô gái, anh ta đuổi theo tán tỉnh nhưng cô gái không bắt chuyện, cứ che ô làm ngơ như không hay biết gì. Ông bố đi sau, thấy nhố nhăng, mà kẻ vô lễ kia lại chính là ông khách hàng vẫn được mình thưa gởi rất lễ phép. Định cho anh ta một vố, ông rảo bước cho kịp con rồi lấy tay đập vào mái ô của con bảo: “Kìa con. Ông hỏi, con trả lời ông đi.”
Truyện đăng báo. Ít lâu sau, nhà văn nhận được thư của hiệu may Đại Ích bắt phải lập tức cải chính lên báo, bằng không sẽ đưa ra pháp luật. Nhà văn vừa lo vừa giận. Lo là lo sẽ đối phó làm sao đây? Giận là giận Nguyễn Tường Tam, không giữ bí mật nhà nghề, đã cho ông Đại Ích biết địa chỉ nhà của người gửi đăng bài, muốn lôi thôi thì cứ lôi thôi với người viết. Huống chi nguyễn Tường Tam với Nguyễn Công Hoan có xa lạ gì nhau. Nhưng rồi nhà văn cũng nghĩ ra cách đối phó. Ông đoán và đoán không sai rằng tay này láu cá, bắt mình cải chính chỉ cốt để mình quảng cáo không công cho hiệu may đang ế khách của ông ta mà thôi. “Các con buôn bao giờ cũng hay tính toán, ranh mãnh, lặt vặt”
“Tôi không mắc lừa” – nhà văn kể tiếp – Ông Đại Ích chơi tôi thì tôi chơi lại, chứ không kém cạnh. Rồi xem ai chịu thua ai? Trong thư trả lời tôi nói rất lễ phép. Tôi gọi ông là “cụ” một cách trang trọng. Nhiều câu tôi làm ra vẻ sợ sệt cho ông sướng và nói vì sơ ý mà viết truyện lại lấy tên hiệu may Đại Ích, nay “cụ” bắt cải chính thì xin vâng theo. Nhưng muốn cải chính cho khỏi sai sự thật thì xin cụ cho biết dúng những điều sau đây: “Một là cụ có con gái không? Hai là tiểu thư có xinh đẹp không? Bao nhiêu tuổi? Có chồng chưa? Ba là tiểu thư có đi hội chợ không? Và có bị ai chim không? Và nếu có, cụ thử hỏi lại tiểu thư xem người chim tiểu thư tên là gì, có phải là tôi hay không?”
Thì ra nhà văn đã điều tra nhà Đại Ích không có con gái. “Thư ấy gửi đi, đến nay quá một phần tư thế kỷ mà tôi vẫn chưa nhận được cụ Đại Ích trả lời ”
Thật là “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Không nhanh trí thì chết!
122 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giai thoại văn chương cổ kim, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỎ QUÝT DÀY, MÓNG TAY NHỌN
Đình HiếuNguyễn Công Hoan (1903 – 1977) có tài viết truyện trào phúng. Có lần vì thế bị người ta dọa đưa ra tòa. Chuyện do nhà văn kể: Năm ấy, ông gửi đăng truyện “Chiếu khách” trên báo Phong Hóa của Nguyễn Tường Tam. Đó là một truyện ngắn vui, lấy đề tài một hiệu may hay chiều khách. Tên hiệu may thì nhà văn lấy đại tên một hiệu may ở phố Hàng Đường: “ĐẠI ÍCH”. Cũng không có ý gì, chẳng qua nhớ tới thì dùng. Còn nhân vật “chàng thanh niên” thì nhà văn đặt vào ngôi thứ nhất cho thêm phần hài hước. Có một thanh niên thường vào hiệu mua hàng, vì nhà ấy có một cô con gái rất xinh đẹp. mỗi lần ông bố tiếp anh ta thì lúc nào cũng lễ phép, nhã nhặn, một điều “thưa ông”, hai điều “thưa ông”. Nhân có hội chợ, hai bố con cô gái vào xem. Chàng thanh niên kia cũng vào. Thấy bóng cô gái, anh ta đuổi theo tán tỉnh nhưng cô gái không bắt chuyện, cứ che ô làm ngơ như không hay biết gì. Ông bố đi sau, thấy nhố nhăng, mà kẻ vô lễ kia lại chính là ông khách hàng vẫn được mình thưa gởi rất lễ phép. Định cho anh ta một vố, ông rảo bước cho kịp con rồi lấy tay đập vào mái ô của con bảo: “Kìa con. Ông hỏi, con trả lời ông đi.”Truyện đăng báo. Ít lâu sau, nhà văn nhận được thư của hiệu may Đại Ích bắt phải lập tức cải chính lên báo, bằng không sẽ đưa ra pháp luật. Nhà văn vừa lo vừa giận. Lo là lo sẽ đối phó làm sao đây? Giận là giận Nguyễn Tường Tam, không giữ bí mật nhà nghề, đã cho ông Đại Ích biết địa chỉ nhà của người gửi đăng bài, muốn lôi thôi thì cứ lôi thôi với người viết. Huống chi nguyễn Tường Tam với Nguyễn Công Hoan có xa lạ gì nhau. Nhưng rồi nhà văn cũng nghĩ ra cách đối phó. Ông đoán và đoán không sai rằng tay này láu cá, bắt mình cải chính chỉ cốt để mình quảng cáo không công cho hiệu may đang ế khách của ông ta mà thôi. “Các con buôn bao giờ cũng hay tính toán, ranh mãnh, lặt vặt”“Tôi không mắc lừa” – nhà văn kể tiếp – Ông Đại Ích chơi tôi thì tôi chơi lại, chứ không kém cạnh. Rồi xem ai chịu thua ai? Trong thư trả lời tôi nói rất lễ phép. Tôi gọi ông là “cụ” một cách trang trọng. Nhiều câu tôi làm ra vẻ sợ sệt cho ông sướng và nói vì sơ ý mà viết truyện lại lấy tên hiệu may Đại Ích, nay “cụ” bắt cải chính thì xin vâng theo. Nhưng muốn cải chính cho khỏi sai sự thật thì xin cụ cho biết dúng những điều sau đây: “Một là cụ có con gái không? Hai là tiểu thư có xinh đẹp không? Bao nhiêu tuổi? Có chồng chưa? Ba là tiểu thư có đi hội chợ không? Và có bị ai chim không? Và nếu có, cụ thử hỏi lại tiểu thư xem người chim tiểu thư tên là gì, có phải là tôi hay không?”Thì ra nhà văn đã điều tra nhà Đại Ích không có con gái. “Thư ấy gửi đi, đến nay quá một phần tư thế kỷ mà tôi vẫn chưa nhận được cụ Đại Ích trả lời…”Thật là “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Không nhanh trí thì chết!
TRĂNG SÁNG HÓT ĐẦU NÚI?Ngày xưa có một danh sĩ làm quan đến chức Tể Tướng của Trung Hoa, đời Tống Thần Tông, năm 1074 dương lịch. Đó là Tể Tướng Vương An Thạch (1021- 1086). Vương An Thạch đậu tiến sĩ năm 21 tuổi, đời Nhân Tông, năm 1041. Ngoài việc lo cai trị đất nước cho hùng mạnh, Vương An Thạch còn dành thì giờ để sáng tác thơ văn. Ông là người đọc nhiều và từng trải nên kiến văn của ông rất rộng.Tô Thức (1036 - 1101) đỗ tiến sĩ năm 22 tuổi, đời Tống Nhân Tông, năm 1057. Vào năm 1080, Tô Thức bị giáng làm Đoàn Huyện Phó Sứ tại Hoàng Châu, thuộc Hồ Bắc. Ở đây, ông cất nhà ở làng Đông Pha và lấy hiệu là Đông Pha Cư Sĩ và đã làm ra hai bài Tiền và Hậu Xích Bích Phú (1082). Người ta thường gọi ông là Tô Đông Pha.Trong những bài thơ quan Tể Tướng Vương An Thạch làm, có một bài được viết theo lối thư họa treo ở sảnh đường. Một hôm, danh sĩ Tô Đông Pha được mời vào dinh Tể Tướng để cùng quan Tể Tưởng luận bàn thi thư và chính sự.Trong khi ngồi chờ để được quan Tể Tướng tiếp kiến, Tô Đông Pha nhìn thấy bài thơ này trên vách sảnh đường. Bài thơ được viết với một bút pháp rất linh hoạt, niêm luật rất chặt chẽ, và tứ thơ rất sâu sắc. Tuy nhiên, trong bài thơ này có hai câu mà họ Tô thấy thật là phi lý như sau:Minh Nguyệt sơn đầu khiếu, (Trăng sáng hót đầu núi)Hoàng Khuyển ngọa hoa tâm. (Chó vàng nằm trong lòng bông hoa)Cứ trong ý của từ ngữ mà suy thì họ Tô tự hỏi là: "Tại sao mặt trăng sáng (minh nguyệt) mà lại hót trên đỉnh núi (sơn đầu khiếu) được? Con chó vàng (hoàng khuyển) sao có thể nằm trong lòng bông hoa (ngọa hoa tâm) được?" Sau khi suy nghĩ, họ Tô mới nảy ra ý để sửa lại hai câu thơ này như sau:Minh Nguyệt sơn đầu chiếu, (Trăng sáng soi đầu núi)Hoàng Khuyển ngọa hoa âm. (Chó vàng nằm dưới bóng bông hoa)Sửa hai câu thơ xong, họ Tô cảm thấy thật đắc ý vì chỉ sửa có hai chữ (khiếu thành chiếu và tâm thành âm) mà lại làm cho hai câu thơ rõ hẳn ý nghĩa và vẫn giữ được nguyên vận của bài thơ. Theo họ Tô thì mặt trăng sáng (minh nguyệt) đi với động từ chiếu mới đắc ý vì trăng sáng thì chiếu chứ không bao giờ khiếu được, còn hoàng khuyển tức là con chó vàng thì phải nằm dưới bóng của bông hoa (hoa âm) mới có lý chứ không thể nào con chó lại nằm trong lòng bông hoa (hoa tâm) được. Chữ âm trong nghĩa của hoa âm là chỗ không có ánh nắng mặt trời.Đang mải mê với sáng kiến của mình, họ Tô rất hứng khởi khi thấy quan Tể Tướng bước vào sảnh đường. Sau khi chào hỏi và phân ngôi chủ khách, Tô Đông Pha có ngỏ ý với quan Tể Tướng Vương An Thạch về việc sửa hai câu thơ nói ở trên. Quan Tể Tướng cười và gật gù tỏ ra ưng ý. Sau đó ngài không nói thêm gì về hai câu thơ này cả mà chỉ cùng Tô Đông Pha đàm luận về quốc sự.Khoảng nửa tháng sau khi gặp Tể Tướng Vương An Thạch, Tô Đông Pha nhận được lệnh đi trấn thủ ở miền Nam, nhân vào tuần trăng sáng, ông bèn đi ngắm cảnh dưới trăng và thấy có nhiều điều lạ. Đêm nào cũng vậy, cứ đến khi trăng tỏa ánh sáng khắp núi rừng, ông đều nghe thấy những tiếng chim hót thật du dương thánh thót và thơ mộng. Rất lấy làm hứng thú, ông mới cố tìm hiểu xem đây là giống chim gì mà hót hay như vậy. Sau khi hỏi thăm dân chúng trong vùng, Tô Đông Pha mới biết tiếng hót thánh thót ấy là của giống chim tên là Minh Nguyệt. Chim Minh Nguyệt chỉ hót ở đỉnh núi vào những đêm có trăng sáng mà thôi. Tìm hiểu chỉ để thỏa mãn sự tò mò của mình chứ Tô Đông Pha cũng chẳng có ý gì khác.Hết thưởng thức tiếng chim hót, họ Tô lại đi dạo ngắm hoa dưới trăng. Thật là thú vị khi thấy trong vùng ông trấn thủ có nhiều loại hoa mà bông hoa lại rất lớn và hương thơm ngào ngạt. Sau khi ngắm kỹ mỗi bông hoa, họ Tô nhận thấy đóa hoa nào cũng có một con sâu to nằm trong lòng hoa. Ông lấy làm lạ mới hỏi thăm dân trong vùng về hiện tượng này. Dân làng cho ông ta biết là ở vùng này có loại sâu tên là Hoàng Khuyển sống bằng cách hút nhụy hoa. Vì thế trong mỗi bông hoa đều có con sâu Hoàng Khuyển. Nghe đến đây họ Tô mới giật mình và liên tưởng tới hai câu thơ của Vương An Thạch mà ông ta đã tự ý sửa.Với những gì đã tai nghe và mắt thấy ở đây, Tô Đông Pha cảm thấy xấu hổ về sự suy luận nông nổi của mình khi tự ý sửa hai câu thơ của Tể Tướng Vương An Thạch. Liền sau đó, ông đã dâng thư về tạ tội với quan Tể Tướng. Họ Tô tự nhủ là việc ông ta bị bổ đi trấn thủ ở miền Nam này là do Tể Tướng đã cố ý dạy cho mình một bài học thực tiễn.Sau đó ít lâu, họ Tô được triệu về làm quan tại Kinh Đô. Quan Tể Tướng rất niềm nở tiếp đón Tô Đông Pha. Và từ đó Tô Đông Pha rất kính phục quan Tể Tướng cả về tài năng, đức độ, và kiến văn quảng bác của ngài. Cái thâm thúy của Vương An Thạch là ông ta không cần phải biện bạch gì với Tô Đông Pha khi họ Tô tự ý sửa hai câu thơ của ông. Điều tốt nhất là để cho Tô Đông Pha phải tự mình tìm hiểu bằng cách va chạm với thực tế bằng mắt thấy tai nghe. Có nghe và thấy mới tin là đúng. Nếu chỉ nghe nói hay đọc được mà biết thì cái biết đó cũng còn mơ hồ. Quả đúng là tai nghe không bằng chính mắt mình thấy, thấy không bằng chính mình dự vào việc luận bàn cho ra nhẽ rồi tự mình thực hành công việc đã nghe, đã thấy, và đã thảo luận. Đây cũng là phương pháp giáo dục nhân bản, khoa học, và tân tiến vậy.
Nhà Sư Cơ Trí
Châu Hải ĐườngCuối thời nhà Nguyên, Chu Nguyên Chương (tức Minh Thái Tổ) sau khi đánh bại Trần Hữu Lượng dần dần ổn định tình hình Trung Quốc. Một hôm cao hứng, ông ta dẫn theo tùy tùng đến thăm một ngôi chùa có tên Bát Nhã. Nhà sư trong chùa không biết vị đại nhân nào đến thăm, liền hỏi tên tuổi, Chu Nguyên Chương làm thinh không đáp, chỉ ra lệnh mang bút mực đến, rồi đề lên vách một bài thơ:Sát tận Giang Nam bách vạn binhYêu gian bảo kiếm huyết do tinhSơn tăng bất thức anh hùng chủVõng tự hiêu hiêu vấn tính danhNghĩa là:Giết hết Giang Nam trăm vạn binhBên lưng bảo kiếm máu còn tanhSơn tăng không biết anh hùng nhỉLại phải lôi thôi hỏi tính danhNhà sư khi ấy mới biết đó là Ngô công giá lâm (lúc ấy Chu Nguyên Chương xưng là Ngô vương), lòng vô cùng kinh sợ.Mấy năm sau, Chu Nguyên Chương lên ngôi trở thành hoàng đế Hồng Võ nhà Minh. Một hôm, trong lòng hứng khởi, nhớ đến ngày xưa từng đề thơ ở vách chùa Bát Nhã, liền ra lệnh cho một viên thái giám đi kiểm tra lại bài thơ ấy. Ai ngờ, trong tấu biểu báo về, bài thơ “đã bị xóa sạch”. Chu Nguyên Chương nổi giận, lập tức hạ lệnh cho quân lính đi bắt hết các nhà sư ở chùa Bát Nhã về để xử tội. Các nhà sư đều lo lắng lần này ắt sẽ khó lòng tránh được án chém đầu.Trước đông đủ cả triều thần luận tội, vị hòa thượng mới trụ trì nhanh trí thưa lên rằng: không hề được biết trong chùa có thơ ngự chế của hoàng đế, mà chỉ biết đến một bài thơ của lão hòa thượng xưa – nay đã viên tịch – để lại. Chu Nguyên Chương hỏi: “Bài thơ thế nào?”. Vị hòa thượng đáp: Bài thơcủa lão hòa thượng để lại là:Ngự bút đề thi bất cảm lưuLưu thời thường khủng quỷ thần sầuCố tương pháp thủy khinh khinh tẩyDo hữu long quang xạ Đẩu NgưuNghĩa là:Ngự bút đề thơchẳng dám lưuLưu rồi chỉ sợ quỷ thần sầuXin đem nước phép lau đi vậyÁnh rồng vẫn thấy chói sao NgưuHoàng đế nghe xong mỉm cười, rồi tha tội cho tất cả các nhà sưđược trở về chùa.Chu Nguyên Chương vốn xuất thân từ tầng lớp bình dân, con đường đi lên ngai vàng lại có nhiều uẩn khúc, nên sau khi lên ngôi thường đố kỵ với những người có chữ nghĩa, một câu nói, một chữ viết không thận trọng cũng dễ bị giết hại, gây nên một làn sóng án văn tự đầu thời Minh rất tàn khốc. Vậy mà nhờ thông minh cơtrí, biết được tâm lý đối tượng, nhà sưđã biến việc xóa thơvua từ chỗ là tội khi quân trở thành lòng kính trọng uy vua, cứu được cho sưsãi cả chùa thoát được tội cực hình.
QUAN BẢNG... HỌC CHỮSinh thời Lê Quý Đôn (1726 - 1784) nổi tiếng là người thông thái, đọc và hiểu không biết bao nhiêu sách vở thời bấy giờ. Ông thi đỗ Khôi nguyên. Lẽ thường, tuổi trẻ thông minh đĩnh ngộ, đỗ đạt sớm thường hay mắc tính kiêu ngạo. Thời trẻ, Lê Quý Đôn cũng không tránh khỏi điều ấy. Chuyện kể, sau khi thi đỗ, ông liền cho treo ngay trước ngõ tấm biển với hàng chữ:
"Thiên hạ nghi nhất tự lai vấn"(Nghĩa là: Ai không hiểu chữ gì thì hãy đến mà hỏi).Lần thân phụ ông qua đời, người đến viếng rất đông. Trong số đó có một cụ già mà Lê Quý Đôn không quen. Cụ tự giới thiệu lai lịch: Cháu còn nhỏ, chứ lão là bạn thân với cha cháu từ xưa. Nhưng vì nhà nghèo, đường xa, lại tuổi già sức yếu nên ít đi lại thăm hỏi nhau. Nay nghe tin cha cháu mất, lão đến để có câu đối viếng. Lão run tay, cháu hãy lấy giấy bút, lão đọc, nhờ cháu viết hộ.Lê Quý Đôn lấy giấy bút. Cụ bèn đọc: "chi". Ông Đôn không biết nên viết chữ "chi" nào bởi trong tiếng Hán có nhiều chữ "chi" viết khác nhau. Ông đành cầm bút chờ cụ già đọc tiếp xem sao. Cụ lại đọc "chi". Lê Quý Đôn thấy lạ, liền hỏi:- Bẩm, "chi" nào ạ?Cụ thở than rằng:- Đến chữ "chi" cũng không biết viết, thế mà treo bảng ngoài ngõ để cho người đến hỏi, thì sao trả lời được kia chứ?Lê Quý Đôn ngượng chín cả người. Bây giờ cụ già mới đọc luôn hai vế đối:
"Chi chi tam thập niên dư, xích huyện hồng châu kiên thượng tại Tại tại số thiên lý ngoại, đào hoa lưu thủy tử hà chỉ"Nghĩa là: Cách hơn ba chục năm, xích huyện hồng châu nay vẫn đó.Xa ngoài mấy ngàn dặm, đào hoa lưu thủy bác về đâu. Thấy câu đối hay, lạ, Lê Quý Đôn và cả các nho sĩ đến viếng đều kinh ngạc. Còn ông già thì phủ phục trước linh cữu mà khóc rằng:"Ới anh ơi, anh bỏ đi đâu để con anh đỗ đến Bảng Nhãn mà chưa biết chữ "chi" anh ơi".Lạy xong, cụ già chống gậy ra về. Lê Quý Đôn mời mãi nhưng cụ không chịu nán lại. Bởi thế nên sau này không ai biết ông cụ hay chữ đó tên là gì.Giai thoại còn kể rằng, một lần Lê Quý Đôn đến cầu siêu ở ngôi chùa làng. Nhà sư thấy ông thì mừng rỡ mà rằng:- Quan Bảng vừa tới, may mắn sao. Bần tăng có điều muốn nhờ quan chỉ giáo. Chả là đứa tiểu đồng của bần tăng nghe người nào đó đó, về hỏi, nhưng bần tăng nghĩ không ra, nên đành theo lời quan bảng dạy "Nghi nhất tự lai vấn". Câu đố thế này, xin quan chỉ cho:
"Hạ bất khả hạ. Thượng bất khả thượng.Chỉ nghi tại hạ. Bất khả tại thượng".Nghĩa là: Dưới không thể dưới. Trên không thể trên. Đúng nên ở dưới. Không thể ở trên.Lê Quý Đôn nghĩ mãi không ra. Đúng lúc ấy chú tiểu chạy từ ngoài vào thưa với sư phụ là cậu đã giải được. Lê Quý Đôn giục chú tiểu nói thử xem, thì mới hay đó là chữ "nhất" (một). Đúng là trong chữ "hạ" (dưới), thì chữ "nhất" ở trên chứ không thể viết dưới. Trong chữ "thượng" thì chữ "nhất" nằm dưới và chữ "bất", chữ "khả" thì chữ "nhất" lại ngồi trên.Lê Quý Đôn biết nhà sư đã lấy ngay chữ "Nhất tự lai vấn" ông treo trước ngõ để nhạo. Ông tự nhủ thì ra thiên hạ còn nhiều người giỏi hơn mình liền về nhà sai người cất tấm bảng. Từ đó ông bỏ tính kiêu ngạo, chăm chú nghiên cứu, học hành, giúp đời, trở thành một ông quan đa năng, một thiên tài khoa học lớn nhất Việt Nam thời phong kiến.(Nguồn: Văn hiến Việt Nam)---------------------------Ghi chú của Goldfish:Nhất: 一, Thượng: 上, Hạ: 下, Bất: 不, Khả: 可
KHÔNG RĂNG, THÌ CŨNG CHẲNG MẦN RĂNG“Cụ Tuần An quán” tức Nguyễn Hiển Dĩnh sinh năm 1853 và mất năm 1926, quê làng An Quán, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, vốn là một ông quan mê tuồng. Cụ mê tuồng tới mức khi làm Tri huyện Hà Đông (nay là huyện Tam Kỳ), hằng ngày trước khi bước ra công đường, bao giờ cũng xưng danh bằng câu lối:
Quyền Tri huyện Hà ĐôngNgã danh xưng Nguyễn Dĩnh.Làm quan từ Tri huyện lên đến Tuần vũ thì xin từ quan về tại quê nhà lập gánh hát tư nhân đầu tiên ở Quảng Nam, đó là gánh hát “Cụ Tuần An quán”.Nếu Đào Tấn là đỉnh cao chưa từng có ở nghệ thuật tuồng cổ thì Nguyễn Hiển Dĩnh là thiên tài châm biếm không ai sánh được trên sân khấu tuồng đồ (tuồng hài). Những vở như Giáp kén xã Nhộng, Trần Bồ, đặc biệt vở Hồn Trương Ba da hàng thịt của cụ là đỉnh cao của nghệ thuật tuồng đồ.Nguyễn Hiển Dĩnh còn là một nhà lý luận uyên bác, người đầu tiên ở Việt Nam đã đúc kết được những nguyên lý cơ bản của nghệ thuật tuồng, nhất là nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật diễn viên rất cô đọng, rất chính xác:
Dĩ nhất nhận thân kiêm thế sựTrạo tam thốn thiệt túc bình sinh.(Lấy một thân người mà bao gồm hết việc đời/Uốn ba tấc lưỡi mà nói được cuộc sống).Vì thế, cụ cũng là đạo diễn lỗi lạc, đã đào tạo nhiều nghệ sĩ tài ba như: Nguyễn Nho Túy, Nguyễn Phẩm, Nguyễn Lai, Nguyễn Thùy, Chánh Đệ, Văn Phước Khôi... những người đã một thời vang bóng trên sân khấu tuồng đầu thế kỷ 20.Đặc biệt, cụ là ông quan thanh liêm, cương trực, không sợ uy quyền. Khi làm Tuần vũ Khánh Hòa, cụ đã đụng độ với tên Công sứ Pháp. Vì có những ý kiến bất đồng, tên Công sứ Pháp hách dịch xem thường quan Nam triều. Nó nói, cụ cãi... Nó đập bàn, cụ cũng đập bàn. Cuối cùng nó xách ghế định ném cụ, nhưng cụ đã nhanh tay xách ghế ném trước.Sau đó chán ngán cảnh quan trường, cụ đã viết đơn xin từ chức. Một cái đơn độc đáo, có một không hai, vì nó vẻn vẹn chỉ có tám chữ:
Vi quan cửu nhật, thỉnh hứa hồi hưu.(Làm quan đã lâu ngày, xin về nghỉ hưu).Hội đồng Nội các Nam triều một phần muốn xoa dịu với Tòa khâm sứ Pháp về việc cụ ném ghế vào tên công sứ, mặt khác muốn loại bỏ một viên quan ngang ngạnh, nên đồng ý ngay, và phê vào cái đơn từ chức có tám chữ đầy ngạo mạn trên: Đái nguyên hàm hồi quán (Cho giữ nguyên hàm về quê). Thế là cụ về quê với nguyên hàm (Tam phẩm).Và do hai chữ “nguyên hàm” ấy... cho nên khi bị rụng chiếc răng cuối cùng cụ đã viết bài thơ: Không răng có hai chữ “nguyên hàm”, vừa nói phẩm trật của mình vẫn giữ nguyên, vừa nói việc rụng hết răng, nhưng vẫn “nguyên hàm” để nhai nhóp nhép.Bài thơ như sau:
Không răng, thì cũng chẳng mần răngChỉ kém mọi người một miếng ănMiễn được nguyên hàm, nhai nhóp nhépKhông răng, thì cũng chẳng mần răng.
NHỮNG ĐIỀU BÍ ẨN TRONG BÀI CHỨC CẨM HỒI VĂN (CỦA TÔ HUỆ CÁCH ĐÂY HƠN 2000 NĂM) HỒ ĐẮC DUY Tô Huệ sống vào đời nhà Tần, có chồng là Đậu Thao đi thú phương xa. Lâu ngày nhớ chồng, nàng làm một bài thơ, thêu lên bức gấm, dâng vua để xin cho chồng về. Bài thơ không viết từ trên xuống dước, từ phải sang trái như lối thông thường mà bố trí thành 32 ô vuông, đặt tréo. Trong 32 ô vuông có 33 chữ lớn, còn các chữ nhỏ thì thêu ở cạnh các ô vuông.
Ảnh này đã được co lại. Bấm vào thanh này để xem với kích cỡ đầy đủ. Ảnh gốc có kích thước 800x506 và dung lượng 321KB.
Vua không đọc được. Quần thần và các bậc thức giả thời bấy giờ cũng không đọc được bức gấm thêu chữ này, không hiểu ý nghĩa của nó ra sao nên phải triệu tác giả đến đọc cho vua nghe. Vua nghe thơ hay, thấy lạ, cảm tấm lòng của nàng chinh phụ thương chồng, lại phục tài nữ công của nàng nên tha cho Đậu Thao trở về. Dưới đây là phần phiên âm
CHỨC CẨM HỒI VĂN Quân thừa Hoàng chiếu yên biên thứ Tống quân viễn biệt hà kiều lộ Hàm bi, yểm lệ, tặng quân ngôn Mạc vong ân tình tiện trường khứ Hà kỳ nhất khử âm tín đoạn Ức thiếp bình vi xuân bất noãn Quỳnh dao giai hạ bích đài không San hô trướng lý hồng trần mãn Thử thời dao biệt mỗi kinh hồn Tương tâm hà thác cánh phùng quân. Nhất tâm nguyện tác thương hải nguyệt Nhất tâm nguyện tác lãnh đầu vân Lãnh vân tuế tuế phùng phu diện Hải nguyệt niên niên chiếu đắc biên Phi lai phi khứ đáo quân bàng Thiên lý vạn lý dao tương kiến Thiều thiều lộ viễn, quan san cách Hận quân tái ngoại trường vi khách Thử thời tương biệt lô diệp hoàng Thuỳ tín kỷ kinh mai hoa bạch Bách hoa tán loạn phùng xuân tảo. Xuân ý thôi nhân hướng thuỳ đạo Thuỳ dương tảo địa vị quân phan Lạc hoa mãn địa vô nhân tảo Đình tiên xuân thảo chinh phân phương Bảo đắc Tần-trang hướng hoạ đường Vị quân đàn đắc Giang Nam khúc Phụ ký tình thâm đáo Sóc phương Sóc phương thiều đệ sơn hạ việt Vạn lý âm thư Trường đoạn tuyệt Ngân trang chẩm thượng lệ triêm y Kim lũ la thường hoa giai liệt Tam xuân hồng nhạn độ giang thanh Thử thị ly nhân đoạn trường tình Tranh huyền vị đoạn, trường tiên đoạn Oán kết tiên thành, khúc vị thành Quân kim ức thiếp trọng như san Thiếp diệc tư quân bất tạm nhàn Chức tương nhất bản hiến Thiên Tử Nguyện phóng nhi phu cập tảo hoàn. Bài này đã được một số danh nho dịch sang tiếng Việt, bản dịch gần sát với nguyên bản và bay bướm cũng với số lượng là 280 chữ đáng kể là của Hoàng Quang, một danh nho đời Lê thế kỷ 18, tiến sĩ Ngô Thế Vinh đời Tự Đức thế kỷ 19 Bài thơ thất ngôn cổ phong này gồm tất cả 280 chữ. Đoạn cuối bài thơ là nét chữ lớn, nằm trong 32 ô vuông, mỗi ô một chữ, riêng ô chính giữa có hai chữ: Thiên tử. Tại sao lại có chữ lớn và chữ nhỏ? Có lẽ Tô Huệ muốn gây sự chú ý của Đức Vua vì mấy câu chữ lớn chính là cốt lõi của bài thơ nói lên cái ý tha thiết xin cho chồng về. Bài thơ đã được chính Tô Huệ là tác giả đọc ra được ghi lại nhưng hướng dẫn để đọc được bài thơ như vậy thì nhiều người nói rất mơ hồ như là đọc từ bên trái , ngang ngoài biên , đọc xuống hàng biên bên phải lại đọc ngược lên, theo lối chữ chi... Quả thật là rối rắm và khó khăn là không biết rõ, không biết bắt đầu từ đâu và kết thúc chỗ nào cho nên không ai đọc được ngoài chính tác giả nhưng khi khám phá ra được cách đọc và bắt đầu từ đâu của bức chữ trên gấm mới biết được đó là một bài thơ rất độc đáo. Đọc được bài thơ thì mới chỉ cảm nhận được cái hay , cái chất thơ , cái nỗi lòng của Tô Huệ đối với chồng , nỗi lòng của một thiếu phụ mòn mõi đợi chồng , bức thông điệp tình yêu và nỗi nhớ nhung mà Tô Huệ gởi cho chồng đang ở ngoài biên cương Trước hết là bản dịch nghĩa của nhà thơ Tô Kiều Ngân chép ra để các bạn dễ tham khảo
Chàng vâng chiếu vua đi đồn trú nơi biên cương Tiễn chàng qua cầu, đường xa thăm thẳm Ngậm sầu, ngăn lệ trao chàng mấy lời Đừng quên tình này dù xa cách Một ra đi tin tức đành vắng bặt Phòng không của thiếp xuân về chẳng ấm Dưới thềm hoa rêu đã phủ xanh San hô màn trướng đầy buị bám Buổi ấy chia tay lòng khiếp hãi nhường bao Lo làm sao cho gặp lại được chàng Xin được làm ánh trăng nơi biển xanh Xin được làm mây lạnh trên đầu núi Mây lạnh năm năm còn thấy được mặt chàng Trăng biển năm năm còn soi dấu biên cương (nơi chàng ở ) Bay đi bay lại còn đến được gần chàng Thăm thẳm đường xa, núi non cách trở Giận chàng còn mãi làm người khách nơi biến tái Buổi ấy xa nhau lá hoa lau úa vàng Ai tin bây giờ hoa mai đã trắng xóa Hoa nghiêng ngã gặp mùa xuân sớm Nỗi niềm xuân xui khó nói ra Thùy dương rụng lá cũng vì chàng Hoa rơi đầy đất ai người quét Trước sân cỏ xuân tỏa mùi thơm Ôm đàn Tần Tranh ra phòng họa Vì chàng đàn trọn khúc Giang Nam Gửi gắm tình này về phương Bắc Phương Bắc sông núi xa xôi thăm thẳm Vạn dặm tin chàng dứt hẵn rồi Vật trang sức trên gối , nước mắt em thấm áo Áo thêu vàng, lụa vẽ hoa cũng từng chịu ủ ê Ba xuân hồng nhạn kêu qua sông Cũng giống nỗi đau đứt ruột của một người xa cách Đàn chưa dứt mà lòng dứt trước Oán kết rồi, đàn vẫn chưa rồi Chàng nhớ em tình nặng như núi non Em cũng nhớ chàng chẳng lúc nào khuây khỏa Dệt bức gấm này cúi dâng Thiên tử Xin cho chồng con được sớm trở về Đây là bản dịch thơ của tiến sĩ Ngô Thế Vinh
Chàng vâng chiếu ra ngoài biên thứ Thiếp đưa chàng kiều lộ xa xa Mấy lời tặng những châu sa Tình ân ái ấy biết là nhớ không Sao một phút tin hồng văng vẳng Chốn chinh vi xuân chẳng ấm nồng Dưới thềm lỗ chỗ rêu phong Trong màn ngang dọc bụi hồng sương che Khi tống biệt hồn kia kinh hãi Biết làm sao cho gặp lại cùng Ước gì như nguyệt bể đông Ước gì như thể mây hồng đầu non Mây non nọ may còn một thấy Trăng bể kia soi dậy một phương Những mong lại được gặp chàng Dẫu nghìn muôn dặm rõ đường tương thân Đường thăm thẳm mấy lâu xa cách Giận chàng còn làm khách ải quan Ngày đi lư diệp mới vàng Bây giờ đã mấy mai tàn trắng bông Mai tán loạn gặp cùng xuân mới Nỗi xuân riêng khôn nói cho ra Vì chàng nên lá dương tà Hoa rơi man mác ai là tảo nhân Trước sân những cỏ xuân thơm nức Ôm đàn tranh ra trước hoạ đường Khúc Giang Nam gẩy vì chàng Đem tình cho đến sóc phương cõi ngoài Ngoài phương sóc xa xôi thăm thẳm Bức âm thư nghìn dặm thấy đâu Pha phôi áo lệ gối sầu Dưới thềm hoa lá cùng mầu nở ra Qua sông ấy tiếng gà xao xác Nỗi ly nhân trường đoạn khác đâu Đàn chưa rối ruột đã sầu Cho nên một khúc cung sau chưa tròn Chàng nhớ thiếp như non tình nặng Thiếp nhớ chàng cũng chẳng tạm khuây Hồi văn một bức thư này Nhi phu xin sớm kíp ngày khởi qui
THƠ PHỞ...Phan Nghị.Những nhà hàng phở ngon của Saigon thập niên 50 - 60 nhiều vô số. Nhưng được người ta chiếu cố nhất chỉ có bốn hoặc năm tiệm, trong đó có phở Trần Minh ở hẻm Casino. Trong cái ngõ cụt ấy, ê hề các hàng quà : phở, bún ốc, bún ốc sườn...Từ đầu ngõ, người ta đã chạm trán với khách ẩm thực, kẻ ra người vô tấp nập. Phở Minh ngon thiệt là ngon. Nó không giống như kẹo kéo "ăn một lại muốn ăn hai, ăn ba ăn bốn lại nài ăn năm." Người ta chỉ có thể ăn một bát để cho nó thòm thèm rồi mai lại ăn nữa ! Có một người nghiện phở của ông ta, và nghiện luôn cả truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Đó là ông X, chủ một tiệm giày ở đường Lê Thánh Tôn. Ông vừa ăn phở vừa theo dõi cuộc tình của Triệu Minh - Vô Kỵ, hoặc của Doanh Doanh - Lệnh Hồ Xung trên mặt báo. Và tình bằng hữu giữa ông chủ tiệm giày với ông chủ tiệm phở đã thắm thiết hơn lên nhờ một bài thơ phở của ông chủ tiệm giày. Gọi là thơ phở vì đọc lên nghe thấy...toàn mùi phở. Tuy nhiên nó được làm theo thể Đường thi, và chữ nghĩa đối nhau chan chát. Rất tiếc, người viết chỉ còn nhớ được có bốn câu :
Nổi tiếng gần xa khắp thị thànhTrần Minh phở Bắc đã lừng danhChủ đề : tái, chín, nạm, gầu, sụnGia vị : hành, tiêu, ớt, mắm, chanh...Sau đó, Trần Minh đã nhờ một người nhái những nét chữ rồng bay phượng múa của Vũ Hoàng Chương để viết bài thơ ấy và treo ở trong tiệm. report.php?p=30010report.php?p=30010.
BÀ THỦ KHOA NGHĨALãng NhânKhoảng 1820, ông Nguyễn Văn Lý làm hộ trưởng ở tỉnh Biên Hòa, nhà cửa thênh thang làm ăn sung túc. Một hôm, một thanh niên đến xin ở trọ để tiện theo học trường thày đồ Hoành gần đó. Thấy vẻ người tuấn tú, ăn nói lễ độ, ông niềm nở mời ngồi. Hỏi lai lịch thì biết là Bùi Hữu Nghĩa, quê làng Long Tuyền, tổng Bình Thủy, Cần Thơ, cha làm thuyền chài đã gắng cho theo đòi bút nghiên, ngặt vì quá nghèo nên định bỏ học thì may có ông người làng họ Ngô mến tính hiếu học giúp tiền lương cho lên Biên Hòa thụ giáo thày Hoành là nhà mô phạm nức tiếng. Ông hộ trưởng vui vẻ dành ngay một phòng cho người thư sinh dễ. thương, ngầm có ý chấm làm khách đông sàng vì ái nữ là cô Tốn tóc đã chấm ngang vai.Từ đấy, Bùi được yên chốn thong dong, cơm dẻo canh ngọt, nên đèn sách chuyên cần, chẳ
File đính kèm:
- Giai thoai van chuong co kim.doc