A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Qua bài học giúp HS nắm được :
+ Hiểu được đặc trưng cùa sử thi An Độ, nắm được cốt truyện của Ramayana hiểu được nội dung cốt truyện.
+Qua đoạn trích nắm được diễn biến tâm lí thái độ của nhận vật Rama và Xita trong kẻ gặp lại nhau sau những tháng năm xa cách. Tháy được tài nghệ miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả.
B. PHƯONG TIỆN THỰC HIỆN
Sách giáo khoa, sách giáo viên
Thiết kế bài giảng
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy theo cách thức nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KIỂM TRA BÀI CŨ : Em hãy kể lại đoạn trích Uyluyxơ trở về? Hãy phân tích nhân vật Pênêlốp? (9đ)
BÀI MỚI :
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4990 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án 10 chương trình nâng cao: Rama buộc tội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :
Tiết :
RAMA BUỘC TỘI
(Trích sử thi Ramayana)
Vamiki
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Qua bài học giúp HS nắm được :
+ Hiểu được đặc trưng cùa sử thi Aán Độ, nắm được cốt truyện của Ramayana à hiểu được nội dung cốt truyện.
+Qua đoạn trích nắm được diễn biến tâm lí thái độ của nhận vật Rama và Xita trong kẻ gặp lại nhau sau những tháng năm xa cách. Tháy được tài nghệ miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả.
B. PHƯONG TIỆN THỰC HIỆN
Sách giáo khoa, sách giáo viên
Thiết kế bài giảng
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy theo cách thức nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KIỂM TRA BÀI CŨ : Em hãy kể lại đoạn trích Uyluyxơ trở về? Hãy phân tích nhân vật Pênêlốp? (9đ)
BÀI MỚI :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Một HS đọc phần tiểu dẫn cho cả lớp nghe
Câu hỏi : Phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa trình bày những nội dung gì?
1 Hs trả lời -> HS khác bổ sung -> GV nhận xét, tổng kết vân đề.
Câu hỏi : Em hãy tóm tắt cốt truện sử thi Ramayana/
HS tự trao đổi, kể cho nhau nghe -> 2 HS sẽ trình bày trước lớp -> GV nhận xét , kết thúc vấn đề.
Câu hỏi : Em hãy nêu giá trị tác phẩm ( về nội dung và nghệ thuật?)
HS trao đổi -> trình bày trước lớp-> GV nhận xét.
I. TIỂU DẪN :
Về tác giả Vamiki : theo truyền thuyết, ông bị cha mẹ bỏ rơi phải làm nghề trộm cướp kiếm sống. Sau được thánh Nađara dạy bảo mà trở thành đạo sĩ . ông là tác giả của hai bộ sử thi nổi tiếng Ramayana và Mahabharata.
Về tác phẩm Ramayana :
+ Được Vamiki viết vào khoảng thế kỉ III (trước công nguyên) bằng văn vần.
+ Dân tộc Aán Độ đã xem Ramayana như kinh thánh và tin rằng : chừngnào sông chưa cạn, đá chưa mòn thì Ramayana còn làm say mê lòng ngừoi và cứu họ ra khỏi vòng tội lỗi.
+ Ramayana có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới, đặc biệt là ở Đông Nam Á
+ Cốt truyện : tác phẩm chia thành 6 khúc
Khúc 1 : Tuổi trẻ của Rama
Khúc 2 : Cuộc sống lưu đày của Rama trong rừng
Khúc 3 : Quỷ vương bắt cóc Xita về làng
Khúc 4 : Rama liên minh với vương hầu Xugriva để cứu Xita
Khúc 5 : Rama chiến thắng cứu được Xita
Khúc 6 : Cuộc do thám của Hanuman ở Lanka
Giải được mối nghi ngờ à Cùng Xita trở về cai trị đất nước --) hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
* Giá trị tác phẩm
Giá trị nội dung : tác phẩm đề cao những con người lí tưởng, đạo đức, trung tín, thủy chung, giàu tình thương yêu và lên án sự bạo ác, gian tà.
Giá trị về nghệ thuật : Nghệ thuật kể truyện lôi cuốn, hấp dẫn, cảnh thiên nhiên được miêu tả rực rỡ, sắc màu, tâm trạng nhân vật được khắc họa rõ nét.
HS đọc đoạn tr1ich theo phân vai.
Giải thích từ khó.
Câu hỏi : Hãy giới vị trí đoạn trích? Hãy chia bố cục? Nêu đại ý?
Câu hỏi : Em hãy nêu những biểu hiện của Rama trong đoạn trích?
HS trao đổi -> trình bày trước lớp , HS khác bổ sung ( nếu có) -> GV nhận xét, tổng kết vấn đề.
Câu hỏi : Từ những biểu hiện của Rama, em hãy nêu nhận xét của mình về nhân vật Rama?
HS chia thành nhóm thảo luận
đại diện nhóm trình bày -> GV nhận xét, tổng kết vấn đề.
Bổ sung kiến thức ( HS nghe, không cần ghi) : Vanmiki đã miêu tả tâm lý nhân vật vô cùng tinh tế và sâu sắc. Oâng đã lột tả được bản chất rất người của nhân vật Rama làm ch nhân vật này vượït ra mọi khuôn sáo ước lệ cứng nhắc của sử thi.
Câu hỏi : Em hãy nêu những biểu hiện của nhân vật Xita trước lời buộc tội của Rama ?
HS trao đổi, trình bày trước lớp -> GV nhận xét, tổng kết vấn đề.
Câu hỏi : Từ những biểu hiện của Rama, em hãy nêu nhận xét của mình về nhân vật Rama?
HS chia thành nhóm thảo luận
đại diện nhóm trình bày -> GV nhận xét, tổng kết vấn đề.
Câu hỏi : Em hãy so sánh hai nhân vật Rama và Xita trong đoạn trích?
HS trao đổi -> trình bày trước lớp -> GV nhận xét.
Câu hỏi : Em hãy viết phần tổng kết? HS tự viết -> trình bày -> GV nhận xét, tổng kết vấn đề.
II. ĐỌC – HIỂU ĐOẠN TRÍCH
A. ĐỌC + GIẢI THÍCH TỪ :
B. GIỚI THIỆU ĐOẠN TRÍCH :
- Vị trí đoạn trích : đoạn trích thuộc chương 79, khúc ca 6 à Rama ghen tuông ghi ngờ lòng chung thủy của Xita à Xita chứng minh sự trong sạch
-Đại ý : Đoạn trích mô tả tâm trạng của Rama và Sita khi Rama buộc tội
-Bố cục : 2 phần
“Từ đầu …. Rama có chịu đựng được lâu” à Rama buộc tội Xita.
Còn lại : Sita nhảy vào giàn lửa để chứng minh sự trong sạch của mình.
C. TÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT :
1.TÂM TRẠNG CỦA RAMA
a. Qua ngôn từ giọng điệu :
- Xưng “ta” và gọi vợ là “phu nhân” cao quý à Lời lẽ trịnh trọng xa lạ
- Chàng tuyên bố :”gã nào ….. là gã bình thường” à Chàng chiến đấu không chỉ vì Sita mà vì dòng dõi vương tộc à Phũ phàng, tàn nhẫn.
“ta nói cho nàng hay …. Phải biết chắc điều này … nay ta phải nghi ngờ tính cách của nàng” à ghen tức
=> Giọng điệu của Rama đã bộc lộ rõ ràng tâm trạng sục sôi căm giận của chàng.
b. Qua thái độ, hành vi :
Chàng nhắc đi nhắc lại 3 lần về việc Xita ở trong vòng tay của quỷ vương Ravana, 2 lần tỏ ý xua đuổi Xita “nàng muôùn đi đâu tùy nàng”. Thậm chí còn hạ những lời khuyên thiếu suy nghĩ “Nàng muối lấy ai thì lấy”. à Sự ghe tuông đến cực điểm của Rama, thái độ đó đã xúc phạm đến phẩm giá của Xita.
c.Tâm trạng của Rama khi Xita đòi lập dàn lữa thiêu và nhảy vào lửa : Rama ngồi cầm lặng mắt gián xuống đất, không nói lên lời trông chàng khủng khiếp như thần chết vậy” à Nỗi đau giằng xé, lắng động.
.=> Với ngòi bút tinh tế, sắc sảo. Vanmiki đã lột tả được chân dung của Rama. Ngoài bản chất của một vị thần quả cảm chàng còn tỏ ra là một con người bình thường trần tục với đầy đủ cung bậc tình cảm (của con người) trước cuộc đời
2.NHÂN VẬT CỦA XITA
-Khi nghe những lời buộc tội của Rama “Gianaki đau đớn đến nghẹt thở …. Muốn tự chôn vùi hình hài của mình. Nước mắt đổ ra như suối” nàng nói :”Như một con người thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp hèn”
à Tâm trạng dằn vặt đau đớn và xấu hổ, suy sụp về tinh thần “như cây leo bị vòi voi quật nát” à Nhưng vốn là một phụ nữ dũng khí nàng đã lấy lại được bình tĩnh, dùng lời lẽ để thanh minh, chỉ trích lời lẽ hồ đồ, thô bạo của chồng.
- Để chứng minh lòng chung thủy nàng đã dùng mọi lí lẽ và chứng cứ “Chàng xem …. Hoàn toàn vô ích” à cuối cùng nàng nhảy vào giàn lửa cầu nguyện thần lửa chứng giám.
=> Cứng rắn, tấm lòng Sita là tấm lòng vàng thử lửa, trọn vẹn sắt son.
=> Sita là một người phụ nữ chung thủy gan dạ và trong sáng đến tuyện vời à là biểu tượng của người phụ nữ Aán độ hoàn thiện à Đáng ngưỡng mộ.
3.TỔNG KẾT : Với ngòi bút miêu tả tâm lí lài tình, đặc sắc Vanmiko đã xây dựng thành công hai nhân vật : vừa mang tính chất thần thánh vừa mang những đặc điểm rất bình thường, trần tục.
E. CỦÕNG CỐ VÀ DẶN DÒ :
Hãy phân tích tâm trạng nhân vật Sita và Rama để chứng minh nhận định : Vanmiki là một nhà tâm lí thiên tài”.
Gợi ý trả lời : trình bày diễn biến tâm trạng của Rama, Tâm trạng của Xita -> phân tích để làm sáng tỏ.
HS trao đổi thảo luận -> 2 HS sẽ trình bày trước lớp -> GV nhận xét, tổng kết vấn đề.
Học thuộc bài và soạn bài mới : Truyện An Dương Vương Và Mị Châu Trọng Thuỷ.
File đính kèm:
- rama buoc toi.doc