A. Mục tiêu bài học :
Giúp học sinh :
- Củng cố kiến thức về văn thuyết minh.
- Nâng cao kĩ năng về lập dàn ý bài văn thuyết minh về t/g văn học.
B. Chuẩn bị:
I. GV:SGK, SGV;Thiết kế bài học
II. HS: SGK, vở ghi, vở soạn.
C.Tiến trình tổ chức dạy học
I. ổn định tổ chức.
II- Kiểm tra bài cũ:
III- Bài mới :
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2955 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 1: Luyện tập lập dàn ý thuyết minh về tác giả văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kì 2
Ngày soạn: 10/02 Ngày giảng: - A4: 12/02
- A7:
Tiết 1:
Luyện tập lập dàn ý thuyết minh về tác giả văn học
A. Mục tiêu bài học :
Giúp học sinh :
- Củng cố kiến thức về văn thuyết minh.
- Nâng cao kĩ năng về lập dàn ý bài văn thuyết minh về t/g văn học.
B. Chuẩn bị:
I. GV:SGK, SGV;Thiết kế bài học
II. HS: SGK, vở ghi, vở soạn.
C.Tiến trình tổ chức dạy học
I. ổn định tổ chức.
II- Kiểm tra bài cũ:
III- Bài mới :
Hđ của thầy
Hđ của trò
Nội dung cần đạt
Bài tập 1:
? Hãy lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về tác giả văn học Nguyễn Trãi.
Lưu ý: Sắp xếp ý: có thể theo trật tự trên hoặc đảo ý nào đó lên trước cũng được miễn sao phải có được câu chuyển ý phù hợp với lời văn liền mạch...
Bài tập 2:
? Lập dàn ý thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi.
Củng cố:
- Cần chọn vấn đề, lời văn thích hợp giúp người đọc nhận ra kiểu văn bản thuyết minh.
- Tìm ý, chọn ý, sắp xếp ý thích hợp trong phần thân bài làm sao cho hấp dẫn, lôi cuốn người đọc
- Tóm lược ý vừa trình bày trong mối q/h với đề tài và tạo đc cảm xúc, suy nghĩ trong lòng người đọc.
Làm bài tập trên giấy
Làm bài tập trên giấy
I/ Bài tập 1:
1/ Xác định đề tài:
Thuyết minh về Phạm Ngũ Lão.
2/ Lập dàn ý:
MB:
Giới thiệu về Phạm Ngũ Lão: thân thế, sự nghiệp, thời đại...
TB:
- Tìm ý, chọn ý:
+ Xuất thân là 1 thường dân yêu nước.
+ Tình cờ gặp đc Trần Hưng Đạo.
+ Làm gia khách và sau làm con rể của Trần Hưng Đạo.
+ Có nhiều công trạng trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
+ Yêu thơ ca, thích đọc sách và sáng tác.
+ Tác giả của bài thơ Tỏ lòng ( Thuật hoài) nổi tiếng ...
KB:
- Khẳng định tài năng và cống hiến to lớn của Phạm Ngũ Lão cho đất nước.
- Nêu suy nghĩ riêng và có thể rút ra bài học về trách nhiệm và bổn phận của con người đối với Tổ quốc...
II/ Bài tập 2:
MB:
- Giới thiệu đôi nét về con người, vị trí của Nguyễn Trãi.
- Dẫn dắt vào vấn đề: TM về cuộc đời, sự nghiệp văn học.
TB:
* Cuộc đời Nguyễn Trãi:
- Thuở thiếu thời.
- Từ khi ra làm quan cho đến khi bị kết án oan.
- Tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Viết ĐCBN và tham gia xd đất nc, những mâu thuẫn trong triều dẫn đến việc Nguyễn Trãi cáo quan.
+ Trở lại nghiệp quan và vụ án Lệ Chi Viên ( Trại Vải) xảy ra.
- 1464: Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi.
*Sự nghiệp văn học Nguyễn Trãi:
- Những tác phẩm chính:
+ Chữ Hán ( kể tên).
+ Chữ Nôm ( kể tên).
- Nội dung thơ văn Nguyễn Trãi:
+ Nội dung chính luận.
+ Nội dung trữ tình.
- Gía trị nghệ thuật các t/p.
KB:
- Khẳng định Nguyễn Trãi là người toàn tài toàn đức và có công lao to lớn đối với đất nc. Song oan án thảm khốc tới mức hiếm có.
- Các t/p văn học để lại cùng với giá trị to lớn của nó cho thấy ông là thiên tài văn học đưa NT trở thành hiện tượng văn học, mở đường cho sự phát triển nền văn học mới.
Hướng dẫn hs học bài ở nhà:
- Trên cơ sở dàn ý nêu trên => Tìm đọc các tài liệu có liên quan và viết thành bài văn thuyết minh hoàn chỉnh.
- TLTK: + Nguyễn Trãi t/g và t/p.
+ ......................
Ngày soạn: 15 /02 Ngày giảng: - A4: 17/02
- A7:
Tiết 2:
Thực hành về:
Phú sông bạch đằng
- Trương Hán Siêu-
A. Mục tiêu bài học :
Giúp học sinh :
- Củng cố kiến thức về văn thuyết minh.
- Nâng cao kĩ năng về lập dàn ý bài văn thuyết minh về t/p văn học.
B. Chuẩn bị:
I. GV:SGK, SGV;Thiết kế bài học
II. HS: SGK, vở ghi, vở soạn.
C.Tiến trình tổ chức dạy học
- ổn định tổ chức.
- Kiểm tra bài cũ:
- Bài mới :
I/ Ôn tập kiến thức:
1/ Thể loại:
PSBĐ thuộc loại phú cổ thể- 1 loại phú có trước đời Đường, thường được dùng dưới hình thức đối đáp chủ - khách, câu văn tương đối tự do, không bị gò bó vào niêm luật, không nhất thiết có đối, cuối b ài thường đc kết lại bằng thơ.
2/ S. Bạch Đằng:
- Địa danh lịch sử: ghi lại bao chiến công lịch sử ...
- Nguồn cảm hứng trong văn chương VN từ xưa đến nay.
3/ Cảm nhận, phân tích văn bản:
a. Nhân vật '' khách'':
* Tỏ ra là người đi nhiều(d/c...), biết rộng..., có hùng tâm tráng chí...
* N/v '' khách'' đã học Tử Trường ( Tư Mã Thiên) - nhà sử học lớn TQ từng đi nhiều nơi để có tư liệu viết ... => theo gương người xưa để tận mắt chứng kiến 1 nơi từng ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc.
* MĐ của n/v ''khách'' không chỉ thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là nghiên cứu cảnh trí đn, nâng cao cảm xúc tâm hồn.
* Cái tráng chí của n/v ''khách'':
+ Thể hiện ở tâm hồn khoáng đạt, hoài bão lớn lao, muốn đi khắp phương để mở mang kiến thức(d/c...).
+ Được gợi nên từ những địa danh nổi tiếng: những địa danh lấy trong điển cố TQ; những địa danh của đất nc VN.
* Cảnh sông Bạch Đằng
- Cảnh vật:
+ Đc nhắc tới qua những địa danh cụ thể( Đại Than, Đông Triều)-> hình ảnh trực tiếp hiện ra trước mắt đc '' khách'' kể lại.
+ Cảnh hiện lên vừa hùng vĩ, hoành tráng, thơ mộng (d/c...); vừa mang màu sắc ảm đạm, hiu hắt của 1 thơì oanh liệt đã qua (d/c...)
* Tâm trạng n/v '' khách'': '' Buồn vì... còn lưu'' -> thể hiện sự xúc động sâu xa trong tâm hồn'' khách''
b. N/v các bô lão:
* N/v tập thể các bô lão địa phương có thể là có thật...
Cũng có thể n/v này chỉ có tính chất hư cấu theo hình thức chủ - khách đối đáp của thể loại phủ cổ thể.
*N/d lời các bô lão:
- Nói với '' khách'' nơi đang đứng từng là chiến địa; ghi dấu các chiến côg vang dội trong lịch sử (...).
- Kể về chiến côg '' buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã'':
+ Hai bên xuất quân với binh lực hùng hậu (d/c...).
+ Trận đánh diễn ra gay go, quyết liệt ... cuối cùng quân ta chiến thắng - địch thất bại nhục nhã (d/c?...).
* Nhận xét lời kể của các bô lão:
- Xúc tích, cô đọng, nhịp điệu câu dài ngắn.
- Dùng các hình ảnh mang tính chất khoa trương, ước lệ, thủ pháp đối lập, các điển tích quen thuộc trong thơ văn trung đại.
=> ý/ n: tăng giá trị biểu cảm gợi lại đc diễn biến, khôg khí của trận đánh, nói lên đc cái tầm vóc hùng tráng, sự oai hùng của các chiến côg giữ nc của dân tộc.
- Lời suy ngẫm bình luận của các bô lão: Chỉ ra nguyên nhân ta thắng , địch thua:
+ Ta thắng vì đn ta tồn tại từ ngàn xưa, có '' thiên thời địa lợi nhân hoà'' mà cốt yếu nhất là nhân hoà, là do đức lớn của con người
+ Địch thua vì '' bất nghĩa tiêu vong'' ...
c. Lời ca, lời bình luận của n/v ''khách'':
- Ca ngợi sự anh minh của 2 vị thánh quân.
- Ca ngợi chiến tích của s. BĐ lịch sử; kđ truyền thốg chôg giặc ngoại xâm hào hùng; thể hiện niềm tự hào dân tộc
- Biện luận, kđ chân lí: trg 2 yếu tố'' địa linh, nhân kiệt'' thì yếu tố ''nhân kiệt'' có y/n quyết định.
- Nhấn mạnh vai trò của cái chính nghĩa; vai trò của đạo đức, con người.
=> thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp.
d. Đặc sắc về nghệ thuật: là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trg VHVN thời trung đại, bơỉ vì:
- Cấu tứ đơn giản mà hấp dẫn.
- Bố cục chặt chẽ.
- Lời văn linh hoạt.
- Hình tượng nghệ thuật sinh độg, vừa gợi hình sắc trực tiếp, vừa mang y/n khái quát, triết lí.
- Ngôn từ vừa trang trọng, tráng lệ, vừa lắng đọg, gợi cảm.
II/ Rèn kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý và làm bài:
Đề bài:
Đề I:
Vận dụng kiến thức về văn thuyết minh, hãy viết bài văn thuyết minh làm rõ tư tưởng yêu nước, tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn trong bài '' Phú sông Bạch Đằng'' ( Trương Hán Siêu ).
Gợi ý:
I. Dạng đề: Thuyết minh về tác phẩm văn học.
II. Nội dung: y/c làm rõ:
- Tư tưởng yêu nc, tự hào dân tộc.
- Tư tưởng nhân văn.
Lưu ý: Cần phân tích n/d cả văn bản( các đoạn theo n/d lời kể, lời ca của n/v ''khách'', các bô lão ). Phần y/c của đề bài có thể đưa vào phần cuối - kết luận của bài làm sau khi đã phân tích.
Đáp án:
A. MB:
- Vài nét về t/g; thể phú ( nội dung, bố cục).
- Dẫn dắt vào đề bài: vb thuộc loại phú nào; chủ đề - y/n giá trị.
B. TB:
S/d toàn bộ kiến thức trong I.3 - Ôn tập kiến thức cơ bản.
C. KB:
Bài ''Phú sông BĐ'' tiêu biểu cho văn học yêu nc thời Lí - Trần:
- Bài phú thể hiện lòng yêu nc và niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thốg anh hùng bất khuất và truyền thốg đạo lí nhân nghĩa sáng ngơì của dân tộc VN.
- Bài phú thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người.
Đề 2:
Viết bài văn thuyết minh về lời kể và lời ca của n/v '' khách'' ở đầu và cuối bài ''Phú sông Bạch Đằng''
* Củng cố và dặn dò:
- Nắm đc dạng bài, mô thức văn thuyết minh và các đơn vị kiến thức cơ bản để từ đó vận dụng vào việc làm bài.
- Trên cơ sở đó y/c viết thành bài văn hoàn chỉnh để chuẩn bị đề cương cho bài làm văn số 5.
File đính kèm:
- giao an tu chon ki 2 giao an chuan.doc