BÀI 1( 1 tiết )
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỘNG
I / MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
HS trả lời được các câu hỏi :
- Chuyển động là gì ?
- Chuyển động tịnh tiến là gì ?
- Quỹ đạo của chuyển động là gì ?
2. Kỹ năng :
- Chọn hệ quy chiếu thuận lợi cho việc khảo sát chuyển động của vật.
- Nêu được những thí dụ cụ thể về : chất điểm và vật rắn ; vật làm mốc ; mốc thời gian ; chuyển động tịnh tiến.
- Giải được bài toán đổi mốc thời gian.
- Khi nghiên cứu một chuyển động , biết bắt đầu bằng việc chọn HQC .
3. Tư duy :
- Phân biệt được hệ toạ độ và hệ quy chiếu ( HQC ).
- Phân biệt được thời điểm với thời gian ( khoảng thời gian ).
- Phân biệt được chuyển động tịnh tiến với các dạng chuyển động khác.
4. Thái độ – Tình cảm :
- Rèn luyện tính độc lập, tính tập thể, tinh thần hợp tác trong học tập.
55 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2572 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án 10 nâng cao (bài 1 đến 42), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1( 1 tiết )
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỘNG
I / MỤC TIÊU
Kiến thức :
HS trả lời được các câu hỏi :
Chuyển động là gì ?
Chuyển động tịnh tiến là gì ?
Quỹ đạo của chuyển động là gì ?
Kỹ năng :
- Chọn hệ quy chiếu thuận lợi cho việc khảo sát chuyển động của vật.
- Nêu được những thí dụ cụ thể về : chất điểm và vật rắn ; vật làm mốc ; mốc thời gian ; chuyển động tịnh tiến.
- Giải được bài toán đổi mốc thời gian.
- Khi nghiên cứu một chuyển động , biết bắt đầu bằng việc chọn HQC .
3. Tư duy :
- Phân biệt được hệ toạ độ và hệ quy chiếu ( HQC ).
- Phân biệt được thời điểm với thời gian ( khoảng thời gian ).
- Phân biệt được chuyển động tịnh tiến với các dạng chuyển động khác.
4. Thái độ – Tình cảm :
- Rèn luyện tính độc lập, tính tập thể, tinh thần hợp tác trong học tập.
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên : Chuẩn bị một số tình huống thực tế về việc xác định vị trí của một điểm cho HS thảo luận.
Học sinh : Ôn lại kiến thức về chuyển động đã học ở lớp 8.
III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 : Mở bài
Giới thiệu vai trò và nhiệm vụ của môn học trong khoa học kỹ thuật cũng như trong đời sống.
Giới thiệu chương trình và các yêu cầu của môn học.
HS : Chú ý lắng nghe để có những khái niệm tổng quan về môn học và nắm được các nhiệm vụ để thực hiện cho tốt
Hoạt động 2 :Thông tin về Chuyển động – Chất điểm – Quỹ đạo
Gọi HS nhắc lại những kiến thức về chuyển động đã được học ở lớp 8.
Tổng kết ý kiến của HS và thông báo nội dung mục I.
Yêu cầu HS tìm TD về chuyển động, chất điểm, quỹ đạo
HS : tham gia đóng góp ý kiến và theo dõi lời giảng
Tìm TD về chuyển động, chất điểm, quỹ đạo
Hoạt động 3 : Thông tin về Cách khảo sát một chuyển động
Phương án 1
Gọi HS nêu một vài cách để khảo sát chuyển động theo kinh nghiệm của em.
Giới thiệu hình 1.2 : Yêu cầu HS trả lời ý nghĩa của hình đó.
Phương án 2
Gợi ý để HS tự rút ra cách khảo sát chuyển động từ khái niệm của chuyển động.
Nêu nội dung mục II (lưu ý phần chọn mốc thời gian).
Chú ý nhấn mạnh cho HS các yếu tố quan trọng tạo thành một HQC.
HS : Trả lời ý nghĩa của hình 1.2 , từ đó rút ra cách xác định vị trí của một chất điểm trên một đường thẳng – Suy ra cho trường hợp xác định vị trí của một chất điểm trên một mặt phẳng và của một vật trong không gian – Xác định vị trí điểm M trên hình 1.4
Hoạt động 4 : Thông tin về Chuyển động tịnh tiến của vật rắn
GV : Nêu nội dung mục III.
Giới thiệu thêm cho HS khi nào vật được khảo sát như một chất điểm, khi nào vật được khảo sát như một vật rắn.
HS : Tìm những TD về Chuyển động tịnh tiến của các vật xung quanh ta
Hoạt động 5 :Tổng kết bài
GV : Yêu cầu HS trả lời những nội dung chính của bài ( phần đóng khung )
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi và làm các BT trong SGK
HS : Học bài
Trả lời các câu hỏi và làm các BT trong SGK
Đọc trước bài kế tiếp
RÚT KINH NGHIỆM : Đây là phần kiến thức cơ bản mở đầu cho chương trình học , cần được nói kỹ để HS có thể nắm được và có thể AD được cho những bài kế tiếp, với phần trọng tâm của bài là cách chọn HQC để xác định vị trí của một chất điểm.
BÀI 2 ( 1 tiết )
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
I / MỤC TIÊU
Kiến thức :
- Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng đều.
- Trình bày và viết được biểu thức của vận tốc trong chuyển động thẳng đều.
Vận dụng được công thức tính đường đi và phương trình toạ độ để giải các bài tập.
Kỹ năng :
Vận dụng được công thức tính đường đi và phương trình toạ độ để giải các bài tập.
- Giải được các bài toán về chuyển động thẳng đều ở các dạng khác nhau như : hai xe chạy đến gặp nhau, hai xe đuổi nhau, xe chạy nhanh, chạy trên các đoạn đường khác nhau, các chuyển động có mốc thời gian khác nhau … bằng phương pháp đại số và phương pháp đồ thị.
- Vẽ được đồ thị toạ độ của chuyển động thẳng đều trong mọi trường hợp.
- Biết cách thu lượm thông tin từ đồ thị như : xác định được vị trí và thời điểm xuất phát, vị trí và thời điểm gặp nhau, thời gian chuyển động …
- Nhận biết được một chuyển động thẳng đều trong thực tế, nếu gặp phải.
3. Tư duy :
- Rút ra mối quan hệ giữa thời gian và quãng đường.
4. Thái độ – Tình cảm :
- Rèn luyện tính độc lập, tính tập thể, tinh thần hợp tác trong học tập.
II / CHUẨN BỊ
Giáo viên : Chuẩn bị một số bài tập về chuyển động thẳng đều có đồ thị toạ độ khác nhau ( kể cả đồ thị toạ độ lúc vật dừng lại ) để cho HS vẽ.
Học sinh : Ôn lại kiến thức đã học ở lớp 8.
III / KIỂM TRA BÀI CŨ
Chuyển động và cách khảo sát chuyển động của một vật ?
Chuyển động tịnh tiến của vật rắn ? Nêu một vài ví dụ về chuyển động tịnh tiến của vật rắn trong thực tế.
IV / TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 : Mở bài
GV : Nêu một số TD về chuyển động thẳng đều.
HS : Nhắc lại kiến thức đã học về chuyển động đã học ở lớp dưới
Hoạt động 2 :Thông tin về Chuyển động thẳng đều , Vận tốc ,Đường đi của chuyển động thẳng đều.
Nêu các câu hỏi gợi mở và các ví dụ cụ thể để HS nắm được khái niệm chuyển động thẳng đều và phát biểu khái niệm chuyển động thẳng đều của riêng mình.
Giới thiệu nội dung mục I
Nhấn mạnh ý nghĩa của từ “bất kỳ” trong định nghĩa của chuyển động thẳng đều.
Đưa ra các ví dụ để nêu bật sự cần thiết phải có một đại lượng đặc trưng cho tính nhanh hay chậm của chuyển động và giới thiệu khái niệm vận tốc trong chuyển động thẳng đều.
Vectơ vận tốc được rút ra từ tính có hướng của chuyển động. Các thành phần của một vectơ vận tốc và cách biểu diễn.
HS : Nêu một số TD về chuyển động thẳng đều
ĐN CĐ thẳng đều, xác định vận tốc, vectơ vận tốc , đường đi của vật chuyển động thẳng đều
Hoạt động 3 : Thông tin về Phương trình toạ độ và đồ thị toạ độ của chuyển động thẳng đều
Đưa ra bài toán trong SGKvà giải (chú ý nhận mạnh việc cho HQC).
Từ bài tập trên, GV khái quát hóa thành phương trình tọa độ – thời gian của chuyển động thẳng đều.
Gọi HS nhắc lại cách vẽ một đồ thị hàm bậc nhất mà HS đã được học ở lớp 9, từ đó đưa ra cách vẽ đồ thị tọa độ của chuyển động thẳng đều (thông qua việc làm rõ mối quan hệ giữa tọa độ và thời gian).
HS :Vẽ đồ thị toạ độ của chuyển động thẳng đều căn cứ vào bảng 2.1
Hoạt động 4 : Tổng kết bài
GV : Nêu các nội dung trong phần đóng khung
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi và làm các BT trong SGK
HS : Học bài, trả lời các câu hỏi và làm các BT trong SGK
Đọc trước bài sắp học
RÚT KINH NGHIỆM : Đây là một bài khá dài với nhiều kiến thức quan trọng, nhưng với thời lượng một tiết học thì không thể chuyển tải hết được.
Về đồ thị toạ độ : Ở bậc THCS, HS đã được học cách vẽ một đồ thị có công thức tương tự, nhưng phần lớn đã quên nên phải nhắc lại. Tuy vậy, HS vẫn còn khá lúng túng khi AD để làm BT.
BÀI 3 ( 2 tiết )
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
I / MỤC TIÊU
Kiến thức :
Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của vận tốc trung bình.
Phát biểu được định nghĩa, viết được biểu thức và vẽ được vectơ biểu diễn của vận tốc tức thời; nêu được ý nghĩa của các đại lượng vật lý trong biểu thức.
Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng biến đổi đều, nhanh dần đều, chậm dần đều.
Viết được phương trình vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều; nêu được ý nghĩa của các đại lượng vật ly trong phương trình đo và trình bày rõ được mối tương quan về dấu và chiều của vận tốc và gia tốc trong các chuyển động đó.
Viết được công thức tính và nêu được đặc điểm về phương, chiều và độ lớn của gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều.
Viết được công thức tính đường đi và phương trình toạ độ của chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều; nói đúng được dấu của các đại lượng trong các công thức và phương trình đó.
Xây dựng được công thức tính gia tốc theo vận tốc và đường đi trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
Kỹ năng :
Giải được các bài tập đơn giản về chuyển động thẳng biến đổi đều.
Nhận biết được một chuyển động thẳng biến đổi đều trong thực tế.
Vẽ và sử dụng được đồ thị vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều.
Đo được gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều.
3. Tư duy :
Tìm tòi, nghiên cứu và đề xuất phương án khảo sát chuyển động thẳng nhanh dần đều.
4. Thái độ – Tình cảm :
Nghiêm túc trong làm việc cá nhân và thảo luận tập thể.
II / CHUẨN BỊ
Giáo viên : Chuẩn bị cho HS làm thí nghiệm nghiên cứu chuyển động thẳng nhanh dần đều theo nhóm, mỗi nhóm 1 bộ dụng cụ gồm :
Một máng nghiêng dài 1 m
Một hòn bi đường kính khoảng 1 cm , hoặc nhỏ hơn
Một đồng hồ bấm dây ( hoặc đồng hồ hiện số ).
Hoặc thay thế thí nghiệm trên bằng thí nghiệm dùng máy Atut.
Học sinh : Đọc trước bài sẽ học ở nhà.
III / TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 : Thông tin về Chuyển động thẳng biến đổi , Vận tốc TB , Vận tốc tức thời , Gia tốc
Nêu một số TD về chuyển động thẳng biến đổi.
Giới thiệu về mục I : ĐN CĐ thẳng biến đổi, vận tốc TB.
Vận tốc tức thời: được rút ra từ công thức tính vận tốc trung bình khi thời gian khảo sát rất nhỏ.
Nêu một vài ví dụ về việc cần thiết phải thiết lập một đại lượng vật lý đặc trưng cho tốc độ biến thiên của vận tốc, từ đó giới thiệu KN gia tốc và xây dựng biểu thức của gia tốc.
Hướng dẫn HS cách xác định gia tốc của một chuyển động thẳng và một chuyển động cong.
HS : Tìm một số TD về chuyển động thẳng biến đổi
Trả lời các câu lệnh C1 , C2 , C3
Hoạt động 2 : Thông tin về Chuyển động thẳng biến đổi đều
GV : Cho TD về chuyển động thẳng biến đổi
đều
Giới thiệu về mục II : ĐN CĐ thẳng biến đổi đều – Phân biệt 2 loại CĐ
HS : Nghe và phân biệt 2 loại CĐ thẳng biến đổi đều
Hoạt động 3 : Thông tin về Chuyển động thẳng nhanh dần đều
Xác định vectơ gia tốc : phương – chiều.
Công thức tính vận tốc. Y nghĩa của đồ thị vận tốc.
Xây dựng công thức tính đường đi của CĐ thẳng biến đổi đều.
Lập PT toạ độ của CĐ thẳng biến đổi đều.
Thiết lập công thức liên hệ giữa đường đi, vận tốc và gia tốc trong chuyển động nhanh dần đều.
HS : Trả lời các câu lệnh C4 , C5 , C6
Hoạt động 4 : Thông tin về Chuyển động thẳng chậm dần đều
Hướng dẫn để HS tự tìm hiểu chuyển động thẳng chậm dần đều.
Nhấn mạnh mối quan hệ về dấu giữa gia tốc và vận tốc trong chuyển động chậm dần đều.
Khi HS đã nắm khá chắc hai loại chuyển động thẳng biến đổi đều nêu trên, GV hãy hướng dẫn HS so sánh chúng để đi đến những kết luận chung về chuyển động thẳng biến đổi đều.
HS : So sánh với CĐ thẳng NDĐ – Từ đó rút ra kết luận chung cho chuyển động thẳng biến đổi đều
Hoạt động 5 : Tổng kết bài
GV : Nêu nội dung phần đóng khung
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi và làm BT trong SGK
HS : Học bài , trả lời câu hỏi và làm BT trong SGK
Đọc trước bài mới
NHẬN XÉT VÀ RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung kiến thức quá nhiều so với thời gian 2 tiết học.
HS chưa học về tổng vectơ trong toán học nên GV phải giới thiệu khi học đến phần này.
Số BT ở cuối bài quá nhiều nhưng chỉ có một tiết thì quá ít.
BÀI 4 ( 2 tiết )
SỰ RƠI TỰ DO
I / MỤC TIÊU
Kiến thức :
Trình bày, nêu thí dụ và phân tích được khái niệm về sự rơi tự do.
Phát biểu được Định luật rơi tự do.
Nêu được những đặc điểm của sự rơi tự do
Trình bày được các bước chính của phương pháp nhận thức thực nghiệm.
Kỹ năng :
Giải được một số dạng bài tập đơn giản về sự rơi tự do.
Đưa ra được những nhận xét về hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sơ bộ về sự rơi tự do.
Xử lý được các thông tin rút ra từ ảnh hoạt nghiệm của một vật rơi tự do để rút ra được kết luận chuyển động rơi tự do là một chuyển động thẳng nhanh dần đều.
3. Tư duy :
Làm quen với một phương pháp nghiên cứu vật lý phổ biến : phương pháp thực nghiệm.
4. Thái độ – Tình cảm :
Có được lòng say mê nghiên cứu khoa học.
II / CHUẨN BỊ
Giáo viên : Chuẩn bị những dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong các thí nghiệm ở mục 1.1, gồm :
Một vài hòn sỏi ;
Một vài tờ giấy phẳng nhỏ ;
3 miếng bìa phẳng , tròn , đường kính 4- 5 cm ;
Một vài hòn bi xe đạp ( hoặt hòn sỏi nhỏ ) và một vài miếng bìa phẳng có trọng lượng lớn hơn trọng lượng các hòn bi.
Học sinh :
Chuẩn bị những dụng cụ TN trên
Vẽ lại ảnh hoạt nghiệm trên giấy khổ lớn theo đúng tỷ lệ
III / KIỂM TRA BÀI CŨ
Công thức tính vận tốc trung bình trong chuyển động biến đổi ?
Khái niệm gia tốc, vectơ gia tốc ?
Các công thức tính vận tốc, đường đi, tọa độ của chuyển động thẳng biến đổi đều ?
IV / TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 : Mở bài
Thực hiện lần lượt các thí nghiệm mở đầu trong SGK. Chú ý nhấn mạnh tương quan khối lượng giữa các vật được chọn làm thí nghiệm.
Chia nhóm HS và yêu cầu các em thảo luận để đưa ra kết luận về những thí nghiệm mà các em quan sát. Các nhận xét :
Có phải vật nặng luôn rơi nhanh hơn vật nhẹ ?
Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự rơi của các vật ?
Trong thí nghiệm nào, các yếu tố đó có tác dụng kém hơn ?
HS : Đại diện các tổ lên làm các TN đơn giản trong SGK. Từ đó rút ra KL (câu lệnh C1)
Hoạt động 2 : Thông tin về Sự rơi trong không khí và sự rơi tự do
Dẫn dắt HS đi đến thí nghiệm với ống Newton (để loại bỏ sức cản của không khí).
Cho HS quan sát TN thực hiện qua ống Newton, từ đó rút ra KL.
Định nghĩa Sự rơi tự do.
Giới thiệu thí nghiệm của Galilê về sự rơi của các vật.
HS : Từ các TN trên đưa ra nhận xét về sự rơi của các vật trong không khí.
Quan sát TN thực hiện trong môi trường chân không (ống Newton), từ đó nêu ĐN của sự rơi tự do.
Trả lời câu lệnh C2.
Hoạt động 3 : giải bài tập “bắc cầu”
Cho một hòn bi lăn nhanh dần đều trên một máng nghiêng. Người ta đo quãng đường đi trong 3 khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau (mỗi khoảng là 0,2s) và thu được các kết quả: 8 cm, 10 cm và 12 cm. Tính gia tốc của hòn bi ?
Tùy theo lớp giỏi hay trung bình mà GV đưa ra yêu cầu : tìm dữ kiện dư của đề bài.
Trước khi đi vào giải bài tập này, GV có thể nhắc lại sự khác nhau về mặt ý nghĩa của 2 cụm từ : “quãng đường đi được trong n giây” và “quãng đường đi được trong giây thứ n”.
HS tự giải bài tập này bằng cách xem chuyển động của hòn bi lăn trên máng nghiêng là thẳng biến đổi đều.
Hoạt động 3 : Thông tin về Nghiên cứu sự rơi tự do của các vật
GV : Hướng dẫn HS làm những TN đơn giản để xác định phương chiều của chuyển động rơi.
Giúp HS hiểu cách xác định CĐ rơi tự do là CĐ NDĐ bằng phương pháp chụp ảnh hoạt nghiệm. Phân tích các hình ảnh thu được.
Từ đó nêu những đặc điểm và các công thức của CĐ rơi tự do.
Phát biểu ĐL của sự rơi tự do.
HS : Theo sự hướng dẫn của GV xác định phương chiều của CĐ rơi tự do.
Thực hiện câu lệnh C4.
Nêu những đặc điểm và các công thức của CĐ rơi tự do.
Nhắc lại ĐL của sự rơi tự do.
Hoạt động 4 : Tổng kết bài
GV : Yêu cầu HS trình bày nội dung phần đóng khung.
Yêu cầu HS học bài và làm bài tập trong SGK.
HS : Nhắc lại nội dung phần đóng khung.
Học bài và làm bài tập trong SGK.
Đọc trước bài mới.
NHẬN XÉT VÀ RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung kiến thức : bài dạy trong 2 tiết còn dư giờ để có thể hướng dẫn HS giải BT. TN phương pháp chụp ảnh hoạt nghiệm không thực hiện được vì không có thiết bị. Câu lệnh C4 quá dài và quá khó đối với HS nên cho HS chấp nhận kết quả còn phần CM là bài đọc thêm.
Số BT ở cuối bài học nhiều nên còn thời gian dư của 2 tiết học cũng không đủ để giải quyết hết vì trong phân tiết không có tiết BT cho bài này. Riêng BT 13 vì HS chưa học về cấu tạo của máy ảnh nên khó tiếp thu.
BÀI 5 ( 2 tiết )
CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU
I / MỤC TIÊU
Kiến thức :
Phát biểu được định nghĩa của chuyển động tròn đều.
Viết được công thức tính độ lớn của vận tốc dài và trình bày đúng được hướng của vectơ vận tốc của chuyển động tròn đều.
Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính và nêu được đơn vị của vận tốc góc trong chuyển động tròn đều.
Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính và nêu được đơn vị đo của chu kỳ và tần số.
Viết được công thức liên hệ giữa vận tốc dài và vận tốc góc trong chuyển động tròn đều.
Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết được biểu thức của gia tốc hướng tâm
Kỹ năng :
Chứng minh được các công thức cũng như tính chất hướng tâm của vectơ gia tốc.
Giải được các bài tập về chuyển động tròn đều.
Nêu được một số thí dụ thực tế về chuyển động tròn đều.
Tư duy :
Làm quen với phương pháp nghiên cứu vật lý : suy luận toán học.
4. Thái độ – Tình cảm :
Làm việc cá nhân.
II / CHUẨN BỊ
Giáo viên : Chuẩn bị một vài thí nghiệm đơn giản để minh họa chuyển động tròn đều.
Học sinh : Đọc trước bài sắp học.
III / PHƯƠNG PHÁP
Nêu vấn đề.
Thuyết trình đàm thoại.
Suy luận toán học.
IV / KIỂM TRA BÀI CŨ
Sự rơi tự do là gì ? Nêu các đặc điểm của sự rơi tự do.
Nêu định luật về gia tốc rơi tự do.
Viết phương trình vận tốc và phương trình đường đi của sự rơi tự do.
V / TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 : Mở bài
GV : Yêu cầu HS nêu 1 số TD về chuyển động tròn trong tự nhiên.
Xét CĐ của điểm đầu 1 chiếc kim giây đồng hồ và điểm đầu 1 chiếc quạt máy. Tù đó nêu nhận xét.
So sánh khái niệm chuyển động tròn đều với khái niệm chuyển động thẳng đều để từ đó rút ra những dự đoán ban đầu về các đặc điểm của chuyển động tròn đều.
HS : Nêu 1 số TD về chuyển động tròn trong tự nhiên.
Quan sát CĐ của điểm đầu 1 chiếc kim giây đồng hồ và điểm đầu 1 chiếc quạt máy. Tù đó nêu nhận xét.
Hoạt động 2 : Thông tin về Vận tốc dài của CĐ tròn đều
GV : ĐN của CĐ tròn đều. Từ đó yêu cầu HS tìm 1 số TD về chuyển động tròn đều xung quanh mình.
ĐN vận tốc của CĐ tròn đều trên cơ sở coi cung tròn mà vật đi được trong khoảng thời gian ngắn như một đoạn thẳng.
Yêu cầu HS xác định hướng của vận tốc của CĐ tròn đều.
Đại lượng vận tốc dài trong chuyển động tròn đều được suy ra từ cách xác định vận tốc chuyển động thẳng đều bằng phương pháp tương tự.
HS : Từ những TD về các vật chuyển động tròn xung quanh mình suy ra quỹ đạo của vật chuyển động tròn và từ CĐ thẳng đều đã học nêu ĐN của CĐ tròn đều.
Dựa vào hình vẽ xác định vectơ vận tốc của vật CĐ tròn đều.
Nêu ĐN vận tốc của CĐ tròn đều.
Hoạt động 3 : Thông tin về Vận tốc góc – Chu kỳ – Tần số
GV : ĐN vận tốc góc, nêu công thức và đơn vị. AD câu lệnh C3.
ĐN, nêu công thức và đơn vị của chu kỳ và tần số. CM câu lệnh C4, C5.
CM công thức liên hệ giữa vận tốc dài và vận tốc góc. AD câu lệnh C6.
HS : Ghi nhận các ĐN, các công thức và đơn vị của vận tốc góc, chu kỳ và tần số.
CM câu lệnh C4, C5 theo sự hướng dẫn của GV. AD câu lệnh C6.
Hoạt động 4 : Thông tin về Gia tốc hướng tâm – Vectơ gia tốc
GV : Hướng dẫn HS xác định hướng và độ lớn của gia tốc hướng tâm. CM câu lệnh C7 và AD TD.
Chú ý : trong chuyển động tròn đều, chỉ có gia tốc hướng tâm, không có gia tốc tiếp tuyến, nên vectơ gia tốc của chuyển động tròn đều cũng phải có chiều hướng tâm.
HS : Xác định hướng và độ lớn của gia tốc hướng tâm, CM câu lệnh C7 và AD TD theo sự hướng dẫn của GV.
Hoạt động 5 : Tổng kết bài
GV : Yêu cầu HS nhắc lại nội dung phần đóng khung ở cuối bài.
Yêu cầu HS học bài và làm BT trong SGK, đọc trước bài sắp học.
HS : Nhắc lại nội dung phần đóng khung ở cuối bài.
Học bài và làm BT trong SGK, đọc trước bài sắp học.
NHẬN XÉT VÀ RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung, kiến thức : một số kiến thức về đường tròn trong Toán chưa học nên GV phải giới thiệu khi học tới phần này. Trong hình 5.6, không nên vẽ vectơ nằm trên bán kính vì như vậy thì còn chứng minh nằm trên bán kính làm gì nữa.
Số BT ở cuối bài là nhiều và có một số bài khó (bài 12, 15) nên không đủ giờ để hướng dẫn giải và sửa hết BT cho HS được.
BÀI 6 ( 1 tiết )
TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG
CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC
I / MỤC TIÊU
Kiến thức :
Trả lời được câu hỏi thế nào là tính tương đối của chuyển động ?
Trong những trường hợp cụ thể, chỉ ra được đâu là HQC đứng yên, đâu là HQC chuyển động ?
Viết được đúng công thức cộng vận tốc cho từng trường hợp cụ thể.
Kỹ năng :
Giải được một số bài toán cộng vận tốc.
Giải thích được các hiện tượng liên quan đến tính tương đối của chuyển động (thí dụ : nhật động , chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt trời trên thiên cầu , sự vẽ thành các nút của chuyển động biểu kiến của các hành tinh trên bầu trời … )
3. Tư duy :
So sánh, tổng hợp, phân tích.
4. Thái độ tình cảm :
Yêu quý khoa học.
II / CHUẨN BỊ
Giáo viên : Đọc lại SGK Vật lý lớp 8 để xem HS được học những gì về tính tương đối của CĐ.
Học sinh : Ôn lại kiến thức đã học ở lớp 8.
III / PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Thuyết giảng.
Kiến tạo kiến thức mới trên nền những kinh nghiệm và kiến thức cũ.
IV / KIỂM TRA BÀI CŨ
Nêu khái niệm, đặc điểm : chuyển động tròn đều, vận tốc góc, vận tốc dài.
Viết công thức : liên hệ giữa vận tốc dài và vận tốc góc, liên hệ giữa chu kỳ và tần số, tính gai tốc.
V/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1 : Mở bài
GV : Nêu một số TD về CĐ của các vật trong các HQC khác nhau. Yêu cầu HS nhận xét và cho kết luận.
HS : Nghe, nêu nhận xét. Từ đó rút ra kết luận về CĐ của các vật trong các HQC khác nhau.
Hoạt động 2 : Thông tin về Tính tương đối của chuyển động
GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm “chuyển động” mà các em đã được học trong bài 1. Từ đó, GV cùng với HS rút ra kết luận sơ bộ về sự phụ thuộc của chuyển động vào vật là mốc.
GV : Nêu câu lệnh C1 – HS quan sát và cho kết luận.
Tương tự với vận tốc của CĐ – C2
HS : Từ những TD trên, đưa ra kết luận về tính tương đối của quỹ đạo cũng như của vận tốc : trong các HQC khác nhau thì khác nhau.
Hoạt động 3 : Thông tin về Công thức cộng vận tốc
GV : Nêu vận tốc của cùng một vật đối với các HQC khác nhau.
Ứng dụng : tìm tổng hợp của các vận tốc cùng phương, có phương vuông góc.
HS : Thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV tìm tổng hợp của các vận tốc cùng phương, có phương vuông góc. Từ đó nêu công thức trường hợp tổng quát.
Hoạt động 4 : Tổng kết bài
GV : Yêu cầu HS nhắc lại nội dung phần đóng khung ở cuối bài.
Yêu cầu HS học bài và làm BT trong SGK, đọc trước bài sắp học.
HS : Nhắc lại nội dung phần đóng khung ở cuối bài.
Học bài và làm BT trong SGK, đọc trước bài sắp học.
NHẬN XÉT VÀ RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung kiến thức : khá nhiều so với thời lượng 1 tiết vì còn phải hướng dẫn HS hiểu các hình vẽ trong SGK.
Câu lệnh C3 nên đổi thành BT để HS về nhà làm.
BÀI 8 (1 tiết)
ĐỊNH LUẬT NEWTON I
I/ MỤC TIÊU
Kiến thức :
Định nghĩa lực và quán tính.
Định luật Newton I
Định nghĩa HQC quán tính.
Kỹ năng :
Vận dụng được :
Khái niệm “Cân bằng lực” để giải thích trạng thái đứng yên và trạng thái chuyển động thẳng đều.
Định luật I và khái niệm quán tính để trả lời các câu hỏi và bài tập ở trong bài.
Nêu được TD về HQC quán tính.
3. Tư duy :
Trừu tượng hóa.
4. Thái độ – Tình cảm :
Tình yêu khoa học, say mê nghiên cứu khoa học.
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên : Chuẩn bị TN theo hình 8.2 SGK (trang 60)
Học sinh : Ôn lại những kiến thức đã học về lực, cân bằng lực và quán tính ở THCS.
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Kiến tạo kiến thức mới trên nền kiến thức cũ đã học.
IV/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 :Mở bài
GV : Nêu các TD về tương tác giữa các vật với nhau. Từ đó rút ra KL về đại lượng đặc trưng cho tác dụng đó.
HS : Nghe và nêu nhận xét – Có thể tìm thêm những TD khác tương tự.
Hoạt động 2 : Thông tin về Lực – Sự cân bằng lực
GV : Nêu TD ở hình 8.1 SGK (trang 60) và làm TN ở hình 8.2 SGK (trang 60).
Yêu cầu HS nhận xét và KL. Từ đó nêu ĐN vế Lực và Sự cân bằng lực
HS : Quan sát TD và TN nêu bên
Nhận xét và rút ra KL
Hoạt động 3 : Thông tin về Định luật Newton I
GV : Nêu TN lịch sử của Galilê
Nêu ĐL N. I
HS : Theo dõi và cho nhận xét về chuyển động của vật trên các máng nghiêng. Từ đó rút ra KL về tác dụng của lực trong trường hợp này.
Hoạt động 4 : Thông tin về Quán tính và HQC quán tính
GV : Nêu TD để HS thấy được ở mỗi vật đều tồn tại một tính chất là luôn bảo toàn vận tốc của mình
Nêu HQC quán tính
HS : Theo dõi và có thể tìm thêm những TD tương tự. Từ đó rút ra KL
Trả lời câu lệnh C4
Hoạt động 5 : Tổng kết bài : Nêu nội dung phần đóng khung
GV : Yêu cầu HS nhắc lại từng phần bài đã học
Yêu cầu HS học bài và làm BT trong SGK, đọc trước bài mới.
HS : Nhắc lại những nội dung chính của bài (phần đóng khung)
Học bài và làm BT theo yêu cầu của GV.
NHẬN XÉT VÀ RÚT KINH NGHIỆM :
Kiến thức vừa đủ cho một tiết học.
Cách trình bày gọn, dễ dạy, dễ học.
BÀI 9 ( 1 tiết )
ĐỊNH LUẬT NEWTON II
I/ MỤC TIÊU
Kiến thức :
Phát biểu được ĐL Newton II và viết được ĐL dưới dạng một phương trình.
Phát biểu được ĐN và nêu được các tính chất của khối lượng.
Phát biểu được điều kiện CB của một vật (coi là chật điểm).
Phát biểu được ĐN và viết được biểu thức của trọng lực, trong lượng.
ĐN được đơn vị lực.
Kỹ năng :
Biểu diễn được lực bằng một vectơ.
Vận dụng được KN khối lượng như một đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật để giải thích một số hiện tượng vật lý đơn giản thường gặp.
Vận dụng được ĐL Newton II để giải các BT tương tự như ở bài học.
3. Tư duy :
Quan sát, phân tích, tổng hợp.
4. Thái độ – Tình cảm :
Say mê khoa học.
II/ CHUẨN BỊ
GV : Chuẩn bị thêm một số TD tương tự như ở phần Mở bài để HS tin vào sự đúng đắn của ĐL.
HS : Ôn tập bài Khối lượng ở lớp 6 và bài ĐL Newton I.
Một thước dẹt.
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Thuyết giảng nêu vấn đề.
IV/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 : Mở bài
GV : Nêu một số TD để thấy sự liên quan giữa 3 đại lượng vật lý : g
File đính kèm:
- GIAO AN 10 NANG CAO.doc