Giáo án 11: Bài ca ngất ngưởng- Nguyễn Công Trứ

A. Mục tiêu bài học

Qua bài giảng, nhằm giúp HS:

1. Hiểu được phong cách sống của Nguyễn Công Trứvới tính cách một nhà nho

và hiểu được vì sao có thểcoi đó là sựthểhiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực.

2. Hiểu đúng nghĩa của khái niệm ngất ngưởng đểkhông nhầm lẫn với lối sống

lập dịcủa một sốngười hiện đại.

3. Nắm được những tri thức vềthểhát nói là thểthơdân tộc bắt đầu rộng rãi từ

thếkỉXIX.

B. Phương tiện thực hiện

- Sách giáo khoa Ngữvăn 11 – tập 1.

- Sách giáo viên Ngữvăn 11 – tập 1.

- Thiết kếdạy học Ngữvăn 11 – tập 1.

- Thiết kếbài giảng Ngữvăn 11 – tập 1.

- Giới thiệu giáo án Ngữvăn 11 – tập 1.

C. Cách thức tiến hành

GV tổchức giờdạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình

thức trao đổi thảo luận, trảlời các câu hỏi.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 12045 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án 11: Bài ca ngất ngưởng- Nguyễn Công Trứ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cường 1 Tiết 13 - 14. Đọc văn BÀI CA NGẤT NGƯỞNG Nguyễn Công Trứ Ngày soạn: 05.09.09 Ngày giảng: Lớp giảng: 11A 11C 11E 11K Sĩ số: A. Mục tiêu bài học Qua bài giảng, nhằm giúp HS: 1. Hiểu được phong cách sống của Nguyễn Công Trứ với tính cách một nhà nho và hiểu được vì sao có thể coi đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực. 2. Hiểu đúng nghĩa của khái niệm ngất ngưởng để không nhầm lẫn với lối sống lập dị của một số người hiện đại. 3. Nắm được những tri thức về thể hát nói là thể thơ dân tộc bắt đầu rộng rãi từ thế kỉ XIX. B. Phương tiện thực hiện - Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 1. - Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 1. - Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1. - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 – tập 1. - Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11 – tập 1. C. Cách thức tiến hành GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình giờ giảng 1. Ổn định 2. KTBC (không kiểm tra) 3. GTBM 4. Hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy và Trò Yêu cầu cần đạt GV: Dựa vào phần Tiểu dẫn hãy trình bày những nét chính về tác giả? HS trình bày GV ghi bảng I. Vài nét về tác giả và tác phẩm 1. Tác giả a. Cuộc đời và con người - (1778 - 1858), tự: Tồn Chất, hiệu: Ngộ Trai, biệt hiệu: Hi Văn. - Quê: Uy Viển, Nghi Xuân, Hà Tĩnh - Xuất thân trong một gia đình nho học - Từ nhỏ -> 1819: sống nghèo đói - 1819: đỗ giải nguyên và được bổ làm Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cường 2 GV: thuyết giảng thêm - Năm 1820: hành tẩu Quốc Tử Giám, sau đó trải qua nhiều chức: Tri huyện, lang trung, tư nghiệp Quốc Tử Giám, Thị lang, tổng đốc…thậm chí làm lính thú ở Quảng Ngãi. GV: trong sự nghiệp sáng tác của NCT có những điểm nào đáng chú ý? HS trả lời Gv chốt lại GV đọc vb sau đó gọi hs đọc và nhận xét -> nêu cẩm nhận ban đầu của em về văn bản GV: văn bản được sáng tác trong hoàn cảnh nào? HS trả lời GV ghi bảng GV: theo em bài thơ có những nội dung chính nào?Có thể chia bài thơ thành mấy phần? HS trình bày ý kiến GV chốt lại GV: cảm hứng chủ đạo của bài thơ viết về vấn đề gì? HS: ngất ngưởng quan. + Con đường làm quan: không bằng phẳng, được thănng chức và giáng chức thất thường. - Con người: có tài năng, nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội từ văn hoá, kinh tế đến quân sự. b. Sáng tác - Hình thức văn tự: sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm - Thể loại ưa thích là hát nói. ông là người đầu tiên đem đến thể loại này nội dung phù hợp với cấu trúc và chức năng của nó. 2. Văn bản a. Đọc và giải nghĩa từ khó b. Hoàn cảnh sáng tác - 1848, sau khi tác giả về hưu c. Bố cục - Chia làm 2 phần: + 6 câu đầu: lối sống ngất ngưởng khi còn làm quan + 13 câu còn lại: lối sống ngất ngưởng khi về hưu. d. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ - Cảm hứng chủ đạo: ngất ngưởng + Từ "ngất ngưởng" xuất hiện 5 lần + Ngất ngưởng: khác người, xem mình cao hơn người khác; thoải mái tự do không Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cường 3 GV: GV: Trên cơ sở ý thức về tài năng và nhân cách của bản thân, NCT trong “Bài ca ngất ngưởng” đã phô trương, khoe sự ngang tàng, sự phá cách trong lối sống của ông, lối sống ít phù hợp với khuôn khổ của đạo Nho. Ngất ngưởng chính là sự ngang tàng, phá cách, phá vỡ khuôn mẫu hành vi “khắc kỷ, phục lễ” của nhà nho để hình thành một lối sống, thật hơn, dám là chính mình, dám khẳng định bản lĩnh cá nhân… Ngất ngưởng đối lập với lễ, danh giáo. GV: Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ ở 2 câu thơ đầu? tác dụng của nó? HS phát biểu gv chốt lại GV: Điều này được NCT thể hiện rất nhiều trong các tác phẩm của ông: cho rằng kẻ làm trai là phải mang lấy cái nợ và phải tung hoành ngang dọc để trả cho trọn cái nợ ấy “ Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc Nợ tang bồng vay trả trả vay Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể” ( Chí anh hùng ) Tuy nhiên, đối với NCT, công danh không chỉ là vinh mà còn là nợ, là trách nhiệm, vì vậy ông coi đó là sự dấn thân tự nguyện đem tự do, tài hoa nhốt vào vòng trói buộc. Điều này là phù hợp với tâm trạng của con người đã trải qua bao nhiêu phiền luỵ chốn quan trường. theo khuôn khổ nào -> khinh đời ngạo thế, thách thức mọi thứ. II. Đọc hiểu 1. Lối sống ngất ngưởng khi làm quan a. Hai câu đầu - Từ ngữ: + Câu 1: dùng toàn chữ Hán -> mọi việc trong trời đất đều là phận sự của ta, thái độ tự tin vào tài năng, ý thức sâu sắc về vai trò và trách nhiệm của bản thân + Câu 2: Hi Văn - biệt hiệu của tác giả, tài bộ, đã vào lồng Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cường 4 Vì ông coi việc làm quan là một điều kiện, một phương tiện để thể hiện hoài bão vì dân vì nước và tài năng của mình. điều quan trọng là trong một môi trường có nhiều trói buộc, ông vẫn thực hiện được lí tưởng xã hội của mình và vẫn giữ được bản lĩnh, cá tính. GV: trong bốn câu thơ này tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? HS phát hiện GV ghi bảng GV: Thông qua các biện pháp nghệ thuật đó, tác giả nhằm diễn tả điều gì? HS: phát biểu Gv chốt lại GV: em có nhận xét gì về thái độ của tác giả? HS: kiêu hãnh, ngất ngưởng GV: Tài năng lỗi lạc xuất chúng: văn võ song toàn Thay đổi chức vụ liên tục, không chịu ở yên hoặc làm việc gì quá lâu Ngoài ra, hệ thống từ Hán Việt uy nghiêm trang trọng, âm điệu nhịp nhàng, nhiều điệp ngữ: khẳng định tài năng lỗi lạc, địa vị xã hội vẻ vang, xứng đáng một con người xuất chúng. GV: nhận xét gì về cách dùng từ? -> Ông coi việc nhập thế làm quan như một trói buộc, nhưng đó là điều kiện, phương tiện để thể hiện hoài bão vì dân vì nước và tài năng của mình. b. Bốn câu sau - Nghệ thuật: + Điệp từ: Khi (4 lần) + Liệt kê: Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc đông, các tước vị cụ thể của NCT -> Tác giả đã sơ bộ tóm tắt quá trình làm việc, cống hiến hết mình, tận lực vì dân vì nước -> Thái độ của tác giả: "tay ngất ngưởng", vừa tự hào kiêu hãnh vừa tỏ rõ quan niệm xem thường, bình thản trước mọi tài năng, chức tước, danh vọng -> phẩm chất độc đáo của NCT - chỉ biết cống hiến chứ không đòi hỏi hưởng thụ 2. Ngất ngưởng khi về hưu a. Câu 7 Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cường 5 HS phát biểu gv chốt lại GV: những hành động ngất ngưởng khi ông về hưuđược thể hiện qua những hình ảnh nào? HS tìm chi tiết GV ghi bảng GV: NCT làm một việc ngược đời, đối nghịch. Người ta tán lọng, ngựa xe nghiêm trang, còn ông thì ngất ngưởng trên lưng con bò. Đã là một giống vật thấp kém, bò mà lại bò cái, nhưng lại được trang sức bằng đạc ngựa - đồ trang sức quý của loài vật cao cấp ( ngựa). Song ông còn buộc mo cau vào đuôi bò ở cái chỗ cần che nhất với một tuyên ngôn ngạo ngược: để che miệng thế gian J trêu ngươi khinh thị cả thế gian kinh kì. Ông có quyền ngất ngưởng vì ông về hưu trong danh dự, sau khi đã làm được nhiều việc có ích cho dân… GV: từ câu 13 -> 18 tác giả đã thể hiện quan niệm sống của mình như thế nào? HS trả lời GV chốt lại - Từ ngữ: dùng toàn từ Hán -> âm hưởng trang trọng nghiêm túc. Nhắc lại sự kiện quan trọng trong cuộc đời về hưu, điều kiện để ông thực hiện lối sống ngất ngưởng b. 5 câu tiếp - Hình ảnh: + Đạc ngựa bò vàng: dạo chơi bằng cách cưỡi bò vàng + Phau phau mây trắng: thưởng thức cảnh đẹp ngao du sơn thuỷ + Đủng đỉnh một đôi dì: dẫn các cô gái trẻ lên chơi chùa, hát ả đào + Bụt cũng nực cười - Chi tiết đối chọi: + Tay cung kiếm >< dạng từ bi + Gót tiên >< đôi dì -> Tác dụng: khắc hoạ cho ta thấy một con người sống phóng túng tự do, thoải mái, nhẹ nhõm vừa thanh cao, siêu thoát nhưng cũng vừa lãng mạn, đa tình c. Bảy câu cuối - Quan niệm sống: + Được mất: vượt qua dư luận xã hội, không quan tâm đến việc được mất Giáo án 11 - Cơ bản Đỗ Viết Cường 6 GV: ở câu 17 - 18 cá tính và bản lĩnh của nhà thơ được thể hiện như thế nào? GV: em có nhận xét gì về câu cuối của bài? HS trao đổi và phát biểu ý kiến GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ + Khen chê: không bận lòng đến những lời khen chê + câu 15, 16: sống tự do, phóng túng, tận hưởng mọi thú vui, không vướng tục -> Một nhân cách, một bản lĩnh ngất ngưởng: sống không giống ai + Câu 17, 18: so sánh mình với các bậc anh tài, tự khẳng định mình là bề tôi trung thành -> ý thức về bản lĩnh, tài năng và phẩm chất - Nhân cách được khẳng định: + Câu cuối: vừa hỏi vừa khẳng định: mình là một đại thần trong triều, không có ai sống ngất ngưởng như ông cả. + Nêu bật sự khác biệt của mình so với đám quan lại khác: cống hiến, nhiệt huyết. + Ý thức muốn vượt ra khỏi quan niệm “đạo đức” của nhà nho. + Thể hiện tấm lòng sắt son, trước sau như một đối với dân, với nước. Æ Ngất ngưởng nhưng phải có thực tài, thực danh III. Ghi nhớ 5. Củng cố và dặn dò - Nhắc lại kiến thức cơ bản - Soạn bài: Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát

File đính kèm:

  • pdfbai ca ngat nguongNCT.pdf
Giáo án liên quan