I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hát đúng giai điệu của bài hát “Khúc hát chim sơn ca”
- Biết bài TĐN số 5 là đoạn trích trong bài “Em là bông hồng nhỏ” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
- Biết vài nét về nhạc sĩ Bét- tô- ven
2. Kỹ năng:
- Biết trình bày bài hát ở các hình thức hát đơn ca, song ca, tốp ca.
- Đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời ca bài TĐN số 5
- Nghe và cảm nhận được nét đặc trưng trong âm nhạc của Bét- tô- ven
3. Thái độ:
- Giáo dục các em có ý thức tìm hiểu về nền âm nhạc của các nước khác trên thế giới
- Giáo dục các em tinh thần vượt khó trong học tập và cuộc sống
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5798 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc 7: Tuần 14 - Tiết 14: Ôn tập bài hát: khúc hát chim sơn ca, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 14
TUẦN 14
Ôn tập bài hát: KHÚC HÁT CHIM SƠN CA
Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 5
Âm nhạc thường thức: GIỚI THIỆU NHẠC SĨ BÉT- TÔ- VEN
Ngày soạn: 15/ 11/ 2013
Ngày dạy: 18/ 11/ 2013
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Hát đúng giai điệu của bài hát “Khúc hát chim sơn ca”
- Biết bài TĐN số 5 là đoạn trích trong bài “Em là bông hồng nhỏ” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
- Biết vài nét về nhạc sĩ Bét- tô- ven
Kỹ năng:
- Biết trình bày bài hát ở các hình thức hát đơn ca, song ca, tốp ca...
- Đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời ca bài TĐN số 5
- Nghe và cảm nhận được nét đặc trưng trong âm nhạc của Bét- tô- ven
Thái độ:
- Giáo dục các em có ý thức tìm hiểu về nền âm nhạc của các nước khác trên thế giới
- Giáo dục các em tinh thần vượt khó trong học tập và cuộc sống
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Đàn và đọc thuần thục bài TĐN số 5
- Tư liệu về nhạc sĩ Bêtoven và một số tác phẩm của ông
Học sinh:
- Chép bài TĐN số 5 vào vở
Phương pháp:
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thực hành, luyện tập
- Phương pháp luyện tập- ôn tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ:
Hãy viết công thức cung và nửa cung trên bậc âm tự nhiên.
Bài mới:
HĐ CỦA GV
NỘI DUNG
HĐ CỦA HS
- GV giới thiệu bài và ghi bảng
- GV yêu cầu HS ôn bài hát 1 lần theo giai điệu.
- GV giới thiệu nội dung và ghi bảng
- Chỉ định 1 HS đọc SGK
- GV chia nhóm HS và tổ chức trò chơi với các nội dung câu hỏi sau:
+ Tên đầy đủ của nhạc sĩ Bét- tô- ven?
+ Nhạc sĩ Bét- tô- ven là nhạc sĩ nước nào? sinh và mất vào năm nào?
+ Nêu những tác phẩm tiêu biểu của ông ?
- GV ghi bảng
- GV cho HS nghe trích đoạn các tác phẩm :Fur Elise, Sonate ánh trăng…
- GV tiếp tục cho HS nghe 1 số đoạn nhạc và hỏi: Em hãy nêu cảm xúc khi nghe các tác phẩm?
- GV giới thiệu thêm thông tin về nhạc sĩ Bét- tô- ven cho HS
- GV giới thiệu nội dung bài và ghi bảng
- GV giới thiệu
- GV hỏi: + Bài TĐN viết ở nhịp gì?
+ Cao độ có những tên nốt nào?
+ Trường độ gồm những hình nốt nào ?
+ Bài có sử dụng những kí hiệu gì?
+ Bài TĐN có thể chia làm mấy câu?
- GV hướng dẫn
- GV yêu cầu
- GV đàn giai điệu mẫu
- GV đàn và hướng dẫn
- GV đàn chậm giai điệu câu 1 khoảng 2-3 lần cho hs nghe, yêu cầu các em đọc nhẩm theo sau đó bắt nhịp cho cả lớp cùng đọc.
- GV hướng dẫn và chú ý nghe để phát hiện và sửa sai kịp thời cho các em.
- GV đàn và bắt nhịp cho HS thực hiện hoàn chỉnh cả bài.
I. Ôn tập bài hát:
KHÚC HÁT CHIM SƠN CA
Nhạc và lời: Đỗ Hoà An
- Hát ôn bài hát 1 lần
II. Âm nhạc thường thức:
GIỚI THIỆU NHẠC SĨ BÉT- TÔ-VEN
- Đọc SGK
- Trò chơi “Giải đáp thắc mắc”
+ Tên đầy đủ là Lút- vích van Bê- tô- ven
+ Là nhạc sĩ thiên tài người Đức.Sinh năm 1770 và mất năm 1827 .
+ Sáng tác nổi bật nhất của ông là các bản giao hưởng và Sô nát, bao gồm 9 bản giao hưởng và 32 bản sô nát cho đàn Pi-a- nô .
- Nghe một số đoạn nhạc của Bet- tô- ven: Fur Elise, Sonate ánh trăng…
- Trao đổi về giai điệu, tính chất các tác phẩm
- Được mệnh danh là “Vị đại tướng của các nhạc sĩ”. Âm nhạc của ông có đặc điểm là “Bùng nổ, mới lạ, sáng tạo”.
III. Tập đọc nhạc: TĐN số 5
EM SẼ LÀ BÔNG HỒNG NHỎ
(Trích)
Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn
1. Phân tích sơ lược bài TĐN
- Giọng C- dur
- Nhịp 4/4
- Cao độ: Rê, mi, fa, fa#, son, la, si, đô, rê, mi.
- Trường độ: Nốt trắng, đen.
- Dấu nhắc lại, khung thay đổi
- Cấu trúc: chia làm 4 câu
- Âm hình tiết tấu: Câu 1/ SGK
2. Tập đọc nhạc
- Đọc tên nốt nhạc của bài.
- Nghe giai điệu mẫu
- Đọc gam Đô trưởng
- Tập từng câu: ( Dịch giọng -7)
+ Tập câu 1
+Tập câu => Nối câu 1 với câu 2
=> Đọc thuần thục cả 2 câu.
- Tập tương tự với các câu còn lại cho đến hết bài.
- Ghép lời ca
- Cả lớp hát lời kết hợp gõ phách theo nhịp 4/4.
* Trình bày hoàn chỉnh cả bài
Ttấu Dissco – TP 110
- HS nghe và ghi bài
- HS ôn hát.
- HS nghe và ghi bài
- HS đọc SGK
- Các nhóm xung phong trả lời
- HS ghi bài
- HS nghe
- HS phát biểu
- HS nghe và ghi bài
- HS nghe và ghi bài
- HS trả lời
- HS thực hiện
- HS nghe
- HS đọc gam C
- HS nghe và đọc theo
- HS thực hiện
Củng cố, đánh giá:
Khái quát hệ thống kiến thức các nội dung đã học
Nhận xét, dặn dò:
Học thuộc bài “ Khúc hát chim sơn ca”
Tập đọc TĐN số 5 thuần thục
Chuẩn bị tiết ôn tập
Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………........................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tuan 14 tiet 14 am nhac7.doc