I. MỤC TIÊU:
1. Phẩm chất:
- Giáo dục tình cảm gắn kết bạn bè thông qua việc giới thiệu những người bạn của Đô – Rê - Mi.
2. Năng lực:
- Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát Xúc xắc xúc xẻ.
- Biết hát và kết hợp vận động theo nhịp điệu bài hát.
- Bước đầu nhớ tên các nốt nhạc và đọc được bài đọc nhạc “Những người bạn của Đô – Rê – Mi”.
- Bước đầu biết đọc nhạc “Những người bạn của Đô – Rê – Mi” theo kí hiệu bàn tay.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên
- GV nghiên cứu chuẩn bị học liệu tư liệu phù hợp nhạc đệm cho bài hát, bài đọc nhạc File âm thanh MP3, MP4, .
- Trình bày bài đọc nhạc Những người bạn của Đô- Rê- Mi.
- Trình chiếu Power Point/ Loa Blutooth
- Nhạc cụ: đàn phím điện tử/ghi ta, thanh phách/ nhạc cụ tự chế.
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1
- Vở bài tập âm nhạc 1.
- Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong tiết học
3. Bài mới:
23 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 1 - Chủ đề 5: Nhịp điệu mùa xuân - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 5: Nhịp điệu mùa xuân
Tiết 1:
- Học hát bài: XÚC XẮC XÚC XẺ
Nhạc của: Nguyễn Ngọc Thiện
Lời: Phỏng theo đồng dao cố
- Vận dụng sáng tạo: DÀI – NGẮN
I. MỤC TIÊU:
1. Phẩm chất:
- Học sinh cảm nhận được không khí vui tươi và hiểu được ý nghĩa tốt đẹp của ngày Tết cổ truyền thông qua nội dung của bài hát.
- Giáo dục các em tình cảm kính trọng, yêu thương và chia sẻ với người thân trong gia đình trong ngày Tết đoàn viên.
2. Năng lực:
- Học sinh bước đầu nhớ được tên, hát rõ lời ca và đúng theo giai điệu bài hát Xúc xắc xúc xẻ. Bước đầu biết hát kết hợp với nhạc đệm.
- Bước đầu nhận biết được độ dài – ngắn của âm thanh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung chủ đề, chuẩn bị học liệu, tư liệu phù hợp nhạc đệm cho bài hát. File âm thanh MP3, MP4, ...
- Chuẩn bị giáo cụ trực quan: lợn đất, sứ, ống tre nứa, tiền xu giả cổ... (nếu có)
- Nhạc cụ: đàn phím điện tử/ ghi ta, trống con, song loan/ Tabourine...
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1.
- Vở bài tập âm nhạc 1.
- Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong tiết học
3. Bài mới:
Nội dung (thời gian)
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1:
Học hát bài:
Xúc xắc xúc xẻ 20’
* Giới thiệu bài
- Hình ảnh/ File mp4 về không khí ngày tết.
? Nhận xét nội dung bức tranh/ File MP4.
- Trình chiếu/ xem lại tranh? Các con hãy đặt tên cho các bức tranh. GV gợi ý cho HS (nếu cần).
? Ở VN mùa xuân có gì đặc biệt.
? Hãy kể về ngày tết ở gia đình em. (GV cùng gợi mở và tương tác với HS về các phương án trả lời).
=> Ngày tết đem niềm vui đến mọi nhà, mọi người dù đi làm ăn nơi xa ai cũng mong ngày tết đến để trở về đoàn tụ cùng gia đình.
- Quan sát và nhận xét.
- Hình ảnh về cây cảnh/ hoa mùa xuân/ tết ...
- HS đặt tên tranh:
+ Cây hoa mùa xuân.
+ Chợ tết.
+ Gói bánh Chưng ngày tết...
+ Chúc tết...
- Có tết cổ truyền/ tết nguyên đán.
- HS trả lời:
+ Mẹ, Bà đi chợ mua sắm tết
+ Trẻ em được mua quần áo mới.
+ Cả nhà ngồi gói bánh
+ Bố mua đào quất
+ Ông trang trí bàn thờ
+ Mẹ nấu cỗ cũng
+ Em giúp ông bà lau bàn thờ, rửa cốc chén.
...
Xem chủ đề sách giáo khoa.
* Nghe hát mẫu
- Hát mẫu 1/2 lần, nghe CD/ GV hát mẫu đệm đàn phím điện tử.
- GV đàn giai điệu cho HS nghe qua 1 lần và yêu cầu HS nhẩm theo.
? Cảm nhận về giai điệu của bài hát?
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- Nghe và cảm nhận.
- HS nghe và nhẩm theo.
- HS trả lời theo cảm nhận.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
* Đọc lời ca
- Bắt nhịp hướng dẫn HS đọc
Xúc xắc xúc xẻ
Năm mới năm mẻ
Nhà nào còn thức
Mở cửa cho chúng tôi
- Đọc lời ca theo tiết tấu:
Xúc xắc xúc xẻ
Năm mới năm mẻ
Nhà nào còn thức
...
- HS đọc theo hướng dẫn của GV
- HS đọc theo hướng dẫn của GV
* Tập hát
- GV hát và hướng dẫn HS hát từng câu móc xích và ghép cả bài.
- GV đàn giai điệu và hát mẫu từng câu 1, 2 lần và bắt nhịp cho HS hát theo.
- Câu 1: Xúc xắc xúc xẻ năm mới năm mẻ.
- Câu 2: Nhà nào còn thức, mở cửa cho chúng tôi.
- Móc xích câu 1 + 2
- Câu 3: Xúc xắc xúc xẻ năm mới năm mẻ.
- Câu 4: Nhà nào còn thức, mở cửa cho chúng tôi.
- Móc xích câu 3 + 4
- GV cho HS hát cả bài
- Lắng nghe, hát theo giai điệu
- Tập hát câu 1
- Tập hát câu 2
- Tập hát móc xích câu 1 + 2
- Tập hát câu 3
- Tập hát câu 4
- Tập hát móc xích câu 3 + 4
- HS thực hiện
* Hát kết hợp nhạc đệm.
- Hướng dẫn HS hát với vỗ tay theo nhịp/ gõtrống/ song loan/ thìa nhôm (GV quan sát và sửa sai các lỗi của HS)
- Hát với nhạc đệm (2 - 3 lần). GV mở file nhạc/ đệm trên đàn và hướng dẫn HS hát khớp nhịp.
- Trình bày theo nhóm/ tổ/ cá nhân.
+ Các nhóm hát nối tiếp các câu
GVcần nhắc nhở HS thực hiện đúng các yêu cầu...
- Thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
+ HS lắng nghe và thực hiện theo.
- Liên hệ giáo dục
- Ngày tết cần gìn giữ phong tục, nghi lễ cổ truyền của dân tộc. GV kể câu chuyện về tục mừng tuổi (*) và sử dụng ống tre (hoặc chú lợn sứ cho những đồng tiền xu giả cổ) lắc cho HS nghe.
- Mọi người dù đi làm xa cũng trở về nhà, thể hiện tình cảm yêu thương gắn kết tình thân trong gia đình, làng xóm, bạn bè...
- Ngày nay tục mừng tuổi vẫn được giữ nguyên, đây là nét văn hóa rất ý nghĩa của người Việt. Mọi người mừng tuổi cho nhau, và cũng mong muốn nhận được những lời chúc tốt đẹp,những điều may mắn vào dịp Tết.
? Ngày tết khi được người lớn mừng tuổi các em cần phải làm gì?
- Trao yêu thương đến mọi người, mọi nhà.
- Giúp gia đình các công việc phù hợp để chuẩn bị đón Tết.
- Lắng nghe lời chúc tết, lễ phép nhận, trân trọng.
- Biết trân trọng, quí giữ những đồng tiền mừng tuổi được làm ra bởi công sức của bố mẹ và những người thân. Tiền còn dùng để mua thực phẩm và tất cả những gì thiết yếu: quần áo, đồ dùng, sách vở, đồ dùng học tập...
Hoạt động 2:
Vận dụng sáng tạo:
Dài – ngắn
+ Nghe và nhắc lại âm thanh
- Hướng dẫn HS quan sát Power Point bảng phụ/ SGK.
? Mỗi ô nhạc có mấy nốt nhạc
? tên gọi như thế nào?
? Điểm khác nhau của các nốt nhạc là gì? (hình nốt)
- Đàn giai điệu và cho bọc sinh đọc tên nốt.
- HS cho biết hình nốt nào thì ngân dài hơn?
- GV khích lệ HS trả lời, tự nhận xét và nhận xét các bạn.
- GV đàn lại nhiều lần và cho học sinh thể hiện lại để cảm nhận yếu tố dài – ngắn của âm thanh.
- GV có thể thay đổi cao độ và đánh lại trên đàn để HS nhận xét.
- Khuyến khích HS đọc và vận động theo ý thích cá nhân.
- Lắng nghe và trả lời câu hỏi GV
- Nghe âm thanh, cảm nhận, nhắc lại.
- Hình nốt tròn ngân dài hơn.
- HS nhận xét
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
* Củng cố
- GV yêu cầu HS hát và gạch chân vào những từ được ngân dài trong câu hát ở bài tập 1 trang 21 vở bài tập.
- Dặn dò học bài cũ và chuẩn bị bài mới. Khuyến khích HS về nhà hát cho người thân cùng nghe.
- HS thực hành.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
* CÂU CHUYỆN VỀ TỤC MỪNG TUỔI
Ngày xưa, mỗi khi tết đến xuân về, mọi nhà mọi người đều rất vui vẻ, nhà nào cũng mua sắm trang trí nhà mới thật đẹp,gói bánh chưng để đón tết. Sau giao thừa, mọi người cùng nhau đi chúc tết những người thân trong họ hoặc hàng xóm. Trẻ con là vui nhất, chúng đi từng nhóm hát vang và gõ cửa từng nhà để chúc tết. Đến đâu cũng được chủ nhà chúc mừng mọi điều tốt lành: thêm tuổi mới, cao lớn hơn, chăm ngoan học giỏi hơn và còn được người lớn không quên mừng tuổi, đó là những đồng tiền xu để lấy may mắn. Những đồng xu ấy được bọn trẻ bỏ vào một cái ống nứa đã cưa xéo, hoặc xâu vào một cái dây dài đeo trên cổ để không bị rơi. Bọn trẻ vưa đi vừa lắc lư và hát tạo nhịp điệu vui tai. Âm thanh ấy vang lên thành tiếng chúng gọi là:“Xúc xắc, xúc xẻ”. Ngày nay, những ống tre/ nứa đã được thay bằng những chú lợn sứ xinh xắn.Và những đồng tiền mừng tuổi được bỏ vào chú lợn để giữtiết kiệm. Khi cần chi tiêu hợp lý vào một dịp nào đó sẽ “ mổ” lợn để lấy tiền ra...(GV đưa chú lợn sứ để tạo hứng thú, HS được quan sát trực tiếp sẽ tạo nên cảm xúc và ấn tượng hơn với bài học).
Tiết 2:
- Ôn tập bài hát:
XÚC XẮC XÚC XẺ
- Đọc nhạc:
NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA ĐÔ – RÊ - MI
I. MỤC TIÊU:
1. Phẩm chất:
- Giáo dục tình cảm gắn kết bạn bè thông qua việc giới thiệu những người bạn của Đô – Rê - Mi.
2. Năng lực:
- Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát Xúc xắc xúc xẻ.
- Biết hát và kết hợp vận động theo nhịp điệu bài hát.
- Bước đầu nhớ tên các nốt nhạc và đọc được bài đọc nhạc “Những người bạn của Đô – Rê – Mi”.
- Bước đầu biết đọc nhạc “Những người bạn của Đô – Rê – Mi” theo kí hiệu bàn tay.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên
- GV nghiên cứu chuẩn bị học liệu tư liệu phù hợp nhạc đệm cho bài hát, bài đọc nhạc File âm thanh MP3, MP4, ...
- Trình bày bài đọc nhạc Những người bạn của Đô- Rê- Mi.
- Trình chiếu Power Point/ Loa Blutooth
- Nhạc cụ: đàn phím điện tử/ghi ta, thanh phách/ nhạc cụ tự chế...
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1
- Vở bài tập âm nhạc 1.
- Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong tiết học
3. Bài mới:
Nội dung (thời gian)
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1:
Ôn tập bài hát
Xúc xắc xúc xẻ
* Khởi động
- Trò chơi:
“Ô chữ kì diệu”
- Ôn tập bài hát
- Chia lớp thành 4 nhóm. GV ra câu hỏi, tổ, nhóm nào ra tín hiệu sớm dành quyền trả lời trước. Mỗi câu trả lời đúng được tùy chọn mở 1 ô chữ theo phán đoán, có thể đọc luôn đáp án. Nếu vẫn không đọc được, trò chơi tiếp tục đến khi đáp án được mở ra
? Trong 4 mùa : Xuân, Hạ Thu, Đông mùa nào có tết cổ truyền.
? Hoa gì thường nở vào mùa xuân
? Những việc gì thường làm để đón tết: (có 3 đáp án trở lên)
? Vì sao mọi người đều mong đón tết về: (từ 3 đáp án trở lên)
- Sau khi chơi, nhóm nào tìm được nhiều đáp án đúng, GV yêu cầu nhóm trưởng nhận phần thưởng.
- Nghe lại giai điệu bài hát : GV hát/ CD,/ đàn giai điệu
- GV yêu cầu HS gõ lại âm hình tiết tấu của bài hát
- GV sửa sai, nhắc nhở (nếu cần)
- GV cùng HS hát xúc xắc xúc xẻ/ GV chỉ huy HS hát và gõ đệm theo tiết tấu để HS nhớ lại các cách gõ đệm (GV dùng trống con, trống điện tử trong đàn để tạo âm thanh vui tai và thu hút HS)
- GVcùng HS nhận xét và sửa sai cho các nhóm, đôi bạn/ cá nhân.
- Lắng nghe luật chơi, thực hiện trả lời câu hỏi.
- Mùa Xuân
- Hoa mai, hoa đào
- Dọn nhà, chúc tết, gói bánh chưng, thăm ông bà, về quê, lễ chùa, chơi chợ xuân....
- Được đi chơi, may quần áo mới, lì xì, lễ chùa,...ăn bánh kẹo, ăn bánh chưng
- HS nhận thưởng.
- Nhận ra bài hát Xúc xắc xúc xẻ.
- HS gõ tiết tấu:
- HS lắng nghe và sửa sai (nếu có)
- HS thực hiện
- HS lắng nghe.
* Hát với nhạc đệm
- Ôn hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu : hát cả bài, riêng câu cuối: “Mở cửa cho chúng tôi” HS không gõ đệm mà sau khi hát xong câu đó thì HS vỗ tay theo âm hình tiết tấu dưới đây:
Xúc xắc xúc xẻ
- GV mở file nhạc và yêu cầu HS hát theo.
- Lưu ý bắt nhịp và hướng dẫn HS hát cầu đầu và câu cuối khớp nhạc
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện.
- Lắng nghe và quan sát các bạn cùng gõ để các tiếng gõ đồng đều.
* Hát kết hợp vận động theo nhịp điệu.
- GV trao đổi với HS về động tác và đội hình thể hiện khi kết hợp với hát: Động tác chân, tay kết hợp.
- Sau khi thỏa thuận, GV yêu cầu HS hát kết hợp các động tác vận động
- GV đưa ra gợi ý động tác chia sẻ và HS lựa chọn động tác vận động.
- Yêu cầu HS tự nhận xét.
- GV khuyến khích HS sáng tạo động tác phụ họa mới.
- Hát và vận động minh họa
- Tập trung thực hiện đúng động tác khớp với nhịp điệu âm nhạc.
- HS thực hành.
- Tự nhận xét về vận động của nhóm/ dãy bàn/ tổ...
- Nêu ý kiến khác của bản thân (nếu có)
Hoạt động 2:
Đọc nhạc:
Những người bạn của Đô – Rê - Mi
* Giới thiệu:
- Có 3 người bạn của: Đô Rê Mi, chúng ta hãy làm quen với 3 bạn nhé:
- GV Đàn: Đồ, Rê, Mi... ( 2- 3 lần)
- Hướng dẫn và đọc cùng HS (vài ba lần) cao độ Đô Rê Mi.
- GV đánh trên đàn thêm hai nốt: Pha và Son :
+ Giới thiệu cho HS đây là hai bạn mới đến với bạn Đô Rê Mi.
- Giới thiệu 5 nốt nhạc
- Đọc cao độ: Đồ, Rê, Mi ( nốt nhạc hình tượng)
- Đọc cao độ hai nốt Pha Son
Pha Son
- Đọc 5 nốt nhạc
Đô rê mi pha son
* Nghe mẫu/ đọc mẫu
- Cho nghe mẫu bài đọc nhạc.
* Đọc tên nốt
- Nghe mẫu bản nhạc: GV đọc/GV đàn/ Nghe File âm thanh mẫu. (GV chỉ vào các nốt nhạc khi giai điệu vang lên).
- Cho nghe 1 đến 2 lần.
- GV chỉ vào từng nốt đọc và yêu cầu học sinh đọc theo.
- Cho HS đọc tên nốt
- GV đặt câu hỏi:
+ Pha và Son đọc cao hơn hay thấp hơn Đô Rê Mi?
- GV hướng dẫn HS đọc 5 nốt Đô Rê Mi Pha Son (tập thể, dãy bàn, nhó)
+ Khi đọc cần đọc phải chú ý điều gì?
+ Nhận xét khi đọc liền 5 nốt
- GV hướng dẫn HS đọc theo giai điệu từng câu trong bài (2 câu).
+ GV đàn và đọc từng câu 1 đến 2 lần và bắt nhịp cho HS đọc theo.
+ GV cho HS đọc cả bài
- Nghe và cảm nhận
- HS lắng nghe và nhẩm theo.
- HS lắng nghe và thực hành.
- HS thực hành
- HS trả lời:
+ Đứng sau, đứng cao hơn Đồ, Rê, Mi.
- HS thực hiện
- Đọc cao hơn.
+ Đọc thành giai điệu đi lên...
- Học sinh thực hiện.
+ HS đọc theo.
+ HS thực hiện
* Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay
- Tập cho HS đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.
- Đọc nhạc kết hợp nhạc đệm.
- GV trình chiếu/ Bảng phụ/ hình ảnh đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay các nốt Đô Rê Mi
- Trình chiếu thế tay nốt pha, son.
- Trình chiếu hình ảnh 5 nốt nhạc (HS đọc và đưa thế tay lần lượt).
- GV đọc tên nốt chậm đến nhanh (dựa theo bài đọc nhạc) HS cùng làm kí hiệu bàn tay đọc theo và điều chỉnh thế tay cho đúng.
- Quá trình HS đọc, GV khích lệ HS tự nhận xét và nhận xét cho nhau, GV sửa sai (nếu cần).
- GV nhận xét và tuyên dương.
- GV đàn giai điệu đệm theo giúp học sinh phát triển khả năng nghe và đọc cao độ chuẩn xác hơn.
- HS quan sát
- HS lắng nghe và thực hiện theo.
- HS thực hành
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Học sinh thực hiện.
* Củng cố
- GV yêu cầu HS hát và gõ đệm bài Xúc xắc xúc xẻ theo hình ở bài tập 2 trang 21 vở bài tập.
- Quan sát tranh ở bài tập 4 trang 22 vở bài tập và trả lời câu hỏi:
? Nói tên hai người bạn mới của Đô – Rê – Mi?
? Hãy thể hiện kí hiệu bằng tay hai nốt nhạc mời học.
- GV yêu cầu HS tự luyện tập, thể hiện và chia sẻ với người thân và các bạn.
- HS thực hiện.
- HS trả lời:
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Tiết 3:
- Ôn tập đọc nhạc:
NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA ĐÔ – RÊ MI
- Thường thức âm nhạc:
NHẠC SĨ VÔN-GANG A-MA-ĐỚT MÔ DA
- Vận dụng sáng tạo:
DÀI - NGẮN
I. MỤC TIÊU:
1. Phẩm chất:
- Giáo dục, nuôi dưỡng tình yêu đối với âm nhạc. Tinh thần rèn luyện và phát triển năng khiếu âm nhạc.
2. Năng lực:
- Đọc được bài đọc nhạc Những người bạn của Đô Rê Mi kết hợp ghép với nhạc đệm, gõ đệm. Cảm nhận được cao độ đi lên của các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son.
- Nhớ được nội dung câu chuyện thần đồng âm nhạc Mô- da, bước đầu biết quan sát tranh và kể lại câu chuyện theo cách nhớ của HS.
- Cảm nhận được tính chất âm nhạc trong sáng nhẹ nhàng, bức tranh mùa xuân yên bình qua bài hát Khát vọng mùa xuân của Mô- da.
- Phân biệt và thể hiện được yếu tố dài - ngắn theo yêu cầu.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Trình chiếu Power Point/ Đàn phím điện tử/ Ghi ta – Loa Blutooth.
- Chơi đàn và đọc thuần thục bài đọc nhạc.
- Dữ liệu/ File âm thanh bài đọc nhạc, mp3/ mp4 bài hát Khát vọng mùa xuân
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1
- Vở bài tập âm nhạc 1.
- Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong tiết học
3. Bài mới:
Nội dung (Thời lượng)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
Ôn tập đọc nhạc
Những người bạn của Đô – Rê – Mi
(10p)
* Khởi động:
- Tổ chức cho HS chơi “Những người bạn cyar Đô – Rê –Mi”
- GV chia lớp thành 5 nhóm mỗi nhóm mang tên 1 nốt nhạc
- Phổ biến luật chơi: Cô gọi tên nốt nào nhóm đó đứng dạy đọc tên nốt và đưa thế bàn tay đúng tên nốt.
- Từ chậm đến nhanh nhóm nào không phát hiện tên mình hoặc làm sai thế nay là thua yêu cầu hát tặng lớp 1 bài.
=> (GV đưa nét giai điệu của bài đọc nhạc để ngầm ý ôn đọc nhạc)
- Lắng nghe, quan sát, trải nghiệm và thực hiện theo hướng dẫn của GV
- HS thực hiện.
* Đọc nhạc với nhạc đệm.
- GV đàn hoặc mở nhạc đệm cho HS đọc 1 -2 lần.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét và sửa sai (nếu có)
- GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập theo nhiều hình thức:
+ Chia nhóm đọc nối tiếp.
+ Đọc theo từng cặp.
+ Đọc cá nhân.
- GV mở nhạc đệm và yêu cầu HS đọc nhạc kết hợp gõ đệm trống con theo nhịp/ phách bằng nhiều hình thức: cá nhân/ cặp/ nhóm/ cả lớp.
- HS đọc nhạc.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe và sửa sai (nếu có)
- HS thực hành.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
* Đọc nhạc kết hợp vận động theo nhịp.
- Đọc và vận động
- GV gợi ý và hướng dẫn HS đọc nhạc đứng lên, ngồi xuống theo các câu:
+ Câu1: đứng lên (giai điệu đi lên)
+ Câu 2: ngồi xuống (giai điệu đi xuống).
- Hướng dẫn đọc nhạc vươn tay lên. Hạ tay xuống.
+ Câu1: Vươn tay lên (giai điệu đi lên)
+ Câu 2: Hạ tay xuống (giai điệu đi xuống).
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét – đánh giá.
? HS có cách vận động nào khác không?
- Khuyến khích HS sáng tạo và chỉnh sửa góp ý cho phù hợp
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS sáng tạo cách vận động (nếu có)
Hoạt động 2:
Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Vôn-gang A-ma-đớt Mô-da
(15p)
* Thần đồng âm nhạc Mô-da
- Tìm hiểu nội dung câu chuyện.
- Kể chuyện theo tranh.
- Liên hệ giáo dục
- Quan sát tranh trên bảng/ SGK,
- GV đàm thoại và gợi mở HS nhận xét và trả lời từng bức tranh
* Tranh 1: Gia đình Mô- da có truyền thống âm nhạc.
? Có những nhân vật nào trong tranh?
? Bố, mẹ, chị của Mô- da đang làm gì? (Mẹ cũng là một ca sĩ hát rất hay)
* Tranh 2: tài năng của Mô- da được bộc lộ từ bé.
? Mô- da có khả năng đặc biệt như thế nào?
* Tranh 3: Mô- da đang biểu diễn trong Hoàng cung.
? Mọi người làm gì khi nghe Mô- da chơi đàn?
- GV đọc câu cuối chậm để HS cảm nhận về câu chuyện.
? Em thấy cần học Mô- da đức tính gì? (Chăm chỉ)
? Vì sao Mô- da được gọi là thần đồng?
(Tài năng Mô- da bộc lộ từ rất bé: Biết chơi đàn piano, vi-ô-lông, sáng tác nhạc, đi biểu diễn nhiều nơi trên thế giới)
- GV yêu cầu 1 - 2 HS kể chuyện về Mô-da theo tranh.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét – đánh giá.
- GV hỏi:
? Em thích nhất bức tranh nào trong câu chuyện? vì sao?
- Giáo dục, nuôi dưỡng tình yêu đối với âm nhạc. Tinh thần rèn luyện và phát triển năng khiếu âm nhạc.
- HS quan sát.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS trả lời:
+ Bố/ mẹ/ chị gái và Mô-da.
- HS trả lời:
+ Bố, chị đang chơi đàn, mẹ đang bế Mô- da.
- HS trả lời:
+ Mô- da biết sáng tác nhạc từ bé và rất chăm tập đàn
- HS trả lời:
+ Khi Mô- da chơi đàn mọi người chăm chú lắng nghe và thán phục.
- HS cảm nhận.
- HS trả lời theo hiểu biết
- HS trả lời.
- HS thực hành kể chuyện.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời theo ý mình.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
* Nghe bài hát:
Khát vọng mùa xuân
- Giới thiệu về bài hát.
- Tìm hiểu về nội dung và tính chất âm nhạc của bài hát.
- Đây là bài hát do Mô- da sáng tác.
- GV hướng dẫn HS nghe lần 1 mp3, lần 2 mp4.
- GV yêu cầu và gợi mở HS trả lời câu hỏi:
? Bài hát nói về cảnh đẹp mùa nào trong năm
? Tính chất âm nhạc nhẹ nhàng du dương hay nhanh và dữ dội
? Có những hình ảnh nào trong bài hát
? Cảm xúc của em khi nghe xong bài hát Khát vọng mùa xuân.
- GV cho HS nghe và vận động theo ý thích.
- HS trả lời.
+ Mùa xuân
+ Nhẹ nhàng, du dương.
+ Cây lá xanh tươi, chim hót, hoa nở, suối chảy trong lành
+ HS trả lời theo cảm nhận.
- HS thực hiện.
Hoạt động 3:
Vận dụng - Sáng tạo:
Dài – ngắn
* Đọc và thể hiện các âm thanh theo hình.
- GV cho HS quan sát/ nghe tiếng tàu hoả và mô phỏng dài - ngắn.
(Tu uuuuuuu xịch xịch xịch)
? Đây là âm thanh gì?
? âm thanh gì quanh ta có yếu tố dài ngắn?
- GV chia lớp làm 2 nhóm và hướng dẫn cách chơi.
+ Nhóm 1: Hu ..... liền một hơi (4 phách).
+ Nhóm 2: Cộc cộc cộc ... ngắt từng từ (mỗi từ 1 phách, sau 3 từ nghỉ một phách rồi lặp lại)
- Kết hợp hai nhóm thể hiện cùng nhau. Có thể hoán đổi nhóm và lặp lại trò chơi.
- GV gợi ý cho HS thể hiện các động tác phụ họa khi chơi trò chơi
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét – đánh giá
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS lắng nghe và chơi trò chơi.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS chơi trò chơi kết hợp phụ họa.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
* Củng cố
- GV yêu cầu học sinh tô hoàn chỉnh nét đứt các nốt nhạc ở bài tập 3 trang 22 vở bài tập.
- Đọc bài đọc nhạc Những người bạn của Đô – Rê – Mi và vận động theo hình ở bài tập 5 trang 23 vở bài tập.
* GV khen ngợi động viên HS đã thực hiện tốt các nội dung. Khuyến khích HS kể về nội dung bài học cho người thân cùng nghe.
- HS thực hành.
- HS thực hành.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Tiết 4:
- Ôn tập bài hát: XÚC XẮC XÚC XẺ
- Vận dụng sáng tạo: DÀI – NGẮN
I. MỤC TIÊU:
1. Phẩm chất:
- Biết quan sát, liên hệ ngoài cuộc sống các âm thanh có yếu tố dài - ngắn; tích cực chia sẻ những nội dung đã học với bạn bè và người thân.
2. Năng lực:
- Hát thuộc và đúng theo giai điệu lời ca bài hát Xúc xắc xúc xẻ (nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện, lời: phỏng đồng dao). Tích cực trình bày bài hát ở các hình thức tốp ca, song ca, đơn ca cùng với nhạc đệm.
- Phân biệt và thể hiện được tính chất dài - ngắn trong âm nhạc qua các trò chơi trong sách giáo khoa.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Trình chiếu Power Point / Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm
- Hát, chơi đàn và đệm thuần thục bài hát: Xúc xắc xúc xẻ
- Bảng phụ trò chơi “Ai hót dài hơn”
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1
- Vở bài tập.
- Thanh phác, song loan, nhạc cụ tự chế (nếu có)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong tiết học
3. Bài mới:
Nội dung (Thời lượng)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
Ôn tập bài hát
Xúc xắc xúc xẻ
(20 phút)
* Khởi động:
- Trò chơi:
“Nghe thấu đoán tài”
- GV cho nghe giai điệu một câu nhạc trong bài hát Xúc xắc xúc xẻ.
? Giai điệu vừa nghe nằm trong bài hát nào? Em hãy thể hiện lại câu nhạc đó?
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét – đánh giá, tuyên dương.
- HS nghe giai điệu và đoán tên.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
* Hát kết hợp động tác minh hoạ.
- GV chia nhóm và hướng dẫn, gợi ý các động tác phụ họa.
- GV chia lớp thành 4 nhóm các nhóm thoả thuận xây dựng động tác minh hoạ cho từng câu hát sau 5 phút chuẩn bị từng nhóm thể hiện.
+ Hai tay làm như cầm ống tre/ nứa đựng tiền xu đưa sang phải, sang trái và lắc lư theo nhịp điệu bài hát, chân bước một cách nhịp nhàng, tự nhiên.
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét và đánh giá.
-Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS tham khảo động tác.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
* Hát kết hợp vận động theo nhịp điệu/ nhạc cụ tự chế
- Hát kết hợp vận động.
- Hát kết hợp nhạc cụ tự chế.
- Chia lớp thành 2 nhóm các nhóm thoả thuận hình thức trình bày (Thời gian chuẩn bị 5 -7 phút).
+ Nhóm hát - nhóm gõ đệm (thanh phách, trống, thước kẻ, vỗ bàn.).
+ Nhóm hát - nhóm múa
+ Cả nhóm hát và đi mời các bạn rồng rắn hát lí lắc ngộ nghĩnh đồng dao
- GV động viên, hướng dẫn HS Hát kết hợp dùng các loại nhạc cụ tự chế như vỏ chai có viên bi, thước/ thìa gõ vào nhau.
- GV khích lệ HS tự nhận xét và nhận xét cho nhóm bạn.
- GV khen ngợi những ý tưởng mới và sự cố gắng của các nhóm HS.
- HS trình bày.
- HS thực hiện
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe
Hoạt động 2:
Vận dụng sáng tạo
Dài - ngắn
(15p)
* Trò chơi “Ai hót dài hơn”
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, hai dòng nhạc và đánh vần lời ca ở dưới các nốt nhạc
- Đưa hình ảnh và âm thanh 2 chú chim: chim sâu, chim sơn ca
- GV hướng dẫn HS đọc nốt nhạc và lời ca trong hai mẫu âm thanh mô phỏng tiếng chim hót.
? Em hãy mô phỏng lại tiếng hót chim sâu, chim sơn ca
? Nhận xét tiếng hót của 2 chú chim (yếu tố dài ngắn)
- Chia lớp 2 nhóm đại diện tiếng hót 2 chú chim:
+ Từng nhóm hót
+ 2 nhóm kết hợp theo mẫu:
Líu loooooooooooooo
Chích chích chích
- GV đàm thoại và gợi mở, yêu cầu HS suy nghĩ và tìm các âm thanh trong cuộc sống có độ dài ngắn khác nhau.
- GV chốt lại các ý kiến sau phương án trả lời của HS:
+ Tiếng còi tàu hỏa:
Hú........xịch xịch xịch
+ Tiếng gà trống gáy:
ò ó o o.....................
+ Gà con kêu:
Chíp chíp chíp
+ Tiếng còi ô tô:
bíp bíp bíp.............
- Yếu tố dài - ngắn của âm thanh còn rất nhiều ví dụ, các em hãy cùng quan sát, lắng nghe mọi âm thanh quanh ta để tìm hiểu và cảm nhận. Trong âm nhạc cũng vậy yếu tố dài ngắn có vai trò quan trọng để tạo nên những bản nhạc với tính chất âm nhạc khác nhau.
- Quan sát và thực hành theo sự gợi mở của giáo viên
- HS lắng nghe và cảm nhận.
- HS thể hiện
- HS thực hiện
- HS nhận xét và điều chỉnh giọng hát theo đúng mẫu âm.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
+ Chích, chích
+ Líu looooooo
- HS lắng nghe và trả lời
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
* Củng cố
- GV yêu cầu HS đọc âm “la” và vỗ tay theo hình ở bài tập 7 trang 24 vở bài tập.
* GV khen ngợi và khuyến khích HS về nhà chia sẻ nội dung bài hát/ bài đọc nhạc và cùng hát với người thân.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
File đính kèm:
- giao_an_am_nhac_lop_1_chu_de_5_nhip_dieu_mua_xuan_nam_hoc_20.doc