Giáo án Âm nhạc Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Vân Anh

- GV nhắc HS : Tiết học này cô và các em ôn tập 3 bài hát:

+ Quốc ca Việt Nam

+ Bài ca đi học

+ Cùng múa hát dưới trăng

- GV hướng dẫn HS ôn tập.

- GV đàn giai điệu một câu hát bất kì trong bài hát và yêu cầu HS nghe, trả lời câu hỏi.

+ Câu hát đó trong bài hát nào?

+ Ai là tác giả?

+ Bài hát được hát khi nào?

- GV đệm đàn yêu cầu HS đứng nghiêm trình bày bài hát.

- GV nghe và sửa cho HS những chỗ hát chưa đạt yêu cầu để HS hát chuẩn.

- GV nhắc lại thái độ khi hát: Nghiêm túc, mắt hướng lên Quốc kì.

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời.

+ Bài hát nào có giai điệu vui tươi, nhộn nhịp nói lên niềm vui của các em nhỏ mỗi sáng đươc đến trường.

- GV đệm đàn yêu cầu HS hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo phách và theo tiết tấu lời ca.

- Chỉ định 2 HS hát kết hợp gõ đệm.

- GV treo tranh minh hoạ có hình ảnh đêm trăng, mẹ con thỏ cùng các con vật trong rừng múa hát và yêu cầu HS đây là hình ảnh minh hoạ cho bài hát nào?

- GV đệm đàn yêu cầu HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.

- Chỉ định một tổ trình bày bài hát kết hợp vận động phụ hoạ.

- GV đặt câu hỏi.

+ Con hãy kể tên các kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3

- GV kẻ khuông nhạc lên bảng và yêu cầu HS nói tên dòng kẻ và các khe.

 

doc76 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Vân Anh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: Tiểu học long biên Thứ ngày thỏng 9 năm 2018 Giáo viên: Nguyễn Vân Anh Kế hoạch bài dạy Lớp: 4 Môn: Âm nhạc Tuần: 1 Tiết: 1 Tên bài: ÔN tập 3 bài hát và các kí hiệu Ghi nhạc đã học ở lớp 3 I Mục tiêu: Học sinh nhớ lại và thể hiện tốt 3 bài hát : Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, cùng múa hát dưới trăng. Học sinh ôn tập để củng cố một số kí hiệu ghi nhạc đã học. Tạo không khí học tập vui tươi, sôi nổi để các em thấy yêu bộ môn âm nhạc ngay từ đầu năm học. II Chuẩn bị của giáo viên: Nhạc cụ quen dùng. Băng, đĩa nhạc các bài hát lớp 3. Tranh ảnh minh hoạ. Nhạc cụ gõ đệm như thanh phách, mõ, song loan III Các hoạt động dạy học: Thời gian Nội dung Phương pháp, hình thức các tổ chức hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động Của giáo viên Hoạt động Của học sinh 2' 1. ổn định tổ chức - GV bắt nhịp để HS hát một bài hát đã học. - HS hát. 2' 2. Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra trong quá trình học hát. 25' 3. Bài mới * Hoạt động 1: Ôn tập 3 bài hát đã học ở lớp 3 - Mục tiêu: HS nhớ lại và thể hiện tốt 3 bài hát Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng. - GV chỉ định 5 em HS nhắc lại tên những bài hát đã học trong chương trình lớp 3. - 5 HS nhắc lại. - GV ghi tên bài lên bảng. Quốc ca Việt Nam - Văn Cao Bài ca đi học - Phan Trần Bảng Đếm sao - Văn Chung Gà gáy - Dân ca Cống (Lai Châu) Lớp chúng ta đoàn kết - Mộng Lân Con chim non - Dân ca Pháp Ngày mùa vui - Dân ca Thái Em yêu trường em - Hoàng Vân Cùng múa hát dưới trăng - Hoàng Lân Chị ong nâu và em bé - Tân Huyền Tiếng hát bạn bè minh - Lê Hoàng Minh - HS theo dõi. - GV nhắc HS : Tiết học này cô và các em ôn tập 3 bài hát: + Quốc ca Việt Nam + Bài ca đi học + Cùng múa hát dưới trăng - GV hướng dẫn HS ôn tập. - HS ôn tập. Ôn tập bài hát: Quốc ca Việt Nam Nhạc và lời: Văn Cao - GV đàn giai điệu một câu hát bất kì trong bài hát và yêu cầu HS nghe, trả lời câu hỏi. - HS nghe và trả lời. + Câu hát đó trong bài hát nào? - Đường vinh quang xây xác + Ai là tác giả? - Văn Cao. + Bài hát được hát khi nào? - Khi chào cờ. - GV đệm đàn yêu cầu HS đứng nghiêm trình bày bài hát. - HS trình bày bài hát. - GV nghe và sửa cho HS những chỗ hát chưa đạt yêu cầu để HS hát chuẩn. - HS hát và sửa. - GV nhắc lại thái độ khi hát: Nghiêm túc, mắt hướng lên Quốc kì. - HS ghi nhớ. Ôn tập bài hát Bài ca đi học Nhạc và lời: Phan Trần Bảng - GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời. - HS trả lời. + Bài hát nào có giai điệu vui tươi, nhộn nhịp nói lên niềm vui của các em nhỏ mỗi sáng đươc đến trường. - Bài hát Bài ca đi học. - GV đệm đàn yêu cầu HS hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo phách và theo tiết tấu lời ca. - HS hát kết hợp gõ đệm theo phách và theo tiết tấu lời ca. - Chỉ định 2 HS hát kết hợp gõ đệm. - 2 HS thực hiện. Ôn bài hát Cùng múa hát dưới trăng Nhạc và lời: Hoàng Lân - GV treo tranh minh hoạ có hình ảnh đêm trăng, mẹ con thỏ cùng các con vật trong rừng múa hát và yêu cầu HS đây là hình ảnh minh hoạ cho bài hát nào? - HS quan sát và trả lời: Bài hát Cùng múa hát dưới trăng. - GV đệm đàn yêu cầu HS hát kết hợp vận động phụ hoạ. - HS hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Chỉ định một tổ trình bày bài hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Một tổ trình bày bài hát. * Hoạt động 2: Ôn tập các kí hiệu ghi nhạc - Mục tiêu: HS nhớ lại và kể được tên các kí hiệu ghi nhạc đã học - GV đặt câu hỏi. + Con hãy kể tên các kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3 - HS kể tên. + Khuông nhạc và khoá son. + Tên nốt: Đô, Rê, Mi, Fa, Son ,La, Si. + Hình nốt: Trắng, đen, móc đơn. - GV kẻ khuông nhạc lên bảng và yêu cầu HS nói tên dòng kẻ và các khe. - HS nhắc lại. - GV yêu cầu học sinh: + Kẻ khuông nhạc. + Tập viết nốt nhạc. + Làm bài tập 1,2. - GV yêu cầu HS kẻ khuông nhạc và viết khoá son vào vở, GV dùng khuông nhạc bàn tay để hướng dẫn lại cho học sinh. - HS thực hiện. 5' 4. Củng cố - GV đệm đàn yêu cầu HS hát lại bài hát Bài ca đi học và Cùng múa hát dưới trăng, hát kết hợp gõ đệm. - HS ôn tập. 1' 5. Dặn dò - GV nhắc nhở HS. + Thuộc các bài hát. + Ôn tập các kí hiệu ghi nhạc. - HS ghi nhớ. Trường: Tiểu học long biên Thứ ngày thỏng 9 năm 2018 Giáo viên: Nguyễn Vân Anh Kế hoạch bài dạy Lớp: 4 Môn: Âm nhạc Tuần: 2 Tiết: 2 Tên bài: Học hát bài Em yêu hoà bình Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn I Mục tiêu: Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát. Thể hiện đúng những chỗ luyến láy, đảo phách nà nốt đen chấm dôi. Qua bài hát giáo dục cho các em học sinh tình yêu quê hương đất nước, yêu hoà bình. II Chuẩn bị của giáo viên: Nhạc cụ quen dùng. Băng, đĩa nhạc, máy nghe. Tranh ảnh minh hoạ. Nhạc cụ đệm: Mõ, thanh phách, song loan III Các hoạt động dạy học: Thời gian Nội dung Phương pháp, hình thức các tổ chức hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động Của giáo viên Hoạt động Của học sinh 2' 1. ổn định tổ chức - GV nhắc HS ngồi tư thế ngay ngắn. - HS ngồi ngay ngắn. 3' 2. Kiểm tra bài cũ 25' 3. Bài mới - Giới thiệu bài hát. - HS ghi bài. Học hát bài Em yêu hoà bình Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn * Hoạt động 1: Học hát - Mục tiêu: HS hát đúng giai điệu và lời ca - GV treo tranh minh học bài hát để HS theo dõi và nhận xét. - HS theo dõi và nhận xét. - GV giới thiệu Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam, đã được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. Ngoài những bài hát viết cho người lớn được công chúng yêu thích thì ông còn viết một số ca khúc thiếu nhi như: Chú mèo con, đường làng em, em yêu hoà bình - HS nghe GV giới thiệu. - Nghe bài hát. GV cho HS nghe bài hát qua băng đĩa nhạc hoặc do GV trình bày. - HS nghe bài hát qua băng nhạc hoặc do GV trình bày. - Đọc lời ca. GV treo bảng phụ đã chép lời ca lên bảng, có đánh dấu những chỗ lấy hơi yêu cầu HS đọc lời ca. Bài hát được chia làm 8 câu: Em yêu hoà bình yêu đất nước Việt Nam Yêu từng gốc đa bờ tre đường làng Em yêu xóm làng nơi mà em khôn lớn Yêu những mái nhà rộn rã lời ca Em yêu dòng sông hai bên bờ xanh thắm Dòng nước êm trôi lắng đọng phù sa Em yêu cánh đồng thơm mùi hương lúa Giữa đám mây vàng có đàn cò trắng bay xa. - HS đọc lời ca. - GV chỉ định 1- 2 HS đọc lại. - 1- 2 HS đọc lại. - Khởi động giọng. GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo một giọng hoặc 1 bài hát đã học. - HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV. - Học hát từng câu. GV hướng dẫn HS học hát từng câu theo lối móc xích, có sử dụng đàn để HS hát chuẩn. Câu 1: Em yêu hoà bình yêu đất nước Việt Nam. - HS học hát từng câu. - GV đàn giai điệu câu 1 khoảng 2-3 lần. - HS nghe giai điệu. - GV hát mẫu câu 1 yêu cầu HS nghe và nhẩm theo. - HS nghe và nhẩm theo. - GV bắt nhịp yêu cầu HS hát câu 1. - HS hát câu 1. - Chỉ định 1 HS khá hát lại. - 1HS hát lại. - Tập tương tự với các câu tiếp theo. - HS tập tương tự với các câu tiếp . - Hát cả bài. - GV đệm đàn yêu cầu HS hát toàn bộ bài hát. - HS hát lại toàn bộ bài hát. - Chỉ định 1tổ hát lại bài hát. - 1 tổ hát. * Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm - Mục tiêu: HS biết hát kết hợp gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca - GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách và theo tiết tấu lời ca + Theo phách Em yêu hoà bình yêu đất nước Việt Nam Í Í Í Í Í Í + Theo tiêt tấu lời ca Em yêu hoà bình yêu đất nước Việt Nam Í Í Í Í Í Í Í Í - HS thực hiện. - GV làm mẫu . - HS theo dõi. - Chỉ định 1HS thực hiện. - 1HS thực hiện. - Yêu cầu cả lớp thực hiện. - Cả lớp thực hiện. - Trình bày bài hát. GV đệm đàn yêu cầu cả lớp trình bày bài hát kết hợp vỗ tay gõ đệm theo phách và theo tiết tấu lời ca. - HS trình bày bài hát kết hợp vỗ tay gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca. 5' 4. Củng cố Dặn dò - GV mở nhạc và chỉ huy cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách - Dặn HS về nhà chuẩn bị một số động tác minh họa cho bài hát - HS thực hiện - HS ghi nhớ Trường: Tiểu học long biên Thứ Ba ngày 18 thỏng 9 năm 2018 Giáo viên: Nguyễn Vân Anh Kế hoạch bài dạy Lớp: 4 Môn: Âm nhạc Tuần: 3 Bài: 3 Tên bài: ôn tập bài hát em yêu hoà bình Bài tập cao độ và tiết tấu I Mục tiêu: Học sinh thuộc bài hát Em yêu hoà bình. Hát kết hợp với gõ đệm và vận động phụ hoạ. HS trình bày bài hát bằng các hình thức lĩnh xướng, hoà giọng, đối đáp. Đọc được bài tập cao độ và thể hiện tốt tiết tấu. II Chuẩn bị của giáo viên: Một vài động tác vận động phụ hoạ. Nhạc cụ quen dùng. Băng, đĩa nhạc, máy nghe. Nhạc cụ đệm: Mõ, thanh phách, song loan Bảng phụ đã chép sẵn bài tập cao độ và tiết tấu. III Các hoạt động dạy học: Thời gian Nội dung Phương pháp, hình thức các tổ chức hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động Của giáo viên Hoạt động Của học sinh 1' 1. ổn định tổ chức - GV yêu cầu HS ngồi ngay ngắn. - HS ngồi ngay ngắn. 3' 2. Kiểm tra bài cũ - Chỉ định 1HS hát bài Em yêu hoà bình. - Nhận xét. - 1HS hát. 20' 3. Bài mới * Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Em yêu hoà bình Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn - Mục tiêu: HS hát đúng giai điệu, hát thuộc lời ca kết hợp gõ đệm và vận động phụ họa - GV đàn giai điệu một câu nhạc trong bài hát Em yêu hoà bình yêu cầu HS nghe và đoán tên bài hát. - HS nghe và đoán tên bài. - Nghe bài hát. GV cho HS nghe lại bài hát qua băng nhạc hoặc GV trình bày. - HS nghe bài hát qua băng nhạc hoặc do GV trình bày. - Ôn tập. GV hướng dẫn HS ôn tập bằng nhiều hình thức khác nhau như hát hoà giọng, đối đáp và lĩnh xướng. Yêu cầu HS trình bày bài theo tổ, nhóm, cá nhân. - HS ôn tập theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn HS trình bày bài hát. HS trình bày bài hát. - Đoạn a: Một HS nữ lĩnh xướng câu 1,2 vừa hát vừ gỗ đệm theo phách. - 1 HS nữ lĩnh xướng câu 1-2. Một HS nam lĩnh xướng câu 3,4 vừa hát vừ gõ đệm theo phách. - 1 HS nam lĩnh xướng câu 3-4. - Đoạn b: Từ câu 5 đến câu 8 cả lớp hát hoà giọng vừa hát vừa gõ đệm theo phách. - Cả lớp hoà giọng câu 5 đến câu 8. - GV đệm đàn yêu cầu HS ôn tập kết hợp gõ đệm theo phách và theo tiết tấu lời ca. - HS ôn tập kết hợp gõ đệm. - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ hoạ nhịp nhàng. - HS hát kết hợp vận động phụ hoạ. - GV tổ chức thi đua giữa các tổ. - Các tổ thi đua. 10' * Hoạt động 2: Bài tập cao độ và tiết tấu - Mục tiêu: HS đọc được bài tập cao độ và thể hiện đúng tiết tấu - GV treo bảng phụ đã chép vị trí các nốt Đô - rê - Mi - Pha - Son - La - Xi trên khuông nhạc. - HS quan sát bảng phụ. - Chỉ định HS đứng tại chỗ : GV chỉ nốt nhạc nào HS nói tên nốt đó hoặc để 1 em lên bảng, 1 em đứng tại chỗ nói tên nốt đó. - HS nói tên nốt. - Luyện tập tiết tấu. GV ghi tiết tấu lên bảng. - HS theo dõi. - GV đặt câu hỏi. - HS trả lời. - Bài tập này có hình nốt và kí hiệu gì? - GV yêu cầu cả lớp nói tên hình nốt ( ) và dấu lặng đen. - Hình nốt đen, dấu lặng đen. - GV hướng dẫn và quy ước với HS cách vỗ tay và thể hiện dấu lặng đen (Hai lòng bàn tay úp xuống). - HS ghi nhớ. - GV gõ tiết tấu 3-4 lần vừa gõ vừa nói: Đen đen lặng - HS thực hiện. - GV vỗ và bắt nhịp cho HS vỗ cùng, chỉ định 1-2 HS thực hiện. - 1-2 HS thực hiện. - Luyện tập cao độ và tiết tấu. GV đàn giai điệu từng chuỗi âm thanh ngắn (Từ 3 - 5 âm). - HS nghe. - GV cho HS nghe và đọc hoà theo tiếng đàn. - Đọc hoà theo tiếng đàn. - GV hướng dẫn HS vừa đọc cao độ vừa gõ tiét tấu. - HS đọc cao độ và gõ tiết tấu. - Chỉ định 1 vài HS thực hiện. - 1vài HS thực hiện. 1' 4. Củng cố - GV đệm đàn yêu cầu HS hát lại bài hát Em yêu hoà bình. - HS hát lại. 1' 5. Dặn dò - GV nhắc HS về nhà thuộc bài hát và xem trước bài sau - HS ghi nhớ. Trường: Tiểu học long biên Thứ Ba ngày 24 tháng 9 năm 2018 Giáo viên: Nguyễn Vân Anh Kế hoạch bài dạy Lớp: 4 Môn: Âm nhạc Tuần: 4 Bài: 4 Tên bài: Học hát bài Bạn ơi lắng nghe Kể chuyện âm nhạc “Tiếng hát Đào Thị Huệ” I Mục tiêu: Học sinh thuộc lời ca và giai điệu bài hát. Biết bài hát là dân ca của dân tộc Êđê. Tập trình bày bài hát Bạn ơi lắng nghe kết hợp vận động theo nhạc. Nghe, ghi nhớ và tập kể lại câu chuyện Tiếng hát Đào Thị Huệ. Học sinh có thêm hiểu biết về tác dụng của âm nhạc đối với cuộc sống. II Chuẩn bị của giáo viên: Nhạc cụ quen dùng. Băng đĩa nhạc. Tranh ảnh minh hoạ cho câu chuyện. Nhạc cụ đệm : Mõ, thanh phách, song loan III Các hoạt động dạy học: Thời gian Nội dung Phương pháp, hình thức các tổ chức hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động Của giáo viên Hoạt động Của học sinh 1' 1. ổn định tổ chức - GV yêu cầu HS ngồi ngay ngắn. - HS ngồi ngay ngắn. 2' 2. Kiểm tra bài cũ - Chỉ định 1HS hát bài Em yêu hoà bình. - 1HS hát lại. 15' 3. Bài mới * Hoạt động 1: Học hát bài Bạn ơi lắng nghe Dân ca Ê đê - Mục tiêu: HS hát đúng lời ca và giai điệu bài hát, thể hiện đúng chất Tây nguyên trong bài hát - Giới thiệu bài: GV treo tranh minh hoạ bài hát Bạn ơi lắng nghe và yêu cầu HS nhận xét. - HS nhận xét theo cảm nhận. - GV giới thiệu ở Tây Nguyên nước ta có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống như: Êđê, Gia rai, Xơ đăng, hơ rê Người Tây Nguyên dũng cảm trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm đồng thời cũng là người yêu lao độn, yêu hoà bình, yêu ca hát. Những bài dân ca Tây Nguyên quen thuộc với thiếu nhi như: Đi cắt lúa (Hơ rê), Ru em (Xơ đăng), Hái hoa bên rừng (Gia rai). - HS nghe giới thiệu. - Nghe bài hát. GV cho các em HS nghe bài hát qua băng đĩa nhạc hoặc do GV tự trình bày. - Đọc lời ca. - HS nghe bài hát qua băng đĩa nhạc hoặc do GV tự trình bày. - GV treo bảng phụ đã chép lời ca và có đánh dấu những chỗ lấy hơi: Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe Tiếng dòng suối ngoài xa thì thào Tiếng đàn cá vui đùa đáy cát Tiếng dòng suối trôi suôi ào ào. - HS theo dõi. - Chỉ định 1- 2 HS đọc lời ca trên bảng. - 1- 2 HS đọc lời ca. - GVhướng dẫn HS đọc lời ca theo âm hình tiết tấu. - GV làm mẫu khoảng 2-3 lần vừa gõ tiết tấu vừa đọc lời ca. - HS theo dõi GV làm mẫu. - GV yêu cầu HS thực hiện lại. - HS thực hiện. - Dạy hát từng câu GV hướng dẫn HS hát từng câu kết hợp giữa sử dụng nhạc cụ, hát mẫu, chỉ định HS hát và chỉnh sửa cho các em những chỗ hát chưa đúng. - HS học hát từng câu theo hướng dẫn của GV. - GV đàn giai điệu mỗi câu khoảng 2-3 lần, HS lắng nghe. GV bắt nhịp để HS hát hoà cùng tiếng đàn. HS vừa tập hát từng câu vừa gõ tiết tấu. - HS hát. - Hát lời 2: Chia lớp thành 2 nửa, một nửa hát lời 1 bằng nguyên âm “La”, một nửa hát lời 2, thực hiện đồng thời. - HS thực hiện. - Hát cả bài. GV đệm đàn, HS hát cả hai lời, vừa hát vừa gõ đệm theo phách. - HS hát cả bài. 10' * Hoạt động 2: Kể chuyện âm nhạc Tiếng hát Đào Thị Huệ - Mục tiêu: HS nghe và hiểu được ý nghĩa của câu chuyện - GV treo tranh minh hoạ cho câu chuyện (Chuẩn bị theo nội dung câu chuyện). GV kể lần thứ nhất. - HS theo dõi tranh minh hoạ. - GV đặt câu hỏi: - HS trả lời. - Cô Đào Thị Huệ có khả năng gì mà lại mang đến niềm vui cho dân làng? - Có giọng hát rất hay. - Vì sao quê hương cô rơi vào cảnh khổ cực? - Vì bị giặc xâm lược. - Cô đã dùng cách gì để trả thù cho quê hương? - Cô dùng những chiếc túi gủ, đêm đêm cô chuốc rượu cho giặc uống say sau đó cho chúng vào túi ngủ và ném xuống sông. - Vì sao quân giặc phải rút lui khỏi làng? - Vì chúng nghĩ rằng ở đây có thần thánh, ma quỷ. Chúng không hiểu vì sao quân của chúng ít dần. - GV chỉ định HS lên bảng kể tóm tắt câu chuyện. - HS kể tóm tắt. - GV nêu ý nghĩa của câu chuyện: Âm nhạc có rất nhiều tác dụng trong cuộc sống. - HS nghe. 5' 4. Củng cố - GV đệm đàn yêu cầu HS hát kết hợp với gõ đệm: Chia lớp thành hai nửa: Một nửa hát, một nửa gõ đệm và ngược lại. - Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhạc. - HS thực hiện. 2' 5. Dặn dò - Dặn HS về thuộc bài hát Bạn ơi lắng nghe. - Ghi nhớ nội dung và kể tóm tắt câu chuyện. - HS ghi nhớ. Trường: Tiểu học long biên Thứ Ba ngày 2 tháng 10 năm 2018 Giáo viên: Nguyễn Vân Anh Kế hoạch bài dạy Lớp: 4 Môn: Âm nhạc Tuần: 6 Bài: 6 Tên bài: tập đọc nhạc số 1 - son la son Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc I Mục tiêu: Học sinh bước đầu làm quen với phân môn TĐN. HS đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời ca bài TĐN số 1 - Son la son. Nhận biết được hình dáng các loại nhạc cụ dân tộc: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà. Học sinh nghe âm thanh và phân biệt âm thanh của bốn loại nhạc cụ trên. II Chuẩn bị của giáo viên: Nhạc cụ quen dùng. Băng đĩa nhạc. Tranh ảnh minh hoạ cho bốn nhạc cụ dân tộc. Bảng phụ đã chép bài TĐN số 1 - Son la son. III Các hoạt động dạy học: Thời gian Nội dung Phương pháp, hình thức các tổ chức hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động Của giáo viên Hoạt động Của học sinh 1' 1. ổn định tổ chức - GV bắt nhịp, cả lớp hát bài Em yêu hoà bình. - Cả lớp hát lại bài hát. 2' 2. Kiểm tra bài cũ Mục đích: HS nhớ lại bài trước đã học, hát đúng giai điệu và lời ca bài Em yêu hòa bình kết hợp gõ đệm theo phách - Kiểm tra trong quá trình học bài. 15' 3. Bài mới * Hoạt động 1: Tập đọc nhạc - TĐN số 1 “Son la son” Mục đích: HS nghi nhớ được các nốt nhạc, xác định được tên nốt và âm hình tiết tấu + Giới thiệu bài: GV giới thiệu; ở lớp 1, các em chỉ được học hát và phát triển khả năng âm nhạc. Đến lớp 4 mới học TĐN. TĐN rất cần thiết vì phân môn này sẽ giúp các em hiểu biết thêm về nghệ thuật âm nhạc thông qua việc ghi nhớ nốt nhạc, thể hiện cao độ, trường độ. TĐN còn nhằm phát triển tai nghe, cảm thụ âm nhạc và hỗ trợ việc học hát cho các em. - HS ghi bài và nghe GV giới thiệu. - Xác định tên nốt. - HS xác định tên nốt. - GV treo bảng phụ lên bảng và hướng dẫn HS cách xác định tên nốt có trong bài. - GV chỉ định HS nói tên nốt có trong bài. - Đô - Rê - Mi - Son - La. - Tập tiết tấu. GV ghi tiết tấu len bảng. - HS theo dõi. - GV gõ âm hình tiết tấu trên, yêu cầu HS theo dõi và thực hiện lại. - HS thực hiện. - Đọc cao độ. GV đàn cao độ các nốt có trong bài Đô - Rê - Mi - Son - La đi lên và đi xuống, yêu cầu HS đọc cao độ. - HS đọc cao độ 5 nốt Đô - Rê - Mi - Son - La đi lên và đi xuống. - Tập đọc nhạc. GV đàn chuỗi âm thanh gồm 5 âm yêu cầu HS nghe và đọc. - HS đọc nhạc. - Với chuỗi âm thanh tiếp theo, GV hướng dẫn tương tự. - Tập tương tự. - Đọc nhạc cả bài, GV đàn giai điệu cả bài TĐN yêu cầu HS đọc. - HS đọc nhạc cả bài. - Chỉ định 1- 2 HS đọc lại. - 1 - 2 HS đọc lại. - Yêu cầu cả lớp đọc lại 3 lần. - Ghép lời ca. GV chia lớp thành hai nửa: Một nửa đọc nhạc, một nửa ghép lời sau đó đổi lại. Thực hiện đồng thời. - HS ghép lời ca bài TĐN. 4' * Hoạt động 2: Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc Mục đích: HS nhận biết được hình dáng các loại nhạc cụ dân tộc: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà. - GV treo tranh minh hoạ 4 nhạc cụ: Đàn nhị, đàn tam, đàn từ, đàn tì bà để HS theo dõi. - GV giới thiệu từng loại: + Đàn nhị: Có hai dây, dùng vĩ để kéo. Đàn nhị có âm thanh mềm mại, gần giống giọng người. + Đàn tam: Có 3 dây, dùng móng để gẩy, đàn tam có âm thanh tươi sáng, giòn giã. + Đàn tứ: Gần giồng đàn nguyệt nhưng cần đàn ngắn hơn. Có 4 dây, dùng móng gảy. Đàn tứ có âm thanh trong trẻo, tươi sáng. + Đàn tì bà: Đàn dùng móng gảy, có âm thanh trong trẻo, tươi sáng. - HS theo dõi tranh và nghe GV giới thiệu các nhạc cụ. - GV cho HS nghe âm thanh và hình ảnh 4 nhạc cụ trên qua băng đĩa. - HS nghe và phân biệt âm thanh khi vang lên của 4 nhạc cụ cũng như cách sử dụng các nhạc cụ đó. 2' 4. Củng cố - GV chỉ định từng tổ đứng đọc nhạc. - Từng tổ đọc nhạc. 1' 5. Dặn dò - GV dặn HS đọc lại bài TĐN và tìm hiểu thêm 4 loại nhạc cụ dân tộc trên. - HS ghi nhớ. Trường: Tiểu học long biên Thứ Ba ngày 16 tháng 10 năm 2018 Giáo viên: Nguyễn Vân Anh Kế hoạch bài dạy Lớp: 4 Môn: Âm nhạc Tuần: 7 Bài: 7 Tên bài: ôn tập hai bài hát: Em yêu hoà bình, Bạn ơi lắng nghe ÔN tập đọc nhạc: TĐN số 1 I Mục tiêu: Học sinh hát thuộc lời ca, đúng giai điệu bài hát kết hợp gõ đệm Hát kết hợp vận động phụ hoạ. Đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 1. Đọc kết hợp với gõ đệm theo phách. II Chuẩn bị của giáo viên: Nhạc cụ quen dùng. Băng đĩa nhạc. Nhạc cụ gõ đệm: Mõ, thanh phách, song loan Một số động tác vận động phụ hoạ. Bảng phụ chép bài TĐN số 1. III Các hoạt động dạy học: Thời gian Nội dung Phương pháp, hình thức các tổ chức hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động Của giáo viên Hoạt động Của học sinh 1' 1. ổn định tổ chức - GV nhắc nhở HS ngồi ngay ngắn, thẳng lưng. - HS ngồi ngay ngắn. 2' 2. Kiểm tra bài cũ Mục đích: HS nhớ tên bài đã học - Chỉ định 1HS hát lại bài Bạn ơi lắng nghe. - Nhận xét, cho điểm. - HS trình bày. 7' 3. Bài mới * Hoạt động 1: Ôn tập bài hát “Em yêu hoà bình” Mục đích: HS nhớ tên bài hát, hát thuộc lời ca, giai điệu kết hợp gõ đệm theo phách - GV treo tranh minh hoạ bài hát "Em yêu hoà bình" và yêu cầu HS trả lời trong tranh có hình ảnh tượng trưng trong bài hát nào? - HS nhận xét tranh. - GV đệm đàn yêu cầu HS hát kết hợp gõ đệm theo phách. - HS hát kết hợp gõ đệm theo phách. - GV chỉ định từng tổ trình bày bài hát. - Từng tổ trình bày bài hát. - Chỉ định cá nhân trình bày bài hát - Nhận xét. - Cá nhân trình bày bài hát. 5' * Hoạt động 2: Ôn tập bài hát "Bạn ơi lắng nghe" Mục đích: HS nhớ tên bài, hát thuộc lời ca, giai điệu kết hợp múa vận động phụ họa - GV cho HS nghe lại bài hát qua băng nhạc hoặc do GV trình bày. - HS nghe bài hát qua băng nhạc hoặc nghe GV trình bày. - GV đệm đàn yêu cầu HS trình bày bài hát kết hợp vận động phụ hoạ. - HS hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Từng tổ trình bày bài hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Nhận xét. - Từng tổ hát kết hợp vận động phụ hoạ. 5' * Hoạt động 3: Ôn tập đọc nhạc - TĐN số 1 Mục đích: HS biết đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ đệm theo phách và tiết tấu - GV chỉ bảng HS nói tên nốt nhạc - HS nói tên nốt nhạc. - GV gõ tiết tấu, HS nghe và thực hiện lại. - HS gõ tiết tấu. - GV đệm đàn bài TĐN số 1, HS đọc nhạc ghép lời kết hợp với gõ đệm theo phách và tiết tấu. - HS đọc nhạc, ghép lời và gõ đệm. - GV yêu cầu từng tổ, nhóm đứng lên trình bày bài TĐN số 1 kết hợp gõ đệm theo phách. - Từng tổ trình bày bài TĐN. - Yêu cầu HS tập đặt lời mới cho bài TĐN sau đó lên bảng trình bày. - Nhận xét. - HS đặt lời mới cho bài TĐN. 5' 4. Củng cố – Dặn dò - GV yêu cầu HS hát lại bài Bạn ơi lắng nghe. - Dặn HS về thuộc hai bài hát và thuộc bài TĐN số 1. - HS ghi nhớ. Trường: Tiểu học long biên Thứ Ba ngày 23 tháng 10 năm 2018 Giáo viên: Nguyễn Vân Anh Kế hoạch bài dạy Lớp: 4 Môn: Âm nhạc Tuần: 8 Bài: 8 Tên bài: học bài hát trên ngựa ta phi nhanh Nhạc và lời: Phong Nhã I Mục tiêu: Học sinh hát thuộc lời ca, đúng giai điệu của bài hát. Trình bày bài hát theo các cách đối đáp, nối tiếp. Hát kết hợp gõ đệm. Biết bài hát của nhạc sĩ Phong Nhã. II Chuẩn bị của giáo viên: Nhạc cụ quen dùng. Băng đĩa nhạc. Nhạc cụ gõ đệm: Mõ, thanh phách, song loan Tranh ảnh minh hoạ. III Các hoạt động dạy học: Thời gian Nội dung Phương pháp, hình thức các tổ chức hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động Của giáo viên Hoạt động Của học sinh 1' 1. ổn định tổ chức - GV nhắc HS ngồi ngay ngắn. - HS ngồi ngay ngắn. 2' 2. Kiểm tra bài cũ Mục đích: HS hát đúng lời ca, giai điệu bài Em yêu hòa bình và Bạn ơi lắng nghe 27' 3. Bài mới * Hoạt động 1: Học bài hát - Giới thiệu bài: GV treo tranh minh hoạ yêu cầu HS nhận xét bức tranh. - HS ghi bài và nhận xét tranh. Trên ngựa ta phi nhanh Nhạc và lời: Phong Nhã Mục đích: HS hát đúng lời ca, giai điệu - GV giới thiệu: Phong Nhã là nhạc sĩ thân thuộc với thiếu nhi Việt Nam. Những bài hát của ông sáng tác được nhiều thế hệ thiếu nhi đón nhận, yêu thichs như: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, Hành khúc đội Bài hát gợi lên hình ảnh những em bé đang phi ngựa băng qua núi đồi, vượt lên phía trước. Nhạc sĩ phỏng theo hình ảnh của người anh hùng Thánh Gióng cưỡi ngựa để viết nên ca khúc này. - HS nghe giới thiệu. - Nghe bài hát GV cho HS nghe bài hát qua băng nhạc hoặc GV trình bày. - HS nghe bài hát qua băng nhạc hoặc do GV trình bày. - Đọc lời ca. Chỉ định 1HS đọc lời ca. - 1HS đọc lời ca. - Khởi động giọng. GV hướng dẫn. - HS thực hiện. - Dạy hát từng câu. GV đàn giai điệu mỗi câu hát khoảng 2-3 lần, hát mẫu yêu cầu HS nghe và nhẩm theo. GV bắt nhịp yêu cầu HS hát hoà cùng tiếng đàn. - HS nghe giai điệu mỗi câu hát, nghe và nhẩm theo sau đó hát hoà cùng tiếng đàn. - GV lưu ý HS những tiếng hát luyễn, yêu cầu HS hát mềm mại (Có thể hát mẫu cho HS nghe). - HS thực hiện những tiếng hát luyến mềm mại hơn. - Tập xong hai câu, GV cho nối 2 câu lại. Hướng dẫn HS chỗ lấy hơi và sửa cho các em những chỗ hát chưa đúng. - HS thực hiện. - GV cho HS tập những câu còn lại tương tự. - Tập các câu sau tương tự. - Hát cả bài GV đệm đàn yêu cầu HS hát cả bài. - HS hát cả bài. 10' * Hoạt động 2: Hát kết hợp với gõ đệm Mục đích: HS biêt hát kết hợp gõ đệm theo phách và theo tiết tấu lời ca - GV hướng dẫn: + Theo phách Trên đường gập ghềnh ngựa phi nhanh nhanh.. x x x x x x + Theo tiết tấu Trên đường gập ghềnh ngựa phi nhanh nhanh x x x x x x x - HS hát và gõ đệm. 3' 4. Củng cố - Chia lớp thành hai nửa một, mỗi bên hát một câu kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca cho đến hết bài. - HS thực hiện. 2' 5. Dặn dò - Dặn HS về học thuộc bài hát và chuẩn bị tiết sau. - HS ghi nhớ. Trường: Tiểu học long biên

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_4_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2018_2019.doc
Giáo án liên quan