Giáo án Âm nhạc Lớp 6 - Chương trình cả năm

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS hát chính xác bài hát, biết trình bày bài hát diễn cảm.

- Qua bài hát bước đầu cho HS nghe và phân biệt được tính chất trưởng và thứ của bài hát : Tiếng chuông và ngọn cờ”.

 2. Kỹ năng: HS thêm hiểu về âm nhạc ở xung quanh cuộc sống hằng ngày qua bài đọc thêm.

3.Thái độ: Thông qua bài hát giúp HS thêm yêu tình đoàn kết và yêu chuộng hoà bình.

II. Chuẩn bị:

1. Giỏo viờn:

- Đài, đĩa nhạc.

- Bảng phụ, một số bài hát về hoà bình.

- Một số tư liệu về nhạc sĩ Phạm Tuyên.4

2. Học sinh:

- SGK, thanh phỏch

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định trật tự : (2')

- Cho HS hát khởi động.

2. Kiểm tra bài cũ : (3')

 

doc82 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 6 - Chương trình cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/8/2012 Ngày giảng: 13/8/2012 6a; Tiết 1 - Giới thiệu môn học Âm nhạc ở trường THCS - Tập hát: Quốc ca I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được nội dung và hình thức của môn âm nhạc ở trường THCS. - HS hát chính xác giai điệu bài hát "Quốc ca". - Thể hiện bài hát Quốc ca nghiêm trang và tự hào. 2. Kỹ năng: HS hiểu được các phân môn qua các tiết dạy. 3. Thỏi độ: Xác định nhiệm vụ học tập môn âm nhạc đối với HS. II. Chuẩn bị: GV: - Bảng phụ - Đài, băng đĩa. 2. HS: - SGK, vở ghi III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định trật tự: ( 2') - Cho HS hát khởi động 1 bài hát. 2. Kiểm tra bài cũ: - Đan xen trong quá trình dạy. 3. Bài mới: 38' HĐ của GV Nội dung HĐ của HS GV ghi bảng GV chỉ định GV giảng GV hỏi GV giảng GV ghi bảng GV giảng GV thực hiện GV điều khiển I. Giới thiệu môn học âm nhạc ở trường THCS: - GV yêu cầu HS đọc bài - GV giảng về nội dung trong sách giáo khoa. - GV mở rộng về sự ra đời của âm nhạc, tác dụng của âm nhạc trong đời sống con người, giúp HS phân biệt được sự khác nhau của âm thanh và âm nhạc trong cuộc sống. - Cho HS nghe một số bài hát để thấy được tác dụng của âm nhạc trong đời sống xã hội. - Muốn nghe và hiểu được âm nhạc các em cần phải làm gì? (cần phải học tập và tiếp xúc thường xuyên với âm nhạc). - Giới thiệu về phân môn âm nhạc ở trường THCS: Gồm 3 phân môn: 1. Học hát: - Gồm những bài hát phù hợp dành cho lứa tuổi thiếu nhi, một số bài dân ca của các vùng miền, các bài hát nước ngoài. - Mỗi lớp học 8 bài hát, riêng lớp 9 có 4 bài. Thông qua việc học hát bước đầu giúp các em được làm quen với cách thể hiện và cảm thụ âm nhạc. - Biết cách trình bày một bài hát với nhiều hình thức khác nhau. 2. Nhạc lý và tập đọc nhạc: - Phần nhạc lý là những kiến thức âm nhạc đơn giản, giúp học sinh nắm vững và biết vận dụng vào những bài TĐN cụ thể. - Tập thể hiện các kí hiệu âm nhạc và làm quen với cách đọc nhạc. 3. Âm nhạc thường thức: - Các em sẽ được biết đến những danh nhân âm nhạc thế giới tiêu biểu qua các thời đại. - HS được biết một số nhạc sĩ quen thuộc có nhiều tác phẩm đóng góp đối với nền âm nhạc Cách mạng Việt Nam. - HS được tìm hiểu thêm về danh nhân âm nhạc thế giới. Đồng thời các em cũng được giới thiệu về dân ca và những sinh hoạt văn hoá âm nhạc của Việt Nam. II. Tập hát: "Quốc ca" - GV giảng về sự ra đời của bài hát, tên tác giả và tên gọi khác của bài hát "Quốc ca". - Cho HS nghe giai điệu của bài hát "Quốc ca", hướng dẫn HS hát những chỗ khó, yêu cầu HS hát đúng tính chất bài hát (trang nghiêm, tự hào). - Cho HS hát bài hát "Quốc ca", GV nghe và sửa sai cho HS. - Yêu cầu HS hát lại những câu HS hát chưa chính xác . - Chia HS thành từng nhóm, và yêu cầu các nhóm trình bày bài hát. - Các nhóm nghe và nhận xét, sau đó hát lại những câu mà nhóm hát chưa chính xác. - Yêu cầu cả lớp đứng dậy hát nghiêm trang khí thế. * Tớch hợp Tư tưởng Hồ Chớ Minh: GV nờu được vai trũ của Chủ tịch Hồ Chớ Minh trong sự nghiệp đấu tranh giải phúng dõn tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc. HS ghi bài HS đọc bài HS nghe và ghi những nét chính HS trả lời HS nghe và ghi chép HS ghi bài HS nghe HS hát và thực hiện theo yêu cầu của GV HS nhận xét HS hát 4.Củng cố bài dạy : (4') - GV nhắc lại và củng cố những kiến thức đã học. - Cho HS hát lại bài "Quốc ca". 5. Dặn dò : (1') - Nhắc HS về nhà học bài. - Xem trước bài học sau. Ngày soạn: 19/8/2012 Ngày giảng: 20/8/201 6a; Tiết 2 - Học hát : Bài Tiếng chuông và ngọn cờ - Bài đọc thêm: Âm nhạc ở quanh ta I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS hát chính xác bài hát, biết trình bày bài hát diễn cảm. - Qua bài hát bước đầu cho HS nghe và phân biệt được tính chất trưởng và thứ của bài hát : Tiếng chuông và ngọn cờ”. 2. Kỹ năng: HS thêm hiểu về âm nhạc ở xung quanh cuộc sống hằng ngày qua bài đọc thêm. 3.Thỏi độ: Thông qua bài hát giúp HS thêm yêu tình đoàn kết và yêu chuộng hoà bình. II. Chuẩn bị: Giỏo viờn: - Đài, đĩa nhạc. - Bảng phụ, một số bài hát về hoà bình. - Một số tư liệu về nhạc sĩ Phạm Tuyên.4 2. Học sinh: - SGK, thanh phỏch III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định trật tự : (2') - Cho HS hát khởi động. 2. Kiểm tra bài cũ : (3') 3. Bài mới : (35') HĐ của GV Nội dung HĐ của HS GV ghi bảng GV giảng GV điều khiển GV ghi bảng GV giảng GV đ. khiển GV giảng GV thực hiện GV dạy GV yêu cầu GV ghi bài GV yêu cầu GV giảng I. Học hát: Bài Tiếng chuông và ngọn cờ. 1.Giới thiệu về tác giả: - Nhạc sĩ Phạm Tuyên là một nhạc sĩ có rất nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam, đặc biệt là âm nhạc thiếu nhi. - Ông sinh năm 1930, quê ở xã Lương Ngọc, Bình Giang, Hải Dương, cư trú tại Hà Nội. - Ông nguyên là trưởng ban âm nhạc Đài tiếng nói Việt Nam và trưởng ban Văn nghệ Đài truyền hình Việt Nam, ủy viên thường vụ Hội nhạc sĩ Việt Nam. - Là tác giả của rất nhiều ca khúc được phổ biến trong quần chúng và đối với thiếu nhi, đặc biệt là bài: Như có Bác trong ngày đại thắng, Chiếc đèn ông sao, Tiến lên đoàn viên, Cánh én tuổi thơ, Gặp nhau dưới trới thu Hà Nội... - Âm nhạc của Phạm Tuyên trong sáng giản dị, đằm thắm, dễ hát dễ thuộc... - Nhạc sĩ đã viết hàng trăm ca khúc cho thanh, thiếu niên. nhiếu ca khúc của ông có sức sống lâu bền , đến nay vẫn còn nguyên giá trị 2. Giới thiệu bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ. - Hưởng ứng phong trào thiếu nhi quốc tế Ngọn cờ hoà bình, năm 1985 ông đã sáng tác bài hát: Tiếng chông và ngọn cờ. Bài hát nói lên khát vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống hoà bình, hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc trên toàn thế giới. 3. Học hát: - GV cho HS nghe bài hát. - GV phân tích bài hát: chia làm 2 đoạn, đoạn a: giọng dmoll, đoạn b giọng D dur. - Cho HS chia câu của từng đoạn. - Cho HS luyện thanh âm mẫu...La... - GV dạy móc xích từng câu nhạc cho đến hết bài, chú ý sửa sai cho HS trong quá trình dạy hát, cho HS hát chính xác và nhuần nhuyễn đoạn a sau đó mới cho HS hát sang đoạn b. Chú ý cao độ và trường độ của bài hát. - Hướng dẫn HS cách trình bày bài hát. - Sau khi HS hát tốt cả bài GV cho HS hát toàn bài kết hợp gõ phách. - Cho HS hát theo nhóm kết hợp gõ phách, các nhóm nghe và nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét, yêu cầu học sinh hát lại những chỗ chưa chính xác - GV yêu cầu HS hát đúng tính chất bài hát, thể hiện rõ tính chất khác nhau của 2 đoạn. - Kiểm tra HS hát cá nhân - GV nhận xét và cho điểm. - Yêu cầu HS kể tên một số bài hát nói về hoà bình, tình đoàn kết hữu nghị (Trái đất nàylà của chúng em, Bầu trời xanh, em như chim câu trắng... ) II. Bài đọc thêm : Âm nhạc quanh ta - Cho HS đọc bài đọc thêm - GV giảng nội dung SGK. HS ghi bài HS nghe và ghi những nét chính HS trình bày HS ghi bài HS nghe và ghi những nét chính HS nghe HS thực hiện HS hát theo yêu cầu của GV HS trả lời HS ghi bài HS đọc HS nghe 4. Củng cố bài dạy : (4') - Cho HS hát lại bài hát trình bày thể hiện đúng tính chất bài hát. - GV sửa sai và nhắc nhở HS. 5. Dặn dò : (1')- Nhắc nhở HS về nhà hát thuộc bài hát. - Xem trước bài học của tuần sau. Ngày soạn: 28/8/2011 Ngày giảng: 29/8/2011 6a; 30/8/2011 6b Tiết 3 - Ôn tập bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ. - Nhạc lí: - Những thuộc tính của âm thanh - Các kí hiệu âm nhạc I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS hát thuộc bài hát, trình bày đúng tính chất của bài hát. - HS hiểu được các thuộc tính của âm thanh, biết được các kí hiệu của âm nhạc. - HS biết và viết được khóa son trên nốt nhạc. 2. Kỹ năng: HS trình bày bài hát theo nhóm kết hợp các hình thức biểu diễn âm nhạc. 3. Thỏi độ: HS học tập nghiờm tỳc. II. Chuẩn bị: 1. GV: Bảng phụ phần nhạc lí. - Xem kỹ bài học. 2. HS: SGK , vở ghi III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định trật tự : (2') - Cho HS hát khởi động 2. Kiểm tra bài cũ : (3') - Gọi 1 HS hát lại bài hát : Tiếng chuông và ngọn cờ. - Yêu cầu một HS nhận xét. - GV đánh giá và cho điểm. 3. Bài mới : (35') HĐ của GV Nội dung HĐ của HS GV ghi bảng GV điều khiển GV ghi bảng GV chỉ định GV giảng GV ghi bảng GV chỉ định GV giảng và yêu cầu HS làm bài tập I. Ôn tập bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ. - Cho HS hát lại bài hát, GV nghe và sửa sai cho HS. Yêu cầu HS hát lại nhũng chỗ hát chưa chính xác. - Cho HS hoạt động thi đua hát theo nhóm, các nhóm nghe và nhận xét lẫn nhau. - Khi trình bày bài hát từng nhóm hát đều phải kết hợp với gõ phách. - Khi HS hát thuần thục GV có thể cho HS đoán và hát theo câu hát trong bài, GV đánh đàn bất kì 1 trong các câu hát trong bài của từng đoạn yêu cầu HS nghe, đoán và hát câu hát đó lên (GV nên cho HS thi đua theo nhóm để HS tự giác trong quá trình học). - Tuyên dương nhóm có nhiều đáp án đúng. - Yêu cầu một số HS lên bảng trình bày bài hát thể hiện đúng tính chất của bài kết hợp phụ họa động tác cho bài hát. - Hướng dẫn HS cách hát đối đáp và hòa giọng (hoặc một số em hát khá lên trình bày lĩnh xướng đoạn a cả lớp hòa giọng đoạn b). - Kiểm tra HS hát cá nhân. - GV đánh giá và cho điểm. - Yêu cầu HS gấp sách lại hát thuộc bài hát kết hợp gõ phách. S II. Nhạc lí: 1. Những thuộc tính của âm thanh: - GV yêu cầu HS đọc bài SGK. - GV giảng về nội dung bài học, và đặt câu hỏi cho HS trả lời: Âm thanh chia làm mấy loại? Hãy nêu những thuộc tính của âm thanh? - GV cần giải thích rõ cho HS hiểu những thuộc tính của âm thanh là: cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc tạo nên những màu sắc trong âm nhạc. - GV nêu ra những ví dụ cụ thể về những thuộc tính của âm thanh trong âm nhạc (trích đoạn một số bài hát...) để HS nhận thấy rõ sự cần thiết của 4 thuộc tính này. 2. Các kí hiệu âm nhạc: - GV yêu cầu HS đọc bài. - GV giảng nội dung SGK, đồng thời củng cố cho HS những kiến thức cơ bản trong âm nhạc. - GV giảng về các kí hiệu ghi cao độ của âm thanh đồng thời củng cố và khắc sâu cho HS ghi nhớ, cho HS đọc những kí hiệu ghi cao độ của âm thanh (GV có thể hướng dẫn HS đọc đúng về cao độ) - GV kẻ và giảng về khuông nhạc, giải thích rõ cho HS về cấu tạo của khuông nhạc, có thể yêu cầu 1 vài HS lên bảng kẻ khuông nhạc (GV hướng dẫn giúp HS kẻ khuông nhạc cân đối) - GV hướng dẫn HS cách viết khoá son, và tìm những vị trí từ nốt son khi đi lên và đi xuống. - Yêu cầu 1 vài học sinh lên bảng viết khoá son. - GV có thể mở rộng các loại khoá khác như khoá pha, khoá đô để HS thấy được sự phong phú của các loại khoá nhạc, đồng thời cho HS hiểu khoá son là loại khoá thông dụng hơn cả. HS ghi bài HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV HS ghi bài HS đọc bài HS nghe và làm bài theo sự hướng dẫn của GV HS ghi bài HS đọc bài HS nghe và làm bài tập theo sự hướng dẫn của GV 4. Củng cố bài dạy : (4’) - HS nhắc lại những kiến thức chính trong bài học. - Cho HS hát lại bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ. 5. Dặn dò : (1')- Nhắc HS về nhà học bài. - Xem trước bài học tuần tới. Ngày soạn: 5/9/2011 Ngày giảng: 6/9/2011 6b; 12/9/2011a Tiết 4 - Nhạc lí: Các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh - Tập đọc nhạc: TĐN số 1 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các kí hiệu ghi trường độ âm nhạc. - HS nhận biết và làm quen với các hình nốt nhạc thường gặp trong bản nhạc. Hiểu được mối quan hệ của các hình nốt thông qua sơ đồ mối quan hệ giữa các trường độ. 2. Kỹ năng: HS biết nhận biết và áp dụng các kí hiệu ghi trường độ âm nhạc vào các bài cụ thể. - HS đọc chính xác bài TĐN và biết kết hợp gõ phách đều đặn. 3 Thỏi độ: HS học tập tớch cực II. Chuẩn bị: 1. GV: Bảng phụ ghi bài TĐN. - Đọc và xem trước bài dạy. 2. HS: SGK, vở ghi III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định trật tự : (2')- Cho HS hát khởi động 2. Kiểm tra bài cũ : (3') - Gọi 1 HS lên bảng nêu những thuộc tính của âm thanh. - GV nhận xét và cho điểm. 3. Bài mới : (35') HĐ của GV Nội dung HĐ của HS GV ghi bảng GV chỉ định GV giảng GV yêu cầu GV ghi bài GV giảng GV yêu cầu GV ghi bảng GV giảng GV ghi bảng GV hỏi GV củng cố GV điều khiển GV dạy GV điều khiển GV ghép lời GV điều khiển I. Nhạc lí: Các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh. 1. Hình nốt: - GV yêu cầu HS đọc bài SGK. - Nội dung của bài, giúp HS phân biệt được các hình nốt khác nhau. - GV cho 1 vài HS lên bảng làm một số bài tập về hình nốt, HS còn lại làm vào vở ghi. - Cho HS quan sát và nghe giai điệu của một số VD mà GV đã chuẩn bị yêu cầu HS nhận xét về các loại trường độ đó. 2. Cách viết các hình nốt trên khuông: - GV giảng và giúp HS cách ghi nốt nhạc trên khuông nhạc. - HS biết cách phân biệt và ghi vị trí của đuôi nốt nhạc. - GV cần mở rộng cho HS hiểu vị trí nốt nhạc này chỉ viết ở 1 bè còn 2 bè trở lên việc áp dụng cách ghi đuôi nhạc sẽ không theo quy luật này. - Cho 1 vài HS lên bảng viết nốt nhạc và vị trí của nốt nhạc có đuôi nhạc, HS còn lại làm bài tập vào vở ghi. 3. Dấu lặng: - Dấu lặng là kí hiệu chỉ thời gian tạm ngừng nghỉ của âm thanh. Mỗi hình nốt có 1 dấu lặng tương ứng. - GV giúp HS phân biệt các dấu lặng, yêu cầu HS viết dấu lặng vào vở ghi. II. Tập đọc nhạc: TĐN số 1. - Yêu cầu HS nhận xét bài TĐN số 1, bài tập đọc nhạc có những nốt nhạc gì? trường độ có những hình nốt gì? - GV củng cố và nhắc lại nhận xét về bài TĐN số 1: + Cao độ : Đồ - Rê - Mi - Pha - Son. + Trường độ : Nốt đen, dấu lặng đen. - GV chia câu nhạc thành 2 câu ngắn. - Cho HS nghe giai điệu của bài TĐN. - Yêu cầu HS đọc tên các nốt nhạc của bài TĐN số 1 (GV chỉ từng nốt cho HS đọc). - Sau đó cho HS đọc thang âm của bài. - GV dạy từng câu, GV đánh đàn từng câu ngắn HS nghe và nhắc lại (nếu HS không đọc được GV phải đọc mẫu cho HS nghe) - Hướng dẫn HS nghỉ ở dấu lặng đen. - Sau khi HS đọc được toàn bài GV cho HS đọc kết hợp gõ phách. - GV ghép lời bài TĐN số 1. - Hướng dẫn HS ghép lời từng câu cho đến hết bài. - GV hướng dẫn HS gõ phách (mỗi nốt nhạc là một phách), sau đó chia lớp thành 2 nhóm: 1 nhóm đọc nhạc 1 nhóm ghép lời kết hợp gõ phách. - Cho HS đọc nhạc theo nhóm kết hợp gõ phách đều đặn, các nhóm nghe và nhận xét lẫn nhau. - Kiểm tra HS đọc bài cá nhân - GV nhận xét và cho điểm HS ghi bài HS đọc bài HS nghe HS làm bài HS nhận xét HS ghi bài HS nghe và ghi bài HS làm bài HS ghi bài HS nghe HS làm bài HS ghi bài HS trả lời HS nghe và ghi chép HS nghe HS thực hiện theo yêu cầu của GV HS thực hiện HS nghe HS đọc và nhận xét 4. Củng cố bài dạy : (4')- HS nhắc lại những kiến thức đã học. - Cho HS đọc lại bài TĐN. 5. Dặn dò : (1') - Nhắc HS về nhà học bài, xem trước bài học tuần tới. Ngày soạn: 12/9/2011 Ngày giảng: 13/9/2011 6b; 19/9/2011 6a Tiết 5 Học hát: Bài Vui bước trên đường xa I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết hát một điệu Lí của đồng bào Nam Bộ, thông qua đó học sinh hiểu được điệu Lí là những bài dân ca gắn gọn, giản dị, mộc mạc. 2. Kỹ năng: Giúp HS hát chính xác bài hát, biết trình bày bài hát diễn cảm. - HS trình bày đúng tính chất bài hát dân ca. 3. Thỏi độ: Thông qua bài hát giúp HS thêm yêu các làn điệu dân ca của Đất Nước. II. Chuẩn bị: 1. GV: Một số tư liệu về dân ca các vùng miền. - Một số bài hát dân ca của Nam Bộ. - Hát lời cổ của bài hát “Lí con sáo Gò Công”. 2. HS: SGK, vở ghi bài thanh phỏch. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định trật tự : (2') - Cho HS hát khởi động. 2. Kiểm tra bài cũ : (3') - Gọi 1 HS lên bảng đọc lại bài TĐN số 1. - GV đánh giá và cho điểm. 3. Bài mới : (35') HĐ của GV Nội dung HĐ của HS GV ghi bảng GV giảng GV minh hoạ GV giảng GV trình bày GV đ. khiển GV phân tích GV đ. khiển GV dạy GV đ. khiển Học hát: Bài Vui bước trên đường xa. - Theo điệu Lí con sáo Gò Công (dân ca Nam Bộ) - Đặt lời mới: Hoàng Lân. 1. Giới thiệu bài hát: - GV giới thiệu sơ lược về vị trí địa lí của vùng đồng bằng Nam Bộ: vùng đồng bằng Nam Bộ ở cuối bản đồ địa lí của Việt Nam, ở đây con người sống rất gần gũi với thiên nhiên, với sông nước, các điệu hò điệu Lí đã đi vào đời sống của người dân Nam Bộ như một món ăn tinh thần không thể thiếu được. - GV giới thiệu sơ lược về dân ca từng vùng miền trên khắp mọi miền Đất Nước. - GV giảng về dân ca Nam Bộ, ở miền quê Nam Bộ có nhiều làn điệu dân ca như: các điệu hò, điệu lí... - Lí là những bài dân ca ngắn gọn, giản dị, mộc mạc. Mỗi bài Lí thường được xây dựng từ những câu thơ lục bát. Ví dụ : Bông xanh bông trắng bông vàng Bông lê bông lựu đố nàng mấy bông (Lí cây bông) Chiều chiều ra đứng lầu tây Thấy cô tát nước tưới cây ngô đồng. (Lí chiều chiều) - Mỗi làn điệu dân ca của một bài Lí đều có nét riêng tuỳ thuộc vào nội dung của những câu thơ, câu ca dao. - GV trình bày 1 số làn điệu dân ca của Nam Bộ được xây dựng từ những câu thơ lục bát như: Lí cây bông, Lí chiều chiều, Lí ngựa ô... - Bài Lí con sáo Gò Công có nguồn gốc ở huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang), do nhạc sĩ Trần Kiết Tường sưu tầm, ghi âm. Bài hát biểu hiện tình cảm nhẹ nhàng, có tính chất giãi bày, tâm sự. Dựa trên làn điệu này, nhạc sĩ Hoàng Lân đặt lời mới thành bài hát Vui bước trên đường xa. - GV trình bày bài hát Lí con sáo Gò Công cho HS nghe. 2. Học hát: - GV cho HS nghe giai điệu bài hát Vui bước trên đường xa. - GV chia câu cho bài hát, giải thích cho HS hiểu cách trình bày bài hát có sử dụng dấu nhắc lại và khung thay đổi - Cho HS luyện thanh âm la... - GV dạy từng câu hát ngắn, mỗi câu GV đàn và hát 2 lần, yêu cầu HS nghe và nhắc lại (nếu HS không hát được GV phải hát mẫu cho HS nghe). Chú ý trường độ và những tiếng có dấu luyến của bài hát. - Sau khi HS hát được toàn bài GV cho HS hát kết hợp gõ phách. - GV nghe và sửa sai, yêu cầu HS hát lại những câu hát chưa chính xác. - Cho HS hoạt động theo nhóm, các nhóm hát đều phải kết hợp với gõ phách, các nhóm nghe và nhận xét lẫn nhau. - Yêu cầu HS hát thể hiện đúng tính chất của bài hát Vui bước trên đường xa. - Kiểm tra HS hát cá nhân. - GV nghe, nhận xét và cho điểm HS. HS ghi bài HS nghe HS nghe HS nghe HS nghe HS thực hiện HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV HS hát và nhận xét 4. Củng cố bài dạy : (4')- Cho HS hát lại bài hát. - HS hát theo nhóm thể hiện đúng tính chất bài hát. 5. Dặn dò : (1') - Nhắc HS về nhà học thuộc bài hát, xem trước bài học tuần tới. Ngày soạn: 19/9/2011 Ngày giảng: 20/9/2011 6b; 26/9/2011 6a Tiết 6 - Ôn tập bài hát : Vui bước trên đường xa - Nhạc lí : Nhịp và phách - nhịp 2/4 - Tập đọc nhạc : TĐN số 2 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS hát thuộc bài hát. - HS nắm và vận dụng được các kiến thức về nhịp và phách trong bản nhạc. - HS hiểu được số chỉ nhịp, nhịp 2/4 - HS đọc chính xác bài TĐN. 2. Kỹ năng: HS biết trình bày đúng tính chất bài hát, biết cách thể hiện bài hát trước tập thể. 3. Thỏi độ: HS học tập tớch cực II. Chuẩn bị: 1. GV: Bảng phụ chép bài TĐN số 2 - Bảng phụ phần nhạc lí. 2. HS: SGK, vở ghi, thanh phỏch. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định trật tự: (2') - Cho HS hát khởi động. 2. Kiểm tra bài cũ: - Đan xen trong quá trình dạy 3. Bài mới: (38') HĐ của GV Nội dung HĐ của HS GV ghi bảng GV điều khiển GV ghi bảng GV chỉ định GV giảng GV yêu cầu GV ghi bảng GV giảng GV ghi bảng GV hỏi GV đ. khiển GV dạy GV đ. khiển GV ghép lời GV điều khiển I. Ôn tập bài hát: “Vui bước trên đường xa”. - Cho HS hát lại bài hát, GV nghe và sửa sai cho HS. - Cho HS hát lại những chỗ chưa chính xác, chú ý những chỗ có dấu luyến và trường độ của bài hát. - Cho HS hoạt động hát thi đua theo nhóm, khi hát kết hợp gõ phách, các nhóm nghe và nhận xét lẫn nhau. - Cho HS hát lại bài hát yêu cầu HS hát đúng tình cảm sắc thái của bài dân ca. Có thể cho HS từng nhóm hát đối đáp gây hứng thú cho HS trong quá trình học. - GV gọi một số HS lên bảng trình bày bài hát kết hợp một số động tác phụ họa cho bài hát. - GV khuyến khích động viên học sinh. - Cho điểm những học sinh thực hiện tốt bài hát. - GV yêu cầu HS gấp sách lại và hát thuộc bài hát (2 lần), kết hợp gõ phách lần 2. II. Nhạc lí: 1. Nhịp và phách: - GV yêu cầu HS đọc bài SGK. - GV giảng nội dung SGK, lấy VD cụ thể phần nhịp và phách, giúp HS phân biệt giữa nhịp và phách. - Yêu cầu HS định nghĩa nhịp và phách, lấy VD vào vở. 2. Nhịp 2/4: - Giảng và giải thích cụ thể về số chỉ nhịp 2/4. - Lấy VD về nhịp 2/4 sau đó yêu cầu HS rút ra định nghĩa về nhịp 2/4. - GV củng cố về nhịp 2/4, lấy 1 số VD về nhịp 2/4. III. Tập đọc nhạc : TĐN số 2. Mùa xuân trong rừng - Yêu cầu HS nhận xét bài TĐN số 2 về cao độ và trường độ. - GV chia câu cho bài TĐN số 2 (hoặc yêu cầu HS tự chia câu) - Cho HS nghe giai điệu của bài TĐN số 2. - HS đọc tên nốt nhạc của bài TĐN số 2. - HS đọc thang âm của bài (âm chủ Đô) - GV dạy đánh đàn từng câu ngắn HS nghe và nhắc lại, (nếu HS không đọc được GV phải đọc mẫu cho HS nghe). Chú ý đến cao độ và trường độ của bài TĐN số 2 - Sau khi HS đọc được toàn bài GV cho HS đọc kết hợp gõ phách 2 lần. - GV ghép lời bài TĐN số 2. - Hướng dẫn HS ghép lời từng câu ngắn cho đến hết bài. - Cho HS đọc nhạc, ghép lời theo nhóm kết hợp gõ phách đều đặn, các nhóm nghe và nhận xét lẫn nhau. - Kiểm tra HS đọc bài cá nhân. - GV nhận xét và cho điểm. HS ghi bài HS thực hiện theo yêu cầu của GV HS ghi bài HS đọc bài HS nghe và ghi những ý chính HS đ/nghĩa HS ghi bài HS nghe và ghi bài HS ghi bài HS trả lời HS nghe HS thực hiện HS đọc HS thực hiện HS nghe HS thực hiện 4. Củng cố bài dạy: (4') - Cho HS hát lại bài hát: Vui bước trên đường xa. - Cho HS đọc lại bài TĐN số 2. 5. Dặn dò: (1') - Nhắc HS về nhà học bài và xem trước bài tuần tới. Ngày soạn: 27/9/2011 Ngày giảng: 28/9/2011 6ab Tiết 7 - Tập đọc nhạc : TĐN số 3 - Cách đánh nhịp 2/4. - Âm nhạc thường thức : Nhạc sĩ Văn Cao và bài hát Làng tôi I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS đọc chính xác bài TĐN số 3 biết kết hợp gõ phách và đánh nhịp 2/4. - HS hiểu thêm về 1 nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam. 2. Kỹ năng: HS biết và vận dụng cách đánh nhịp 2/4 vào bài TĐN và bài hát. 3. Thỏi độ: HS học tập tớch cực II. Chuẩn bị: 1. GV:Bảng phụ chép bài TĐN số 3. - Một số tư liệu của nhạc sĩ Văn Cao. 2. HS: SGK, vở ghi III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định trật tự : (2') 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : (38') HĐ của GV Nội dung HĐ của HS GV ghi bảng GV hỏi GV củng cố GV giảng GV điều khiển GV dạy GV ghép lời GV điều khiển GV ghi bài GV giảng GV điều khiển GV ghi bảng GV chỉ định GV giảng và đặt câu hỏi GV minh hoạ GV ghi bảng GV chỉ định GV giảng I. Tập đọc nhạc: TĐN số 3 - Yêu cầu HS nhận xét bài TĐN số 3 về cao độ và trường độ? - GV củng cố và nhắc lại nhận xét về bài TĐN số 3. - GV chia câu nhạc thành 4 câu ngắn. - Cho HS nghe giai điệu của bài TĐN số 3. - Cho HS đọc tên nốt nhạc của bài. - Sau đó cho HS đọc thang âm của bài. - GV dạy từng câu, GV đánh đàn từng câu ngắn HS nghe và nhắc lại (nếu HS không đọc được GV phải đọc mẫu cho HS nghe) - Sau khi HS đọc được toàn bài GV cho HS đọc kết hợp gõ phách. - GV ghép lời bài TĐN số 3 - Hướng dẫn HS ghép lời từng câu cho đến hết bài - Cho HS đọc nhạc kết hợp gõ phách, sau đó chia lớp thành 2 nhóm : 1 nhóm đọc nhạc 1 nhóm ghép lời. - Cho HS đọc nhạc theo nhóm kết hợp gõ phách đều đặn, các nhóm nghe và nhận xét lẫn nhau. - GV đàn bất kì một trong 4 câu trong bài TĐN , yêu cầu HS nghe và nhận biét đó là câu thứ mấy và đọc câu nhạc đó lên. - Kiểm tra HS đọc bài cá nhân - GV nhận xét và cho điểm. II. Cách đánh nhịp 2/4. - GV vẽ sơ đồ, và giải thích cho HS cách đánh nhịp 2/4. 2 1 - GV yêu cầu HS đứng dậy và hướng dẫn HS đánh nhịp (vừa đánh nhịp vừa đếm 1- 2-1-2). GV phải đánh mẫu nhiều lần để HS quan sát trước khi cho HS đứng dậy đánh nhịp. - GV đánh nhịp kết hợp hát trích đoạn 1 vài bài hát, sau đó cho yêu cầu HS đánh nhịp và hát những trích đoạn của những bài hát đã học. III. Âm nhạc thường thức: 1. Nhạc sĩ Văn Cao: - Yêu cầu HS đọc bài. - GV giảng và đặt 1 số câu hỏi để HS trả lời: Nhạc sĩ Văn Cao sinh và mất năm nào? kể tên 1 số bài hát của nhạc sĩ Văn Cao? bài hát "Tiến quân ca" được chọn làm bài Quốc ca Việt Nam vào thời gian nào?... - GV minh hoạ 1 số sáng tác quen thuộc của nhạc sĩ Văn Cao như: Ngày mùa, Tiến về Hà Nội. 2. Bài hát: Làng tôi. - Yêu cầu HS đọc bài. - GV giảng bài, nêu nội dung và tính chất của bài hát Làng tôi. Bài hát Làng tôi là một câu chuyện có mở đầu và có kết thúc trong lạc quan tin tưởng ngày mai sẽ chiến thắng. - Cho HS nghe giai điệu của bài hát Làng tôi. - Cho HS phát biểu cảm xúc sau khi nghe bài hát. - Cho HS nghe lại bài hát 1 lần nữa. HS ghi bài HS trả lời HS nghe HS đọc HS thực hiện theo yêu cầu của GV HS nghe HS thực hiện theo yêu cầu của GV HS ghi bài HS nghe HS thực hiện theo yêu cầu của GV HS ghi bài HS đọc bài HS nghe và trả lời HS nghe HS ghi bài HS đọc HS nghe HS phát biểu HS nghe 4. Củng cố bài dạy : (4'). - Cho HS đọc lại bài TĐN số 3 kết hợp gõ phách. 5. Dặn dò : (1') - Nhắc HS về nhà học bài. - Xem trước bài học tuần tới. Ngày soạn: 02/10/2011 Ngày giảng: 03/10/2011 6a Tiết 8 Ôn tập I- Mục tiêu: 1. Kiến thức :Giúp Hs nhớ lại cách thể hiện hai bài hát đã học. 2. Kỹ năng: Hs ôn lại kiến thức về nhạc lý và ôn TĐN số 1, số 2, số 3 đã học. 3. Thỏi độ: HS ụn tập nghiờm tỳc. II- Chuẩn bị: 1. GV: Đàn phím điện tử. - Thu trước giai điệu hai bài hát "Tiếng chuông và ngọn cờ" và "Vui bước trên đường xa". 2. HS: SGK, vở ghi III. Tiến trình ôn tập ổn định trật t

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_6_chuong_trinh_ca_nam.doc