Giáo án bài 30 : lưu huỳnh (tiết 50)

I.Mục tiêu bài học:

 1.Kiến thức:

 -HS biết:

 + Vị trí lưu huỳnh trong bảng hệ thống tuần hoàn và cấu hình electron của nguyên tử

 +Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình: Sα và Sβ, tính chất vật lý của lưu huỳnh biến đổi

doc6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bài 30 : lưu huỳnh (tiết 50), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN BÀI 30 : LƯU HUỲNH (tiết 50) Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Bích Đào Giáo sinh thực tập: Đỗ Thị Cẩm Lệ I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: -HS biết: + Vị trí lưu huỳnh trong bảng hệ thống tuần hoàn và cấu hình electron của nguyên tử +Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình: Sα và Sβ, tính chất vật lý của lưu huỳnh biến đổi theo nhiệt độ. +Tính chất hóa học cơ bản của lưu huỳnh: tính oxi hóa + tính khử -HS hiểu: + Vì sao cấu tạo phân tử và tính chất vật lý của lưu huỳnh biến đổi theo nhiẹt độ + Vì sao lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử -HS vận dụng: +Giải thích một số hiện tượng vật lý, hóa học liên quan đến lưu huỳnh. + Viết phương trình phản ứng chứng minh tính chất của lưu huỳnh 2. Kĩ năng - Suy luận logic: từ cấu hình electron và độ âm điện suy ra tính chất hóa học của lưu huỳnh. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được tính chất của lưu huỳnh. - Giải các bài tập định tính và định lượng có liên quan II.Trọng tâm: Tính oxi hóa khử của lưu huỳnh. III.Chuẩn bị: GV chuẩn bị: -Mô hình phân tử lưu huỳnh Dụng cụ hóa chất : lưu huỳnh, ống nghiệm, đèn cồn, giá thí nghiệm IV. Phương pháp: Đàm thoại nêu vấn đề. Thí nghiệm biểu diễn V. Các hoạt động dạy học: 1. Bước 1: Ổn định lớp (1p) 2. Bước 2: Giảng bài mới Vào bài: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu xong nguyên tố oxi, hôm nay có sẽ giới thiệu thêm cho lớp 1 nguyên tố nữa cùng nhóm với nguyên tố oxi . chúng tao vào bài 30 : Lưu huỳnh Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1:Vị trí, cấu hình electron nguyên tử - Yêu cầu HS viết cấu hình e của 16S?Vị trí của lưu huỳnh trong bảng hệ thống tuần hoàn? Hoạt động 2: Tính chất vật lý - Cho HS quan sát lưu huỳnh dạng bột.Yêu cầu học sinh quan sát màu sắc trạng thái ? -GV nhận xét bổ sung, đó là ở dạng phân tử,GV cung cấp ở nhiệt độ thấp hơn 1130C, lưu huỳnh tồn tại dang S8, có 8 liên kết cộng hóa trị. ở dạng tinh thể lưu huỳnh tồn tại 2 dạng thù hình.Yêu cầu HS kể tên 2 dạng thù hình - Yêu cầu HS nhắc lại điểm giống và khác nhau của chúng. -GV gợi ý so sánh về tính chất vật lý và tính chất hóa học.→Yêu cầu HS dự đoán điểm giống và khác nhau của lưu huỳnh đơn tà và lưu huỳnh tà phương? - Yêu cầu học sinh nêu điểm khác nhau về tính chất vật lý của 2 tinh thể lưu huỳnh. - 2 dạng thù hình có biến đổi với nhau thùy theo điều kiện nhiệt độ. - Làm thí nghiệm biểu diễn sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lý của lưu huỳnh. - GV nhận xét, bổ sung và giải thích bằng mô hình phân tử lưu huỳnh. Hoạt động 3:Tính chất hóa học -Yêu cầu học sinh kể tên các số oxi hóa của lưu huỳnh có thể có trong các hợp chất. - S đơn chất thể hiện số oxi hóa 0 yêu cầu HS nhận xét khả năng phản ứng của S. + Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất khử như hiđro và kim loại trong đó nó thể hiện số oxi hóa -2. +Thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa như phi kim. -Yêu cầu học sinh lên bảng viết phương trình phản ứng của lưu huỳnh với H2, Al2,Hg,O2, F2. Xác định số oxi hóa của các chất trong phương trình phản ứng, vai trò của lưu huỳnh, tên sản phẩm? -GV lưu ý cho HS , phản ứng của lưu huỳnh và thủy ngân xảy ra ở nhiệt độ thường, hơi thủy ngân rất độc chính vì vậy dùng thu hồi thủy ngân. - Yêu cầu học sinh so sánh số oxi hóa của S trong SO2, và SF6 - Yêu cầu HS so sánh số oxi hóa của Fe trong sp phản ứng cháy của lưu huỳnh với Fe và Fe với O2, Rút ra kết luận về tính oxi hóa của oxi và lưu huỳnh. -Yêu cầu HS so sánh sự giống và khác nhau về tính chất hóa học của oxi và lưu huỳnh? - Tại sao có sự giống và khác nhau đó? Gợi ý học sinh trả lời dựa vào độ âm điện, và cấu hình e. Hoạt động 4:Ứng dụng,trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh. -GV: Trình chiếu một số hình ảnh về ứng dụng của lưu huỳnh. -HS: Quan sát kết hợp nghiên cứu SGK và liên hệ thực tế để rút ra một số ứng dụng quan trọng của lưu huỳnh. YC học sinh về nhà xem phần trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh. 1s22s2263s234 - Chu kỳ 3 -Nhóm VI A - Chất rắn, màu vàng - Lưu huỳnh tà phương (Sα), lưu huỳnh đơn tà (Sβ) - Giống nhau về tính chất hóa học và khác nhau về tính vật lý. - Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa trả lời câu hỏi. - HS quan sát nhận xét sự biến đổi màu sắc, trạng thái của nguyên tử lưu huỳnh. +Lưu huỳnh nóng chảy thành chất lỏng màu vàng, linh động→lưu huỳnh lỏng quánh nhớt có màu nâu đỏ→hơi màu da cam. - -2,0,+4,+6 : thể hiện tính oxi hóa, khi tác dụng với chất khử : H2, Kim loại. : thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa cụ thể là các phi kim có độ âm điện lớn : F2, O2- Nhôm sunfua Hiđro sunfua Thủy ngân (II) sunfua Lưu huỳnh đioxit Lưu huỳnh hexa florua -Trong SO2 lưu huỳnh thể hiện số oxi hóa +4, Trong SF6 lưu huỳnh có số oxi hóa +6 →Thể hiện tính khử mạnh khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh. -Giống :đều có tính oxi hóa -Khác: +Oxi thể hiện tính oxi hóa mạnh hơn lưu huỳnh +Lưu huỳnh thể hiện tính khử HS: Quan sát kết hợp nghiên cứu SGK và liên hệ thực tế để rút ra một số ứng dụng quan trọng của lưu huỳnh. -Sản xuất axit sunfuric. -Lưu hóa cao su, chế tạo diêm., chất tẩy trắng bột giấy, chất dẻo ebonit, dược phẩm, phẩm nhuộm I. Vị trí, cấu hình electron nguyên tử: 16S: 1s22s2263s234 - Chu kỳ 3 -Nhóm VI A 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ chất vật lý của lưu huỳnh: Sα Sβ t0<95,50C 95,50C<t0<1190C II. Tính chất hóa học của lưu huỳnh:Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. 1.Tác dụng với kim loại và hiđro: Nhôm sunfua Hiđro sunfua Thủy ngân (II) sunfua *S0 → S-2: S thể hiện tính oxi hóa -Lưu huỳnh có tính oxi hóa yếu hơn oxi . 2. Tác dụng với phi kim: Lưu huỳnh đioxit Lưu huỳnh hexa florua *S 0→+4, +6:S thể hiện tính khử IV. Ứng dụng của lưu huỳnh: (SGK) V.Trạng thái tự nhiên, sản xuất lưu huỳnh: (SGK) Bước 3: Củng cố Câu 1: Câu nào sau đây đúng khi nói về tính chất hóa học của lưu huỳnh? Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hóa. Lưu huỳnh chỉ có tính khử. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. Lưu huỳnh không có tính oxi hóa cũng không có tính khử. Đáp án: C Câu 2: Hơi thủy ngân rất độc, thu hồi thủy ngân rơi vãi bằng cách? Nhỏ nước brom lên giọt thủy ngân. Nhỏ nước ozon lên giọt thủy ngân. Rắc bột lưu huỳnh lên giọt thủy ngân. Rắc bột photpho lên giọt thủy ngân. Bước 4: Hướng dẫn học bài và ra bài tập về nhà Làm tất cả bài tập sách giáo khoa và sách bài tập Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập Cô Nguyễn Thị Bích Đào Đỗ Thị Cẩm Lệ

File đính kèm:

  • docluu huynh 10 co ban.doc
Giáo án liên quan