KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: Đạo đức
Bài: LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊ EM NHỎ
I/. MỤC TIÊU :
- Biết : Đối với anh chị cần lễ phép , đối với em nhỏ cần nhường nhịn .
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm đối với anh chị em trong nhà
- Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày
II/. CHUẨN BỊ :
1/. Giáo viên : Tranh bài tập 2 , 3 , vở bài tập đạo đức và các câu hỏi .
2/. Học sinh: - SGK. Vở bài tập đạo đức , bút chì .
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2616 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bài học Đạo đức 1 tuần 10: Lễ phép với anh chị, nhường nhị em nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu Học .......................... Tiết: 10
Lớp: 1/4 Tuần: 10
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: Đạo đức
Bài: LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊ EM NHỎ
Ngày dạy: 21/10/2013
@&?
I/. MỤC TIÊU :
Biết : Đối với anh chị cần lễ phép , đối với em nhỏ cần nhường nhịn .
Nêu được những việc nên làm và không nên làm đối với anh chị em trong nhà
Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày
II/. CHUẨN BỊ :
1/. Giáo viên : Tranh bài tập 2 , 3 , vở bài tập đạo đức và các câu hỏi .
2/. Học sinh: - SGK. Vở bài tập đạo đức , bút chì .
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
BÀI MỚI : Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ ( Tiết 2)
* HĐ 1: Nêu được những việc nên – không nên làm đối với anh chị em trong nhà
- GV đọc yêu cầu “ Em hãy nối mỗi tranh dưới đây với nên hoặc không nên cho phù hợp.”
- Yêu cầu - giao việc
- Yêu cầu
- GV nhận xét chung - đánh giá
* HĐ 2: Thể hiện đuợc hành động: lễ phép với anh chị, nhuờng nhịn em nhỏ
- GV yêu cầu - giao việc
- GV nhận xét - đánh giá
* Chốt ý: Là anh chị, cần phải nhường nhịn em nhỏ. Là em, cần phải lễ phép, vâng lời anh chị.
- GV đọc mẫu hai câu thơ :
Chị em trên kinh dưới nhường .
Là nhà có phúc , mọi đường yên vui.
è Giáo dục : Anh chị em trong gia đình là người ruột thịt . Vì vậy, em cần phải thương yêu , quan tâm, chăm sóc anh chị em. Cụ thể là : Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
Có như vậy gia đình mới hoà thuận , cha mẹ mới vui lòng .
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
+ Là anh,chị em sẽ đối xử với em như thế nào là đúng ?
+ Là em, em sẽ đối xử với anh chị như thế nào?
+ Tại sao chúng ta phải làm như thế ?
- GV nhận xét - chốt ý
- Dặn HS về nhà thực hiện những điều đã học ở lớp , nhắc nhở mọi người cùng thực hiện .
- Dặn HS về nhà ôn lại những bài đã học chuẩn bị cho tiết thực hành kĩ năng giữa HKI
- Nhận xét chung - nhắc nhở - tuyên dương cá nhân
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Nhóm đôi
- Lắng nghe
- Mở sách, quan sát tranh - thảo luận theo nhóm đôi bài tập 3
- Đại diện nêu nội dung thảo luận
+ Tranh 1: Anh đang cầm lồng đèn, em mượn nhưng anh quay lại nhìn em khó chịu và không cho em mượn
→ Việc này không nên làm
+ Tranh 2: Anh đang chỉ cho em học bài → việc này nên làm .
+ Tranh 3: Hai chị em đang cùng làm việc vui vẻ : chị lau kiếng , em quét nhà → Việc này nên làm .
+ Tranh 4: Hai anh em đang dành nhau quyển truyện → Việc này không nên làm.
+ Tranh 5: Mẹ đang dọn dẹp bếp em đòi vào. Anh nói: Em ra chơi với anh để mẹ dọn dẹp → Việc này nên làm .
( Lớp theo dõi - nhận xét – bổ sung )
- Đại dện nhóm nêu ý kiến vì sao việc đó nên làm ( không nên làm )
Nhóm
- Thảo luận theo nhóm - phân vai - thực hành đóng vai
+ Nhóm 1: Hai chị em đang chơi, dì đến và cho 2 quả cam.
+ Nhóm 2: Anh có xe đồ chơi mà anh rất thích chơi, em hỏi mượn
( Lớp theo dõi - nhận xét )
- Lắng nghe - nhắc lại
- Lớp lắng nghe - nhắc lại
( cá nhân - đồng thanh )
+ Thương yêu, chăm sóc, nhường nhịn em nhỏ
+ Thương yêu, lễ phép , vâng lời anh chị .
+ Anh chị em hòa thuận , gia đình vui vẻ, cha mẹ sẽ vui lòng .
- Nhận việc
- Nhận xét tiết học
Hiệu trưởng Khối trưởng Người soạn
File đính kèm:
- Đạo đức.doc