Giáo án bài tuần 4 lớp 1

Tiết 4 : Toán

 29 + 5

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS biết cách thực hiện phép cộng dạng 29 + 5 ( cộng có nhớ dưới dạng tính viết ).

- Củng cố những hiểu biết về tổng, số hạng, về nhận dạng hình vuông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- 3 bó 1 chục que tính và 14 que tính rời.

- Bảng gài.

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bài tuần 4 lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ 4: Thứ , ngày tháng năm 200 Tiết : Chào cờ Hoạt động tập thể Tiết 4 : Toán 29 + 5 I. Mục tiêu: - Giúp HS biết cách thực hiện phép cộng dạng 29 + 5 ( cộng có nhớ dưới dạng tính viết ). - Củng cố những hiểu biết về tổng, số hạng, về nhận dạng hình vuông. II. Đồ dùng dạy học. - 3 bó 1 chục que tính và 14 que tính rời. - Bảng gài. III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách tính nhẩm - 2, 3 em đọc bảng cộng 9 cộng với một số. - HS làm vào bảng con. 9 + 4 + 2 = 9 + 9 + 1 = B. Bài mới 1. Giới thiệu phép cộng 29+5: - GV đưa ra 2 bó mỗi bó 1 chục que tính và 9 que tính rời. Hỏi có bao nhiêu que tính ? - Thêm 5 que tính rời. Hỏi có bao nhiêu que tính. - Có 29 que tính. - HS cùng lấy số que tính. - HS cùng lấy số que tính. - GV lấy 9 que tính rời bó thêm 1 que tính rời thành 1 chục que tính còn 4 que rời - được 3 bó (3 chục) 3 chục que tính thêm 4 que tính được 34 que tính. - HS nêu 29 + 5 = 34 29 + 5 = 20 + 9 + 5 = 20 + 9 + 1 + 4 = 20 + 10 + 4 = 30 + 4 = 34 - Hướng dẫn cách đặt tính 29 5 34 - 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1 - 2 thêm 1 bằng 3, viết 3. - Nêu cách đặt tính. - Chữ số hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục. - Nêu cách thực hiện phép tính. - Thực hiện theo thứ tự từ phải sang trái. 3. Thực hành Bài 1: Đọc yêu cầu của bài. - Tính. - HS làm vào bảng con 59 19 39 5 8 7 64 27 46 - GV sửa sai cho học sinh Bài 2: Hướng dẫn HS làm BT vào vở *Lưu ý: Cách đặt tính và cách thực hiện phép tính có nhớ - Củng cố tên gọi số hạng, tổng. 59 6 65 19 7 26 19 8 77 Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài. - HS dùng bút và thước nối từng cặp điểm để có từng đoạn thẳng. - Nêu tên từng hình vuông - Hình vuông ABCD, MNPQ 4. Củng cố – dặn dò. - Nhận xét giờ học. Tiết : Tập đọc Bím tóc đuôi sam I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc đúng các từ ngữ: Loạng choạng, ngã phịch, đầm đìa, ngượng nghịu. - Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy, hai chấm, chấm cảm, chấm hỏi. - Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện và giọng nhân vật. 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu. - Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong bài – hiểu nội dung câu chuyện: Không nên nghịch ác với bạn. Rút ra được bài học. Cần đối xử tốt với các bạn gái. II. Đồ dùng dạy học. - Tranh minh hoạ bài đọc SGK. - Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần đọc đúng. III. hoạt động dạy học. Tiết 1: A. Kiểm tra bài cũ: - 2 em đọc thuộc lòng bài thơ gọi bạn và TLCH. - Bài thơ giúp em hiểu gì về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. B. Bài học mới. 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: a. GV đọc mẫu b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. + Đọc từng câu: - Đọc nối tiếp mỗi em 1 câu + GV uốn nắn theo dõi HS đọc + Đọc từng đoạn trước lớp. - Đọc nối tiếp từng đoạn. (GV Hướng dẫn cách đọc trên bảng phụ) - Kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc chú giải SGK. - Giảng thêm: Đầm đìa nước mắt Đối xử tốt - Khóc nhiều nước mắt ướt đẫm mặt. - Nói và làm điều tốt với người khác. c. Đọc từng đoạn trong nhóm. d. Thi đọc giữa các nhóm e. Cả lớp đọc đồng thanh 1, 2 đoạn Tiết 2 3. Hướng dãn tìm hiểu bài: Câu hỏi 1: - HS đọc thầm đoạn 1 và 2 - Các bạn gái khen Hà như thế nào ? - 1 em đọc câu hỏi 1 - ái chà chà - Bím tóc đẹp quá. Câu hỏi 2: - 1 em đọc câu hỏi. - Vì sao Hà khóc - Tuấn kéo mạnh bím tóc của Hà làm cho Hà bị ngã… - Em nghĩ như thế nào về trò đùa nghịch của Tuấn ? - HS nêu. - Đó là trò nghịch ác, không tốt với bạn, thiếu tôn trọng bạn. Câu hỏi 3: - Đọc thầm Đ3. - Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào ? - Thầy khen hai bím tóc của Hà rất đẹp. - Vì sao lời khen của thầy làm Hà nín khóc và cười ngay. - Vì nghe thầy khen Hà rất vui mừng và tự hào. Câu hỏi 4: Nghe lời thầy Tuấn đã làm gì ? - Đến trước mặt Hà để xin lỗi bạn. 4. Luyện đọc lại. - Đọc phân vai theo nhóm. - Đọc theo nhóm tự phân vai người dẫn chuyện, Tuấn, thầy giáo, Hà mấy bạn gái nói câu: ái chà chà ! Bím tóc đẹp quá. 5. Củng cố dặn dò: - Qua câu chuyện này em thấy bạn Tuấn có điểm nào đúng chê và điểm nào đáng khen. - Đáng chê vì đùa nghịch ác quá… - Đáng khen vì khi…xin lỗi bạn. Đạo đức Tiết : Biết nhận lỗi và sửa lỗi I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp HS lựa chọn và thực hành hành vi nhận và sửa lỗi. - Giúp HS hiểu việc bày tỏ ý kiến và thái độ khi có lỗi để người khác hiểu đúng mình là làm việc làm cần thiết. 2. Kỹ năng. - Giúp HS đánh giá, lựa chọn hành vi nhận và sửa lỗi từ kinh nghiệm bản thân. 3. Thái độ. - Học sinh có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập sinh hoạt đúng giờ. II. hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bãi cũ: - Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì? - Mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. b. Bài mới: Hoạt động 1: Đóng vai theo tình huống *Mục tiêu: HS lựa chọn và thực hành vi nhận và sửa lỗi. *Cách tiến hành: - GV chia nhóm cho HS và phát phiếu giao việc - HS TLN4 - TH1: Lan đang trách Tuấn "Sao bạn hẹn rủ mình cùng đi học mà lại đi một mình" - Tuấn xin lỗi bạn vì không giữ đúng lời hứa và giải thích lí do. - Em sẽ làm gì nếu em là Tuấn ? TH2: Nhà cửa đang bừa bãi chưa dọn dẹp. Bà mẹ đang hỏi Châu "Con đã dọn dẹp nhà cho mẹ chưa" em sẽ làm gì nếu em là Châu ? - Châu cần xin lỗi mẹ và dọn dẹp nhà cửa. TH3: Tuyết mếu máo cần quyển sách "Bắt đền Trường đấy, làm rách sách tờ rời "nếu là Trường em sẽ làm gì ? - Trường cần xin lỗi bạn và dán lại sách cho bạn. TH4: Xuân quên không làm bài tập TV sáng nay đến lớp các bạn KT bài ở nhà. Em sẽ làm gì nếu em là Xuân. - Xuân nhận lỗi với cô giáo với các bạn và làm bài tập ở nhà. *Kết luận: Khi có lỗi, biết nhận và sửa lỗi là dũng cảm, đáng khen. Hoạt động 2: Thảo luận *Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu việc bày tỏ ý kiến và thái độ khi có lỗi để người khác hiểu đúng mình là việc làm cần thiết, là quyền của từng cá nhân. *Cách tiến hành: - GV chia nhóm và phát phiếu giao việc - TLN - Các nhóm tiến hành trình bày kết quả của nhóm. - Cả lớp nhận xét. Kết luận: - Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu nhầm. - Nên lắng nghe để hiểu người khác không trách lỗi nhầm cho bạn. - Biết thông cảm, hướng dẫn, giúp đỡ bạn bè sửa lỗi như vậy mời là bạn tốt. Hoạt động 3: Tự liên hệ. *Mục tiêu: Giúp học sinh đánh giá, lựa chọn hành vi nhận và sửa lỗi từ kinh nghiệm bản thân. *Cách tiến hành: - GV mời một số em lên kể những trường hợp mắc lỗi và sửa lỗi. - Khen những em biết nhận lỗi và sửa lỗi. - HS trình bày. - Phân tích tìm hướng giải quyết đúng. - GV nhận xét những học sinh trong lớp biết nhận lỗi. *Kết luận chung: Ai cũng có khi mắc lỗi. Điều quan trọng là phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Như vậy em sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Thứ , ngày tháng năm 200 Thể dục Tiết : Bài 7: Động tác chân: Trò chơi "Kéo cưa lừa xẻ" I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Ôn 2 động tác vươn thở và tay. - Học động tác chân - Ôn trò chơi "Kéo cưa lừa xẻ" 2. Kỹ năng: - Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức độ tương đối chính xác. - Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. - Yêu cầu thực hiện được động tác chân ở mức độ tương đối đúng. 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong khi tập tham gia chơi nhiệt tình. II. địa điểm – phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập. - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi. III. Nội dung phương pháp. Nội dung Định lượng Phương pháp A. phần Mở đầu: O O O O O O O O 1. Nhận lớp. - Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số. - Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. 1 - 2' 2. Khởi động: 1 - 2' - Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc 50-60m - Đi theo vòng và hít thở sâu 1 - 2' 3. Kiểm tra bài cũ: - 1, 2 em lên kiểm tra 2 động tác TD đã học. B. Phần cơ bản: + Ôn 2 động tác vươn thở. 1 – 2 lần 2 x 8 - GV vừa làm mẫu HS tập theo. + Động tác chân 4 - 5 lần - GV nêu tên động tác làm mẫu hướng dẫn cách tập. + Ôn 3 ĐT vươn thở, tay chân. 2 lần - Thi tập 3 động tác. 2 x 8 L1: GV tập mẫu L3, 4: GV chỉ hô không tập. L5: Thi theo tổ. + Trò chơi "Kéo cưa lừa xẻ" - GV nêu tên trò chơi. - Nhắc lại cách chơi. - 1, 2 cặp lên làm mẫu sau đó chia tổ để chơi. 3. Phần kết thúc. - Cúi người thả lỏng 5 - 6 lần - Cúi lắc người thả lỏng 5 - 10 - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét giờ học. Kể chuyện Tiết : Bím tóc đuôi sam I. Mục tiêu – yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể được nội dung đoạn 1, 2 của câu chuyện. - Nhớ và kể lại được nội dung đoạn 3 bằng lời của mình có sáng tạo riêng về từ ngữ, có giọng kể, điệu bộ phù hợp. - Biết tham gia cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo vai (người dẫn chuyện, Hà, Tuấn, thấy giáo). 2. Rèn kỹ năng nghe: - Lắng nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của các bạn. II. Đồ dùng dạy học: - Các tranh minh hoạ phóng to. - Mảnh bìa ghi tên nhân vật: Hà, Tuấn, thầy giáo, người dẫn chuyện. III. hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - 3 em kể lại chuyện theo cách phân vai. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn kể chuyện: a. Kể lại đoạn 1, 2 (theo tranh minh hoạ). - GV hướng dẫn HS quan sát - HS quan sát SGK kể lại đoạn 1, 2. - Tranh 1: Hà có hai bím tóc ra sao ? Khi Hà đến trường các bạn gái reo lên như thế nào ? - Có hai bím nhỏ, mỗi bên buộc 1 cái nhỏ. - ái ! chà chà ! búi tóc đẹp quá. - Tranh 2: Tuấn đã chêu chọc Hà như thế nào ? Việc làm của Tuấn dẫn đến điều gì ? - Tuấn nắm búi tóc Hà… cuối cùng làm Hà ngã phịch. - 2, 3 em kể tranh 1. - 2, 3 em kể tranh 2. - GV & HS nhận xét. b. Kể lại đoạn 3: - 1 HS đọc yêu cầu. - Kể lại cuộc gặp gỡ giữa bạn Hà và thầy giáo của em. - Hà chạy đi tìm thầy, em vừa mách tội Tuấn và khóc thầy giáo nhìn hai bím tóc xinh xinh của Hà vui vẻ khen tóc Hà đẹp lắm. - Kể theo nhóm. + Tập kể trong nhóm. - Đại diện nhóm thi kể đoạn 3. - HS kể - GV và cả lớp nhận xét. c. Phân vai ( người dẫn chuyện, Hà, Tuấn ) dựng lại câu chuyện. - Kể theo nhóm 4. - GV làm người dẫn chuyện - 1 HS nói lời của Hà. - 1 HS nói lời của Tuấn - HS nói lời của thầy giáo - HS nhận vai tập thể với giọng của nhân vật. - 1 HS nói lời của thầy giáo - Thi kể theo vai. 2, 3 nhóm - GV và HS nhận xét về nội dung cách diễn đạt, cử chỉ điệu bộ. - HS kể theo phân vai. + GV chọn 4 em dựng lại hoạt cảnh của câu chuyện. - Người dẫn chuyện; Hà; Tuấn; Thầy giáo. c. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét kết quả thực hành kể chuyện trên lớp, khen những HS kể chuyện hay, những HS nghe bạn kể chăm chú. - Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chính tả: (Tập chép) Tiết : Bím tóc đuôi sam I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng chính tả. - Chép lại chính xác, trình bày 1 đoạn đối thoại trong bài: Bím tóc đuôi sam. (thời gian khoảng 12') - Luyện viết đúng quy tắc chính tả với iê/ yê/iên/yên làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lần. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp chép bài chính tả. - Bảng phụ viết nội dung BT2, BT3. III. hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - GV đọc: nghi ngờ, nghe ngóng, nghiêng ngả, trò chuyện, chăm chỉ. - 2 em lên bảng viết. - Cả lớp viết bảng con - 2 em viết họ tên bạn thân của mình B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu. 2. Hướng dẫn tập chép: - GV đọc bài trên bảng lớp - 2, 3 em đọc bài. - Hướng dẫn nắm nội dung bài viết. - Đoạn văn nói về cuộc trò chuyện giữa ai với ai ? … giữa thầy giáo với Hà. - Vì sao Hà không khóc nữa ? - Vì được thầy khen có bím tóc đẹp nên rất vui, tự tin. - Bài chính tả có những dấu câu gì ? - Dấu phẩy, dấu 2 chấm, dấu gạch ngang đầu dòng, dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu chấm. - Hướng dẫn viết bảng con: thầy giáo, xinh xinh, vui vẻ, khuôn mặt. - HS viết bảng con. - GV hướng dẫn HS chép bài vào vở. - HS chép bài vào vở. - GV chấm 5, 7 bài. - HS nhìn bảng nghe GV đọc để soát bài. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2: Điền vào chỗ trống iên hay yên - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Lớp làm bài tập vào bảng con. - Đọc kết quả (yên ổn, cô tiên, chim yến, thiếu niên. - Viết yên khi là chữ ghi tiếng, viết iên khi là vần của tiếng. - 2, 3 em nhắc lại quy tắc, chính tả. Bài 3: Điền vào chỗ trống r/d/gi hoặc ân/âng. - Cả lớp làm bài tập vào vở. - HS làm bài, da dẻ, cụ già, ra vào, cặp da, vâng lời, bạn thân, nhà tầng, bàn chân. 3. Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. Toán Tiết : 49 + 25 I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết cách thực hiện phép cộng dạng 49 + 25. - Củng cố phép cộng dạng 9 + 5 và 29 + 5 đã học. - Củng cố tìm tổng của 2 số hạng đã biết. II. đồ dùng dạy học: - 7 bó chục que tính và 14 que tính rời. - Bảng gài que tính. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách đặt tính và tính - 2 HS lên bảng. 19 + 8 9 + 63 B. Bài mới: 1. Giới thiệu phép cộng 49+25: - HS cùng lấy que tính. - Được 74 que tính. 6 bó và 14 que rời. - Tách 14 que = 1 chục que tính + 4 que tính. - 6 bó + 1 bó = 7 bó (hay 7 chục que tính và 4 que tính). - GV lấy 49 que tính (4bó) và 9 que tính và 5 que rời). Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính. - 49 + 25 bằng bao nhiêu ? - Hướng dẫn cách đặt tính 49 25 74 - 9 cộng 5 bằng 14 viết 4 nhớ 1. - 4 cộng 2 bằng 6 nhớ 1 là 7. 2. Thực hành. Bài 1: - Bảng con - Nêu cách tính ? 39 64 19 - Thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải. 22 29 53 61 93 72 Bài 2: - Nêu yêu cầu bài. - Viết số thích hợp vào ô trống theo mẫu. Số hạng 9 29 9 49 59 - Lấy số hạng cộng số hạng. Số hạng 6 18 23 27 29 - HS thực hiện. Tổng 15 47 43 76 88 - Nêu kết quả của bài toán. Bài 3: - 1 em đọc đề bài. - Hướng dẫn tóm tắt và giải bài toán - 1 em lên bảng làm bài tập. - Lớp làm vào vở - Nhận xét bài của bạn. Tóm tắt: Lớp 2A: 29 HS Lớp 2B: 25 HS Cả 2 lớp: … HS? Bài giải: Số học sinh cả 2 lớp là: 29 + 25 = 54 (HS) ĐS: 54 HS 4. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. Thứ , ngày tháng năm 200 Thủ công Tiết : Gấp máy bay phản lực (t2) I. Mục tiêu: - Biết cách gấp máy bay phản lực, gấp được máy bay phản lực. - Học sinh hứng thú gấp hình. II. đồ dùng dạy học: - Mẫu máy bay phản lực. - Giấy thủ công. - Quy trình gấp máy bay. III. hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại các bước gấp máy bay phản lực. B. Bài mới: 3. Học sinh thực hành gấp máy bay phản lực. - GV yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện theo thao tác gấp máy bay phản lực đã học ở tiết 1. Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a. Giới thiệu bài. - Hướng dẫn thực hành qua 2 bước. *Lưu ý: Các đường gấp miết cho phẳng. Bước 1: Gấp tạo mũi và thân cánh máy bay. Bước 2: Tạo máy bay PL và sử dụng. - Hướng dẫn thực hành qua 2 bước. - HS thực hành gấp tên lửa. *Lưu ý: Các đường gấp miết cho phẳng. - GV quan sát, uốn nắn những HS chưa biết gấp. - Hướng dẫn trang trí lên máy bay. Vẽ ngôi sao 5 cánh. - HS tự trang trí lên sản phẩm của mình. - Viết chữ VN lên 2 cánh máy bay. - GV chọn 1 số sản phẩm đẹp để tuyên dương. - Đánh giá kết quả học tập của học sinh. - GV t/c cho HS thi phóng máy bay. - HS thi phóng máy bay. 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học. Tiết : Tập đọc Trên chiếc bè I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: Làng gần, núi xa, bãi lầy, bái phục, âu yếm, lăng xăng, hoan nghênh. - Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ. 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu. - Nắm được nghĩa của các từ mới: Ngao du thiên hạ, bèo sen, bái phục, lăng xăng. - Hiểu nội dung bài: Tả chuyến du lịch thú vị trên "sông" của đôi bạn: Dế Mèn và Dế trũi. II. Đồ dùng dạy học. - Tranh minh hoạ bài đọc, tranh ảnh các con vật trong bài. - Bảng phụ viết sẵn những câu văn cần luyện đọc. III. hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: - 2 em đọc: Bím tóc đuôi sam TLCH - Qua chuyện em thấy bạn Tuấn có điểm nào đáng chê, điểm nào đáng khen - HS trả lời. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Bài đọc trích từ tác phẩm nổi tiếng Dế Mèn phưu lưu ký của nhà văn Tô Hoài, 1 tác phẩm mà thiếu nhi Việt Nam rất yêu thích. 2. Luyện đọc: a. GV đọc mẫu toàn bài: - Học sinh nghe b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: + Đọc từng câu: - HS tiếp nối nhau đọc từng câu. + Đọc từng đoạn trước lớp: Hướng dẫn đọc đoạn (trên bảng phụ). - Đọc nối tiếp. + Đọc từng đoạn trong nhóm. - Đọc theo nhóm 3 + Thi đọc giữa các nhóm. - Các nhóm thi đọc. - GV & HS bình chọn, nhận xét. - Đọc đồng thanh. 3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. - 1 em đọc đoạn 1, 2. - 1 em đọc câu hỏi. - Dế Mèn và dễ Trũi đi chơi xa bằng cách gì ? - Hai bạn ghép ba, bốn lá bèo sen lại thành 1 chiếc bè đi trên sông. - Dòng sông với 2 chú bé có thể chỉ là một dòng nước nhỏ. - Đọc 2 câu đầu của đoạn 3. - Đọc câu hỏi 2. - Trên đường đi đôi bạn nhìn thấy cảnh vật ra sao ? - Nước sông trong vắt, cỏ cây, làng gần, núi xa hiện ra luôn mới mẻ… Câu hỏi 3: - Tìm những từ ngữ tả thái độ của các con vật đối với hai chú dế. - Đọc đoạn còn lại - Đọc câu hỏi. - Các con vật mà hai chú gặp trong chuyến du lịch trên sông đều tỏ tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ, hoan nghênh hai chú dế. - Gọng vó: Bái phục nhìn theo. - Cua kềnh: Âu yếu ngó theo. - Săn sát: Lăng xang cố bơi theo. 4. Luyện đọc lại. - HS thi đọc lại bài. - 1 số em thi đọc lại bài văn - GV và cả lớp bình chọn người đọc hay. 5. Củng cố dặn dò. + Qua bài văn em thấy cuộc đi chơi của hai chú dế có gì thú vị ? - Gặp nhiều cảnh đẹp dọc đường, mở mang hiểu biết, được bạn bè hoan nghênh yêu mến. + Về nhà đọc chuyện: Dế mèn phưu lưu ký. Tiết : Luyện từ và câu Từ chỉ sự vật – mở rộng Vốn từ: Ngày – tháng – năm I. Mục tiêu: - Mở rộng vốn từ chỉ sự vật. - Biết đặt và trả lời câu hỏi thời gian. - Biết ngắt một đoạn văn thành những câu trọn ý. II. Đồ dùng dạy học. - Bảng lớp kẻ sẵn bảng phân loại từ chỉ sự vật ở bài tập 1. - Bảng phụ viết đoạn văn ở bài tập 3. III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: - 2, 3 em đặt câu: Ai (cái gì, con gì) B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: - Hướng dẫn HS điền từ đúng nội dung từng cột theo mẫu. - HS đọc yêu cầu của bài. - Chỉ người: học sinh, công nhân. - Đồ vật: Bàn, ghế… - Con vật: Chó, mèo… - Cây cối: Xoan, cam… - HS chữa bài (miệng) Bài 2: Đặt câu hỏi và TLCH. Về: Ngày, tháng, năm + Đọc yêu cầu của đề bài. - 2 em nói câu mẫu. - Tuần, ngày trong tuần - HS thực hành hỏi - đáp (N2) - Hôm nay là ngày bao nhiêu ? - Ngày 29 - Tháng này là tháng mấy ? - Tháng 9 - Một năm có bao nhiêu tháng ? - 1 năm có 12 tháng - Một tháng có mấy tuần ? - Có 4 tuần - Một tuần có mấy ngày ? - Có 7 ngày - Ngày sinh nhật của bạn là ? … - Chị bạn sinh vào năm nào ? … - Bạn thích tháng nào nhất ? … - Tiết thủ công lớp mình học vàongày thứ mấy… - Ngày thứ tư. Bài 3: - Đọc yêu cầu của bài văn. - GV giúp học sinh nắm được yêu cầu của bài tập. - HS làm bài. + Trời mua to. Hoà quên mang áo mưa. Lan rủ bạn đi chung áo mưa với mình. Đôi bạn vui vẻ ra về. *Chú ý: Viết hoa chữ đầu câu, têng riêng, cuối mỗi câu đặt dấu chấm. 3. Củng cố dặn dò: - Về nhà tìm thêm các từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối. - Nhận xét tiết học. Toán Tiết : Luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp HS: Củng cố và rèn luyện kỹ năng thực hiện phép cộng dạng 9+5; 29+5; 49+25 (cộng qua 10, có nhớ, dạng tính viết). - Củng cố kỹ năng so sánh số, kỹ năng giải toán có lời văn (toán đơn liên quan đến phép cộng). - Bước đầu làm quen với bài tập dạng (trắc nghiệp 4 lựa chọn). II. hoạt động dạy học. a. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng. 9 + 8 9 + 7 69 + 3 39 + 7 29 + 56 39 + 19 Bài 1: Tính nhẩm - Nêu yêu cầu của bài - Vận dụng bảng cộng 9 cộng với 1 số để làm tính nhẩm. - HS làm miệng Bài 2: Đọc yêu cầu đề - HS làm vào bảng con - Củng cố: Cộng từ phải sang trái bắt đầu từ đơn vị viết kết quả thẳng cột đơn vị với đơn vị, chục với chục. 29 19 39 9 45 9 26 37 74 28 65 46 Bài 3: Điền dấu = - HS làm bài tập - Yêu cầu giải thích 1 vài trường hợp. 9 + 9 < 19 9 + 9 > 15 9 + 8 = 8 + 9 Bài 4: - 1em đọc đề bài. - Hướng dẫn TT và giải bài toán. - BT cho biết gì ? - Muốn biết có tất cả bao nhiêu con gà ta phải làm tính gì ? Gà trống: 25 con Gà mái : 19 con Tất cả : … con ? Bài giải: Trong sân có tất cả là: 25 + 19 = 44 (con gà) Đáp số: 44 con gà Bài 5: Hướng dẫn học sinh đọc tên các đoạn thẳng. - HS quan sát và tìm. - Hướng dẫn cách đọc tên đoạn thẳng bắt đầu từ điểm M có 3 đoạn thẳng - MO, MP, MN - Bắt đầu từ O có hai đoạn thẳng - OP, ON - Bắt đầu từ P có 1 đoạn thẳng - PN - Tất cả có số đoạn thẳng là: 3 + 2 + 1 = 6 - Do vậy phải khoanh vào D. C. Củng cố dặn dò: - Đọc lại bảng cộng 9 cộng với 1 số. - Nêu cách cộng. - Nhận xét giờ học. Tự nhiên xã hội Tiết : Làm gì để cơ và xương phát triển tốt I. Mục tiêu: - Nêu được những việc vần làm để xương và cơ phát triển tốt. - Giải thích tại sao không nên mang vác vật quá nặng. - Biết nhấc (nâng) một vật đúng cách. - HS có ý thức thực hiện các biện pháp để xương và cơ phát triển tốt. II. Đồ dùng dạy học. - Tranh bộ đồ dùng dạy học (bài 4). III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Nói tên một số cơ của cơ thể ? - Chúng ta lên làm gì để cơ đương săn chắc ? B. Bài mới: Khởi động: Trò chơi "Xem ai khéo" *Mục tiêu: HS thấy cần được phải đi và đứng đúng tư thế để không bị cong vẹo cột sống. *Cách chơi: HS xếp thành 2 hàng dọc ở giữa lớp học. Mỗi em đội trên dầy 1 cuốn sách. Các hàng đi xung quanh lớp về chỗ phải đi thẳng người, giữ đầu và cơ thẳng sao cho quyển sách trên đầu không bị rơi xuống. - Khi nào thì quyển sách bị rơi xuống: - Khi tư thế đầu, cổ hoặc mình. + Đây là một trong các bài tập để rèn luyện tư thế đi, đứng đúng. Hoạt động 1: Làm gì để cơ và xương phát triển tốt. *Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm để xương và cơ phát triển tốt. Giải thích tại sao không nên mang vác vật quá nặng. *Cách tiến hành: + Bước 1: Làm việc theo cặp - TLN2 - Quan sát tranh trang 10 và 11. - Kể tên những món ăn mà bạn đang ăn (h1). - Những món ăn này có tác dụng gì? - Giúp cho cơ và xương phát triển tốt. - Hãy kể những món ăn hàng ngày của gia đình em ? - Thịt, cá, rau, canh, chuối… - H2: Bạn trong tranh ngồi học như thế nào ? Nơi học có ánh sáng không ? - Ngồi sai tư thế. - Lưng của bạn ngồi như thế nào ? - Ngồi học như thế nào là ngồi đúng tư thế ? - Ngồi thẳng lưng, nơi học tập phải có đủ ánh sáng. - H3: Bạn đang làm gì ? - Bạn đang bơi. Bơi là 1 môn thể thao rất có lợi cho việc phát triển xương và cơ giúp ta cao lên, thân hình cân đối hơn. - H4, 5: Bạn nào xách vật nặng. - HS quan sát so sánh. - Tại sao chúng ta không nên xách vật nặng ? Bước 2: Làm việc cả lớp. - GV gọi 1 vài em ở các cặp trình bày và nêu ý kiến của mình sau khi quan sát các hình. - HS nêu - Các nhóm khác bổ xung. Hoạt động 2: - Trò chơi "Nhấc một vật" *Mục tiêu: Biết được cách nhắc một vật sao cho phù hợp lí để không đau lưng và cong vẹo cột sống. *Cách tiến hành: Bước 1: GV làm mẫu và phổ biến cách chơi. - HS quan sát. Bước 2: Tổ chức cho HS chơi (dùng sức của cả hai chân và tay chứ không dùng sức của cột sống). - 1 vài em nhấc mẫu - Chia 2 đội chơi. - Thi xem đội nào thắng. *Chú ý: Khi nhấc vật nặng lưng phải thẳng dùng sức ở 2 chân để co đầu gối và đứng thẳng dậy để nhắc vật. Không đứng thẳng chân và không dùng sức ở lưng sẽ bị đau lưng. c. Củng cố dặn dò: - Nêu những việc cần làm để cơ và xương phát triển tốt. - Có ý thức thực hiện các biện pháp để cơ và xương phát triển tốt. - Nhận xét giờ học. Thứ , ngày tháng năm 200 Thể dục Tiết : Bài 8: học động tác lườn Trò chơi "kéo cưa – lừa xẻ" I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Ôn 3 động tác vươn thở, tay chân. - Học động tác lườn. - Tiếp tục ôn trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ. 2. Kỹ năng. - Yêu cầu thực hiện đúng động tác tương đối chính xác. - Yêu cầu thực hiện tương đối đúng. - Biết cách chơi và tham gia chơi có kết hợp đọc vần để tạo nhịp. 3. Thái độ. - Có ý thức tốt trong khi học và tham gia chơi trò chơi. II. địa điểm: - Địa điểm: Trên sân trường. - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi. III. Nội dung và phương pháp. Nội dung Định lượng Phương pháp 1. Phần mở đầu: 1 - 2' ĐHTT: O O O O O O O O - Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. - Giậm chân tại chỗ đếm to theo dịp 1 - 2' - Chạy nhẹ nhành theo vòng tròn. 1' - Đi theo vòng tròn vừa đi vừa hít thơ sâu (hít bằng mũi, thở bằng miệng) sau đó dừng lại giâm cách 1 sải tay. 4 – 5 lần 2. Phần cơ bản: 2 lần - Ôn 3 ĐT: Vươn thở, tay chân 2x8 L1: GV tập mẫu L2:

File đính kèm:

  • docTuan04.doc