Giáo án bài tuần 6 lớp 2

TIẾT 1 : AN TOÀN GIAO THÔNG:

§3: HIỆU LỆNH CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Học sinh biết cảnh sát giao thông dùng hiệu lệnh để điều khiển xe và người đi lại trên đường.

- Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm nhóm biển báo cấm.

- Biết nội dung hiệu lệnh bằng tay của cảnh sát giao thông và của biển báo hiệu giao thông.

 2. Kỹ năng:

- Quan sát và biết thực hiện đúng hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.

- Phân biệt nội dung 3 biển báo cẩm 101, 102, 112.

 

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bài tuần 6 lớp 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6 Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012 TIẾT 1 : AN TOÀN GIAO THÔNG: §3: HIỆU LỆNH CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh biết cảnh sát giao thông dùng hiệu lệnh để điều khiển xe và người đi lại trên đường. - Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm nhóm biển báo cấm. - Biết nội dung hiệu lệnh bằng tay của cảnh sát giao thông và của biển báo hiệu giao thông. 2. Kỹ năng: - Quan sát và biết thực hiện đúng hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. - Phân biệt nội dung 3 biển báo cẩm 101, 102, 112. 3. Thái độ: - Phải tuân theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông. - Có ý thức và tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông. II. Nội dung an toàn giao thông: 1. Hiệu lệnh bằng tay của cảnh sát giao thông để điều khiển người và xe đi lại an toàn. Nội dung hiệu lệnh bằng tay: dang ngang 1 hoặc 2 tay. + Các loại xe và người đi bộ trước và sau cảnh sát giao thông dừng lại. + Các loại xe bên phải, trái đi và rẽ phải, trái. + Người đi bộ được qua đường trước và sau cảnh sát giao thông. Giơ tay lên đầu (chiều thẳng) + Tất cả các loại xe và người đi bộ đều dừng. 2. Biển báo hiệu giao thông là hiệu lệnh điều khiển, chỉ dẫn người, xe đi trên đường an toàn. Nội dung biển báo hiệu giao thông. Biển báo cấm: Biển có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trẳng, giữa có hình thể hiện điều cấm. + Biển 101: Cấm tất cả xe cộ và người. + Biển 102: Cấm đi ngược chiều. + Biển 112: Cấm người đi bộ. III. Chuẩn bị: Tranh 1,2,3 phóng to Biển 101,102,112 phóng to IV. Các hoạt động chính: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hàng ngày trên đường phố cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều khiển các loại xe đi đúng đường. Chúng ta còn gặp một số biển cắm ở ven đường đó là biển báo hiệu để điều khiển giao thông. Đó là nội dung bài hôm nay. Hoạt động 2: Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông a. Mục tiêu: Giúp học sinh biết hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, cách thực hiện. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò b. Cách tiến hành: - Treo các tranh có hình ảnh các động tác điều khiển của cảnh sát giao thông. - Giáo viên làm mẫu từng tư thế và giải thích nội dung. c. Kết luận: Nghiêm chỉnh chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông để đảm bảo an toàn giao thông - Học sinh quan sát, tìm hiểu các tư thế và nội dung thực hiện hiệu lệnh - Học sinh thảo luận nhóm 2 em thực hành làm cảnh sát giao thông. Vài học sinh thực hành đi đường theo hiệu lệnh. Lớp nhận xét Vài em nhắc lại Lớp đọc Hoạt động 3: Tìm hiểu về biển báo hiệu giao thông. a. Mục tiêu: Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm nhóm biển báo cấm. Biết ý nghĩa, nội dung 3 biển báo hiệu thuộc nhóm này. b. Cách tiến hành - Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 1 biển báo. Yêu cầu học sinh nêu đặc điểm ý nghĩa của nhóm biển báo này. Giáo viên ghi đặc điểm lên bảng. - Nói ý nghĩa từng biển báo. Các biển báo này được đặt ở vị trí nào trong thành phố? Khi đi đường gặp biển báo cẩm phải làm gì? Thảo luận nêu rõ: + Hình dáng + Màu sắc + Hình vẽ bên trong Đại diện nhóm trình bày. Vài em nhắc lại - Ở đầu những đoạn đường giao nhau, đặt ở bên tay phải. Học sinh nêu cụ thể ý nghĩa từng biển báo (101,102,112) c. Kết luận: Khi đi trên đường, gặp biển báo cấm thì xe và mọi người phải thực hiện theo hiệu lệnh ghi trên biển báo đó. Hoạt động 4: Trò chơi “Ai nhanh hơn”. a. Mục tiêu: Học sinh thuộc tên các biển báo vừa học b. Cách tiến hành: - Giáo viên chọn 2 đội mỗi đội 2 em. Đặt 1 số biển báo úp trên bàn cho học sinh chọn. - Lật các biển báo, chọn ra 3 biển báo vừa học trong số nhiều biển báo. Đọc tên đúng đội nhanh hơn thắng c. Kết luận: - Lần lượt nêu tên 3 biển báo vừa học V. Củng cố: Liên hệ: Phát hiệu trên đường em đi học chỗ đường nào có đặt các biển báo vừa học. Dặn dò: Thực hiện theo bài học TIẾT 2 : TOÁN §26: 7 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 7 + 5 Mục tiêu: Giúp học sinh: Biết thực hiện phép cộng có nhớ dạng 7 + 5. Tự lập và học thuộc bảng công thức 7 cộng với 1 số. Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng. Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn. Yêu thích môn học. Đồ dùng: Que tính, bảng gài. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động dạy 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra: Tính: 48 + 7 + 3 = 29 + 5 + 4 = Nhận xét, chữa bài. 2 học sinh lên bảng. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (Nêu mục tiêu của bài) b. Phép cộng 7 + 5 Nêu bài toán: Có 7 que tính, thêm 5 que. Tất cả có bao nhiêu que tính? Muốn biết tất cả có bao nhiêu que tính ta làm thế nào? Giáo viên hướng dẫn: 7 + 3 là 1 chục, 1 chục với 2 que tính rời là 12 que tính. Yêu cầu học sinh lên bảng nêu cách đặt tính rồi tính. Nghe và phân tích đề. Thực hiện 7 + 5. Học sinh thao tác trên que tính tìm kết quả (12 que tính). Học sinh nêu cách làm của mình. 7 + 5 12 Viết 7 rồi viết 5 xuống dưới thẳng cột với 7. Viết dấu cộng (+) và kẻ vạch ngang. 7 + 5 = 12 viết 2 vào cột đơn vị, viết 1 vào cột chục. c. Lập bảng công thức 7 cộng với 1 số Học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả. Giáo viên ghi lên bảng. Xoá dần các công thức. Học sinh nối tiếp báo cáo kết quả của từng phép tính. Học sinh học thuộc lòng. 4. Thực hành: Bài 1: yêu cầu gì? Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi đổi vở để kiểm tra kết quả. Bài 2: yêu cầu gì? Yêu cầu học sinh tự làm vào vở, 5 học sinh nối tiếp lên bảng. Gọi học sinh nhận xét. Bài 4: Bài toán cho biết gì? hỏi gì? Muốn biết anh bao nhiêu tuổi ta làm thế nào? - Chấm , nhận xét bài của HS. Tính nhẩm. 7 + 4 = 11 7 + 6 = 13 4 + 7 = 11 6 + 7 = 13 Tính: 7 + 8 15 7 + 3 10 7 + 4 11 7 + 7 14 7 + 9 16 7 tuổi Học sinh đọc đề, tóm tắt. 2 tuổi Em Anh ? tuổi Ta lấy 7 + 2. Học sinh trình bày vào vở: Tuổi của anh là: 7 + 2 = 9 (tuổi) Đáp số: 9 tuổi. 5. Củng cố, dặn dò: Đọc lại các công thức 7 cộng với 1 số. Tổng kết giờ học. Về học thuộc lòng bảng công thức 7 cộng với 1 số. TIẾT 3&4 : TẬP ĐỌC § 16&17: MẨU GIẤY VỤN Mục tiêu: Giúp học sinh: Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng: rộng rãi, sáng sủa, lắnh nghe, im lặng, xì xào, nổi lên,… Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật. Rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa từ mới: xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Phải giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp. Đồ dùng: Tranh minh hoạ ở SGK, bảng phụ. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động dạy 1. Kiểm tra: Đọc mục lục sách. Nhận xét, cho điểm. 3 học sinh đọc + trả lời câu hỏi 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (nêu mục tiêu của bài): b. Luyện đọc: Đọc diễn cảm toàn bài. Chú ý đọc đúng ngữ điệu, phân biệt lời của các nhân vật. Đọc từng câu: Theo dõi, chỉnh sửa Đọc từng đoạn: Treo bảng phụ: Các em hãy lắng nghe và cho cô biết / mẩu giấy đang nói gì nhé.// Theo dõi, đọc thầm. Nối tiếp nhau đọc từng câu. Luyện đọc từ: rộng rãi, sáng sủa, lối ra vào, giữa cửa,… Nối tiếp đọc từng đoạn. Học sinh luyện đọc giọng nhẹ nhàng, dí dỏm. Giúp học sinh hiểu nghĩa từ: Sáng sửa Đồng thanh Hưởng ứng Thích thú Đọc từng đoạn trong nhóm. * Thi đọc. Nhận xét, cho điểm. Thi đọc trong các nhóm (cá nhân, đồng thanh). c. Tìm hiểu bài: Mẩu giấy vụn nằm ở đâu? có dễ thấy không? Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì? Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói gì? Tại sao bạn gái nghe thấy thế? Em hiểu ý cô giáo nhắc nhở điều gì? Mẩu giấy vụn nằm ngay giữa lối ra vào, rất dễ thấy. Cô giáo yêu cầu cả lớp lắng nghe xem mẩu giấy nói gì. “Các bạn ơi, hãy bỏ tôi vào sọt rác”. Bạn ấy biết việc mình phải làm mà chưa làm thì như được nghe mẩu giấy nhắc nhở. Phải giữ trường lớp luôn sạch đẹp. ® Muốn trường học sạch đẹp, mỗi học sinh phải có ý thức giữ vệ sinh chung. Cần tránh thái độ thờ ơ, nhìn mà không thấy, thấy mà không làm. d. Luyện đọc lại: (thi đọc truyện theo vai) Chia lớp thành 4 nhóm. Nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc tốt nhất. Các nhóm tự phân vai. Các nhóm lần lượt thi đọc lại toàn truyện. 3. Củng cố, dặn dò: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? Nhận xét giờ học. Tập kể chuyện theo vai. Phải giữ gìn trường lớp luôn luôn sạch đẹp. BUỔI CHIỀU TIẾT 1 : THỂ DỤC § 11: ÔN 5 ĐỘNG TÁC ĐÃ HỌC-TC: KÉO CƯA LỪA XẺ I. Mục tiêu: + Biết cách thực hiện 5 ĐT: Vươn thở, tay, chân, lườn và động tác bụng. Yêu cầu thực hiện từng động tác tương đối chính xác, đúng nhịp, đúng phương hướng. + Biết cách chơi và thực hiện đúng yêu cầu của trò chơi: “Kéo cưa lừa xẻ”. II. Địa điểm, phương tiện: Địa điểm : Trên sân tập, vệ sinh sạch sẽ. Phương tiện : Còi, chuẩn bị sân để cho h/s đi đều III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Phần mở đầu 2.Phần cơ bản 3. Phần kết thúc 4- 5 ph 24-25 ph 5- 6 ph Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ dạy. Cho h/s tập một số động tác khởi động. Ôn tập 5 động tác đã học + Từ đội hình hàng dọc chuyển thành đội hình vòng tròn. + Từ đội hình vòng tròn cho h/s đứng quay mặt vào tâm( để tập TD ) Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng. + Cùng h/s củng cố bài + Chơi trò chơi “ chạy ngược chiều theo tín hiệu” + Giao bài tập về nhà cho h/s. Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số. + Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. + Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay ( mỗi động tác mỗi chiều 4-5 lần). Từ hàng dọc chuyển đội hình về hàng ngang, vòng tròn + Từ đội hình đó cho h/s quay mặt vào tâm. + Tập 5 ĐT: vươn thở, tay, chân, lườn, bụng ( tập cả lớp, tập theo tổ, tập cá nhân)( vài lượt) + Học sinh thi giữa các tổ, chọn tổ tập đều, đẹp nhất. Đứng tại chỗ cúi người thả lỏng. + Nhảy thả lỏng. + Vài h/s lên chơi trò chơi thử, cả lớp chơi trò chơi thật. + Nghe g/v nhận xét giờ học. + Nhận bài tập về nhà. TIẾT 2 : ĐỌC SÁCH GV HƯỚNG DẪN HS LÊN THƯ VIỆN VÀ ĐỌC SÁCH TIẾT 3 : HƯỚNG DẪN HỌC LUYỆN TẬP TOÁN TUẦN 6-TIẾT 1 I. MỤC TIÊU: - Củng cố cho học sinh nắm chắc kiến thức đã học về các công thức 7 cộng với 1 số, cộng có nhớ vận dụng làm tính giải toán - Giúp học sinh yêu thích học môn Toán. II. ĐỒ DÙNG : Vở luyện tập toán. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra: - Gọi 3 HS đọc bảng 7 cộng với 1 số - Nhận xét, cho điểm. Học sinh làm theo yêu cầu của GV. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (Nêu mục tiêu của bài) b. *Hướng dẫn HS làm bài tập ‘Tiết 1” trong vở luyện tập toán. + Bài 1: Yc HS đọc kĩ y/c bài tập Yêu cầu HS viết số thích hợp vào ô trống theo mẫu - GV nhận xét, chữa bài. + Bài 2: Tính nhẩm - Gọi 4 HS lên bảng làm bài nhận xét, chữa bài. + Bài 3: Đặt tính rồi tính + Bài 4: Cho HS đọc đề bài toán hoàn chỉnh, HD HS phân tích đề bài và trình bày bài giảng + Bài 5: HD HS làm bài Thu 1 số vở chấm điểm - HS đọc y/c - HS nối tiếp nêu kết quả vào từng ô - HS làm bài vào vở. + HS nêu yêu cầu bài. - 4 HS nhau nhẩm và nêu kết quả + Đọc đề bài. + HS nối tiếp lên bảng thực hiện + Lớp làm bài vào vở + Nhận xét chữa bài - 2 HS lên bảng trình bày bài giải - Lớp làm bài vào vở Bài làm Năm nay mẹ có số tuổi là: 28 + 7 = 35 (tuổi) - HS trình bày bài vào vở 4. Củng cố, dặn dò: Nhắc lại nội dung của bài. Nhận xét giờ học. Dặn dò học sinh chuẩn bị bài cho ngày mai. Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012 TIẾT 1 : TOÁN: § 27: 47 + 5 Mục tiêu: Giúp học sinh: Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5. Biết giải bài toán về nhiều hơn theo tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. GD học sinh yêu thích môn học. Đồ dùng: Que tính, bảng phụ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động dạy 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra: Đọc thuộc bảng công thức 7 cộng với 1 số. 2 – 3 học sinh đọc. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài. - HS mở SGK - 27 b. Giới thiệu phép cộng 47 + 5 Nêu bài toán. Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta phải làm gì? Đặt tính như thế nào? Thực hiện tính như thế nào? Học sinh nghe và phân tích. Thực hiện phép cộng 47 + 5. 1 học sinh lên bảng thực hiện. 47 + 5 52 Viết 47 rồi viết 5 xuống dưới 47 sao cho thẳng cột với 7. Viết dấu cộng (+) và kẻ vạch ngang. 7 + 5 = 12, viết 2 nhớ 1, 4 thêm 1 là 5, viết 5. 3 học sinh nhắc cách đặt tính và thực hiện. c. Thực hành: * Bài 1: Yêu cầu gì? Yêu cầu học sinh làm vào vở, gọi 3 học sinh lên bảng. Yêu cầu học sinh đổi vở, kiểm tra kết quả. Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng. 17 cm * Bài 3: Viết lên bảng: 8 cm C D A B ? cm Chấm 1 số bài. * Nếu còn thời gian cho HS làm thêm bài tập 4. * Bài 4: gắn bảng phụ: 1 2 3 4 Đọc tên các hình đơn? Đọc tên các hình đôi? Ngoài các hình trên còn hình nào? Có tất cả mấy hình? Khoanh vào chữ nào? * Tính: 57 + 8 65 47 + 7 54 37 + 6 43 27 + 5 32 17 + 4 21 * Học sinh đọc yêu cầu bài. Học sinh nhìn tóm tắt đọc lại đề. Học sinh giải bài vào vở. Đoạn thẳng AB dài là: 17 + 8 = 25 (cm). Đáp số: 25 cm. * Học sinh quan sát hình vẽ và tìm số trong hình chữ nhật có trong hình vẽ. Hình 1, 2, 3, 4. Hình (1+2), (2+4), (3+4), (1+3). Hình (1+2+3+4). Có 9 hình. Khoanh vào D. 4. Củng cố, dặn dò: Yêu cầu học sinh nêu lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính 47 + 5. Tổng kết giờ học. Ôn lại bài và chuẩn bị bài 47 + 25. TIẾT 2 : KỂ CHUYỆN § 6: MẨU GIẤY VỤN Mục tiêu: Giúp học sinh: Dựa theo tranh, kể lại được nội dung từng đoạn câu chuyện: Mẩu giấy vụn. HS khá,giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện. (Biết kể lời kể tự nhiên, phối hợp với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể theo từng vai.) Biết theo dõi, đánh giá lời kể của bạn. Đồ dùng: Tranh minh hoạ trong SGK. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động dạy 1. Kiểm tra: Kể lại câu chuyện: Chiếc bút mực. 3 học sinh lên bảng nối tiếp nhau kể. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài. b. Hướng dẫn kể từng đoạn: * Kể trong nhóm. * Kể trước lớp Theo dõi, gợi ý, giúp đỡ học sinh. Học sinh tập kể trong nhóm 4 em lần lượt từng em kể từng đoạn truyện. Đại diện nhóm lần lượt kể từng đoạn cho hết chuyện. Học sinh khác nhận xét: Nội dung kể. Cách diễn đạt. Cách thể hiện. c. Kể lại toàn bộ câu chuyện: Dành cho HS khá, giỏi. Kể theo hình thức phân vai. Lần 1: giáo viên làm người dẫn chuyện. Lần 2: chia nhóm. Nhận xét, cho điểm các nhóm kể tốt. 1 số học sinh nhận các vai còn lại. Học sinh tự phân vai và thực hành kể theo vai. 3. Củng cố, dặn dò: Tổng kết giờ học. Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. TIẾT 3 : CHÍNH TẢ(Tập chép) § 11: MẨU GIẤY VỤN Mục tiêu: Giúp học sinh: Chép lại chính xác đoạn: Bỗng một em gái … sọt rác.. Trình bày đúng lời nhân vật. Làm được bài tập 2 (2 trong số 3 dòng a, b, c),Bài tập 3 a /b. Học sinh có ý thức rèn chữ , giữ vở. Đồ dùng: Bảng phụ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động dạy 1. Kiểm tra: Đọc: long lanh, non nước, chen chúc, leng keng. Nhận xét cho điểm. 2 học sinh lên bảng viết. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài. b. Hướng dẫn viết chính tả: * Đọc đoạn viết: Bài này kể về ai? Bạn gái đã làm gì? Đoạn văn có mấy câu? Trong bài có những dấu câu gì? Dấu ngoặc kép đặt ở đâu? * Luyện viết từ khó: Nhận xét, chỉnh sửa. * Viết chính tả: Đọc chính tả. Đọc soát lỗi. * Chấm bài, nhận xét. Học sinh theo dõi, 1 học sinh đọc lại. Kể về hành động của bạn gái. Bạn gái đã nhặt mẩu giấy bỏ vào thùng rác. Có 6 câu. Dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm than, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép. Đặt ở đầu và cuối lời của mẩu giấy. Viết bảng con: đứng dậy, mẩu giấy, nhặt lên, sọt rác. Học sinh viết vào vở. Học sinh đổi vở soát bài. c. Bài tập: * Bài 2 yêu cầu gì? Mái nhà, máy cày. Thính tai, giơ tay. Chải tóc, nước chảy. * Bài 3: yêu cầu gì? Xa xôi, sa xuống, phố xá, đường sá. Ngã ba đường, ba ngả đường, vẽ tranh, có vẻ. * Đọc yêu cầu bài. Học sinh tự làm vào vở bài tập Tiếng Việt. 3 học sinh lần lượt lên bảng. Nhận xét, đọc từ đúng. * Đọc yêu cầu bài. Học sinh làm bài vào vở, 2 học sinh lên bảng. Nhận xét bài. Đọc từ đúng. 3. Củng cố, dặn dò: Tổng kết giờ học. Luyện viết lại bài vào vở bài tập Tiếng Việt. TIẾT 4 : MĨ THUẬT § 6: VẼ TRANG TRÍ: MÀU SẮC, VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN Mục tiêu: Giúp học sinh: Biết thêm 3 màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn với nhau: Da cam, xanh lá cây, tím. Biết cách sử dụng các màu đã học. Vẽ màu vào hình có sẵn theo ý thích. Chuẩn bị: Bảng màu cơ bản và 3 màu mới pha trộn. Vở vẽ, bút màu (học sinh). Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động dạy 1. Kiểm tra: Đồ dùng của học sinh. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (Nêu mục tiêu của bài) b. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: Gọi tên các màu: Cho học sinh quan sát 3 màu cơ bản, 3 màu mới pha. Cho học sinh quan sát hình minh hoạ. Màu da cam do những màu nào tạo thành? Màu tím? Màu lá cây? Màu đỏ, vàng, lam. Màu da cam, tím, xanh lá cây. Học sinh tìm các màu trên ở hộp chì màu, sáp màu. Do màu đỏ pha với màu vàng. Đỏ pha với lam. Lam pha với vàng. c. Hoạt động 2: Cách vẽ màu: Yêu cầu học sinh xem hình vẽ và gợi ý để học sinh nhận ra các hình: em bé, con gà trống, bông hoa cúc,… Đây là bức tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh). Tranh có tên là: Vinh Hoa. Gợi ý cách vẽ màu. Chọn màu khác nhau và vẽ màu tươi vui, rực rỡ có đậm, nhạt. 3. Thực hành: Cho học sinh chọn màu và vẽ màu vào tranh trong vở tập vẽ. Quan sát giúp đỡ học sinh còn lúng túng. 4. Nhận xét, đánh giá: Thu 1 số bài. Đánh giá 1 số bài. Học sinh nhận xét: + Màu sắc. + Cách vẽ. 5. Dặn dò: Về quan sát và gọi tên các màu hoa, lá, quả. BUỔI CHIỀU TIẾT 1 : LUYỆN NGHỆ THUẬT LUYỆN MĨ THUẬT: VẼ CON VẬT MỤC TIÊU: Giúp học sinh: Nhận biết được hình dáng, đặc điểm và vẻ đẹp của một số con vật. Biết cách vẽ con vật. vẽ được con vật theo ý thích. CHUẨN BỊ: Sưu tầm tranh, ảnh về một số con vật quen thuộc. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra: Đồ dùng học tập của học sinh. Đất nặn, giấy màu hoặc màu. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (Nêu mục tiêu của bài) b. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: Giới thiệu một số tranh, ảnh… về các con vật. Em hãy kể ra một số con vật quen thuộc? Học sinh nhận biết: Tên con vật. Hình dáng, đặc điểm. Các phần chính của con vật. Màu sắc của con vật. Mèo, chó, lợn, gà,… c. Hoạt động 2: Cách vẽ: Vẽ hình dáng con vật sao cho phù hợp với phần giấy quy định. Chú ý tạo giống con vật cho sinh động. Vẽ màu theo ý thích. d. Hoạt động 3: Thực hành: Học sinh vẽ vào vở tập vẽ tramg 9. Quan sát, gợi ý học sinh còn lúng túng. 3. Nhận xét, đánh giá: Giáo viên gợi ý để học sinh tìm ra bài hoàn thành tốt. Học sinh trưng bày bài của mình. Giới thiệu bài làm của mình. 4. Củng cố, dặn dò: Tìm và xem tranh dân gian. TIẾT 2: TỰ CHỌN LUYỆN ĐỌC- TRẢ LỜI CÂU HỎI: MUA KÍNH I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. Đọc trơn toàn bài, nghỉ hơi đúng chỗ Biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật (bác bán hàng, cậu bé). 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: Nắm được diễn biến câu chuyện. Hiểu được sự hài hước của truyện: Cậu bé lười học, không biết chữ, tưởng cứ đeo kính là sẽ biết đọc, làm bác bán kính phải phì cười. II. Chuẩn Bị Học sinh: SGK TV Giáo viên:Tranh minh hoạ phóng to III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CƠ BẢN PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A, KTBC Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài TĐ: Ngôi trường mới 02 học sinh đọc và trả lời câu hỏi B, Dạy bài mới 1, Giới thiệu bài - Giáo viên giới thiệu 2, Luyện đọc a) Gv đọc mẫu toàn bài -Giáo viên đọc giọng kể chậm, hài hước, giọng cậu bé ngây thơ, ngạc nhiên, giọng bác bán kính nghi hoặc, ôn tồn vui vẻ. - Học sinh theo dõi trong SGK b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. - Đọc từng câu - Đọc từng khổ thơ trước lớp Chú ý các từ ngữ: lười học, năm bẩy, liền hỏi, ngạc nhiên Giáo viên chia bài văn thành 3 đoạn để học sinh luyện đọc. Chú ý ngắt giọng ở những câu dài. Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa từ: phì cười: không nín được, phải bật ra tiếng cường. Học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu. - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài - Đọc từng khổ thơ trong nhóm Học sinh đọc theo nhóm - Đọc từng đoạn trước lớp (Thi đọc giữa các nhóm) Đại diện nhóm đọc Cả lớp đọc đồng thanh -Học sinh đọc đoạn 1, 2, 3 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. Câu hỏi 1: Cậu bé muốn mua kính để làm gì ? Giáo viên nêu câu hỏi TL:Cậu bé không biết chữ, muốn mua kính để đọc được sách Câu hỏi 2: Cậu bé đã thử kính như thế nào? - Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu. Hỏi thêm : Bác bán hàng hỏi cậu bé điều gì ? Cậu bé thử đến 5,7 chiếc kính khác nhau mà vẫn không đọc được Câu hỏi 3: Tại sao bác bán kính phì cười ? Thái độ của cậu bé ra sao ? Giáo viên chốt lại nội dung chuyện TL: Vì bác thấy cậu bé ngốc nghếch quá. - 2,3 nhóm học sinh đọc toàn truyện theo lối phân vai. 4. Luyện đọc lại - 2, 3 nhóm học sinh đọc toàn truyện theo lối phân vai. 5. Củng cố, dặn dò Giáo viên yêu cầu học sinh nói câu khuyên nhủ cậu bé.Giáo viên nhận xét giờ học.Nhắc học sinh về tập kể lại câu chuyện vui này. TIẾT 3: HƯỚNG DẪN HỌC LUYỆN TẬP TIÊNG VIÊT TUẦN 6 -TIẾT 1 I. MỤC TIÊU: - Củng cố cho học sinh kỹ năng đọc hiểu câu chuyện và chọn được các câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi của nội dung bài - Hiểu ý nghĩa bài đọc “Mèo đi chơi Thảo Viên Cầm” giáo dục tinh thần sẵn sàng giúp đỡ bạn trong học tập. - Giúp học sinh yêu thích học môn T Viêt. II. ĐỒ DÙNG : Vở luyện tâp tiêng Viêt II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra: - 2 HS đọc bài “Giờ thủ công” - Trả lời câu hỏi - Nhận xét, cho điểm. Học sinh làm theo yêu cầu của GV. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (Nêu mục tiêu của bài) b. *Hướng dẫn HS đọc bài trong vở luyện Tiếng Việt - GV đọc mẫu bài: - Theo dõi, uốn nắn HS đọc đúng. - HS nối tiếp đọc câu, đoạn. + Đọc nhóm. + Đọc đồng thanh. + HS đọc thầm * Hướng dẫn HS đọc câu hỏi và chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi cuối bài. - HS làm việc theo yêu cầu của GV chọn các ý trả lời đúng + Câu 1: ý C. + Câu 2: ý B. + Câu 3: ý C + Câu 4: ý C + Câu 5: ý C 4. Củng cố, dặn dò: Nhắc lại nội dung của bài. Nhận xét giờ học. Dặn dò học sinh chuẩn bị bài cho ngày mai. - 2 em đọc to rõ ràng lại toàn bài Thứ tư ngày 17 tháng 10 năm 2012 TIẾT 1 : TOÁN: § 28: 47 + 25 Mục tiêu: Giúp học sinh: Biết thực hiện phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 25. Biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng một phép cộng. Yêu thích môn học. Đồ dùng: Que tính, bảng phụ. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động dạy 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra: Tính nhẩm: 47 + 5 + 2 = 54 67 + 7 + 3 = 77 37 + 9, 57 + 8. Nhận xét, cho điểm. 1 học sinh lên bảng. Học sinh làm bảng con, 1 học sinh lên bảng đặt tính rồi tính. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài. b. Giới thiệu phép cộng: 47 +2 5 (Tương tự các bài trước) Gọi 1 học sinh lên bảng đặt tính rồi tính. Gọi vài học sinh nhắc lại cách đặt tính và cách tính. 47 + 25 72 Viết 47 rồi viết 25 dưới 47 sao cho các hàng thẳng cột với nhau. 7 + 5 = 12, viết 2 nhớ 1, 4 + 2 = 6, nhớ 1 bằng 7, viết 7. c. Thực hành: * Bài 1: Yêu cầu gì? Yêu cầu học sinh làm vào vở (cột 1, 2, 3). Gọi học sinh nối tiếp đọc phép tính và kết quả. Nhận xét, chữa bài. * Bài 2: Yêu cầu gì? Treo bảng phụ. Nhận xét, chữa bài. Hỏi: Vì sao đúng/sai? * Bài 3: Yêu cầu học sinh tự làm bài. Theo dõi, kèm học sinh yếu, chấm 1 số bài. * Tính: 67 + 29 96 57 + 18 75 47 + 27 74 37 + 36 73 17 + 24 41 * Đúng ghi Đ, sai ghi S. Svì sao đúng/sai?ỏi phép tính và kết quả.ng 47 + 25.u: da cam, tím,_________________________________________________________ Học sinh làm vào vở (cột a, b, d, e), 1 học sinh lên bảng. Học sinh giải thích. * Đọc đề, tóm tắt:

File đính kèm:

  • docTuần 6.doc
Giáo án liên quan