I.Mục tiêu bài dạy:
- Hệ thống hóa các kiến thức về các tứ giác đã học trong chương I về ĐN, tính chất, dấu hiệu nhận biết.
– Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập dạng tính toán , chứng minh, nhận biết hình.
– Vận dụng linh hoạt các mối liên hệ giữa các hình đã học.
II.Chuẩn bị.
Thầy:SGK,BT, bảng phụ ,phấn màu .
Trò: nháp,.
III.Tiến trình hoạt động trên lớp.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.
Hai đường chéo của một tứ giác thoả điều kiện gì để tứ giác đó là hình vuông.
3.Giảng bài mới.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 948 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bổ sung môn Hình học - Tiết 25, 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:13
Tiết:25 ÔN TẬP CHƯƠNGi(tt) Ngày dạy:
I.Mục tiêu bài dạy:
- Hệ thống hóa các kiến thức về các tứ giác đã học trong chương I về ĐN, tính chất, dấu hiệu nhận biết.
– Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập dạng tính toán , chứng minh, nhận biết hình.
– Vận dụng linh hoạt các mối liên hệ giữa các hình đã học.
II.Chuẩn bị.
Thầy:SGK,BT, bảng phụ ,phấn màu .
Trò: nháp,.
III.Tiến trình hoạt động trên lớp.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.
Hai đường chéo của một tứ giác thoả điều kiện gì để tứ giác đó là hình vuông.
3.Giảng bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV cho HS đọc đề và phân tích, một em lên bảng vẽ hình.
GV cho HS đọc đề và phân tích, một em lên bảng vẽ hình.
GV: gợi ý HS dùng pp phân tích đi lên để cm.
Nhận xét AEMC có những yếu tố nào?
Tương tự cho EAMB?
Gv: Gọi HS nhắc lại dấu hiệu nhận biết Hình vuông từ hình chữ nhật . Gới ý HS giải
GV cho HS đọc đề và phân tích, một em lên bảng vẽ hình.
GV: gợi ý HS dùng pp phân tích đi lên để cm.
Gv: Gọi HS nhắc lại dấu hiệu nhận biết Hình vuông từ hình chữ nhật, hình thoi . Gới ý HS giải
HS: Vẽ A’,B’,C’ lần lựot đối xứng với A,B ,C qua d
HS: IA = IC (I là trung điểm AC )
IK = IM ( K là điểm đối xứng M qua I )
AMBK là hình bình hành( có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường )
Mà ( AM là trung tuyến trong tam giác cân ABC )
AMBK là hình chữ nhật.
HS: AK // MB (AMBK là hình bình hành AK // CM )(1)
AMBK là hình chữ nhật AK = CM
Mà BM = MC ( AM là trung tuyến) AK = MC (2)
Từ (1) và (2) AKMC là hình bình hành.
HS: AMCK là hình vuông khi hình chữ nhật AMCK phải có thêm AM = MB
Hay AM = BC AM là trung tuyến trong tam giác vuông ở A.
Do đó ABC phải là tam giác vuông cân ở A.
HS: OB CK,OC BK=> OBKC là hình bình hành
HS: AO BK,AO=BK => ABKO là hình bình hành => AB=OK
HS: OBKC là hình bình hành nên OBKC là hình vuông khi OBKC vừa kà hình chữ nhật vừa là hình thoi hay OB OC, OB= OC nên ABCD là hình vuông.
A’
1/Cho ABC vẽ A’B’C’ đối xứngvớiABC qua trục d trùng với đường cao AH.
d
2/ Cho tam giác ABC cân tại A, đường trung tuyến AM . Gọi I là trung điểm AC , K là điểm đối xứng với M qua điểm I .
a/ Tứ giác AMCK là hình gì? Vì sao?
b/ Tứ giác AKMB là hình gì ? Vì sao?
c/ Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác AMCK là hình vuông.
a/ Xét tứ giác AMCK, ta có:
IA = IC (I là trung điểm AC )
IK = IM ( K là điểm đối xứng M qua I )
AMBK là hình bình hành( có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường )
Mà ( AM là trung tuyến trong tam giác cân ABC )
AMBK là hình chữ nhật.
b/ Xét tứ giác AKMB, ta có:
AK // MB (AMBK là hình bình hành AK // CM )(1)
AMBK là hình chữ nhật AK = CM
Mà BM = MC ( AM là trung tuyến) AK = MC (2)
Từ (1) và (2) AKMC là hình bình hành.
c/ Để AMCK là hình vuông thì hình chữ nhật AMCK phải có thêm AM = MB
Hay AM = BC AM là trung tuyến trong tam giác vuông ở A.
Do đó ABC phải là tam giác vuông cân ở A.
3/Cho hình thoi ABCD ,gọi O là giao điểm của hai đường chéo, Vẽ đường thẳng qua B và song song với AC vẽ đường thẳng qua C và song song với BD, hai đưòng đó cắt nhau tại K.
a/Tứ giác OBKC là hình gì?
b/Cm: AB=OK
c/Tìm điều kiện của hình thoi ABCD để tứ giác OBKC là hình vuông.
a/OBKC là hình bình hành vì có :
OB CK,OC BK
b/Cm: OB=AB
AO BK,AO=BK => ABKO là hình bình hành => AB=OK
c/Theo câu a OBKC là hình bình hành nên OBKC là hình vuông khi OBKC vừa kà hình chữ nhật vừa là hình thoi hay OB OC, OB= OC nên ABCD là hình vuông.
4.Củng cố.
Xem các bài tập đã làm.
5.Dặn dò.
Học bài và làm bài còn lại.
IV.Rút kinh nghiệm
TUẦN 13
Tiết:26 KIỂM TRA CHƯƠNG I Ngày dạy:
I.Mục tiêu kiểm tra:
Nội dung chương I
Giải toán một cách nhanh gọn – chính xác.
Chứng minh thành thạo các hình và tìm mối liên quan giữa chúng.
II. Đề
Trường THCS Lộc Giang
Họ và tên :
Lớp : 8 /
Điểm
KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn : HÌNH HỌC-Đề A
Ngày:
I/ Trắc nghiệm ( 5đ) Hãy chọn câu đúng nhất bằng cách khoanh tròn
Câu1:: Chọn cách phát biểu đúng sau: (0.5đ)
A/ Hình vuông là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.
B/ Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông.
C/ Hình vuông là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau và bốn góc vuông.
D/ Hình vuông là tứ giác có hai cạnh vừa song song vừa bằng nhau.
Câu 2: Chọn cách phát biểu đúng sau:(0.5đ) Trong hình chữ nhật , hai đường chéo
A/ Cắt nhau tại trung điểm mỗi đường B/ Bằng nhau
C/ Vuông góc D/ cả A và B
Câu3 : Chọn câu sai trong các câu sau: (0.5đ)
A/ Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau.
B/ Hình thang cân có hai đường chéo bằng nhau .
C/ Hình thoi có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường ,vuông góc và là phân giác của mỗi góc.
D/ Hình vuông vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi.
Câu 4: Trong các câu sau đây , câu nào đúng: (0.5đ)
A/ Trong tam giác cân, đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh bằng nửa cạnh đáy.
B/ Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền.
C/ Trong tam giác vuông , đường trung tuyến bao giờ cũng bằng nửa cạnh huyền.
D/ Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác cân.
*Hãy điền vào chỗ trống(…..) các từ sau: hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông để được câu trả lời đúng: (2đ)
Câu5: Tứ giác có hai cạnh đối song song là…………………………………………………………
Câu6: Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là………………………………………
Câu7: Hình thoi có một góc vuông là………………………………….……………………
Câu8: Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc là……………………………………………
Điền dấu ‘’x’’ vào ô trống thích hợp: (0.5đ)
Câu
Nội dung
Đúng
Sai
9
Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau và bốn góc bằng nhau là hình vuông.
10
Tổng số đo bốn góc trong tứ giác là 1800
II/ Tự luận (5đ)
Cho tam giác ABC cân tại A, đường trung tuyến AM . Gọi I là trung điểm AC , K là điểm đối xứng với M qua điểm I .
a/ Tứ giác AMCK là hình gì? Vì sao?
b/ Tứ giác AKMB là hình gì ? Vì sao?
c/ Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác AMCK là hình vuông.
Trường THCS Lộc Giang
Họ và tên :
Lớp : 8 /
Điểm
KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn : HÌNH HỌC- Đề B
Ngày:
I/ Trắc nghiệm ( 5đ) Hãy chọn câu trả lời bằng cách khoanh tròn
Câu1: Chọn cách phát biểu đúng sau:(0.5đ) Trong hình bình hành , hai đường chéo
A/ Vuông góc B/ Bằng nhau
C/ Cắt nhau tại trung điểm của mỗiđường D/ cả A và B
Câu 2: Chọn cách phát biểu đúng sau: (0.5đ)
A/ Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông.
B/ Hình chữ nhật là tứ giác có hai cạnh vừa song song vừa bằng nhau.
C/ Hình chữ nhật là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.
D/ Hình chữ nhật là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau và bốn góc vuông.
Câu 3: Chọn câu sai trong các câu sau: (0.5đ)
A/ Hình vuông vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi..
B/ Hình bình hành có hai đường chéo Cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
C/ Hình thoi có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường ,vuông góc và là phân giác của mỗi góc.
D/ Hình thang có hai đường chéo bằng nhau .
Câu 4: Trong các câu sau đây , câu nào đúng: (0.5đ)
A/ Trong tam giác đều, đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh bằng nửa cạnh đáy.
B/ Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác đều.
C/ Trong tam giác vuông,đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền.
D/ Trong tam giác vuông, đường trung tuyến bao giờ cũng bằng nửa cạnh huyền.
Hãy điền vào chỗ trống(…..) các từ sau: hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông để được câu trả lời đúng: (2đ)
Câu 5: Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là…………………………………
Câu 6: Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là……………………
Câu 7: Hình bình hành có một góc vuông là………………………………….………
Câu 8: Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc là………………….………………………
Điền dấu ‘’x’’ vào ô trống thích hợp: (0.5đ)
Câu
Nội dung
Đúng
Sai
9
Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi.
10
Tổng số đo bốn góc trong tứ giác là 2700
II/ Tự luận (5đ)
Cho tam giác ABC , đường trung tuyến AM . Gọi I là trung điểm AB , K là điểm đối xứng với M qua điểm I .
a/ Tứ giác AMBK là hình gì? Vì sao?
b/ Tứ giác AKMC là hình gì ? Vì sao?
c/ Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác AMCK là hình thoi.
ĐÁP ÁN.ĐỀ A
I/ Trắc nghiệm ( 5đ)
Câu
1
2
3
4
Đáp Án
A
B
A
D
Câu5: hình thang, Câu6: hình bình hành,Câu7: hình vuông ,Câu8: hình thoi
Điền dấu ‘’x’’ vào ô trống thích hợp: (0.5đ)
Câu
Nội dung
Đúng
Sai
1
Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau và bốn góc bằng nhau là hình vuông.
X
2
Tổng số đo bốn góc trong tứ giác là 1800
X
a/ Xét tứ giác AMCK, ta có:
IA = IC (I là trung điểm AC )
IK = IM ( K là điểm đối xứng M qua I )
AMBK là hình bình hành( có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường )
Mà ( AM là trung tuyến trong tam giác cân ABC )
AMBK là hình chữ nhật. (1đ )
II/ Tự luận (3đ)
b/ Xét tứ giác AKMB, ta có:
AK // MB (AMBK là hình bình hành AK // CM )(1)
AMBK là hình chữ nhật AK = CM
Mà BM = MC ( AM là trung tuyến) AK = MC (2)
Từ (1) và (2) AKMC là hình bình hành. (1đ )
c/ Để AMCK là hình vuông thì hình chữ nhật AMCK phải có thêm AM = MB
Hay AM = BC AM là trung tuyến trong tam giác vuông ở A.
Do đó ABC phải là tam giác vuông cân ở A. (1đ )
ĐÁP ÁN.ĐỀ B
I/ Trắc nghiệm ( 5đ)
Câu
1
2
3
4
Đáp Án
C
A
D
C
Câu5: hình thang, Câu6: hình bình hành,Câu7: hình chữ nhật ,Câu8: hình vuông
Điền dấu ‘’x’’ vào ô trống thích hợp: (0.5đ)
Câu
Nội dung
Đúng
Sai
1
Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi.
X
2
Tổng số đo bốn góc trong tứ giác là 2700
X
II/ Tự luận (5đ)
a/ Xét tứ giác AMBK, ta có:
IA = IB (I là trung điểm AB )
IK = IM ( K là điểm đối xứng M qua I )
AMBK là hình bình hành( có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường ) (1.5đ )
b/ Xét tứ giác AKMC, ta có:
AK // MC (AMBK là hình bình hành AK // BM )(1)
AMBK là hình bình hành AK = BM
Mà BM = MC ( AM là trung tuyến)
AK = MC (2)
Từ (1) và (2) AKMC là hình bình hành. (1.5đ )
c/ Để AMBK là hình thoi thì hình bình hành AMBK phải có thêm AM = MB
Hay AM = BC
AM là trung tuyến trong tam giác vuông ở A.
Do đó ABC phải là tam giác vuông ở A.(1.5đ )
File đính kèm:
- GIAO AN BO SUNG HH 8 TIET 25 26.doc