I. Lí thuyết chung.
1. Khái niệm:
* Khái niệm: Là loại văn bản thông dụng, trình bày về cấu tạo, tính chất, cách dùng, lí do phát sinh, tiến trình phát triển, biến hoá . nhắm cung cấp hiểu biết cho con người.
* Đặc trưng: Có tính khách quan, thực dụng, có khả năng cung cấp tri thức hữu ích cho con người, mang tư duy khoa học.
* Yêu cầu: Trình bày rõ ràng, hấp dẫn những đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.
* Ngôn ngữ: Cô động, chặt chẽ, chính xác.
2. Yêu cầu và các phương pháp thuyết minh.
a. Yêu cầu: - Tri thức:
- Phân biệt các đặc điểm.
b. Phương pháp :
- Là vấn đề quan trọng, quyết định của bài văn thuyết minh => Biết phải làm như thế nào trước, thuyết minh phần nào trước, phần nào sau.
- Nếu muốn hiểu cấu tạo sự vật thì trình bày theo quá trình hình thành từ trước đến sau.
- Nếu sự vật có nhiều phương diện thì lần lượt trình bày các phương diện cho đến hết.
* Các phương pháp thuyết minh:
- Nêu định nghĩa, giải thích: Giới thiệu tổng quát về sự vật cần thuyết minh, chỉ ra những đặc trưng của sự vật.
- Liệt kê, nêu ví dụ, số liệu: Làm vấn đề trừu tượng trở nên cụ thể, dễ nắm bắt, có sức thuyết phục.
15 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bổ trợ kiến thức Ngữ Văn 8 - Năm học 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi 1 : Soạn : 8/11/08
Giảng:10/11/08
Phương pháp làm văn thuyết minh
Tiết1
I. Lí thuyết chung.
1. Khái niệm:
* Khái niệm: Là loại văn bản thông dụng, trình bày về cấu tạo, tính chất, cách dùng, lí do phát sinh, tiến trình phát triển, biến hoá….. nhắm cung cấp hiểu biết cho con người.
* Đặc trưng: Có tính khách quan, thực dụng, có khả năng cung cấp tri thức hữu ích cho con người, mang tư duy khoa học.
* Yêu cầu: Trình bày rõ ràng, hấp dẫn những đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.
* Ngôn ngữ: Cô động, chặt chẽ, chính xác.
2. Yêu cầu và các phương pháp thuyết minh.
a. Yêu cầu: - Tri thức:
- Phân biệt các đặc điểm.
b. Phương pháp :
- Là vấn đề quan trọng, quyết định của bài văn thuyết minh => Biết phải làm như thế nào trước, thuyết minh phần nào trước, phần nào sau.
- Nếu muốn hiểu cấu tạo sự vật thì trình bày theo quá trình hình thành từ trước đến sau.
- Nếu sự vật có nhiều phương diện thì lần lượt trình bày các phương diện cho đến hết.
* Các phương pháp thuyết minh:
- Nêu định nghĩa, giải thích: Giới thiệu tổng quát về sự vật cần thuyết minh, chỉ ra những đặc trưng của sự vật.
- Liệt kê, nêu ví dụ, số liệu: Làm vấn đề trừu tượng trở nên cụ thể, dễ nắm bắt, có sức thuyết phục.
- So sánh: Nhằm tô đậm một đặc điểm, tính chất của sự vật.
- Phân tích, phân loại: Chia nhỏ đối tượng thành nhiều phần, nhiều phương diện…….
3. Cách làm bài văn thuyết minh.
* Bước 1: Tìm hiểu đề:
- Xác định đối tượng cần thuyết minh.
Các đối tượng thuyết minh thường gặp :
+ Thể loại: Thơ, văn…..
+ Đồ dùng: Gia đình, học tập…
+ Cách làm: Đồ chơi, món ăn….
+ Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
+ Trình bày ở hiệu sách, ngôi trường,……
+ Sản phẩm: tập thơ, tác giả, danh nhân…..
* Bước 2: Thu thập tri thức, tư liệu về đối tượng(Y/c: Phải khách quan, chính xác)
* Bước 3: Xác định cách trình bày.
* Bước 4: Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng cần thuyết minh.
- Thân bài:Thuyết minh từng chi tiết của đối tượng: Đặc điểm, cấu tạo, công dụng…..
- Kết luận: Bày tỏ thái độ về đối tượng, nêu ý nghĩa, vị trí quan trọng của đối tượng với cuộc sống.
* Bước 5: Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
* Bước 6: Sửa bài.
4. Vai trò, vị trí của các yếu tố trong bài viết : Các yếu tố: Miêu tả, tự sự, nghị luận( bình luận), phân tích, giải thích -> các yếu tố này không thể thiếu trong văn bản thuyết minh, chiếm 1 tỉ lệ nhỏ và được sử dụng hợp lí.
Tiết 2:
5. Các dạng bài văn thuyết minh và cách làm.
5.1. Thuyết minh về một thứ đồ dùng.
* Mở bài: Giới thiệu khái quát về đồ dùng ( Thuộc loại đồ dùng gì?).
* Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung:
- Chất liệu chế tạo.
- Đặc điểm cấu tạo : Trong
Ngoài
- Tính năng, cách sử dụng, cách bảo quản.
* Kết luận : Nêu lợi ích của đồ dùng.
VD : Thuyết minh về chiếc bóng đèn điện tròn.
Mở bài : Giới thiệu về chiếc bóng đèn điện tròn.
Thân bài :
+ Nêu cấu tạo : Bóng đèn làm bằng thuỷ tinh, ở trong có rút chân không :
Đuôi đèn làm bằng kim loại.
Cuối đèn có hai dây.
Dây tóc làm bằng fôngram.
+ Cách sử dụng : Tuổi thọ 1000 h.
Nêú dùng hiệu điện thế cao đèn sẽ cháy.
Nêú dùng hiệu điện thế thấp thì bóng đèn tuổi thọ cao.
+ Cách bảo quản : Treo đèn trên cao.
Dùng chụp để che bụi.
- Kết bài: ý nghĩa của chiếc bóng đèn.
5.2. Thuyết minh về một thể loại, tác phẩm văn học.
5.2.1. Thể loại:
* Mở bài: Nêu định nghĩa về thể loại.
* Thân bài: Trình bày các yếu tố hình thức thể loại.
- Thơ: Vần, nhịp, luật bằng trắc…..
- Truyện: Cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện……
- Chính luận: Bố cục, luận điểm, phương pháp lập luận…
* Kết luận: Tác dụng của hình thức thể loại đối với việc thể hiện chủ đề.
5.2.2. Tác phẩm.
* Mở bài: Tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
* Thân bài: - Tóm tắt: nội dung tác phẩm ( trữ tình).
tác phẩm ( văn xuôi)
- Trình bày đặc điểm của tác phẩm :
+ Nội dung Cần có dẫn chứng.
+ Hình thức nghệ thuật
* Kết luận : Tác dụng của tác phẩm với cuộc sống.
5.3. Thuyết minh về một phương pháp ( cách làm).
* Mở bài : Giới thiệu khái quát về phương pháp ( cách làm).
*Thân bài: - Nguyên vật liệu ( chuẩn bị)
- Cách làm: + Làm bắt đầu từ đâu ? ( cái gì trước, cái gì sau ?)
+ Làm như thế nào? ( trật tự nhất định, phù hợp)
+ Yêu cầu( Với sản phẩm vật chất)
* Kết bài : Nêu vai trò, ý nghĩa của phương pháp.
5.4. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
* Mở bài: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh ( Thể hiện sự độc đáo, hấp dẫn).
* Thân bài:
- Giới thiệu vị trí địa lí, diện tích, lai lịch ( Tiểu sử: Bắt đầu từ năm nào, gắn với những sự kiện gì?) ( Phải chú ý giải thích các khái niệm).
- Nêu cảnh quan hiện nay ( đặt di tích trong quần thể cảnh vật hiện nay).
* Kết luận: Nêu giá trị của thắng cảnh đối với đất nước, đời sống con người.
5.5. Thuyết minh về tác giả, anh hùng lịch sử, tập sách…
* Mở bài: Giới thiệu nét khái quát về đối tượng thuyết minh.
* Thân bài:
- Con người : ( Tác giả, anh hùng):
+ Giới thiệu năm sinh, năm mất, quê quán, truyền thống gia đình.
+ Giới thiệu tài năng, sự cống hiến của người đó trên lĩnh vực nào ? -Tập sách : + Cấu trúc ( gồm bao nhiêu bài, bao nhiêu phần)
+ Nội dung :
+ Hình thức : ( in trên giấy gì ? màu gì?)
* Kết luận:
- Tập sách: Nêu giá trị với cuộc sống, tình cảm với đối tượng ( biểu cảm).
- Con người: Sự đánh giá về người đó, tình cảm với người đó( biểu cảm).
5.6. Thuyết minh về một cửa hiệu, căn nhà……. ( về cách trình bày)
* Mở bài : Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh.
* Thân bài : Lần lượt trình bày cách sắp xếp của đối tượng thuyết minh :
+ Một phần khái quát.
+ Cách trình bày cụ thể.
*Kết luận :Thể hiện cảm nhận, sự đánh giá của người viết, ý nghĩa của cách trình bày.
Tiết3
II. Luyện tập :
G/V Hướng dẫn HS chọn một trong các bài tập dưới đây để làm
Học sinh làm trong 20’ GV cho học sinh đọc bài của mình cả lớp chửa bài
Bài tập 1 : Thuyết minh một món ăn dân tộc.
Bài tập 2: Thuyết minh về một đò dùng học tập( cái bút máy, cái com – pa, cái cặp sách…..)
Bài tập 3: Thuyết minh về một anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá ( Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh…..)
Bài tập 4: Thông qua bài thơ: “ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”, hãy thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật?
III/ Hướng dẫn về nhà :
Học thuộc lí thuyết và làm các bài tập 3,4
Buổi 2: Soạn : 15/11/08
Giảng : 17/11/08
Tiết1: Cách thuyết minh về một thứ đồ dùng
Trong cuộc sống,loại văn bản thuyết minh về một thứ đồ dùng rất phổ biến.Bố cục chung của văn bản này là:
* Mở bài: Giới thiệu khái quát về đồ dùng ( Thuộc loại đồ dùng gì?).
* Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung:
- Chất liệu chế tạo.
- Đặc điểm cấu tạo : Trong
Ngoài
- Tính năng, cách sử dụng, cách bảo quản.
* Kết luận : Nêu lợi ích của đồ dùng.
VD : Thuyết minh về chiếc ti vi (tủ lạnh )
- Mở bài : Giới thiệu về chiếc ti vi
- Thân bài :+ Chiếc ti vi của nhà em loại nào ?
+ Nó có đặc điểm gì về cấu tạo bên ngoài và bên trong ?
+ Tính năng hoạt động của nó có những gì ?
+Cách điều khiển các tính năng hoạt động của nó ?
+Cách chú ý bảo quản ti vi như thế nào ?
- Kết bài: ý nghĩa của chiếc ti vi trong cuộc sống của mọi người
- Qua ví dụ trên em hãy lập dàn bài về chiếc nón lá VN
- H/S làm trong 10’
-G/V gợi ý : Dàn bài
* MB: Giới thiệu vai trò vị trí của chiếc nón đối với người phụ nữ Việt Nam
*TB :- Hình dáng của nón là hình chóp nhọn
-Cách làm khuôn, lên vành nón
-Cách làm lá , cách chằm nón , lá ở những vùng miền nào?
- Công dụng của nón
*KB:- Sự cần thiết của cái nón đối với người phụ nữ VN
H/S viết bài theo nhóm
Cử đại diện trình bày GV cùng cả lớp sửa chửa hoàn thành đoạn văn MB, TB ,KB
Nhóm1: Trình bày phần mở bài
Nhóm 2: Trình bày phần thân bài
Nhóm 3: Trình bày phần kết bài
Tiết 2: Cách thuyết minh về một thể loại , tác phẩm văn học
I. Thể loại:
* Mở bài Giơi thiệu khái quát về thể loại
* Thân bài: Trình bày các yếu tố hình thức thể loại.
- Thơ: Vần, nhịp, luật bằng trắc…..
- Truyện: Cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện……
- Chính luận: Bố cục, luận điểm, phương pháp lập luận…
* Kết luận: Tác dụng của hình thức thể loại đối với việc thể hiện chủ đề.
VD : Hãy quan sát những đoạn thơ sau để thuyết minh về thể loại thơ :
A- Thể thơ lục bát :
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận hai thân vui vầy. ( ca dao )
B- Thể thơ song thất lục bát :
Chốn ái bắc mây sầu ảm đạm,
Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu,
Bốn bể hổ thét chim kêu
Đoái non phong cảnh như khêu bất bình.
( Trần Tuấn Khải- Hai chữ nước nhà )
II/Tác phẩm.
* Mở bài: Tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
* Thân bài: - Tóm tắt: nội dung tác phẩm ( trữ tình).
tác phẩm ( văn xuôi)
- Trình bày đặc điểm của tác phẩm :
+ Nội dung Cần có dẫn chứng.
+ Hình thức nghệ thuật
* Kết luận : Tác dụng của tác phẩm với cuộc sống.
*VD -Lập dàn bài
A -MB Giới thiệu tác phẩm Tắt Đèn
B -TB - Đặc điểm nỗi bật của truyện
- Tóm tắt truyện
- Đặc điểm nội dung :
+ Hiện thực sâu sắc về nông thôn VN
+ Cuộc sống và bản chất người nông dân.
+ Bộ mặt gian ác của bọn thống trị ở nông thôn
- Đặc điểm nghệ thuật
+ Xây dựng những nhân vật điển hình
+Kết cấu chặt chẽ, nhiều tình huống bát ngờ
C- KB - Tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực trước cách mạng tháng tám 1945
Tiết 3 :
III/ Luyện tập
- Học sinh dựa vào sự hướng dẫn của GV tập viết đoạn văv mở bài , kết bài
- Gv theo dõi quan sát động viên nhắc nhỡ
Đề bài : Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam
IV/Hướng dẫn học bài :
Đọc lại lí thuyết phương pháp thuyết minh và hoàn thành tiếp bài tập
Buổi 3 : Soạn : 22/11/08
Giảng : 24/11/08
Liên kết các đoạn văn trong văn bản
Viết văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Tiết 1 : Liên kết các đoạn văn trong văn bản.
I. Liên kết và tác dụng của liên kết các đoạn văn trong văn bản.
1. Khái niệm liên kết đoạn văn.
- Là tạo cho văn bản đảm bảo tính chỉnh thể về hình thức và tính thống nhất, trọn vẹn về nội dung.
2. Tác dụng:
- Góp phần bổ sung ý nghĩa cho đoạn văn có chứa phương tiện chuyển đoạn.
- Đảm bảo tính mạch lạc trong lập luận, giúp cho người viết văn bản trình bày vến đề một cách lôgíc, chặt chẽ; đồng thời giúp cho người tiếp nhận văn bản có thể lĩnh hội được đầy đủ nội dung của văn bản.
II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản.
1. Dùng từ ngữ liên kết.
* Vị trí: Các từ liên kết đoạn thường được đặt đầu đoạn văn.
* Các từ liên kết đoạn văn:
+ Quan hệ từ: và, nhưng……
+ Đại từ, chỉ từ: đó, thế, này, đây, vậy,…….
+ Các cụm từ thể hiện ý liệt kê :một là, hai là, ba là,..thứ nhất, sau cùng, trước hết,,......
+ Từ ngữ có ý nghĩa tổng kết, khái quát : Tóm lại, nhìn chung, tổng kết lại.....
+ Từ ngữ có quan hệ so sánh, tương phản : nhưng, trái lại, ngược lại, tuy vậy……
+ Từ ngữ thay thế: Đó là, trước đó, sau đó…..
2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn.
* Vị trí: Có thể đặt ở cuối đoạn trên, đầu đoạn dưới hoặc giữa hai đoạn.
* Tác dụng:
+ Nhắc lại nội dung đoạn trước để chuyển ý vào đoạn sau:
VD: + Khép lại ý đoạn trên, chuyển sang ý đoạn dưới:
VD: + Mở ra nội dung đoạn sau:
III. Bài tập áp dụng ( BT – Sách BT nâng cao).
1. Bài tập 1 ( Tr 30).
Các từ ngữ liên kết đoạn đồng nghĩa hay gần nghĩa:
- Vậy mà: thế mà, vậy nhưng, thế nhưng, ấy thế mà,…
- Tuy nhiên: nhưng, tuy vậy, song,….
- Mặt khác: mặt kia
- Cuối cùng: sau cùng, kết thúc là…..
- Nói tóm lại: Tổng kết lại, …
2. Bài tập 3 ( Tr 30) .
Tiết 2 Kĩ năng làm văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
I. Lí thuyết chung:
1. Tự sự:
- Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc khác, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
2. Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
- Sự việc: Được trình bày một cách cụ thể: Sự việc xảy ra trong thời gian nào? ở đâu? do ai (nhân vật nào) thực hiện?, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả…. Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
- Nhân vật: Là người thực hiện các sự việc và được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm…..
VD: Các sự việc:
Lão Hạc gửi tiền cho ông giáo giữ hộ.
Lão Hạc bán chó.
Lão kể chuyện với ông giáo về thằng con trai của lão.
Lão vật vã trên giường hơn hai tiếng đồng hồ rồi chết.
Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể về lão Hạc.
Lão xin Binh Tư ít bả chó.
Lão bòn mót mọi cái có thể ăn được để sống cho qua ngày.
Sắp xếp lại :
Lão kể chuyện với ông giáo về thằng con trai của lão.
Lão Hạc bán chó.
Lão Hạc gửi tiền cho ông giáo giữ hộ.
Lão bòn mọi thứ có thể ăn được để sống cho qua ngày.
. Lão xin Binh Tư ít bả chó.
Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể về lão Hạc.
Lão vật vã trên giường hơn hai tiếng đồng hồ rồi chết.
3. Các bước xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
* Bước 1 : Xác định sự việc chọn kể.
* Bớc 2 : Chọn ngôi kể cho câu chuyện :
- Ngôi mấy?
- Xng là:
* Bước 3: Xác định trình tự kể: Bắt đầu từ đâu ? diễn ra thế nào? Kết thúc ra sao ?
* Bước 4 : Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết( bao nhiêu ? ở vị trí nào trong truyện ?)
* Bước 5 : Viết thành văn bản.
4. Dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện.
* Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định.
( Sự việc bắt đầu, sự việc phát triển, sự việc đỉnh điểm, sự việc kết thúc)
( Trong khi kể, chú ý kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả).
* Kết bài: Nêu kết cục và cảm nghĩ của người kể.
* Lưu ý:
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
* Mở bài: + Dẫn dắt về tình bạn.
+ Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm nào ? ( nêu một cách khái quát).
+ ấn tượng chung về kỉ niệm ấy.
* Thân bài : Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy :
+ Nó xảy ra ở đâu(thời gian)? Lúc nào( địa điểm)? Với ai( nhân vật) ?
+ Chuyện xảy ra như thế nào? ( mở đầu, diễn biến, kết quả…).
+ Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?( miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).
* Kết luận: Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?
Tiết 3 : Tập lập dàn ý bài văn tự sự kết hợp với mtả, biểu cảm
Bài 1: Cho đề văn sau: “Hãy kể lại một kỷ niệm đáng nhớ của em đối với một con vật nuôi mà em yêu thích”.
Một bạn HS đã triển khai phần thân bài như sau:
-ý 1: Gà lai tre không được bố mẹ tôi để ý đến ( xen yếu tố biểu cảm)
-ý 2: Lí do gà lai tre xuất hiện ở nhà tôi.( Miêu tả màu lông của gà, dáng vẻ của gà)
-ý 3: em bé ( em tôi) được ăn bột quấy với lòng đỏ trứng. Cả nhà khen gà lai tre.( miêu tả: màu sắc, hình ảnh những quả trứng gà, biểu cảm: qua lời khen của mọi nguời, cảm xúc trào dâng trong tôi)
-ý 4: Bất ngờ phát hiện gà lai tre đẻ trứng, qua một ngày tìm gà vì tưởng gà lạc mất ( xen yếu tố biểu cảm và miêu tả)
1. Em có tán thành cách triển khai đề bài như bạn HS trên đây không? Vì sao?
( *sắp xếp ý lộn xộn > sắp xếp lại: 2- 1- 4- 3)
Bài 2 : Lập dàn ý cho đề văn: “Hãy kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ em rất vui lòng”
=> Học sinh làm bài , gv theo dỏi quan sát
* Hướng dẫn học bài
Tập viết đoạn văn có sử dụng các từ ngữ, câu liên kết ở bài tập 2
Buổi 4: Soạn : 20/11/08
Giảng : 01/12/08
Chủ đề – Bố cục và cách xây dựng đoạn văn trong văn bản
Tiết 1:
I. Chủ đề và tính thống nhất về chủ đề của các văn bản.
1. Chủ đề:
- Chủ đề: Là đối tượng, vấn đề chính mà văn bản muốn biểu đạt.
VD:
+ Chủ đề trong văn bản: “ Tôi đi học”: Tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng và niềm hạnh phúc của nhân vạt “ tôi” trong ngày đầu tiên đi học.
+ Chủ đề trong văn bản: “ Trong lòng mẹ”: Nỗi đau và lòng yêu thương vô bờ bến của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh.
+ Chủ đề trong văn bản: “ Tức nớc vỡ bờ”
Vạch trần bộ mặt ác nhân, tàn ác của XHTDPK.
Tình cảnh cực khổ của người nông dân khi bị dồn vào bớc đờng cùng.
Vẻ đẹp tâm hồn và sức mạnh của người nông dân (khi bị dồn vào bước
đường cùng).
* Phân biệt chủ đề với các khái niệm khác:
+ Chủ đề với chuyện:
Chuyện: một nội dung sự việc tác giả kể lại.
VD: Văn bản: “ Tôi đi học”
Chuyện: Nhân vật “ tôi” ghi lại những hoài niệm, kỉ niệm đẹp
của mình trong buổi tựu trường.
Chủ đề: Tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng và niềm hạnh
phúc của nhân vạt “ tôi” trong ngày đầu tiên đi học.
+ Chủ đề : Là ý lớn trong một đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của truyện.
VD: Bài thơ “ Qua Đèo Ngang”.
Nội dung: - 6 câu thơ đầu: Cảnh Đèo Ngang lúc bóng xế tà.
- 4 câu thơ cuối: Nỗi buồn cô đơn của nữ sĩ.
Chủ đề: Tâm trạng buồn, cô đơn cuả li khách khi bớc tới Đèo Ngang trong ngày tàn.
+ Chủ đề với đề tài: Đề tài là tài liệu mà nhà văn lấy từ hiện thực cuộc sống đưa vào trong tác phẩm. Nếu đề tài giúp ta xác định: Tác phẩm viết về cái gì? Thì chủ đề lại giải đáp câu hỏi : Vấn đề cơ bản của tác phẩm là gì ?
2. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
- Là văn bản đó mọi chi tiết (các câu, các đoạn, các phần) trong văn bản đều phải tập trung làm rõ chủ đề, không xa rời hoặc lạc sang chủ đề khác.
- Để hiểu một văn bản phải nắm đợc chủ đề của nó dựa vào nhan đề, bố cục, mối quan hệ giữa các phần của văn bản , các từ ngữ then chốt lặp đi lặp lại.
Tiết 2 :
II. Bố cục.
1. Khái niệm: Bố cục văn bản là sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề.
2. Bố cục thông thờng:
a. Mở bài: Giới thiệu chủ đề.
b. Thân bài:Triển khai các chủ đề ( qua các đoạn văn).
c. Kết luận: Tổng kết chủ đề.
* Lu ý: Trình tự phần thân bài theo một số trình tự sau: Không gian, thời gian, mạch cảm xúc hoặc sự phát triển của sự việc.
* Bài tập:
Bài tập 1: Có một bạn đuợc phân công báo cáo kinh nghiệm học tập tại hội nghị học tốt của truờng. Bạn ấy dự định theo bố cục sau:
Mở bài: chào mừng các đại biểu, các thầy cô và các bạn dự hội nghị.
Thân bài:
Nêu rõ bản thân đã học như thế nào ở lớp.
Nêu thành tích hoạt động Đội và thành tích văn nghệ của bản thân.
Nêu rõ bản thân học ở nhà thế nào.
Nêu rõ bản thân học trong cuộc sống.
Kết bài: Chúc sức khoẻ mọi ngời, chúc các bạn học tốt.
Bố cục trên đã rành mạch và hợp lí cha? Vì sao? Theo em có thể bổ sung thêm điều gì?
Gợi ý:
Bố cục trên chưa rành mạch vì:
Mở bài: Chưa nêu ra chủ đề mà văn bản đề cập.
Thân bài: Trình bày chua đày đủ, rõ ràng.
Kết luận chưa tổng kết chủ đề.
Bố cục trên chưa rành mạch hợp lí vì bố cục chưa có sự thống nhất về chủ đề, ý thứ 2 không nói về học tập ( lạc chủ đề).
Phần mở bài chưa giới thiệu phần mình định báo cáo.
Bổ sung ý 2: Nêu thành tích, kinh nghiệm học tập.
Bài tập 2: Hãy tìm chủ đề cho đề bài sau:
“ Phân tích lòng thương mẹ của chú bé Hồng trong đoạn trích : Trong lòng mẹ”.
Gợi ý:
MB: Giới thiệu và khái quát tình cảm của chú bé Hồng đối với mẹ.
TB: - Cảnh ngộ đáng thương của chú bế Hồng.
- Nỗi nhớ nhung và sự khát khao gặp mẹ.
- Phản ứng quyết liệt của chú trước bà cô, hủ tục PK nghiệt ngã.
- Niềm vui sướng tột cùng của cậu bé Hồng khi đang trong lòng mẹ.
KL: Khái quát lại tình mẫu tử thiêng liêng và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Học sinh làm bài , trình bày bài lớp nhận xét
Tiết 3 :
III. Xây dựng đoạn văn trong văn bản.
1. Đoạn văn: Là phần văn bản được bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng cho đến chỗ chấm xuống dòng, diễn đạt một nội dung tương đối hoàn chỉnh.
2. Trong đoạn văn:
+ Từ ngữ chủ đề:
+ Câu chủ đề:
3. Cách trình bày nội dung đoạn văn: 4 cách .
a. Trình bày nội dung đoạn văn theo cách song hành.
*Mô hình:
(1) ---- (2) ---- (3) ---- (4) ----- …… ----- (n)
b. Trình bày nội dung đoạn văn theo cách diễn dịch
* Mô hình:
(1) (câu chốt)
(2) (3) (4) … (n)
c. Trình bày nội dung đoạn văn theo cách quy nạp.
* Mô hình :
1 (a) (b) (c) … (d)
(n) (câu chốt)
d. Trình bày nội dung đoạn văn theo cách móc xích.
* mô hình :
(1)
(2)
(3)
(n)
*Bài tập:
Nhóm 1: Viết đoạn văn diễn dịch ( từ 6 đến 8 câu ) chủ đề tự chọn
Nhóm 2 : Viết đoạn văn song hành
Nhóm 3 : Viết đoạn văn quy nạp
Nhóm 4 : Viết đoạn văn móc xích
Học sinh cử đại diện trình bày bài của mình
Gv đọc những đoạn văn mẫu cho học sinh phát hiện đợc trình bày theo nội dung nào
IV/ Hướng dẫn về nhà :
- Tập viết đoạn văn có các cách trình bày nội dung đoạn văn song hành, diễn dịch, quy nạp, móc xích và tập vẽ mô hình đoạn văn
File đính kèm:
- Chuyen de boi duong Ngu Van 8(1).doc