Toán
LUYỆN BẢNG 13 TRỪ ĐI MỘT SỐ ; ĐẶT TÍNH TÍNH DẠNG 33- 5 ; 53- 15 ;
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
I. Mục tiêu :
Giúp HS
- Củng cố bảng 13 trừ đi một số ; đặt tính dạng 33- 5 ; 53- 15.
- Giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài.
2. HD học sinh làm bài tập trong sách BT bổ trợ và nâng cao toán.
Bài 2 (tr33).
- HS đọc y/c bài.
- 2 em lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Nhận xét chốt bài làm đúng.
- Củng cố bảng 13 trừ đi một số.
Bài 6(tr33)
- HS đọc y/c.
- 1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chốt bài làm đúng.
- Củng cố cách đặt tính tính dạng 33- 5 ; 53- 5.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án buổi 2 tuần 13 lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2006
Toán
Luyện bảng 13 trừ đi một số ; đặt tính tính dạng 33- 5 ; 53- 15 ;
giải toán có lời văn
I. Mục tiêu :
Giúp HS
- Củng cố bảng 13 trừ đi một số ; đặt tính dạng 33- 5 ; 53- 15.
- Giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài.
2. HD học sinh làm bài tập trong sách BT bổ trợ và nâng cao toán.
Bài 2 (tr33).
- HS đọc y/c bài.
- 2 em lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Nhận xét chốt bài làm đúng.
- Củng cố bảng 13 trừ đi một số.
Bài 6(tr33)
- HS đọc y/c.
- 1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chốt bài làm đúng.
- Củng cố cách đặt tính tính dạng 33- 5 ; 53- 5.
Bài 9(tr34).
b. HS đọc bài tự làm, chữa bài chốt bài làm đúng.
Củng cố giải toán có lời văn.
a.(HS giỏi)
- HS tự làm bài.
- Chữa bài chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò.
- Thi đọc thuộc bảng 13 trừ đi một số.
- Nhận xét tiết học.
Đạo đức
Quan tâm giúp đỡ bạn (Tiếp)
I. Mục tiêu :
- HS biết quan tâm giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Sự cần thiết của việc quan tâm giúp đỡ bạn. Quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em.
- HS có hành vi quan tâm giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
- Đồng tình với những biểu hiện giúp đỡ bạn bè. - HS có thái độ yêu mến, quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh. Đồng tình với những biểu hiện quan tâm giúp đỡ bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học :
VBT Đạo đức, cây hoa (hái hoa dân chủ). VBT Đạo đức, cây hoa (Hái hoa đân chủ).
III. Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ (5/)
? Vì sao cần phải quan tâm giúp đỡ bạn ?
B. Bài mới (30/)
1. Giới thiêu bài .
2. Hoạt động 1.Đoán xem điều gì sẽ xảy ra .
- Mục tiêu : Giúp HS biết cách ứng xử trong một tình huống cụ thể có liên quan đến quan tâm giúp đỡ bạn.
- Tiến hành :
GV cho HS quan sát tranh .
HS đoán cách ứng xử của Nam .
GV chốt 3 cách ứng xử chính .
Nam không cho Hà xem bài .
Nam khuyên Hà tự làm bài .
Nam cho Hà xem bài .
HS thảo luận thống nhất chọn cách ứng xử qua đóng vai theo nhóm .
Các nhóm đóng vai trước lớp, nhận xét .
LK : Quan tâm giúp đỡ bạn phải đúng lúc, đúng chỗ và không vi phạm nội quy ở trường.
3. Hoạt động 2. Tự liên hệ.
- Mục tiêu : Định hướng cho HS biết quan tâm, giúp đỡ bạn trong cuộc sống hàng ngày.
- Tiến hành :
GV nêu y/c : Hãy nêu các việc em đã làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn .
GV cho 1 số HS trả lời, lớp nhận xét .
Đồng ý với việc làm của bạn ? Tại sao ?
Các tổ lập kế hoạch giúp đỡ các bạn gặp khó khăn trong lớp.
GV mời đại diện 1 số tổ lên trình bày.
KL: Cần quan tâm giúp đỡ bạn bè đặc biệt là những bạn có hoàn cảnh khó khăn .
4. Hoạt động 3. Trò chơi : Hái hoa dân chủ.
- Mục tiêu : Giúp HS củng cố các kiến thức, kỹ năng đã học .
- Tiến hành :
HS chơi trò chơi hái hoa dân chủ TLCH .
Câu hỏi :
Em sẽ làm gì khi em có 1 cuốn chuyện hay mà bạn hỏi mượn ?
Em sẽ làm gì khi bạn đau tay lại đang xách nặng ?
Em sẽ làm gì khi trong giờ học vẽ bạn ngồi cạnh em quen mang hộp bút chì màu mà em lại có ?
Em sẽ làm gì khi thấy các bạn đối xử không tốt với 1 bạn con nhà nghèo ?
Em làm gì khi trong tổ em có bạn bị ốm ?
Sau mỗi lần trả lời cho HS nhận xét .
KL. Cần phải cư xử tốt với bạn bè, không nên phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tật, bạn khác giới ... Đó chính là quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em .
KL chung : Quan tâm giúp đỡ bạn bè là việc làm cần thiết của mỗi HS. Em cần quý trọng các bạn biết quan tâm giúp đỡ bạn. Khi được bạn bè quan tâm niềm vui sẽ tăng lên và nỗi buồn sẽ vơi đi .
5. Củng cố, dặn dò.
? Quan tâm giúp đỡ bạn mang lại điều gì ?
Nhận xét tiết học.
Hoạt động tập thể
Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em
I. Mục tiêu :
Giúp HS
- Củng cố, khắc sâu về quyền và bổn phận của trẻ em.
- Giáo dục HS ý thức thực hiện hành vi phù hợp.
II. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài.
2. Bài mới.
a. Tìm hiểu về quyền trẻ em.
GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận trả lời.
- ? Các em có biết trẻ em đợc xác định từ tuổi bao nhiêu đến bao nhiêu không ? (Từ 0 đến 18 tuổi).
- ? Em hãy nêu những quyền trẻ em mà em biết ? (Quyền được đi học, quyền được bảo vệ,được chăm sóc…)
b. GV cho HS nghe điều khoản trong luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em.
- Trẻ em được tôn trọng, bảo vệ tính mạng thân thể, nhân phẩm danh dự, bày tỏ ý kiến, nghiêm cấm ngược đãi, làm nhục, hành hạ, …
- Trẻ em có bổn phận phải quan tâm đến mọi người xung quanh, học hành chăm chỉ, biết thương yêu giúp đỡ người thân, người xung quanh, biết làm những công việc phù hợp với khả năng…
c. Liên hệ thực tế.
- HS tự liên hệ thực tế bản thân về thực hiện quyền và bổn phận của mình và kể trước lớp.
- Nhận xét tuyên dương HS đã thực hiện tốt.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nêu ND bài học.
- Dặn thực hành theo bài học.
Thứ ba ngày 28 tháng 11 năm 2006
Tiếng Việt
Ôn chính tả : Bông hoa niềm vui
I. Mục tiêu :
- Nghe viết chính xác đoạn : “Mới sớm … dịu cơn đau”.
- Làm đúng các bài tập phân biệt iêu/ iên/ uyên.
- Giáo dục ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ(4/)
GV đọc HS viết : nghe lời, ngày hè, lễ hội.
B. Bài mới(30/)
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện viết.
- GV đọc bài viết.
- HS tìm từ khố viết bảng con.
- GV đọc HS viết vào vở.
3. GV thu 1 số bài chấm điểm, nhận xét.
4. Bài tập.
Bài 2(Sách luyện tập TV).
- HS đọc đề bài.
- GV tổ chức cho HS làm dưới dạng trò chơi tiếp sức.
Tìm tiếng, từ có chứa vần :
iêu : cánh diều, phát biểu, … êu :
iên : iu :
uyên : ưu :
- Nhận xét tuyên dương.
5. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Âm nhạc
Ôn tập bài hát : Cộc cách tùng cheng
I. Mục tiêu :
- Hát chuẩn xác và tập biểu diễn .
- Biết tên gọi và hình dáng 1 số nhạc cụ gõ dân tộc, biểu diễn kết hợp làm động tác với nhạc cụ.
- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc.
II. Đồ dùng dạy học :
- Nhạc cụ : Thanh phách, song loan, trống nhỏ.
- Hình ảnh một số nhạc cụ gõ dân tộc.
III. Các hoạt động dạy học :
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
15/
12/
3/
1. HĐ1 : Ôn tập bài Cộc cách tùng cheng.
2. HĐ2 : Biểu diễn.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV tổ chức cho HS ôn lại bài hát.
- GV uốn nắn sửa chữa, điều chỉnh để HS hát đúng.
- Tổ chức hát thi theo nhóm.
- GV cho HS quan sát 1 số nhạc cụ.
- GV tổ chức cho HS biểu diễn kết hợp làm động tác với nhạc cụ vừa làm quen.
- GV nhận xét tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- HS hát theo lớp.
- Hát theo nhóm, kết hợp chơi trò chơi.
- Bình chọn nhóm hát hay.
- QS trả lời : song loan, trống nhỏ, thanh phách.
- HS biểu diễn theo nhóm kết hợp làm ĐT với nhạc cụ.
- Bình chọn nhóm hát hay.
Thể dục Đ25
ôn Trò chơi : Bỏ khăn và Nhóm ba nhóm bảy
I. Mục tiêu :
Ôn trò chơi Nhóm ba nhóm bảy, yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
Giáo dục HS ý thức kỉ luật trong giờ học. Ôn trò chơi Nhóm ba nhóm bảy, yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tơng đối chủ động.
II. Địa điểm phương tiện :
Chuẩn bị sân bãi, vs an toàn nơi tập. Sân trờng vệ sinh an toàn nơi tập.
Chuẩn bị 1 còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp :
1. Phần mở đầu (8/)
- GV nhận lớp phổ biến ND, y/c giờ học. - GV nhận lớp nêu ND y/c giờ học.
- Đứng vỗ tay và hát.
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc và chuyển thành vòng tròn.
- Đi theo hướng vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn bài thể dục phát triển chung mỗi ĐT 2 x 8 nhịp.
2. Phần cơ bản (17/)
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
GV cho HS tập theo tổ sau đó các tổ lên biểu diễn.
Nhận xét tuyên dương nhóm tập tốt.
- Trò chơi : Nhóm ba nhóm bảy.
GV cho HS giãn rộng vòng tròn rồi cho HS đi nhẹ nhàng theo vòng tròn đọc vần điệu và chơi trò chơi.
Đi thường và hát trên địa hình tự nhiên theo 2 – 4 hàng dọc.
3. Phần kết thúc (5/)
- Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
- Giao bài tập về nhà.
Thứ năm ngày 30 tháng 11 năm 2006
Tiếng Việt
Ôn từ ngữ về công việc gia đình. Câu kiểu Ai làm gì ?
I. Mục tiêu :
- Củng cố vốn từ chỉ hoạt động (công việc trong gia đình).
- Luyện tập về câu kiểu Ai làm gì ?
II. Đồ dùng dạy học :
Vở TV thực hành.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài.
2. GV cho HS làm bài tập trong sách TV thực hành.
Bài 1 (tr53).
- HS đọc y/c đề bài.
- HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, chốt bài làm đúng.
- Củng cố về từ ngữ chỉ công việc trong gia đình.
Bài 2 (tr53).
- HS đọc đề bài.
- HS tự làm bài vào vở.
- Đổi chéo bài kiểm tra, nhận xét chốt bài làm đúng.
- Củng cố về câu kiểu Ai làm gì ?
Bài 3 (HS giỏi).
Tìm từ chỉ công việc trong gia đình và đặt 2 câu theo mẫu Ai làm gì ?
- HS tự làm bài.
- GV chữa bài, chốt bài làm đúng.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nêu ND bài học.
- Nhận xét tiết học.
Toán
Luyện bảng 14 trừ đi một số, giải toán
I. Mục tiêu :
Giúp HS
- Củng cố bảng 14 trừ đi một số, vận dụng vào đặt tính và tính.
- Củng cố KN giải toán có liên quan đến 14 trừ đi một số.
II. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài.
2. GV tổ chức cho HS làm bài trong sách luyện tập toán.
Bài 1 (tr46).
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở. 2 em lên bảng làm.
- Nhận xét chốt bài làm đúng.
- Củng cố về bảng trừ 14 trừ đi một số.
Bài 2 (tr46).
- HS tự làm bài.
- 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét chốt bài làm đúng.
- Củng cố đặt tính và tính dạng 14 trừ đi một số.
Bài 4 (tr47).
- HS tự đọc đề tóm tắt và giải vào vở.
- GV thu một số bài chấm điểm.
- Nhận xét chốt bài làm đúng.
- Củng cố giải toán có lài văn.
Bài 4 (tr36) Sách Bài tập bổ trợ và nâng cao Toán 2.
- HS đọc bài tự làm.
- Chữa bài chốt cách làm đúng.
- Củng cố nhận dạng hình và xếp hình.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nêu ND ôn tập.
- Nhận xét tiết học.
Mĩ thuật
Vẽ tranh : Đề tài về vườn hoa hoặc công viên
I. Mục tiêu :
- HS thấy được vẻ đẹp và ích lợi của vườn hoa và công viên. - HS thấy đợc vẻ đẹp và ích lợi của vờn hoa và công viên.
- Vẽ được 1 bức tranh đề tài vườn hoa và công viên.
- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
II. Đồ dùng dạy học :
Sưu tầm tranh ảnh phong cảnh về vườn hoa hoặc công viên. Su tầm tranh ảnh phong cảnh về vờn hoa hoặc công viên.
Hình HD minh hoạ cách vẽ tranh.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ(2/)
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới(28/)
1. Giới thiệu.
2. Tìm chọn đề tài.
- GV giới thiệu tranh ảnh và gợi ý để HS nhận biết : Vẽ vườn hoa, công viên là vẽ tranh phong cảnh với nhiều loại hoa đẹp có màu sắc rực rỡ. ở vườn trường có nhiều loại hoa đẹp.
- GV cho HS kể tên vài vườn hoa hoặc công viên mà em biết.
- Cho HS xem tranh.
3. Cách vẽ vườn hoa hoặc công viên.
- Vẽ vườn hoa hình ảnh chính là gì ? ( Các loài hoa )
- Để bức tranh vẽ thêm sinh động em cần vẽ thêm gì ? (Vẽ thêm người, chim, ...)
- Vẽ màu tươi sáng kín mặt tranh.
4. Thực hành.
- GV nhắc HS vẽ vừa với phần giấy.
- Vẽ hình ảnh chính trước, tìm vẽ hình ảnh phụ sau.
- Tô màu theo ý thích .
5. Nhận xét đánh giá.
- Trưng bày bài vẽ.
- Lớp nhận xét bình chọn bài vẽ đẹp, tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 1 tháng 12 năm 2006
Tiếng Việt
Ôn kể về gia đình
I. Mục tiêu :
Giúp HS
- Rèn kỹ năng nghe và nói :
Kể về gia đình của mình theo gợi ý, y/c kể lưu loát hơn tiết 1. Biết kể và nghe bạn kể để nhận xét góp ý.
- Rèn kỹ năng viết : Dựa vào những điều đã nói, viết được 1 đoạn kể về gia đình. Viết rõ ý dùng từ đặt câu đúng.
II. Đồ dùng dạy học :
Sách TV thực hành.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài.
2. GV tổ chức cho HS làm bài trong sách TV thực hành.
Bài 1 (tr55)
- HS đọc yêu cầu bài 1.
- GV cho HS làm theo nhóm bàn.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét bình chọn nhóm đặt câu hỏi hay, đúng nhất.
Bài 2 (tr55)
- HS đọc đề bài 2.
- 1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- GV thu 1 số vở chấm điểm.
- Nhận xét bài trên bảng, HS so sánh với bài làm của mình, bình chọn bài làm đúng hay.
- Củng cố viết 1 đoạn văn kể về gia đình.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nêu ND bài học.
- Nhận xét tiết học.
Tự nhiên xã hội
Ôn giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
I. Mục tiêu :
Giúp HS củng cố
- Sự cần thiết phải giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở.
- Kể được những việc làm để giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở.
- HS có ý thức thực hiện giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà ở. Tuyên truyền với mọi người cùng giữ vệ sinh xung quanh nhà ở.
II. Đồ dùng dạy học :
VBTTNXH.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài.
2. Củng cố kiến thức.
- GV cho HS quan sát H1, 2, 3, 4, 5 trong SGK và trả lời câu hỏi.
? Mọi người trong từng hình đang làm gì ?
? Giữ vệ sinh xung quanh nhà ở có lợi gì ?
? ở nhà các em đã làm gì để giữ môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ ?
? ở xóm em có tổ chức làm vệ sinh ngõ xóm hàng tuần không ?
- HS trả lời từng câu hỏi, lớp nhận xét.
- GV nhận xét kết luận.
3. GV tổ chức cho HS làm bài trong VBTTNXH.
Bài 1.
- HS tự làm bài.
- Đọc bài làm trước lớp, nhận xét chốt ý đúng.
Bài 2.
- HS nêu ý kiến những việc nên làm và không nên làm.
- Nhận xét chốt ý đúng. (Sau mỗi ý kiến cho HS giải thích vì sao ?).
4. Củng cố, dặn dò.
- ? Em sẽ làm gì sau khi học xong bài tập này ?
- GV nhận xét tiết học, dặn HS thực hành theo ND bài học.
Hoạt động tập thể
Nhận xét tuần
I. Mục tiêu : Giúp HS
- Nhận biếtđược ưu khuyết điểm trong tuần.
- Kế hoạch tuần sau.
- Giáo dục HS ý thức tự quản, thực hiện tốt các nề nếp của trường lớp và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
II. Chuẩn bị :
- GV chuẩn bị ND sinh hoạt.
- HS chuẩn bị tổng hợp các mặt hoạt động trong tuần.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Nhận xét các hoạt động trong tuần.
- Cán sự lớp nhận xét các hoạt động trong tuần.
- GV nhận xét bổ xung.
Nhìn chung các em thực hiện tốt các nề nếp như nề nếp xếp hàng ra vào lớp, nề nếp hát đầu giờ, truy bài đầu giờ, đồng phục và nề nếp vệ sinh cá nhân.
Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại như nề nếp vệ sinh chuyên còn chậm ngày thứ tư, nề nếp thể dục vui chơi còn tồn tại ngày thứ sáu một số em còn thiếu hoa múa.
- HS tổng hợp điểm các hoạt động của các tổ.
- GV xếp thi đua giữa các tổ nhóm.
- Tuyên dương tổ, nhóm, cá nhân thực hiện tốt.
- Phê bình tổ, cá nhân còn nhiều tồn tại.
2. Kế hoạch hoạt động tuần sau.
- Tiếp tục duy trì tốt các nề nếp.
- Phát huy ưu điểm tuần trước, khắc phục một số tồn tại như nề nếp vệ sinh chuyên, nề nếp thể dục vui chơi, múa hát tập thể.
3. Sinh hoạt văn nghệ.
- GV tổ chức cho HS thi hát hoặc kể chuyện, đọc thơ về quyền và bổn phận của trẻ em.
- GV chia nhóm, các nhóm thảo luận chọn bài.
- Từng nhóm lên biểu diễn trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét xếp thi đua.
- GV nhận xét tuyên dương nhóm làm tốt.
- Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- buoi 2 tuan 13.doc