Giáo án Các môn phụ từ lớp 1 đến 5 - Học kì 1

TUẦN: 1

KHOA HỌC

Lớp 5

BÀI 1: SỰ SINH SẢN

I. MỤC TIÊU:

- HS biết mọi người đều do bố, mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

* KNS: Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con cái có đặc điểm giống nhau

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?”

- HS: Sách giáo khoa, ảnh gia đình

 

docx188 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn phụ từ lớp 1 đến 5 - Học kì 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 12 tháng 08 năm 2013 TUẦN: 1 KHOA HỌC Lớp 5 BÀI 1: SỰ SINH SẢN I. MỤC TIÊU: - HS biết mọi người đều do bố, mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình. * KNS: Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con cái có đặc điểm giống nhau II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?” - HS: Sách giáo khoa, ảnh gia đình III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra : - Kiểm tra SGK, đồ dùng môn học. - Nêu yêu cầu môn học. 3. Bài mới 3.1 Giới thiệu bài mới: 3.2 Hoạt động 1: Trò chơi: “Bé là con ai?” - Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm Phương pháp: Trò chơi, học tập, đàm thoại, giảng giải, thảo luận - GV phát những tấm phiếu bằng giấy màu cho HS và yêu cầu mỗi cặp HS vẽ 1 em bé hay 1 bà mẹ, 1 ông bố của em bé đó. - HS thảo luận nhóm đôi để chọn 1 đặc điểm để vẽ, sao cho mọi người nhìn vào hai hình có thể nhận ra đó là hai mẹ con hoặc hai bố con à HS thực hành vẽ. - GV thu tất cả các phiếu đã vẽ hình lại, tráo đều để HS chơi. - Bước 1: GV phổ biến cách chơi. - HS lắng nghe Ÿ Mỗi HS được phát một phiếu, nếu HS nhận được phiếu có hình em bé, sẽ phải đi tìm bố hoặc mẹ của em bé. Ngược lại, ai có phiếu bố hoặc mẹ sẽ phải đi tìm con mình. Ÿ Ai tìm được bố hoặc mẹ mình nhanh nhất là thắng, những ai hết thời gian quy định vẫn chưa tìm thấy bố hoặc mẹ mình là thua. -Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi - HS nhận phiếu, tham gia trò chơi -Bước 3: Kết thúc trò chơi, tuyên dương đội thắng. - HS lắng nghe Ÿ GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé? - Dựa vào những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. - Qua trò chơi, các em rút ra điều gì? - Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và đều có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. à GV chốt - ghi bảng: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình . 3.3 Hoạt động 2: Làm việc với SGK - Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm Phương pháp: Thảo luận, giảng giải, trực quan - Bước 1: GV hướng dẫn - HS lắng nghe - Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 trang 5 trong SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình. - HS quan sát hình 1, 2, 3 - Đọc các trao đổi giữa các nhân vật trong hình. Ÿ Liên hệ đến gia đình mình - HS tự liên hệ - Bước 2: Làm việc theo cặp - HS làm việc theo hướng dẫn của GV - Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Ÿ Yêu cầu HS thảo luận để tìm ra ý nghĩa của sự sinh sản. - HS thảo luận theo 2 câu hỏi, trả lời: Ÿ Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ ? Ÿ Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản? - GV chốt ý và ghi: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau . - HS nhắc lại 3.4 Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động nhóm, lớp - Nêu lại nội dung bài học. - HS nêu - HS trưng bày tranh ảnh gia đình + giới thiệu cho các bạn biết một vài đặc điểm giống nhau giữa mình với bố, mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình. - GV đánh giá và liên hệ giáo dục. 4 Củng cố - dặn dò: - Chuẩn bị: Nam hay nữ? -Lắng nghe - Nhận xét tiết học ------------------------o0o------------------------ KHOA HỌC Lớp 4 Bài 1: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG I. MỤC TIÊU: - Nêu được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình. - Kể ra 1 số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống. * Q&G: Trẻ em có quyền bình đẳng giới. Quyền được chăm sóc sức khoẻ. Quyền được bảo vệ. Quyền được học tập. Quyền được vui chơi, giải trí. Quyền được sống còn. * BVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. * HST: Nêu được theo bạn một số ý có liên quan đến nội dung bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trong SGK, phiếu học tập … III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: 3.1. Giới thiệu và ghi đầu bài: 3.2 HĐ1: Động não. * Mục tiêu: HS liệt kê tất cả những gì các em cần cho cuộc sống của mình. * Cách tiến hành: + Bước 1: Kể ra những thứ các em cần dùng hằng ngày để duy trì sự sống của mình? - Ghi các ý của HS lên bảng. HS: mỗi em nêu 1 ý ngắn gọn. Cơm ăn Nước uống Rau quả Quần áo, nhà cửa, vui chơi … + Bước 2: - GV túm tắt lại tất cả những ý kiến của HS, rỳt ra nhận xét chung và kết luận: KL: Những điều kiện cần để con người sống và phát triển là: - Điều kiện vật chất: -> Thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gia đỡnh, cỏc phương tiện đi lại. * HST: Nêu theo bạn - Điều kiện tinh thần văn hóa xã hội -> Tình cảm gia đình, bạn bố, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi giải trí, … 3.3 HĐ2: Làm việc với phiếu học tập và SGK. * Mục tiêu: * Cách tiến hành: + Bước 1: Làm việc với phiếu học tập theo nhóm. - GV phát phiếu học tập. HS: Làm việc với phiếu theo nhóm. + Bước 2: Chữa bài tập. - Đại diện 1 nhúm trỡnh bày trước lớp, các HS khác bổ sung. + Bước 3: Thảo luận cả lớp. HS: Mở SGK và thảo luận lần lượt 2 câu hỏi. ? Như mọi sinh vật khác, con người cần gỡ để duy trỡ sự sống của mình - … cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ, … ? Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người cần có những gỡ - Em biết được trẻ em có quyền gi? - … nhà ở, quần áo, phương tiện giao thông và những tiện nghi khác…. * Trẻ em có quyền bình đẳng giới. Quyền được chăm sóc sức khoẻ. Quyền được bảo vệ. Quyền được học tập. Quyền được vui chơi, giải trí. Quyền được sống cũn. KL: SGK. HS: Đọc phần kết luận. 3.4 Hoạt động 3: chơi trò cuộc hành trình đến hành tinh khác. - Chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV. 4. Củng cố – dặn dò: - Qua bài học các em biết con người cần đến những gỡ từ mụi trường. ( * Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường). - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. ------------------------o0o------------------------ Thứ ba ngày 13 tháng 08 năm 2013 TUẦN: 1 ĐẠO ĐỨC Lớp 2 HỌC TẬP VÀ SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ I. MỤC TIÊU: - HS hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của học tập, sinh hoạt đúng giờ -HS biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu. - GD KNS: +Kỹ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ. +Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập không đúng giờ và chưa đúng giờ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. GV: Dụng cụ sắm vai HĐ2 - tiết 1, phiếu giao việc HĐ1, HĐ2. 2. HS : Vở BT đạo đức. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định, tổ chức lớp -Bắt giọng cho HS hát đầu giờ -HS hát. 2.Bài cũ: Không có 3.Dạy bài mới: 3.1Giới thiệu bài: Học tập và sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta thực hiện tốt mọi công việc và cuộc sống chúng ta có nề nếp hơn. Để biết thế nào là học tập và sinh hoạt đúng giờ, chúng ta cùng đi vào bài 1 “Học tập….” -HS lắng nghe. 3.2Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến «Mục tiêu: +HS có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến trước các hành động. +GDKNS: tư duy phê phán. «Cách tiến hành: -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: +TH1: Trong giờ học Toán, cô giáo đang hướng dẫn cả lớp làm bài tập. Bạn Lan tranh thủ làm BT Tiếng Việt, còn bạn Tùng vẽ máy bay trên vở nháp. +TH2: Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, riêng bạn Dương vừa ăn cơm vừa xem truyện. -Mỗi nhóm nhận bày tỏ ý kiến về việc làm trong 1 tình huống, việc nào đúng, việc nào sai? Tại sao đúng/sai? ‚-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm- thời gian: 3’ GV đi đến từng nhóm quan sát, giúp đỡ. -Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận. ƒ-Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả TL -Các nhóm trình bày. „-Tổ chức cho HS trao đổi, tranh luận giữa các nhóm. -Các nhóm trao đổi ý kiến, tranh luận giữa các nhóm …-GV nhận xét, kết luận: -HS lắng nghe. +Giờ học Toán mà Lan, Tùng ngồi làm việc khác, không chú ý nghe cô hướng dẫn sẽ không hiểu bài, ảnh hưởng tới kết quả học tập. Như vậy, trong giờ học các em đã không làm tròn bổn phận, trách nhiệm của các em và chính điều đó làm ảnh hưởng đến quyền được học tập của các em. Lan và Tùng nên cùng làm BT Toán với các bạn. +Vừa ăn, vừa xem truyện có hại cho sức khỏe. Dương nên ngừng xem truyện và cùng ăn với cả nhà. Ø Làm 2 việc cùng 1 lúc không phải là học tập sinh hoạt đúng giờ. 3.3Hoạt động 2: Xử lý tình huống: «Mục tiêu: +HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong tình huống cụ thể +GDKNS: đánh giá hành vi. «Cách tiến hành: -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: +TH1: Ngọc đang ngồi xem một chương trình ti vi rất hay. Mẹ nhắc Ngọc đế giờ đi ngủ. Theo em, bạn Ngọc nên ứng xử ntn? Em hãy lựa chọn giúp Ngọc cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó. Vì sao cách ứng xử đó là phù hợp? +TH2: Đầu giờ HS xếp hàng vào lớp. Tịnh và Lai đi học muộn, khoác cặp đứng ở cổng trường. Tịnh rủ bạn: “đằng nào cũng bị muộn rồi, chúng mình đi mua bi đi!”. Em hãy lựa chọn giúp Lai cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó và giải thích lý do. -Mỗi nhóm lựa chọn 1 cách ứng xử phù hợp để chuẩn bị đóng vai. ‚-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai (5’). GV đến từng nhóm giúp đỡ. -Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai 1 tình huống. ƒ-Mời các nhóm lên đóng vai -Các nhóm lên đóng vai „-Tổ chức HS trao đổi, tranh luận giữa các nhóm. -Các nhóm trao đổi ý kiến, tranh luận giữa các nhóm …-GV nhận xét HS các nhóm có biết đánh giá hành vi chưa và kết luận: +TH1: Ngọc nên tắt ti vi và đi ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khỏe không làm mẹ lo lắng. +TH2:Bạn Lai nên từ chối đi mua bi và khuyên bạn không nên bỏ học đi làm việc khác. -HS lắng nghe. ØMỗi tình huống có nhiều cách ứng xử. Chúng ta nên biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất. 3.4 Hoạt động 3: Xử lý tình huống: «Mục tiêu: +HS biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ. +GDKNS: Kỹ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ. «Cách tiến hành: -GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm. +N1: Buổi sáng, em làm những việc gì? +N2: Buổi trưa, em làm những việc gì? +N3: Buổi chiều, em làm những việc gì? +N4: Buổi tối, em làm những việc gì? -Mỗi tổ là một nhóm nhận nhiệm vụ. ‚-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm chuẩn bị lập kế hoạch cho mình (3’). GV đến từng nhóm giúp đỡ. -Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận lập kế hoạch cho mình. ƒ-Mời các nhóm lên trình bày. -Các nhóm lên trình bày. „-Tổ chức cho HS trao đổi, tranh luận giữa các nhóm. -Các nhóm trao đổi ý kiến, tranh luận giữa các nhóm …-GV nhận xét HS có biết lập kế hoạch chưa, kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lí để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi. -HS lắng nghe. 4.Củng cố . dặn dò: -Viết lên bảng câu : “Giờ nào việc nấy”. -HS đọc đồng thanh -Hướng dẫn HS thựa hành ở nhà: Cùng cha mẹ xây dựng thời gian biểu và thực hiện theo thời gian biểu đó -HS tiếp thu và thực hiện. -Nhận xét tiết học, tuyên dương những cá nhân, nhóm học tập tích cực. -HS lắng nghe. ------------------------o0o------------------------ ĐẠO ĐỨC Lớp 3 KÍNH YÊU BÁC HỒ ( tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Hs biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc , tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vở bài tập đạo đức. - Bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh về Bác Hồ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đồ dùng sách vở của môn học. 3. Bài mới: 3.1 Khởi động: Hát bài về Bác Hồ. 3.2 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ: Quan sát ảnh, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh. - Gv đánh giá ý kiến đúng. - Yêu cầu trả lời câu hỏi. + Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào? Quê Bác ở đâu? + Bác Hồ có tên gọi nào khác? Tình cảm của Bác đối với Tổ quốc và nhân dân như thế nào? - Gv chốt lại ý chính. 3.3 Hoạt động 2: Kể chuyện "Các cháu vào đây với Bác" - Gv kể chuyện kết hợp tranh nội dung. - Gv đặt câu hỏi: + Qua câu chuyện em thấy tình cảm của Bác Hồ đối với các em thiếu nhi như thế nào? + Thiếu nhi làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ? 3.4 Hoạt động 3: Tìm hiểu 5 điều Bác dạy. Liên hệ bản thân về việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. - Câu ca dao nào nói về Bác Hồ? -Yêu cầu mỗi học sinh đọc một điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. - Gv ghi bảng 5 điều Bác Hồ dạy. - Chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. - Gv củng cố lại nội dung 5 điều Bác Hồ dạy. 3.5 Hoạt động 4: Hướng dẫn hs rút ra bài học: - Con có ý nghĩ gì về Bác Hồ? - Con có tình cảm gì đối với Bác Hồ? 4 Củng cố dặn dò: HD thực hành: + Ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy + Sưu tầm tranh ảnh, truyện, bài hát, thơ về Bác Hồ. - Hát - Hs hát. - Hs thảo luận nhóm 4: Quan sát các ảnh và nêu nội dung, đặt tên cho từng ảnh: + Đại diện các nhóm lên trình bày: ảnh 1: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập. ảnh2: Bác Hồ với các cháu mẫu giáo. ảnh 3: Bác quây quần bên thiếu nhi. ảnh 4: Bác ôm hôn các cháu. ảnh 5: Bác chia kẹo cho các cháu. - Các nhóm khác bổ sung. - Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890. Quê Bác ở Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. - Còn nhỏ Bác tên là Nguyễn Sinh Cung->Nguyễn Tất Thành->Nguyễn ái Quốc ->Hồ Chí Minh. Bác hết lòng yêu thương nhânm loại nhất là thiếu nhi. - Hs theo dõi. - Hs trả lời: + Bác Hồ luôn yêu thương và chăm sóc... + Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. - Hs nêu ý kiến của bản thân. - Câu ca dao: Tháp mười đẹp nhất hoa sen. Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. - Hs đọc 5 điều Bác Hồ dạy. - Các nhóm thảo luận ghi lại những biểu hiện cụ thể của mỗi điều Bác Hồ dạy. - Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét bổ sung. Ví dụ: Học tập tốt , lao động tốt là chăm chỉ học tập và rèn luyện để cố gắng vươn lên. thường xuyên tự giác lao động vệ sinh ở trường lớp và ở nhà sạch sẽ. - Hs nêu: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác luôn luôn yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu niên, nhi đồng. - Con rất yêu quý và kính trọng Bác Thứ năm ngày 15 tháng 08 năm 2013 Bài 1: TỰ NHIÊN Xà HỘI Lớp 3 HOẠT ĐỘNG THỞ CỦA CƠ QUAN HÔ HẤP I. MỤC TIÊU: - Sau bài học: + HS có khả năng nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào, thở ra + Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ + Chỉ trên sơ đồ và nới được đường đi của không khí khi ta hít vào thở ra + Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Các bức tranh in trong SGK được phóng to III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. ổn định tổ chức: Hát, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của HS 3. Bài mới: 3.1Giới thiệu bài:( Khởi động) - GV nêu mục đích yêu cầu của bài - Ghi bài lên bảng Nội dung: 3.2Thực hành thở sâu: - GV hướng dẫn HS cách thở sâu: “ Bịt mũi nín thở” - GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: + Yêu cầu cả lớp thực hành và TLCH: Các em có cảm giác như thế nào? - Gọi 3 HS lên bảng thở sâu - Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít thở? - So sánh lồng ngực khi hít vào thở ra? - Gọi HS nhận xét, bổ sung - GV chốt lại kết luận đúng 3.3 Quan sát tranh SGK - Bước 1: Yêu cầu HS hoạt động nhóm 2, 1 HS hỏi, 1 HS trả lời qua hình vẽ - GV treo tranh đã phóng to lên bảng - Gọi 3 cặp HS lên hỏi và trả lời + Cơ quan hô hấp là gì? Chức năng của từng bộ phận? + Nêu các bộ phận của cơ quan hô hấp? - Gọi HS nhận xét, bổ sung - GV kết luận chung 4. Củng cố, dặn dò: - Điều gì xảy ra khi có vật làm tắc đường thở? - Yêu cầu HS liên hệ - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: “ Nên thở như thế nào?” - HS theo dõi, nhắc lại đề bài - HS thực hành thở sâu và nhận biết sự thay đổi lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức - HS thực hiên động tác “bịt mũi nín thở”. Nhận xét: Thở gấp hơn và sâu hơn bình thường - 3 HS lên bảng thở sâu như hình 1 trang 4 để cả lớp quan sát - Cả lớp đứng tại chỗ đặt tay lên ngực và thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức - Lồng ngực phồng lên, nẹp xuống đều đặn đó là cử động hô hấp: hít, thở - Khi hít vào lồng ngực phồng lên vì phổi nhận nhiều không khí nên phổi căng lên... Khi thở ra hế sức lông ngực xẹp xuống vì đã đưa hết không khí ra ngoài - HS nhận xét, bổ sung - HS quan sát tranh và trả lời nhóm 2 + HS 1: Bạn hãy chỉ vào các hình vẽ nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp? + HS 2: Chỉ vào hình vẽ đồng thời nói tên các bộ phận? + HS 1: Bạn hãy chỉ đường đi của không khí? + HS 2: Chỉ vào hình vẽ và trả lời + HS 1: Đố bạn mũi dùng để làm gì? + HS 2: Mũi dùng để thở.... + HS 1: Phế quản, khí quản có chức năng gì? + HS 2: Dẫn khí - Một số cặp quan sát hình và hỏi đáp trước lớp về những vấn đề vừa thảo luận ở trên nhưng câu hỏi có thể sáng tạo hơn -> Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài -> Cơ quan hô hấp gồm: Mũi, phế quản, khí quản và hai lá phổi. Mũi, phế quản là đường dẫn khí. Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí. - HS nhận xét, bổ sung - Làm cho con người không hô hấp và dẫn đến tử vong - Giữ gìn cơ quan hô hấp, vệ sinh hàng ngày, không cho những vật có thể gây tắc đường thở ------------------------o0o------------------------ Thứ sáu ngày 16 tháng 08 năm 2013 TỰ NHIÊN Xà HỘI Bài 2 : Lớp 3 NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO ? I. MỤC TIÊU : - Sau bài học: + HS có khả năng hiểu tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng mồm + Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều CO2, nhiều khói bụi đối với sức khoẻ con người - GDKNS : - Kĩ năng tìm kiếm và sử lý thông tin: Quan sát, tổng hợp thông tin khi thở bằng mũi, vệ sinh mũi. - Phân tích đối chiếu để biết được vì sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Các bức tranh in trong SGK được phóng to + Gương soi III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tổ chức: Hát, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Tiết trước ta học bài gì? - Tả lại hoạt động của lồng ngực khi hít vào thở ra? - Nhận xét đánh giá HS 3. Bài mới: 3,1 Giới thiệu bài: a) Khởi động: - Tại sao ta phải tập thể dục vào buổi sáng? Thở như thế nào là hợp vệ sinh? Đó là nội dung buổi học hôm nay. 3.2 Nội dung: * Tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng? - GV cho HS hoạt động cá nhân - GV Hướng dẫn HS lấy gương ra soi - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời + Các em nhìn thấy gì trong mũi? + Khi bị sổ mũi em thấy có gì trong mũi chảy ra? + Hằng ngày dùng khăn lau mũi em quan sát trên khăn có gì không? + Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng? - Vậy thở như thế nào là tốt nhất? 3.3 Quan sát SGK: - GV yêu cầu HS quan sát SGK và nêu được: ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói, bụi đối với sức khoẻ. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 và TLCH GV đưa ra: + Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành và bức tranh nào thể hiện không khí nhiều khói bụi? + Khi được thở không khí trong lành bạn cảm thấy như thế nào? + Nêu cảm giác khi phải thỏ không khí nhiều khói bụi? - GV yêu cầu HS đại dịên nhóm trình bày kết quả - Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung - GVchốt ý kiến đúng - GV yêu cầu HS TLCH: + Thở không khí trong lành có ích lợi gì? + Thở không khí có nhiều khói bụi có hại như thế nào? - Gv nêu kết luận: SGK - Hoạt động thở và cơ quan hô hấp - 2 HS trả lời: Khi hít vào thì phổi phồng lên nhận nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở ra. Khi thở ra hết sức, lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài -> Vì ta hít được không khí trong lành - HS theo dõi - Lớp làm việc cá nhân - HS lấy gương ra soi để quan sát phía trong mũi của mình và TLCH: -> Trong lỗ mũi có nhiều lông -> Nước mũi, nóng - Trên khăn đen và có nhiều bụi bẩn - Thở bằng mũi tốt hơn vì trong mũi có nhiều lông, lớp lông đó cản được bớt bụi, làm không khí vào phổi sạch hơn. ở mũi có các mạch máu nhỏ li ti làm ấm không khí khi vào phổi. Có nhiều tuyến nhầy giúp cản bụi diệt vi khuẩn, tạo độ ẩm cho không khí vào phổi -> Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi - HS quan sát hình 3, 4, 5 trang 7 SGK và trả lời: -> Bức tranh 3 vẽ không khí trong lành, tranh 4, 5 vẽ không khí nhiều khói bụi -> Thấy khoan khoái, khoẻ manh, dễ chịu -> Ngột ngạt, khó thở, khó chịu,... - HS cử đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp - HS nhận xét, bổ sung - HS trả lời câu hỏi: -> Giúp chúng ta khỏe mạnh -> Có hại cho sức khoẻ, mệt mỏi, bệnh tật,... - HS nhắc lại 4. Củng cố, dặn dò: - Về nhà thực hành hít thở không khí trong lành - Chuẩn bị bài sau: “ Vệ sinh hô hấp TỰ NHIÊN Xà HỘI Bài 1 : Lớp 2 CƠ QUAN VẬN ĐỘNG I. MỤC TIÊU: - Biết được xương người và cơ là cơ quan vận động của cơ thể. - Hiểu được nhờ có hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được. - Năng vận động sẽ giúp cho cơ, xương phát triển tốt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ảnh minh họa III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: 3.1 Khởi động: Giới thiệu bài. - GV HD 1 số HS động tác múa minh hoạ bài hát: Xoè chân (nhún nhảy) xoè cánh, vẫy tay. 3.2 Hoạt động 1: Làm một số cử động. - HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trong sách giáo khoa và làm một số động tác như bạn nhỏ trong sách đã làm. - Tổ 1 lên làm lại các động tác trên. - Cả lớp đứng tại chỗ cùng làm các động tác theo lời hô của lớp trưởng. - Trong các động tác các em vừa làm bộ phận nào của cơ thể đã cử động? gKết luận: Để thực hiện những động tác trên thì đầu, mình, chân tay cử động. 3.3 Hoạt động 2: Quan sát để nhận biết cơ quan hoạt động. - HS thực hành tự lắm bàn tay, cổ tay, cánh tay của mình. - Dưới lớp da của cơ thể cò gì? - HS thực hành cử động ngón tay, bàn tay, cánh tay. - Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được? gKết luận: Nhờ sự phối hợp của xương và cơ mà cơ thể cử động được. - HS quan sát hình 5, 6 sgk. - HS chỉ bảng và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể. gKết luận:. 3.4 Hoạt động 3: Trò chơi : Vật tay - GV hướng dẫn chơi. - HS chơi - GV cùng lớp động viên. gKết luận: Ai thắng bạn là người ấy khoẻ, là biểu hiện cơ quan vận động khoẻ. - Cả lớp hát bài “con công hay múa”. - Đầu, mình, chân, tay phải cử động. - HS đọc phần kết luận. - Cơ xương và bắp thịt. - Nhờ có xương và cơ. Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể - HS quan sát và HS chơi nhóm 3 người. - 2 bạn chơi, 1 bạn làm trọng tài. - Chơi 2 đến 3 keo vật tay. 4. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại phần kết luận. - Nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà học bài. ------------------------o0o------------------------ KHOA HỌC Lớp 5 BÀI 2: NAM HAY NỮ ? I. MỤC TIÊU: - HS nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Hình vẽ trong sách giáo khoa, các tấm phiếu trắng - HS: Sách giáo khoa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định Hát 2. Bài cũ - Nêu ý nghĩa về sự sinh sản ở người ? - HS trả lời: Nhờ có khả năng sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau . - GV treo ảnh và yêu cầu HS nêu đặc điểm giống nhau giữa đứa trẻ với bố mẹ. Em rút ra được gì ? - HS nêu điểm giống nhau - Tất cả mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và đều có những đặc điểm giống với bố mẹ mình Ÿ Giáo viện cho HS nhận xét, GV cho điểm, nhận xét - HS lắng nghe 3. Bài mới 3.1 Giới thiệu bài : 3.2 Hoạt động 1: Làm việc với SGK - Hoạt động nhóm, lớp Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, giảng giải Ÿ Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 6 SGK và trả lời các câu hỏi 1,2,3 - 2 HS cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 6 SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi - Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa bạn trai và bạn gái ? - Khi một em bé mới sinh dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái ? Ÿ Bước 2: Hoạt động cả lớp - Đại diện nhóm lên trình bày GV chốt: Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Khi còn nhỏ, bé trai, bé gái chưa có sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình ngoài cấu tạo của cơ quan sinh dục 3.3 Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” - Hoạt động nhóm, lớp Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, thi đua Ÿ Bứơc 1: - GV phát cho mỗi các tấm phiếu và hướng dẫn cách chơi - HS nhận phiếu Liệt kê vào các phiếu các đặc điểm: cấu tạo cơ thể, tính cách, nghề nghiệp của nữ và nam sao cho phù hợp: Những đặc điểm chỉ nữ có Đặc điểm hoặc nghề nghiệp có cả ở nam và nữ Những đặc điểm chỉ nam có Ÿ Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu đại diện nhóm báo cáo, trình bày kết quả GV chốt lại: Những đặc điểm chỉ nữ có Đặc điểm hoặc nghề nghiệp có cả ở nam và

File đính kèm:

  • docxgiao an2013 2014.docx