Giáo án Các môn tự nhiên Lớp 5 - Tuần 18-15

A. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:

 -Phân biệt 3 thể của chất.

 -Nêu điều kiện để một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.

 -Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.

 -Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác

B. Đồ dùng dạy học:

 -Hình trang 73 SGK. Bộ phiếu ghi tên một số chất, mỗi phiếu ghi tên một chất.

C.Các hoạt động dạy học:

I-Kiểm tra bài cũ: Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.

 II.Bài mới:

1-Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

 2-Nội dung

 Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức: “Phân biệt 3 thể của chất”

*Mục tiêu: HS biết phân biệt 3 thể của chất.

 

doc21 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 21/06/2022 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn tự nhiên Lớp 5 - Tuần 18-15, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18 Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2010 LỊCH SỬ ÔN TẬP KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I A. Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức kĩ năng về: Những mốc thời gian tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945.Nội dung cơ bản của bản Tuyên ngôn Độc lập. nghĩa lịch sử của các sự kiện lịch sử tiêu biểu như: việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Cách mạng tháng Tám năm 1945. Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc. B.Đồ dùng dạy học: Đề kiểm tra (Phô tô cho HS) C. Các hoạt động dạy học: I-Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS II-Tiến hành kiểm tra -GV phát đề cho HS. -Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc. ĐỀ BÀI I.TRẮC NGHIỆM: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: 1, Triều đình nhà Nguyễn ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng vì: A-Cuộc khởi nghĩa của Trương Định gặp nhiều thất bại. B-Triều đình đã kí nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp. C-Cả A và B đều đúng 2, Cuộc phản công ở kinh thành Huế diễn ra: A- Đêm mồng 4 rạng mồng 5 – 7 – 1885 B- Đêm mồng 5 rạng mồng 6 – 7 – 1885 C- Đêm mồng 6 rạng mồng 7 – 7 – 1885 3, Ngày kỉ niệm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam là: A- Ngày 3 - 2 – 1930 B- Ngày 30 – 4 – 1975 C- Ngày 2 – 9 – 1945 4, Thực dân Pháp âm mưu mở cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc vì: A- Chúng muốn tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta. B- Chúng muốn tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta và mau chóng kết thúc chiến tranh. C- Cả A và B đều đúng. II.TỰ LUẬN: 1.Hãy thuật lại sơ lược cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội khi Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai (năm 1946)? 2.Nêu ý nghĩa chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947? ĐÁP ÁN VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng cho 1 điểm. Đáp án đúng: 1a - 2a - 3a - 4c II.PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: Thuật lại được sơ lược cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội khi Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai (năm 1946) : cho 3 điểm. Câu 2: Nêu được đúng và đủ 2 ý chính của ý nghĩa chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947: cho 2,5 điểm. -Trình bày rõ ràng, bài làm sạch sẽ, không sai nhiều lỗi chính tả: cho 0,5 điểm. III- Nhận xét-dặn dò: -GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra. -Dặn HS về nhà chuẩn bị bài giờ sau. ------------------------------------------------------ Thứ tư ngày 6 tháng 1 năm 2010 KHOA HỌC SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT A. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: -Phân biệt 3 thể của chất. -Nêu điều kiện để một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. -Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. -Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác B. Đồ dùng dạy học: -Hình trang 73 SGK. Bộ phiếu ghi tên một số chất, mỗi phiếu ghi tên một chất. C.Các hoạt động dạy học: I-Kiểm tra bài cũ: Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo. II.Bài mới: 1-Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 2-Nội dung Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức: “Phân biệt 3 thể của chất” *Mục tiêu: HS biết phân biệt 3 thể của chất. *Cách tiến hành: -GV kẻ sẵn hai bảng “Ba thể của chất”-như SGV trang 125 lên bảng lớp. -GV chia lớp, chọn 2 đội, mỗi đội 6 HS. -GV phát cho mỗi đội một hộp đựng các phiếu. -HD: Khi GV hô bắt đầu thì lần lượt từng HS trong mỗi đội lấy phiếu lên dán vào ô tương ứng. Đội nào dán xong thì đội đó thắng cuộc. -GV tổ chức cho HS chơi. -GV và các HS khác nhận xét, kiểm tra, kết luận nhóm thắng cuộc. -HS chia thành 2 đội. -HS chơi theo hướng dẫn của GV. -HS kiểm tra, đánh giá. Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” *Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí1.40 *Cách tiến hành: -GV chia lớp thành 7 nhóm. -GV đọc câu hỏi. Các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng con. Nhóm nào lắc chuông trước thì được trả lời. Nếu trả lời đúng thì thắng cuộc. -GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc. -HS chơI theo hướng dẫn của GV. *Đáp án: 1 – b ; 2 – c ; 3 – a Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận *Mục tiêu: HS nêu được một số VD về sự chuyển thể của chất trong đời sống hằng ngày. *Cách tiến hành: Yêu cầu HS quan sát các hình trang 73 SGK và nói về sự chuyển thể của nước. -Dựa vào các gợi ý qua hình vẽ , GV cho HS tự tìm thên các VD khác. -Cho HS đọc VD ở mục Bạn cần biết SGK-73. Hoạt động 4: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” *Mục tiêu: Giúp HS: Kể được tên 1 số chất ở thể rắn, lỏng, khí và1 số chất có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác. *Cách tiến hành: -GV chia lớp thành 4 nhóm và phát cho mỗi nhóm một số phiếu bằng nhau. -Trong cùng một thời gian, nhóm nào viết được nhiều tên các chất theo yêu cầu là thắng. -Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc. III-Củng cố, dặn dò: -Cho HS đọc phần bạn cần biết. -GV nhận xét giờ học. ------------------------------------------------ Thứ năm ngày 7 tháng 1 năm 2010 KHOA HỌC HỖN HỢP A. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: -Cách tạo ra một hỗn hợp. Kể tên một số hỗn hợp. -Nêu một số cách tách các chất trong hỗn hợp. B. Đồ dùng dạy học: -Hình 75 SGK. -Muối tinh, mì chính, chén nhỏ, thìa. -Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước. -Hỗn hợp chứa chất lỏng không bị hoà tan trong nước. C. Các hoạt động dạy học: I-Kiểm tra bài cũ: Kể tên một số chất ở thể rắn ,thể lỏng thể khí? II.Bài mới: 1-Giới thiệu bài: 2-Hoạt động 1: Thực hành. “Tạo ra một hỗn hợp gia vị” *Mục tiêu: HS biết cách tạo ra một hỗn hợp. *Cách tiến hành: -GV cho HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung: + Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính, hạt tiêu, công thức pha do từng nhóm quyết định: + Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào? + Hỗn hợp là gì? (Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp.) -Mời đại diện các nhóm trình bày. -Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV kết luận: (SGV – Tr. 129) -HS thực hành và thảo luận theo nhóm 4. -HS suy nghĩ trả lời. -Đại diện nhóm trình bày. -Nhận xét. 3-Hoạt động 2: Thảo luận. *Mục tiêu: HS kể được tên một số hỗn hợp. *Cách tiến hành: -Cho HS thảo kuận nhóm 7 theo nội dung: +Theo bạn không khí là một chất hay là một hỗn hợp? Kể tên một số hỗn hợp khác? -Đại diện một số nhóm trình bày. -GV nhận xét, kết luận: SGV – Tr. 130 4-Hoạt động 3: Trò chơi “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp *Mục tiêu: HS biết được các phương pháp tách riêng các chất trong một số hỗn hợp. *Cách tiến hành: -GV tổ chức và hướng dẫn học sinh chơi theo tổ. -GV đọc câu hỏi, các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án và bảng sau đó lắc chuông để trả lời. -GV kết luận nhóm thắng cuộc. ( Đáp án: H.1-Làm lắng ; H.2-Sảy ; H.3-Lọc ) 5-Hoạt động 4: Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp *Mục tiêu: HS biết cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp. *Cách tiến hành: -Bước 1: Làm việc theo nhóm 5. +Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hành theo mục thực hành trong SGK. -Bước 2: thảo luận cả lớp +Mời đại diện một số nhóm trình bày. +Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV kết luận: SGV-Tr.132. -HS thực hành như yêu cầu trong SGK. -HS trình bày. -Nhận xét. III-Củng cố, dặn dò: -Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. -GV nhận xét giờ học. -Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau --------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 8 tháng 1 năm 2010 ĐỊA LÍ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I A. Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức kĩ năng về: Vị trí và giới hạn, đặc điểm của khí hậu, địa hình, đặc điểm về dân tộc của nước ta. Đặc điểm một sông ngòi của nước ta và giao thông vận tải . B.Đồ dùng dạy học: Đề kiểm tra (Phô tô cho HS) C.Các hoạt động dạy học: I-Ổn định tổ chức: II-Kiểm tra: -Sự chuẩn bị của HS. -GV phát đề cho HS. -Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc. ĐỀ BÀI A.TRẮC NGHIỆM Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1, Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? A. Lào, Thái Lan, Cam- pu -chia B. Lào, Trung Quốc, Cam -pu-chia C.Trung Quốc, Lào, Thái Lan D.Trung Quốc, Thái Lan, Cam -pu-chia 2, Ngành sản xuất chính trong nông nghiệp nước ta là: A. Trồng trọt B. Chăn nuôi C. Cả 2 ngành trên. 3, Ở nước ta, loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá? A. Đường sắt B. Đường ô tô C. Đường sông D. Đường biển 4, Điền Đ trước câu đúng, S trước câu sai khi nói về đặc điểm của sông ngòi nước ta: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc. Lượng nước sông ngòi nước ta thay đổi theo mùa. Sông ở miền Nam thường ngắn và dốc. Sông ở nước ta chứa ít phù sa. 5. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm: Nước ta có dân tộc. Dân tộc . Có số dân đông nhất sống tập trung ở các ven biển. Các dân tộc .. sống chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên. Tất cả các dân tộc đều là trong đại gia đình Việt Nam. B. TỰ LUẬN 1, Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta? 2, Nêu đặc điểm nghề thủ công ở nước ta? Kể tên một số nghề thủ công ở huyện Cẩm Khê mà em biết? ĐÁP ÁN VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: -Câu 1,2 : Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm. Đáp án đúng: 1B – 2A . -Câu 3,4,5 : Mỗi câu đúng cho 1 điểm. Đáp án đúng: 3:B . 4: Đ-Đ-S-S 5: Các từ cần điền theo thứ tự là: 54; Kinh; đồng bằng; ít người; anh em. II.PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: Trình bày được đặc điểm chính của địa hình nước ta: cho 2,5 điểm. Câu 2: Nêu được đúng và đủ đặc điểm nghề thủ công ở nước ta: cho 1,5 điểm. Kể tên một số nghề thủ công ở huyện Cẩm Khê: cho 1 điểm. -Trình bày rõ ràng, bài làm sạch sẽ, không sai nhiều lỗi chính tả: cho 0,5 điểm. III- Nhận xét-dặn dò: -GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra. -Dặn HS về nhà chuẩn bị bài giờ sau. TUẦN 19 Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2010 LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ A. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: -Tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ. -Sơ lược diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ. -Nêu được ý nghĩa của của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. B. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chính Việt Nam. -Ảnh tư liệu về hậu phương ta sau chiến thắng Biên giới. -Phiếu học tập cho HĐ 2. C. Các hoạt động dạy học: I-Kiểm tra bài cũ: ? Kể về 1 trong 7 anh hùng được bầu chọn trong Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc. ?Cho HS nêu phần ghi nhớ II-Bài mới: 1-Giới thiệu bài: 2-Nội dung: Hoạt động 1 (Làm việc cả lớp ) -GV tóm lược tình hình địch sau thất bại ở chiến dịch Biên giới 1950 đến năm 1953. Nêu nhiệm vụ học tập. Hoạt động 2 (Làm việc theo nhóm) ? Vì sao Pháp lại xây dựng Điện Biên Phủ thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương? ( với âm mưu thu hút lực lượng và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.) -GV chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm thảo luận một nhiệm vụ: +Nhóm 1: Chỉ ra những chứng cứ để khẳng định rằng “tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ” là “pháo đài” kiên cố nhất của Pháp tại chiến trường Đông Dương (1953-1954)? +Nhóm 2: Tóm tắt những mốc thời gian quan trọng trong chiến dịch ĐBP? +Nhóm 3: Nêu những sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch ĐBP? +Nhóm 4: Nêu nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ? -Mời đại diện các nhóm HS trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét, chốt ý đúng rồi ghi bảng. Hoạt động 3 (Làm việc theo nhóm) -GV chia lớp thành 2 nhóm mỗi nhóm thảo luận một nhiệm vụ: Nhóm 1: Nêu diễn biến sơ lược của chiến dịch Điện Biên Phủ: +Đợt 1, bắt đầu từ ngày 13 – 3 +Đợt 2, bắt đầu từ ngày 30 – 3 +Đợt 3, bắt đầu từ ngày 1 – 5 và đến ngày 7 – 5 thì kết thúc thắng lợi. Nhóm 2: Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ? Gợi ý: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ có thể ví với những chiến thắng nào trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta mà em đã học ở lớp 4? -Mời đại diện các nhóm HS trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét, chốt ý đúng rồi ghi bảng. ? Kể về 1 số gương chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch Điên Biên Phủ? -HS suy nghĩ trả lời -Học sinh thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. -Đại diện các nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Học sinh thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. *Diễn biến: -Ngày 13 – 3 - 1954, quân ta nổ súng mở màn chiến dịch ĐBP. -Ngày 30 – 3 – 1954, ta tấn công lần 2. -Ngày 1 - 5-1954, ta tấn công lần 3. *Ý nghĩa:Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. -Một số HS lần lượt kể. VD: Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai; Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo, III-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Dặn HS về nhà học bài. ------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 13 tháng 1 năm 2010 KHOA HỌC DUNG DỊCH A.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: -Cách tạo ra một dung dịch. -Kể tên một số dung dịch. -Nêu một số cách tách các chất trong dung dịch. B.Đồ dùng dạy học: -Hình 76, 77 SGK. -Một ít đường hoặc muối, nước sôi để nguội, một cốc (li) thuỷ tinh, thìa nhỏ có cán dài. C.Các hoạt động dạy học: I-Kiểm tra bài cũ: Nêu phần Bạn cần biết? II.Bài mới: 1-Giới thiệu bài: 2-Hoạt động 1: Thực hành. “Tạo ra một dung dịch” *Mục tiêu: HS biết cách tạo ra một dung dịch, kể được tên một số dung dịch. *Cách tiến hành: -GV cho HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung: + Tạo ra một dung dịch đường (hoặc dung dịch muối) tỉ lệ nước và đường do từng nhóm quyết định: + Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì? + Dung dịch là gì? -Mời đại diện các nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV kết luận: (SGV – Tr. 134) -HS thực hành và thảo luận theo nhóm 4. -Đại diện nhóm trình bày. -Nhận xét. 3-Hoạt động 2: Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp *Mục tiêu: HS biết cách tách các chất trong dung dịch. *Cách tiến hành: -Bước 1: Làm việc theo nhóm 7. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình lần lượt làm các công việc sau: +Đọc mục Hướng dẫn thực hành trang 77 SGK và thảo luận, đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm theo câu hỏi trong SGK. +Làm thí nghiệm. +Các thành viên trong nhóm đều nếm thử những giọt nước đọng trên đĩa, rút ra nhận xét. So sánh với kết quả dự đoán ban đầu. -Bước 2: Làm việc cả lớp +Mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm thí nghiệm và thảo luận. +Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV kết luận: SGV-Tr.135. III-Củng cố, dặn dò: -Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. -GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------ Thứ năm ngày 14 tháng 1 năm 2010 KHOA HỌC SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC A. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: -Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học. -Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học. -Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học. B.Đồ dùng dạy học: -Hình 78 – 81, SGK. -Phiếu học tập. C. Các hoạt động dạy học: I-Kiểm tra bài cũ: Thế nào là dung dịch, cho ví dụ? II.Bài mới: 1-Giới thiệu bài: 2-Hoạt động 1: Thí nghiệm *Mục tiêu: Giúp HS biết : -Làm thí nghiệm để nhận ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác. -Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học. *Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm: -Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thí nghiệm và thảo luận các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm theo yêu cầu ở trang 78- SGK sau đó ghi vào phiếu học tập. Bước 2: Làm việc cả lớp -Mời đại diện các nhóm trình bày. -Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GVnêu câu hỏi: ?Hiện tượng chất này biến đổi thành chất khác như hai thí nghiệm trên gọi là gì? ?Sự biến đổi hoá học là gì? -GV kết luận: (SGV – Tr. 138) -HS thực hành và thảo luận theo nhóm 7. -Đại diện nhóm trình bày. -Nhận xét. -Suy nghĩ trả lời. Gợi ý: +Được gọi là sự biến đổi hoá học. +Là sự biến đổi từ chất này thành chất khác. 3-Hoạt động 2: Thảo luận. *Mục tiêu: HS phân biệt được sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học. *Cách tiến hành: -Bước 1: Làm việc theo nhóm 4. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 79 sách giáo khoa và thảo luận các câu hỏi: +Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? Tại sao bạn kết luận như vậy? +Trường hợp nào có sự biến đổi lí học? Tại sao bạn kết luận như vậy? -Bước 2: Làm việc cả lớp +Mời đại diện các nhóm trả lời, mỗi nhóm trả lời một câu hỏi . +Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV kết luận: SGV-Tr.138, 139. III-Củng cố, dặn dò: -Cho HS nối tiếp nhau đọc phần Bạn cần biết. -GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 15 tháng 1 năm 2010 ĐỊA LÍ CHÂU Á A. Mục tiêu: Học xong bài này, HS: - Nhớ tên các châu lục, đại dương. - Biết dựa vào lược đồ hoặc bản đồ nêu được vị trí giới hạn của châu Á - Nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên châu Á. - Đọc được tên các dãy núi cao, đồng bằng lớn của châu Á. - Nêu được 1 số cảnh thiên nhiên châu Á và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu Á? B. Đồ dùng dạy học: -Quả địa cầu. -Bản đồ tự nhiên châu A. -Tranh, ảnh về một số cảnh thiên nhiên của châu A. C. Các hoạt động dạy học: I-Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra II.Bài mới: 1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2-Bài mới: a) Vị trí địa lí và giới hạn: Hoạt động 1: (Làm việc nhóm hai) -Cho HS quan sát hình 1-SGK, trả lời câu hỏi: +Em hãy cho biết các châu lục và đại dương trên Trái Đất? +Vị trí địa lí của châu Á? (Châu Á nằm ở bán cầu Bắc) +Em hãy cho biết các châu lục và đại dương mà châu Á tiếp giáp? +Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục? (Dành cho HSG) -Mời một số HS trình bày kết quả thảo luận. -Cả lớp và GV nhận xét. -GV kết luận: Châu Á nằm ở bán cầu Bắc ; có ba phía giáp biển và đại dương. Hoạt động 2: (Làm việc nhóm 4) -Cho HS đọc bảng số liệu trang 103-SGK, trả lời câu hỏi: +Dựa vào bảng số liệu, so sánh diện tích châu Á với diện tích của các châu lục khác? -Mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. -Cả lớp và GV nhận xét. -GV kết luận: Châu Á có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới. b) Đặc điểm tự nhiên: Hoạt động 3: (Làm việc cá nhân sau đó làm việc theo nhóm) -B1: Cho HS quan sát hình 3, nêu tên theo kí hiệu a, b, c, d, đ của H2, rồi tìm chữ ghi tương ứng ở các khu vực trên H3. -B2: Cho HS trong nhóm 5 kiểm tra lẫn nhau. -B3: Mời đại diện một số nhóm báo cáo kết quả. -B4: Cho HS nhắc lại tên các cảnh thiên nhiên. Em có nhận xét gì về thiên nhiên châu Á? Hoạt động 4: (Làm việc cá nhân và cả lớp) -Cho HS quan sát hình 3, nhận biết kí hiệu núi, đồng bằng và ghi lại tên chúng ra giấy. -Mời một số HS đọc. HS khác nhận xét. -GV nhận xét. Kết luận: SGV-Tr. 117 * Đặc điểm tự nhiên của châu Á. ? Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Á. -GV kết luận bài - HS quan sát hình 1 rồi trả lời câu hỏi sgk. -HS đọc 6 châu lục, 4 đại dương. -HS trả lời. (-Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, , phía đông giáp TBD) -HS giỏi thực hiện. -HS thảo luận nhóm 4. -Học sinh dựa vào bảng số liệu về diện tích các châu để nhận biết châu Á có diện tích lớn nhất thế giới. -Đại diện các nhóm trình bày. -HS nhận xét. -HS làm việc theo sự hướng dẫn của GV. - Học sinh nêu tên theo kí hiệu a, b, c, d rồi tìm chữ ghi tương ứng ở các khu vực ghi trên hình 3. Cụ thể. a) Vịnh biển (Nhật Bản) ở Đông Á b) Bán hoang mạc (Ca- dắc-xtan) ở Trung Á c) Đồng Bằng (đảo Ba- li, In- đô- nê- xi-a) ở Đông Nam Á. d) Rừng tai- ga (Liên Bang Nga) ở Bắc Á. d) Dãy núi Hi-ma-lay- a (Nê-pan) ở Nam Á - HS trả lời theo gợi ý: +Núi và cao nguyên chiếm diện tích châu Á , trong đó có những vùng núi cao và đồ sộ. Đỉnh Ê- vơ-rét (8848 m) thuộc dãy núi Hy-ma- lay- a cao nhất thế giới. +Châu Á có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới và có nhiều cảnh thiên nhiên. III-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. TUẦN 20 Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2010 LỊCH SỬ ÔN TẬP A.Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: -Những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến năm 1954 ; lập được bảng thống kê một số sự kiện theo thời gian (gắn với các bài đã học). -Kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử này. B. Đồ dùng dạy học: -Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ một số địa danh gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu). -Phiếu học tập của HS. C. Các hoạt động dạy học: I-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của bài Chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ. II-Bài mới: 1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2-Nội dung Hoạt động 1: (Làm việc theo nhóm) -GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi trong SGK. +Nhóm 1: Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ nào? Em hãy kể tên 3 loại “giặc” mà cách mạng nước ta phải đương đầu từ cuối năm 1945? +Nhóm 2: “Chín năm làm một Điện Biên, Nên vành hoa đỏ, nên trang sử vàng!” Em hãy cho biết: Chín năm đó được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào? + Nhóm 3: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định điều gì? Lời khẳng định ấy khiến em liên tưởng tới bài thơ nào ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (đã học ở lớp 4)? +Nhóm 4: Hãy thống kê một số sự kiện mà cho em là tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược? Hoạt động 2: (Làm việc cả lớp). -Cho HS thực hiện trò chơi theo chủ đề “Tìm địa chỉ đỏ”. Cách thực hiện: GV dùng bảng phụ có đề sẵn các địa danh tiêu biểu, HS dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó. -GV tổng kết nội dung bài học. III-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về ôn tập. Thứ tư ngày 20 tháng 1 năm 2010 KHOA HỌC SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC (TIẾP THEO) A. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: -Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học. -Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học. -Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học. B. Đồ dùng dạy học: -Hình 80 – 81, SGK. C. Các hoạt động dạy học: I-Kiểm tra bài cũ: ?Thế nào là sự biến đổi hoá học? Cho ví dụ? II.Bài mới: 1-Giới thiệu bài: 2-Nội dung Hoạt động 3: Trò chơi “Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học” *Mục tiêu: HS thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học” *Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm: -Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi trò chơi theo hướng dẫn ở trang 80 SGK Bước 2: Làm việc cả lớp -Từng nhóm giới thiệu các bức thư của nhóm mình với các bạn nhóm khác. -GV kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhịêt. -HS chơi trò chơi theo nhóm 7. -Các nhóm giới thiệu bức thư của nhóm mình. Hoạt động 4: Thực hành xử lí thông tin trong SGK. *Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học. *Cách tiến hành: -Bước 1: Làm việc theo nhóm 4. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin, quan sát các hình vẽ trang 80, 81 sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi ở mục đó. -Bước 2: Làm việc cả lớp +Mời đại diện các nhóm trả lời, mỗi nhóm trả lời một câu hỏi . +Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng. -HS đọc, quan sát tranh để trả lời các câu hỏi. -Đại diện các nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét. III-Củng cố, dặn dò: -Cho HS nối tiếp nhau đọc phần Bạn cần biết. -GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 21 tháng 1 năm 2010 KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG A. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: -Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ,nhờ được cung cấp năng lượng. -Nêu ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. B. Đồ dùng dạy học: -Hình trang 83 SGK. -Chuẩn bị theo nhóm: nến, diêm, ô tô đồ chơi chạy pin có đèn, còi. C. Các hoạt động dạy học: I-Kiểm tra bài cũ: ?Thế nào là biến đổi hoá học? Cho ví dụ? II.Bài mới: 1-Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 2-Nội dung Hoạt động 1: Thí nghiệm *Mục tiêu: HS nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ, nhờ được cung cấp năng lượng. *Cách tiến hành: -Cho HS làm thí nghiệm theo nhóm 6 và thảo luận: +Hiện tượng quan sát được là gì? +Vật bị biến đổi như thế nào? +Nhờ đâu vật có biến đổi đó? -Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV kết luận như SGK. -HS làm thí nghiệm và thảo luận nhóm 6 theo yêu cầu của GV. +Nhờ vật được cung cấp năng lượng. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận *Mục tiêu: HS nêu được một số ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. *Cách tiến hành: -Bước 1: Làm việc theo cặp HS tự đọc mục Bạn cần biết trang 83 SGK, sau đó từng cặp quan sát hình vẽ và nêu thêm các ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động đó. -Bước 2: Làm việc cả lớp +Đại diện một số HS báo cáo kết quả làm việc theo cặp. +GV cho HS tìm và trình bày thêm các ví dụ khác về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng. Ví dụ: Hoạt động Nguồn năng lượng Người nông dân cày, cấy, Thức ăn Các bạn học sinh đá bóng, học bài, Thức ăn Chim đang bay Thức ăn Máy cày Xăng III-Củng cố, dặn dò: -Cho HS đọc phần b

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_tu_nhien_lop_5_tuan_18_15.doc
Giáo án liên quan