Giáo án chi tiết Tiếng Việt lớp 5

Tập đọc

Thư gửi các học sinh

I.Mục tiêu.

 1. Đọc trôi chảy bức thư.

 -Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.

 -Biết đọc thư của Bác với giọng thân ái, xúc động, đầy hi vọng, tin tưởng.

 2 Hiểu các từ ngữ trong bài. Tám mươi năm giới nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu

 -Hiểu nội dung chính cuả bức thư. Bác Hồ rất tin tưởng hi vọng vào học sinh Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

II. Đồ dùng dạy học.

-Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.

-Bảng phụ viết sẵn đoạn thư học sinh cần học thuộc lòng.

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3399 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án chi tiết Tiếng Việt lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn :20/8/2007 Ngày dạy :Thứ hai 3/9/2007 Tập đọc Thư gửi các học sinh I.Mục tiêu. 1. Đọc trôi chảy bức thư. -Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. -Biết đọc thư của Bác với giọng thân ái, xúc động, đầy hi vọng, tin tưởng. 2 Hiểu các từ ngữ trong bài. Tám mươi năm giới nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu… -Hiểu nội dung chính cuả bức thư. Bác Hồ rất tin tưởng hi vọng vào học sinh Việt Nam, những người sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông để xây dựng thành công nước Việt Nam mới. II. Đồ dùng dạy học. -Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa. -Bảng phụ viết sẵn đoạn thư học sinh cần học thuộc lòng. III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu. ND – TL Giáo viên Học sinh 1 Giới thiệu bài 2' HĐ1:Giáo viên đọc cả bài một lượt. 2' HĐ2: Học sinh đọc nối tiếp 2' 2 Luyện đọc HĐ3: Hướng dẫn học sinh đọc cả bài. 12-13' 3 Tìm hiểu bài. 9-10' HĐ1: Đọc và tìm hiểu nội dung. HĐ2: Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 2. HĐ3: Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 3. 4 Đọc diễn cảm và học thuộc lòng. 8-9' HĐ1: Đọc diễn cảm. HĐ2: Hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng. 5 Củng cố dặn dò 2'. Trong môn Tiếng việt lớp 5, các em sẽ được học về 5 chủ điểm: -Việt Nam tổ quốc em. -Cánh chim hoà bình. -Con người với thiên nhiên. -Giữ lấy màu xanh. -Vì hạnh phúc ngày mai. Tiết học đầu tiên hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em bài Thư gửi các học sinh. Nội dung thư như thế nào? Bác Hồ đã khuyên nhủ, trông mong những gì ở các em học sinh? Để biết được điều đó, chúng ta cùng đi vào bài học. -Cần đọc với giọng thân ái xúc động thể hiện tình cảm yêu quý của Bác, niềm tin tưởng và hi vọng của Bác vào học sinh. -Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: Khai trường, tưởng tượng, sung sướng, hoàn toàn Việt Nam…. -Ngắt giọng: Cần nghỉ một nhịp {\} ở dấu phẩy, hai nhịp {\\} ở các dấu chấm câu. -Giáo viên chia đoạn: 3 đoạn. -Đoạn 1: Từ đầu đến.. vậy các em nghĩ sao? -Đoạn 2: Tiếp theo đến… công học tập của các em. -Đoạn 3: Đoạn còn lại. -Cho học sinh đọc trơn từng đoạn nối tiếp. -Hướng dẫn học sinh luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: Tựu, trường, sung sướng… -GV tổ chức cho HS đọc cả bài, đọc thầm , giải nghĩa từ. -GV có thể ghi lên bảng những từ ngữ học sinh lớp mình không hiểu mà SGK không giải nghĩa cho các em. -Giọng đọc, ngắt giọng, nhấn giọng như đã hướng dẫn ở mục a. -GV tổ chức cho HS đọc và tìm hiểu nội dung. H: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? H: Sau cách mạng tháng tám nhiệm vụ của toàn dân là gì? H: Học sinh có nhiệm vụ gì trong công cuộc kiến thiết đất nước. H: Cuối thư Bác chúc học sinh như thế nào? -GV hướng dẫn HS giọng đọc {như đã hướng đẫn ở trên}. -Cho HS đánh dấu đoạn cần luyện đọc lên. GV gạch dới những từ ngữ cần nhấn giọng, cách ngắt đoạn… -Đoạn 1: Luyện đọc từ Nhưng sung sướng hơn… đến các em nghĩ sao? -Đoạn 2: Luyện đọc từ sau 80 năm… đến của các… em. -Học đoạn thư { từ sau 80 năm giới nô lệ… đến … ở công học tập của các em}. -Cho học sinh thi đọc thuộc lòng đoạn thư. -GV nhận xét và khen những học sinh đoạ hay và thuộc lòng nhanh. -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục học thuộc lòng đoạn thơ. -Dặn học sinh về nhà đọc trước bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa. -Học sinh lắng nghe. -Học sinh nghe. -HS dùng viết chì đánh dấu đoạn theo hướg dẫn. -HS nối tiếp nhau đọc đoạn. -1-2 Học sinh đọc cả bài. -Cả lớp đọc thầm chú giải trong SGK. -Một vài em giải nghĩa từ. -HS lắng nghe. -1 HS đọc thành tiếng đoạn 1. -Cả lớp đọc thầm đoạn 1. -Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà…. -Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu. -HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn, góp phần đưa đất nước đi lên. -1 HS đọc to. -Cả lớp đọc thầm. -Bác chúc học sinh có một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp. -HS dùng viết chì đánh dấu đoạn cần luyện đọc. -HS nghe GV hướng dẫn cách đọc và luyện đọc. -Nhiều HS luyện đọc diễn cảm. -Từng cá nhân nhẩm thuộc lòng. -Khoảng 2 đến 4 học sinh thi đọc. -Lớp nhận xét. ********************************************************************** Tuần 2 Ngày soạn :1/9/2007 Ngày dạy : Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2007 Tập Đọc Nghìn năm văn hiến. I. Mục tiêu: -Biết đọc một đoạn văn bản có bảng thống kê giới thiệu truyền thống văn hoá Việt Nam- đọc rõ ràng, rành mạch với giọng tự hào. -Hiểu nội dug bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta. II, Chuẩn bị. -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. -Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. ND – TL Giáo viên Học sinh 1 Kiểm tra bài cũ 2 Giới thiệu bài. 3 Luyện đọc. HĐ1: GV đọc cả bài một lượt. HĐ2: HS đọc đoạn nối tiếp. HĐ3: Hướng dẫn học sinh đọc cả bài. 4 Tìm hiểu bài. HĐ1: Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 1. HĐ2: Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 2. HĐ3; Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 3. 5 Đọc diễn cảm. HĐ1: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. HĐ2: Hướng dẫn học sinh thi đọc. 6 Củng cố dặn dò. -Giáo viên gọi học sinh nêu câu hỏi bài cũ. -Nhận xét đánh giá và cho điểm học sinh. -Giới thiệu bài. -Dẫn dắt ghi tên bài. -Đọc rõ ràng mạch lạc thể hiện niềm tự hào về truyền thống văn hiến của dân tộc ta. Đọc bảng thống kê theo dòng ngang. -GV chia đoạn: 3 đoạn. -Đoạn 1: Từ đầu đến 2500 tiến sĩ. -Đoạn 2: Tiếp theo đến hết bảng thống kê. -Đoạn 3:Còn lại. -Hướng dẫn học sinh luyện đọc trên từng đoạn và đọc từ ngữ dễ đọc sai: Quốc Tử Giám, Trạng Nguyên. -Cho HS đọc cả bài. -Cho HS đọc chú giải trong SGK và giải nghĩa từ. -Cần chú ý đọc bảng thống kê rõ ràng, rành mạch, không cần đọc diễn cảm. -Cho HS đọc đoạn 1. H: Đến Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì? -Cho HS đọc đoạn 2. H: Em hãy đọc thầm bảng thống kê và cho biết. Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất? Triều đại nào có tiến sĩ nhiều nhất? nhiều trạng nguyên nhất? -Cho HS đọc đoạn 3. H: Ngày nay, trong văn miếu, còn có chứng tích gì về một nền văn hiến lâu đời? H: Bài văn giúp em hiểu điều gì về nền văn hiến Việt Nam? -GV đưa cho HS đọc diễn cảm Đ1. -GV luyện đọc chính xác bảng thống kê. GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn lên bảng thống kê về việc thi cử của các triều đại lên bảng. -GV đọc mẫu. -Cho HS thi đọc diễn cảm Đ1. -GV nhận xét+khen ngợi những học sinh đọc đúng, đọc hay. -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc. -Dặn HS về nhà đọc trước bài Sắc màu em yêu. -2-3 HS lên bảng làm theo yêu cầu của GV. -Nghe. -Nghe. -Gv dùng viết đánh dấu đoạn. -HS đọc nối tiếp từng đoạn. -HS luyện đọc những từ khó. -2 HS đọc cả bài. -1 HS đọc, lớp lắng nghe -3 HS lần lượt giải nghiã từ. -1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe. -Vì biết nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ từ năm 1075…. -1 HS đọc to. -Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất là triều hậu lê-34 khoa thi. -Nhiều tiến sĩ nhất là triều nguyễn…. -1 HS đọc to. -Còn 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi 1442-1779.. -HS có thể phát biểu. -Người việt nam coi trọng việc học…. -2 HS đọc, -HS quan sát lắng nghe+nhiều học sinh đọc bảng thống kê. -HS thi đọc. -Lớp nhận xét. ?&@ ********************************************************************** Tuần 3 Ngày soạn :10/9/2007 Ngày dạy : Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2007 Tập đọc Lòng dân I.Mục tiêu. 1. Biết đọc đúng đoạn văn bản kịch. Cụ thể. -Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. -Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, cầu khiến, câu cảm trong bài với tình huống căng thẳng, đâỳ kịch tính của vở kịch. -Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai. 2 Hiểu nội dung, ý nghĩa của 1 vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. II Đồ dùng dạy học -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. -Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch. III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu. ND – TL Giáo viên Học sinh 1 Kiểm tra bài cũ 2 Giới thiệu bài. 3 Luyện đọc HĐ1:GV đọc màn kịch HĐ2; Hướng dẫn học sinh đọc đoạn. HĐ3: Hướng dẫn học sinh đọc cả bài. HĐ4: Hướng dẫn học sinh đọc cả bài. 4 Tìm hiểu bài. 5 Đọc diễn cảm. 6 Củng cố dặn dò -Giáo viên gọi một số HS lên bảng kiểm tra bài. -Nhận xét và cho điểm học sinh. -Giới thiệu bài. -Dẫn dắt và ghi tên bài. -Cho HS đọc lời mở đầu. -Gv đọc diễn cảm màn kịch. +Giọng đọc rõ ràng, rành mạch. +Chú ý đổi giọng, hạ giọng khi đọc những chữ trong ngoặc đơn nói về hành động, thái độ của nhân vật. +Giọng của cai lính:hống hách, xấc xược. +Giọng di Năm: tự nhiên ở đoạn đầu, nghẹn ngào ở đoạn sau. -GV chia làm 3 đoạn. -Đ1: Từ đầu đến lời dì Năm. -Đ2:Từ còn lại đến lời lính. -Đ3: Còn lại. -Cho HS đọc nối tiếp. -Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó:qẹo, xẵng giọng. -Cho HS đọc lại cả bài. -Cho HS đọc chú giải+giải nghĩa từ. -Cho HS đọc phần mở đầu. -Giao việc; Lớp trưởng điều khiển cho cả lớp thảo luận câu hỏi 1,2 trong SGK. +Lớp trưởng lên bảng đọc câu hỏi. H: Chú cán bộ gặp nguy hiểm gì? -Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? -GV cả lớp đọc thầm lại bài một lượt và lớp phó lên điều khiển lớp thảo luận câu hỏi 3,4. -Lớp phó đọc câu hỏi. H: Dì Năm đấu trí với địch khôn khéo như thế nào? H: tình huống nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? vì sao? -GV chốt lại: tron bài tình huống kết thúc màn 1 là hấp dẫn nhất vì dì Năm làm bọn giặc hí hửng tưởng dì sắp khai ………….. -GV đọc diễn cảm đoạn 1. -Nhấn giọng ở những từ ngữ có: Thấy, hổng thấy, lâu mau… -Nghỉ 2 nhịp ở chỗ ngăn cách giữa nhân vật và lời nói của nhân vật ở cuối câu. -Nghỉ 1 nhịp ở chỗ dấu phâỷ. -Cho HS đọc phân vai: GV chia HS thành nhóm 6 em, mỗi em sắm một vai. GV nhắc học sinh em đóng vai người dẫn chuyện. -Cho HS thi đọc. -GV nhận xét và khen nhóm đọc hay. -Gv nhận xét tiết học và biểu dương những học sinh đọc tốt. -Yêu cầu HS các nhóm về tập đóng kịch trên. -Dặn các em về nhà chuẩn bị bài tập đọc sắp tới, đọc trước màn 2 của vở kịch lòng dân. -2-3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV. -Nghe. -1 HS đọc phần giới thiệu nhân vật, cảnh trí thời gian. -HS dùng viết chì đánh dấu. -Hs lần lượt đọc đoạn. -HS đọc từ theo sự hướng dẫn của GV. -1-2 HS đọc cả bài. -1 HS đọc chú giải. -2 HS giải nghĩa từ. -1 HS đọc phần giới thiệu về nhân vật, cảnh trí, thời gian. -Lớp trưởng lên bảng. -Cả lớp trao đổi, thảo luận: Chú cán bộ bị bọn giặc rượt đuổi bắt, hết đường, chạy vào dì Năm. -Dì đưa chú một chiếc áo khác để thay………. -Cả lớp đọc thầm lại bài. -Lớp phó lên bảng. -Dì Năm bình tĩnh trả lời các câu hỏi của tên cai. Dì nhận chú cán bộ là chồng. …. -HS tự do lựa chọn tình huống mình thích. -Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm theo cách ngắt nhịp, nhấn giọng được đánh dấu trên bảng phụ. -HS chia nhóm và từng nhóm được phân vai. -2 nhóm lên thi. -Lớp nhận xét. Tuần 4 Ngày soạn :10/9/2007 Ngày dạy : Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2007 Tập đọc Những con sếu bằng giấy I.Mục tiêu. +Đọc lưu loát, toàn bài. -Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài. -Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của bé Xa-da-cô, mơ ước hoà bình của thiếu nhi. +Hiểu nội dung ý nghĩa của bài. -Hiểu các từ ngữ trong bài. -Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống , khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới. II Đồ dùng dạy học -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. -Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc. III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu. ND – TL Giáo viên Học sinh 1 Kiểm tra bài cũ 2 Giới thiệu bài. 3 Luyện đọc. HĐ1: Gv đọc toàn bài 1 lượt. HĐ2: Hướng dẫn HS đọc đoạn nối tiếp. HĐ3: Hướng dẫn HS đọc cả bài. 3 Tìm hiểu bài. HĐ4: GV đọc diễn cảm cả bài 1 lần. 4 Đọc diễn cảm. HĐ1: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. HĐ2: Hướng dẫn HS thi đọc. 6 Củng cố dặn dò. Kiểm tra 2 học sinh. -Nhận xét đánh giá cho điểm học sinh. -Giới thiệu bài. -Dẫn dắt ghi tên bài. -Giọng đọc: Cần đọc với giọng chia sẻ, đồng cảm ở đoạn nói về bé Xa-da-cô, với giọng xúc động, đoạn trẻ em trong nước nhật và trên thế giói gửi cho Xa-da-cô những con sếu bằng giấy. -Chú ý đọc đúng số liệu, đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài. -GV chia 4 đoạn -Đ1: Từ đầu đến đầu hàng. -Đ2 Tiếp theo đến nguyên tử. -Đ3 Tiếp theo đến 644 con. -Đ4: Còn lại. -Cho HS đọc đoạn nội tiếp. -Luyện đọc những số liệu, từ ngữ khó đọc. -Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ. -Gv có thể giải nghĩa thêm từ các em không hiểu mà không có trong phần chú giải. -Cho HS đọc toàn bài. -GV: trong bài TĐ hôm nay, lớp trưởng sẽ thay cô điều khiển lớp thảo luận các câu hỏi…. H: Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào? H:Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? H: Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đáng kể với Xa-da-cô. H: Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình? H: nếu được đứng trước tượng dài em sẽ nói gì với Xa-da-cô? -GV đưa bảng phụ đã chép trước đoạn văn cần luyện lên và gạch chéo một gạch ở dấu phẩy, 2 gạch ở dấu chấm câu, gạch dưới những từ ngữ cần nhấn giọng. -GV đọc trước đoạn cần luyện thêm 1 lượt. -Gv nhận xét và khen những HS đọc hay. -Gv nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà luyện đọc bài văn. -2-3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV. -Nghe có thể dùng viết chì đánh dấu nhanh vào chỗ. -HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK. -Một số HS đọc đoạn nối tiếp. -HS đọc theo hướng dẫn của GV. -1 Hs đọc chú giải, 2 HS giải nghĩa từ trong SGK. -2 Hs đọc cả bài. -Lớp trưởng lên bảng để điều khiển lớp. -Khi Mĩ ra lệnh ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. -Tin vào một truyền thuyết nói rằng gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng thì sẽ khỏi bệnh. -Đã gấp sếu gửi tới tấp cho Xa-da-cô. -Quyên góp tiền để xây dựng tượng đài nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hai… -HS có thể phát biểu tự do như: -Cái chết của bạn nhắc nhở chúng tôi phải yêu hoà bình…. -Nhiều HS luyện đọc đoạn. -Các cá nhân thi đọc. -Lớp nhận xét. Tuần 5 Ngày soạn :17/9/2007 Ngày dạy : Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2007 Tập đọc Một chuyên gia máy xúc. I.Mục tiêu. +Đọc lưu loát toàn bài. -Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài, tên người nước ngoài, phiên âm. -Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. -Biết đọc các lời đối thoại thể hiện giọng nói của từng nhân vật. +Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của câu chuyện. -Hiểu ý nghĩa của bài. Qua tình cảm chân thành giữa một nhân vật Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, của sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. II Đồ dùng dạy học -Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng. III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu. ND – TL Giáo viên Học sinh 1 Kiểm tra bài cũ. 2Giới thiệu bài. 3 Luyện đọc. HĐ1: GV đọc bài lượt 1. HĐ2; GV đọc đoạn nối tiếp. HĐ3: Cho HS đọc cả bài. 4 Tìm hiểu bài. 5 Đọc diễn cảm. 6 Củng cố dặn dò. -GV gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ. -Nhận xét và cho điểm HS. -Giới thiệu bài.Cho Hs quan sát tranh ,ảnh về những công trình xây dựng của nước ta có sự giúp đỡ của nước bạn. -Dẫn dắt ghi tên bài Trong sự nghiệp xây dựg và bảo vệ Tổ Quốc, chúng ta nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của bạn bè năm châu. Bài tập đọc "Một chuyên gia máy xúc cho các em thấy được tình cảm hữu nghị giữa ND ta với chuyên gia Liên Xô. -Cần đọc với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc. Cần chú ý khi đọc tên nước ngoài. -Gv chia đoạn:2 đoạn. -Đ1: Từ đầu đến giản dị, thân mật. -Đ2; Còn lại. -Cho HS đọc. -Luyện đọc từ ngữ khó: loãng, rải… -Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ. Đ1:Cho HS đọc đoạn 1. H: Anh Thuỷ gặp A –lếch-xây ở đâu? -Gv A-lếch-xây là một người nga. Nhân dân liên xô luôn kề vai sát cánh với Việt Nam… H: Tìm những chi tiết miêu tả dáng vẻ của A-lếch-xây. H; Vì sao A-lếch-xây khiến ảnh Thuỷ đặc biệt chú ý. Đ2: -Cho HS đọc đoạn 2. H: Tìm những chi tiết miêu tả cuộc gặp gỡ giữa anh Thuỷ với A-lếch –xây. -Qua lời chào hỏi, qua cái bắt tay ta thấy cuộc gặp gỡ giữa 2 người diễn ra rất thân mật. H:Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao? -GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm, nhấn giọng như đã hướng dẫn. -GV đưa bảng phụ chép đoạn văn cần luyện đọc lên bảng.. -GV đọc đoạn cần luyện 1 lượt. -Cho HS đọc. -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài vừa học. -Chuẩn bị bài Ê-mi-li, con… -2-3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV. -HS dùng chì đánh dấu đoạn. -HS đọc nối tiếp nhau đọc đoạn. -2 HS đọc cả bài 1 lượt. -1 HS đọc chú giải. -3 HS giải nghĩa những từ trong SGK. -1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo. -Anh Thuỷ gặp A –lếch-xây tại một công trường xây dựng… - -Vóc người cao lớn, dáng đứng sừng sững.Mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng…. -Vì: Người ngoại quốc này có vóc dáng cao lớn đặc biệt…. -1 HS đọc cả lớp theo dõi. -"A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt maù xanh" …….. -Hs trả lời tự do miễn là nói rõ được lí do. -Nghe. -HS luyện đọc đoạn. ?&@ Tuần 6 Ngày soạn :1/9/2007 Ngày dạy : Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2007 Tập đọc Sự sụp đổ của chế độ A-Pác-Thai I.Mục tiêu. -Đọc trôi chảy toàn bài. -Đọc đúng các tiếng phiên âm, các số liệu thống kê. -Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, tốc đọ khá nhanh, nhấn giọng những từ ngữ thông tin về số liệu, về chính sách đối xử bất công người da đen và da màu ở Nam Phi; cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ, thắng lợi của cuộc đấu tranh. Hiểu được nội dung chính của bài: Vạch trần sự bất công của chế độ phân biệt chủng tộc. Ca ngợi cuộc đấu tranh chống chết độ a-pac-thai của những người dân da đen, da màu ở Nam Phi. II Đồ dùng dạy học -Tranh ảnh về nạn phân biệt chủng tộc, ảnh cựu tổng thống Nam Phi Nen –xơn Man-đê-la nếu có. -Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu. ND – TL Giáo viên Học sinh 1 Kiểm tra bài cũ 2 Giới thiệu bài. 3 Luyện đọc HĐ1: GV hoặc 1 HS đọc toàn bài. 4 Tìm hiểu bài. 5 HDHS đọc đoạn văn bản có tính chính luận. 6 Củng cố dặn dò. -Gọi HS lên bảng kiểm tra bài. -Nhận xét và cho điểm học sinh. -Giới thiệu bài. Trên thế giới có rất nhiều dân tộc với nhiều màu da khác nhau. ở một số nước vẫn còn tồn tại nạn phân biệt chủng tộc Người da đen bị coi như là nô lệ , công cụ lao động và phải chịu những áp lực, bất công,Xoá bỏ nạn phân biệt chủngtộc để XD một thế giới hoà bình, ko có chiến tranh, xã hội bình đẳng . Bài :Sự sụp đổ của chế độ A -pác - thai sẽ cho ta thấy được điều đó. -Dẫn dắt và ghi tên bài. -Cần đọc với giọng thông báo, nhấn giọng các số liệu và từ ngữ phản ánh chính sách bất công đối với người da đen và da màu ở Nam Phi. -Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: nổi tiếng, vàng, kim cương…. -Gv chia đoạn: 3 đoạn. -Đ1: từ đầu đến a-pác-thai. -Đ2: Tiếp theo đến dân chủ nào. -Đ3; còn lại. -Cho HS đọc đoạn nối tiếp. -Luyện đọc từ ngữ khó: a-pác-thai… -Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ. +Đ1: Cho HS đọc thành tiếng và đọc thầm. H: Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào? +Đ2: Đọc thành tiếng và đọc thầm đoạn 2. H: Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chết độ phân biệt chủng tộc? +Đ3: H; Vì cuộc đấu tranh chống chết độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ. H; Hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới? -GV cho HS quan sát ảnh vị tổng thống. -Gv hướng dẫn cách đọc. -GV đưa bảng phụ đã chép đoạn cần luyện đọc lên và hướng dẫn HS luyện đọc. -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn. Đọc trước bài tác phẩm của sin-lơ và tên phát xít. -2-3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV. -Nghe. -HS dùng chì đánh dấu đoạn trong SGK. -HS nối tiếp nhau đọc đoạn 2 lần. -1 vaì HS đọc cả bài. -2 HS đọc chú giải. -3 Hs giải nghĩa từ. -1 Hs đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm. -Bị đối xử một cách bất công. Người da trắng chiếm 9/10 đất trồng trọt….. -1 HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm. -Đứng dậy đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh anh dũng và bền bỉ của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi. -HS có thể trả lời: Những người có lương tâm, yêu chuộng hoà bình không thể chấp nhận sự phân biệt chủng tộc dã man. ……… -Ông là một luật sư, tên là Nen-xơn Man-đê-la. ông bị giam cầm 27 năm vì ông đã đấu tranh chống chế độ a-pác-thai…. -HS luyện đọc đoạn văn. -3 Hs đọc cả bài. ?&@ Tuần 7 Ngày soạn :1/9/2007 Ngày dạy : Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2007 Tập đọc Những người bạn tốt. I.Mục tiêu. +Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-xôn, Xi-xin. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp những tình tiết bất ngờ của câu chuỵên. +Hiểu những từ ngữ trong câu chuyện. -Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi sự thông mình, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. Cá heo là bạn của con người. II Đồ dùng dạy học -Truyện, tranh, ảnh về cá heo. III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu. ND – TL Giáo viên Học sinh 1 Kiểm tra bài cũ 2 Giới thiệu bài. 3 Luyện đọc. HĐ1: GV hoặc HS đọc toàn bài. HĐ2: Cho HS đọc đoạn nối tiếp. HĐ3: HS đọc cả bài trước lớp. 4 Tìm hiểu bài. HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài một lần. 5Đọc diễn cảm. HĐ1:GV hướng dẫn đọc diễn cảm. HĐ2: Cho HS đọc. 6 Củng cố dặn dò. -GV gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ. -Nhận xét và cho điểm HS. -Giới thiệu bài.Qua nhiều bài tập đọc ,các em đã thấy được mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên . Con người và thiên nhiên luôn sống gắn bó , hài hoà với nhau ,Bài tập đọ :Những người bạn tốt sẽ cho các em thấy rõ hơn điều đó -Dẫn dắt và ghi tên bài. -Gv 1 Hs đọc cả bài. -Đọc toàn bài với giọng kể phù hợp. Đọc nhanh ở những câu tả tình huống nguy hiểm…. -GV chia làm 4 đoạn. -Đ1: Từ đầu đến… trở về đất liền. -Đ2: Tiếp theo đến giam ông lại. -Đ3: Tiếp theo đến A-ri-tôn. -Đ4; Còn lại. -Cho HS đọc nối tiếp. -Cho HS luyện đọc các từ ngữ: A-ri-tôn, xi-xin, yêu thích, buồm. -Cho HS đọc cả bài. -Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ. -GV: 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm Đ1. H: Vì sao nghệ sĩ A-ri-tôn phải nhảy xuống biển. -Đ2: H: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? +Đoạn 3+4. H: Qua câu chuỵên, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? H: Em suy nghĩ gì trước cách đối xử của cá heo và của đám thuỷ thủ đối với nghệ sĩ? H: Em còn biết thêm những câu chuyện thú vị nào về cá heo? H: Câu chuyện trên có nội dung gì? -Xác định giọng đọc: như đã hướng dẫn ở trên. -GV đưa bảng phụ đã chép đoạn văn cần luyện và hướng dẫn cách đọc. -GV đọc mẫu 1 lần. -Cho HS đọc. -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc và tìm thêm những câu chuyện về loài cá heo thông minh, về nhà đọc trước bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông đà. Dặn Hs về nhà tập đọc và trả lời câu hỏi SGK -2-3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV. -Nghe. -Cả lớp đọc thầm theo. -HS dùng chì đánh dấu đoạn. -HS đọc đoạn nối tiếp. -HS luyện đọc từ. -Lần lượt 2 HS đọc cả bài. -1 HS đọc chú giải. -2 HS giải nghĩa từ. -1 HS đọc to, lớp đọc thầm. -Vì bạn thuỷ thủ trên tàu cướp hết tặng vật của ông và đòi giết ông…. -1 HS đọc Đ2.Lớp đọc thầm. -Đàn cá heo đã bơi đế vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông…… -1 HS đọc to, lớp đọc thầm. -Cá heo biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ, biết cứu giúp người tốt….. -Đám thuỷ thủ tham lam, độc ác, không có tính người… -HS phát biểu tự do. -Ca ngợi sự thông minh, tình cảm đáng quý của loài cá heo với con người. Cá heo là bạn tốt của con người… -HS theo dõi sự hướng dẫn của GV.

File đính kèm:

  • docgiao an Tieng Viet L5.doc