Giáo án Chính tả 1 - Trường tiểu học Nhật Tảo

CHÍNH TẢ: TRƯỜNG EM

A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

_HS chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn văn 26 chữ trong bài Trường em. Tốc độ viết: tối thiểu 2 chữ / 1 phút

_Điền đúng vần ai hoặc ay, chữ c hoặc k vào chỗ trống

B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

_Một phần bài tập trong tiết Chính tả được thể hiện trên VBTTV 1 / 2

_Bảng phụ, bảng nam châm

C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

I-Mở đầu:

Đây là phân môn rèn cho ta nghe và chép lại chính xác, không mắc lỗi trong đoạn văn trong một thời gian nhất định

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chính tả 1 - Trường tiểu học Nhật Tảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ,ngày tháng năm 200 CHÍNH TẢ: TRƯỜNG EM A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: _HS chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn văn 26 chữ trong bài Trường em. Tốc độ viết: tối thiểu 2 chữ / 1 phút _Điền đúng vần ai hoặc ay, chữ c hoặc k vào chỗ trống B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: _Một phần bài tập trong tiết Chính tả được thể hiện trên VBTTV 1 / 2 _Bảng phụ, bảng nam châm C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: I-Mở đầu: Đây là phân môn rèn cho ta nghe và chép lại chính xác, không mắc lỗi trong đoạn văn trong một thời gian nhất định II-Dạy bài mới: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1’ 17’ 10’ 2’ 1.Giới thiệu bài: _ HS chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn văn 26 chữ trong bài Trường em. Tốc độ viết: tối thiểu 2 chữ / 1 phút _Điền đúng vần ai hoặc ay, chữ c hoặc k vào chỗ trống 2. Hướng dẫn HS tập chép: _GV viết bảng đoạn văn cần chép _GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: trường, ngôi, hai, giáo hiền, nhiều, thiết, … _Tập chép GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang +Tên bài: Đếm vào 5 ô +Chữ đầu đoạn: Đếm vào 2 ô +Sau dấu chấm phải viết hoa _Chữa bài +GV chỉ từng chữ trên bảng +Đánh vần những tiếng khó +Chữa những lỗi sai phổ biến 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: a) Điền vần: ai hoặc ay _Đọc yêu cầu đề bài _GV nói: Mỗi từ có một chỗ trống phải điền vần ai hoặc vần ay vào từ mới hoàn chỉnh _Cho HS lên bảng làm mẫu _GV tổ chức cho thi làm bài tập đúng, nhanh _GV chốt lại trên bảng b) Điền chữ: c hoặc k _Tiến hành tương tự như trên 4. Củng cố- dặn dò: _Nhận xét tiết học +Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp _Dặn dò: _2, 3 HS nhìn bảng đọc thành tiếng đoạn văn _HS tự nhẩm và viết vào bảng: trường, ngôi, hai, giáo hiền, nhiều, thiết, … _HS chép vào vở _Dùng bút chì chữa bài +Rà soát lại +Ghi số lỗi ra đầu vở +HS ghi lỗi ra lề _Đổi vở kiểm tra _1 HS đọc _2, 3 HS đọc lại kết quả _Về nhà chép lại đoạn văn cho đúng, sạch, đẹp; làm lại bài tập _Chuẩn bị bài: Tặng cháu -Bảng lớp Thứ ,ngày tháng năm 200 CHÍNH TẢ: TẶNG CHÁU A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: _Chép lại chính xác, không mắc lỗi bài thơ Tặng cháu. Tốc độ viết: tối thiểu 2 tiếng/ 1 phút _Điền đúng vần n hoặc l, dấu hỏi hoặc ngã B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: _Một phần bài tập trong tiết Chính tả được thể hiện trên VBTTV 1 / 2 _Bảng phụ, bảng nam châm C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1’ 20’ 10’ 4’ 1.Giới thiệu bài: _ HS chép lại chính xác, không mắc lỗi bài thơ Tặng cháu. Tốc độ viết: tối thiểu 2 tiếng/ 1 phút _Điền đúng vần n hoặc l, dấu hỏi hoặc ngã 2. Hướng dẫn HS tập chép: _GV viết bảng bài thơ Tặng cháu _GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: cháu, gọi là, mai sau, giúp nước non _Tập chép GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang +Tên bài: Đếm vào 5 ô +Chữ đầu đoạn: Đếm vào 2 ô +Sau dấu chấm phải viết hoa _Chữa bài +GV chỉ từng chữ trên bảng +Đánh vần những tiếng khó +Chữa những lỗi sai phổ biến _GV chấm một số vở 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: a) Điền vần: n hoặc l _Đọc yêu cầu đề bài _GV nói: Mỗi từ có một chỗ trống phải điền n hoặc l vào từ mới hoàn chỉnh _Cho HS lên bảng làm mẫu _GV tổ chức cho thi làm bài tập đúng, nhanh _GV chốt lại trên bảng _Bài giải: nụ hoa, con cò bay lả bay la b) Điền dấu: hỏi hoặc ngã _Tiến hành tương tự như trên _Bài giải: quyển vở, chõ xôi, tổ chim 4. Củng cố- dặn dò: _Nhận xét tiết học +Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp _Dặn dò: _2, 3 HS nhìn bảng đọc thành tiếng bài thơ _HS tự nhẩm và viết vào bảng _HS chép vào vở _Dùng bút chì chữa bài +Rà soát lại +Ghi số lỗi ra đầu vở +HS ghi lỗi ra lề _Đổi vở kiểm tra _1 HS đọc _2, 3 HS đọc lại kết quả _Về nhà chép lại bài thơ cho đúng, sạch, đẹp; làm lại bài tập _Chuẩn bị bài tập đọc: Bàn tay mẹ -Bảng lớp -Bảng con Thứ ,ngày tháng năm 200 KỂ CHUYỆN: RÙA VÀ THỎ A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: _HS nghe GV kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. Sau đó, kể được toàn bộ câu chuyện. Bước đầu, biết đổi giọng để phân biệt lời của Rùa, của Thỏ và lời của người dẫn chuyện _Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Chớ chủ quan, kiêu ngạo. Chậm như Rùa nhưng kiên trì và nhẫn nại ắt thành công B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: _Tranh minh họa truyện kể trong SGK, hoặc bộ tranh trong sách được phóng to (nếu có) _Mặt nạ Rùa, Thỏ cho HS tập kể chuyện theo cách phân vai C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1’ 5’ 10’ 13’ 4’ 2’ 1.Giới thiệu bài: Các em có biết Rùa và Thỏ là những con vật thế nào không? Rùa hết sức chậm chạp, Thỏ có tài chạy nhanh. Thế mà trong cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ, các em có biết ai thắng cuộc không? Rùa đấy. Qua câu chuyện hôm nay ta sẽ biết nguyên nhân nào khiến Rùa thắng Thỏ 2. Giáo viên kể: Kể với giọng thật diễn cảm _Kể lần 1: để HS biết câu chuyện _Kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minh hoạ- giúp HS nhớ câu chuyện Nội dung: 1.Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con Rùa đang cố sức tập chạy. Một con Thỏ thấy thế liền mỉa mai: _Chậm như Rùa mà cũng đòi tập chạy Rùa đáp: _Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi chạy thi thử xem ai hơn? Thỏ ngạc nhiên: _Chú em mà cũng dám chạy thi với ta sao? Ta chấp chú một nửa đường đó! 2. Rùa không nói gì. Biết mình chậm chạp, nó cố hết sức chạy thật nhanh Thỏ nhình theo, mỉm cười. Nó nghĩ: “Việc gì mà vội, Rùa gần tới đích, mình phóng cũng thừa sức thắng cuộc”. Vì vậy, nó cứ nhởn nhơ nhìn trời, nhìn mây, thỉnh thoảng nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm. 3. Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, nó thấy Rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng đã muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó. * Chú ý kĩ thuật kể: _Lời vào truyện: khoan thai _Lời Thỏ: đầy kiêu căng, ngạo mạng _Lời Rùa: chậm rãi, khiêm tốn nhưng đầy tự tin 3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: _Tranh 1: GV hỏi +Tranh vẽ cảnh gì? + Rùa trả lời ra sao? Thỏ nói gì với Rùa? +Cho các tổ thi kể _Tranh 2, 3, 4 làm tương tự với tranh 1 4. Hướng dẫn HS phân vai kể toàn truyện _Cho các nhóm thi kể lại toàn câu chuyện GV cần tế nhị khi hướng dẫn HS kể chuyện. Nếu HS quên truyện, nên gợi ý để các em nhớ lại 5. Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện: _GV hỏi: +Vì sao Thỏ thua Rùa? +Câu chuyên này khuyên các em điều gì? +Câu chuyện khuyên các em chớ chủ quan, kiêu ngạo như Thỏ sẽ thất bại Hãy học tập Rùa. Rùa chậm chạp thế mà nhờ kiên trì và nhẫn nại đã thành công 4. Củng cố- dặn dò: _Nhận xét tiết học _Dặn dò: _Quan sát tranh 1, trả lời câu hỏi: +Rùa tập chạy. Thỏ mỉa mai, coi thường nhìn theo Rùa +Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi chạy thi thử xem ai hơn? -Chú em mà cũng dám chạy thi với ta sao? Ta chấp chú một nửa đường đó! +Mỗi tổ cử đại diện thi kể đoạn 1 Cả lớp lắng nghe, nhận xét _Mỗi nhóm 3 em đóng vai: Rùa, Thỏ, người dẫn chuyện +Thỏ thua Rùa vì chủ quan, kiêu ngạo, coi thường bạn _Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân _Chuẩn bị: Cô bé trùm khăn đỏ -Tranh 1- SGK Thứ ,ngày tháng năm 200 CHÍNH TẢ: BÀN TAY MẸ A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: _Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Bàn tay mẹ. _Làm đúng các bài tập chính tả: Điền vần an hoặc at, điền chữ g hoặc gh B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: _Bảng phụ viết sẵn: +Nội dung đoạn văn cần chép +Nội dung các bài tập 2, 3 _Bảng nam châm C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1’ 20’ 12’ 2’ 1.Kiểm tra bài cũ: _Chấm vở của những HS về nhà phải chép lại bài _Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập Nhận xét 2. Hướng dẫn HS tập chép: _GV viết bảng đoạn văn cần chép trong bài Bàn tay mẹ _Cho HS đọc thầm _GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: hằng ngày, bao nhiêu, là, việc, nấu cơm, giặt, tã lót _Tập chép GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang +Tên bài: Đếm vào 5 ô +Chữ đầu đoạn: Đếm vào 2 ô +Sau dấu chấm phải viết hoa _Chữa bài +GV chỉ từng chữ trên bảng +Đánh vần những tiếng khó +Chữa những lỗi sai phổ biến _GV chấm một số vở 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: a) Điền vần: an hoặc at _GV đọc yêu cầu đề bài _GV nói: Mỗi từ có một chỗ trống phải điền an hoặc at vào từ mới hoàn chỉnh _Cho HS lên bảng làm _Từng HS đọc lại các tiếng đã điền _GV chốt lại trên bảng _Bài giải: kéo đàn, tát nước, b) Điền chữ: g hoặc gh _Tiến hành tương tự như trên _Bài giải: nhà ga, cái ghế 4. Củng cố- dặn dò: _Nhận xét tiết học +Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp _Dặn dò: _Điền chữ n hoặc l _Điền dấu hỏi, ngã _2, 3 HS nhìn bảng đọc đoạn văn _HS tự nhẩm và viết vào bảng _HS chép vào vở _Dùng bút chì chữa bài +Rà soát lại +Ghi số lỗi ra đầu vở +HS ghi lỗi ra lề _Đổi vở kiểm tra _Lớp đọc thầm yêu cầu của bài _4 HS lên bảng _2, 3 HS đọc lại kết quả _Về nhà chép lại đoạn văn đúng, sạch, đẹp; làm lại bài tập _Chuẩn bị bài: Cái bống -Bảng lớp -Bảng con -Vở chính tả -Bảng lớp Thứ ,ngày tháng năm 200 CHÍNH TẢ: CÁI BỐNG A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: _HS nghe GV đọc, viết lại chính xác, không mắc lỗi, trình bày đúng bài đồng dao Cái Bống. Tốc độ viết: tối thiểu 2 chữ/ 1 phút _Làm đúng các bài tập điền tiếng có vần anh hoặc ach, điền chữ ng hoặc ngh vào chỗ trống B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: _Bảng phụ viết sẵn: +Nội dung các bài tập 2, 3 _Bảng nam châm C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1’ 20’ 12’ 2’ 1.Kiểm tra bài cũ: _Chấm điểm một số vở của HS về nhà phải chép lại bài “Bàn tay mẹ” _Gọi 2 HS lên bảng Nhận xét 2. Hướng dẫn HS nghe- viết: _Cho HS đọc bài Cái Bống _Cho HS đọc thầm _GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai và viết vào bảng con: khéo sảy, khéo sàng, nấu cơm, đường trơn, mưa ròng, … _GV đọc (mỗi dòng thơ 3 lần) GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang +Tên bài: Đếm vào 5 ô +Dòng thơ viết cách lề vở 3, 4 ô +Những tiếng đầu dòng phải viết hoa _Chữa bài +GV đọc lại bài +Đánh vần những tiếng khó +Chữa những lỗi sai _GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến _GV chấm một số vở 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: a) Điền vần: anh hoặc ach? _GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài tập _Cho HS lên bảng làm _Từng HS đọc lại các tiếng đã điền _Cả lớp và GV nhận xét và chốt lại _Bài giải: hộp bánh, túi xách tay b) Điền chữ: ng hoặc ngh _Tiến hành tương tự như trên _Bài giải: ngà voi, chú nghé… 4. Củng cố- dặn dò: _Nhận xét tiết học +Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp _Dặn dò: _Viết: nhà ga, cái ghế, con gà, ghê sợ _2, 3 HS nhìn SGK đọc _Tự tìm ra tiếng dễ viết sai _HS tự nhẩm và viết vào bảng _HS nghe, viết vào vở _Dùng bút chì chữa bài +HS rà soát lại +Gạch chân những chữ viết sai và ghi lỗi ra lề vở _HS tự ghi số lỗi ra lề vở, phía trên bài viết _Đổi vở kiểm tra _Lớp đọc thầm yêu cầu của bài _2, 3 HS lên bảng- lớp làm vào vở bằng bút chì _2, 3 HS đọc lại kết quả _Về nhà chép lại đoạn văn đúng, sạch, đẹp; làm lại bài tập _Chuẩn bị bài chính tả: Nhà bà ngoại -Bảng con -Bảng con -Vở chính tả -Bảng lớp Thứ ,ngày tháng năm 200 KỂ CHUYỆN: CÔ BÉ TRÙM KHĂN ĐỎ A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: _HS nghe GV kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. Bước đầu, biết đổi giọng để phân biệt lời của cô bé, của Sói và lời của người dẫn chuyện _Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Phải nhớ lời cha mẹ dặn, đi đến nơi về đến chốn, không được la cà dọc đường, dễ bi kẻ xấu làm hại B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: _Tranh minh họa truyện kể phóng to – bộ tranh thiết bị dạy học (nếu có) _Một chiếc khăn quàng màu đỏ, một mặt nạ Sói để HS tập kể một số đoạn theo cách phân vai C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 4’ 1’ 10’ 5’ 10’ 3’ 2’ 1.Kiểm tra bài cũ: _Cho HS kể lại câu chuyện “Rùa và Thỏ” 2.Giới thiệu bài: Hôm nay, các em sẽ được biết thêm một câu chuyện mới có tên là “Cô bé trùm khăn đỏ” 3. Giáo viên kể: *Cho HS tự nhìn tranh và kể GV kể với giọng thật diễn cảm _Kể lần 1: để HS biết câu chuyện _Kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minh hoạ- giúp HS nhớ câu chuyện Nội dung: 1.Ngày xưa có một cô bé đi đâu cũng trùm chiếc khăn màu đỏ nên được mọi người gọi là “khăn đỏ” 2. Một hôm, bà của Khăn Đỏ bị ốm, mẹ làm bánh và bảo em đem đến biếu bà, nhớ đừng la cà dọc đường. Khăn Đỏ vâng lời mẹ, cắm cúi đi. Dọc đường em gặp một con Sói. Không biết Sói độc ác nên em thật thà nói em mang bánh đến biếu bà và chỉ nhà bà cho Sói. Sói định bụng ăn thịt cả hai bà cháu, nên dỗ Khăn Đỏ: _Trong rừng có hoa muôn màu rực rỡ, có chim hót véo von, Khăn Đỏ dừng lại ngắm cảnh đã Nghe lời Sói, Khăn Đỏ đi sâu vào rừng mải mê hái hoa, bắt bướm. Trong lúc đó, Sói đến thẳng nhà bà. Nó đẩy cửa, xộc vào, đến bên giường, nuốt chửng bà, rồi đội mũ của bà, nằm vào giường, đắp chăn lại 3. Khăn Đỏ mải chơi mãi mới nhớ đến bà, vội ra khỏi rừng. Vào nhà bà, Khăn Đỏ đến bên giường thì thấy bà đang nằm, mũ trùm đầu, chăn đắp kín người. Nhìn thấy bà lạ quá, Khăn Đỏ hỏi: -Bà ơi! Sao hôm nay tai bà to thế? -Tai bà to để bà nghe cháu nói được rõ hơn. -Bà ơi! Sao hôm nay tay bà to thế? -Tay bà to để ôm cháu được chặt hơn! -Bà ơi! Sao hôm nay mồm bà to thế? -Mồm bà to để ăn cháu được dễ hơn Nói xong, Sói nhảy phóc ra, nuốt chửng Khăn Đỏ. Ăn xong, no quá, không lê bước nổi, nó nằm xuống giường, ngáy ầm ĩ. 4.Một bác thợ săn đi qua nhà bà lão nghe tiếng ngáy lạ tai liền bước vào nhà. Thấy Sói, bác giương súng định bắn, nhưng chợt nghĩ chắc nó vừa ăn thịt bà cụ, bèn lấy dao rạch bụng Sói. Rạch vài mũi thì thấy chiếc khăn đỏ chóe. Rạch mũi nữa thì Khăn Đỏ nhảy ra, tiếp đến là bà cụ. Sói chết. Bà cháu Khăn Đỏ cám ơn bác thợ săn đã cứu mạng. Khăn Đỏ ân hận lắm, cô bé nghĩ: “Từ nay mình phải nhớ lời mẹ dặn, đi đâu không được la cà dọc đường” * Chú ý kĩ thuật kể: _Câu mở đầu: kể khoan thai _Tiếp theo đến Khăn Đỏ và bà bị Sói ăn thịt: giọng kể tăng dần căng thẳng _Đoạn kết: đọc với giọng hồ hởi 3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: _Tranh 1: GV hỏi +Tranh vẽ cảnh gì? +Câu hỏi dưới tranh là gì? +Cho các tổ thi kể _Tranh 2, 3, 4 làm tương tự với tranh 1 4. Hướng dẫn HS phân vai kể toàn truyện _Cho các nhóm thi kể lại toàn câu chuyện GV cần tế nhị khi hướng dẫn HS kể chuyện. Nếu HS quên truyện, nên gợi ý để các em nhớ lại 5. Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện: _GV hỏi: +Câu chuyện này khuyên các em điều gì? _Cuối cùng, cả lớp bình chọn HS kể hay nhất trong tiết học 4. Củng cố- dặn dò: _Nhận xét tiết học _Dặn dò: _4 HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn câu chuyện _Quan sát tranh 1, trả lời câu hỏi: +Mẹ giao làn bánh cho Khăn Đỏ, dặn Khăn Đỏ mang bánh cho bà, nhớ đừng la cà dọc đường +Khăn Đỏ được mẹ giao việc gì? +Mỗi tổ cử đại diện thi kể đoạn 1 Cả lớp lắng nghe, nhận xét _Mỗi nhóm 3 em đóng vai: Khăn Đỏ, Sói, người dẫn chuyện +Câu chuyện khuyên ta phải biết nghe lời cha mẹ. Đi đâu không được la cà dọc đường +Phải đi đến nơi về đến chốn +La cà dọc đường dễ gặp nguy hiểm, bị kẻ xấu lợi dụng _Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân _Chuẩn bị: Trí khôn -Tranh 1- SGK Thứ ,ngày tháng năm 200 CHÍNH TẢ: NHÀ BÀ NGOẠI A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: _Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn văn Nhà bà ngoại _Đếm đúng số dấu chấm trong bài chính tả. Hiểu: dấu chấm dùng để kết thúc câu. _Điền đúng vần ăm hoặc ăp, điền chữ c hoặc k vào chỗ trống B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: _Bảng phụ viết sẵn: +Nội dung đoạn văn cần chép +Nội dung các bài tập 2, 3 _Bảng nam châm C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 4’ 20’ 10’ 1’ 1.Kiểm tra bài cũ: _Chấm vở của những HS về nhà phải chép lại bài _Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập Nhận xét 2. Hướng dẫn HS tập chép: _GV viết bảng đoạn văn cần chép trong bài Nhà bà ngoại _Cho HS đọc thầm _GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: ngoại, rộng rãi, lòa xoà, hiên, khắp vườn _Tập chép GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang +Tên bài: Đếm vào 5 ô +Chữ đầu đoạn: Đếm vào 2 ô +Sau dấu chấm phải viết hoa _Chữa bài +GV chỉ từng chữ trên bảng +Đánh vần những tiếng khó +Chữa những lỗi sai phổ biến _GV chấm một số vở 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: a) Điền vần: ăm hoặc ăp _GV treo bảng phụ đã viết nội dung bài tập _Cho HS lên bảng làm: thi làm nhanh _Từng HS đọc lại đoạn văn. GV sửa lỗi phát âm cho các em _GV chốt lại trên bảng _Bài giải: Năm nay, Thắm đã là học sinh lớp Một. Thắm chăm học, biết tự tắm cho mình, biết sắp xếp sách vở ngăn nắp b) Điền chữ: c hoặc k _Tiến hành tương tự như trên _Bài giải: hát đồng ca, chơi kéo co 4. Củng cố- dặn dò: _Nhận xét tiết học +Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp _Dặn dò: _Điền vần anh hay ach _Điền chữ ng hay ngh _2, 3 HS nhìn bảng đọc đoạn văn _HS tự nhẩm và viết vào bảng _HS chép vào vở _Dùng bút chì chữa bài +Rà soát lại +Ghi số lỗi ra đầu vở +HS ghi lỗi ra lề _Đổi vở kiểm tra _Lớp đọc thầm yêu cầu của bài _4 HS lên bảng: 2 em viết bên trái, 2 em viết bên phải bảng (lớp làm vào vở) _2, 3 HS đọc lại kết quả _Lớp nhận xét _Về nhà chép lại đoạn văn đúng, sạch, đẹp; làm lại bài tập _Chuẩn bị bài chính tả: Câu đố -Bảng lớp -Bảng con -Vở chính tả -Bảng lớp Thứ ,ngày tháng năm 200 CHÍNH TẢ: CÂU ĐỐ A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: _Chép lại chính xác, trình bày đúng câu đố về con ong _Làm đúng các bài tập chính tả. Điền chữ tr / ch hoặc v/ d/ gi vào chỗ trống B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: _Bảng phụ viết sẵn: +Nội dung câu đố +Nội dung các bài tập 2a hoặc 2b _Bảng nam châm C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 4’ 20’ 10’ 1’ 1.Kiểm tra bài cũ: _Chấm vở của những HS về nhà phải chép lại bài “Nhà bà ngoại” _Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập (1 em đọc, 2 em làm) Nhận xét 2. Hướng dẫn HS tập chép: _GV viết bảng nội dung Câu đố _Cho HS đọc thầm _GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: chăm chỉ, suốt ngày, khắp, vườn cây _Tập chép GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở, cách viết đề bài vào giữa trang +Tên bài: Đếm vào 5 ô +Câu đố: Đếm vào 3 ô +Đầu câu phải viết hoa _Chữa bài +GV chỉ từng chữ trên bảng +Đánh vần những tiếng khó +Chữa những lỗi sai phổ biến _GV chấm một số vở 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: a) Điền tr hoặc ch _GV treo bảng phụ đã viết nội dung bài tập _Cho HS lên bảng làm: thi làm nhanh _Từng HS đọc lại bài. GV sửa lỗi phát âm cho các em _GV chốt lại trên bảng _Bài giải: thi chạy, tranh bóng b) Điền chữ: v/ d / gi _Tiến hành tương tự như trên _Bài giải: vỏ trứng, giỏ cá, cặp da 4. Củng cố- dặn dò: _Nhận xét tiết học +Khen những học sinh học tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp _Dặn dò: _Điền vần ăm hay ăp _Điền chữ c hay k _2, 3 HS nhìn bảng đọc _Lớp giải câu đố _HS tự nhẩm và viết vào bảng các tiếng dễ sai _HS chép vào vở _Dùng bút chì chữa bài +Rà soát lại +Ghi số lỗi ra đầu vở +HS ghi lỗi ra lề _Đổi vở kiểm tra _Lớp đọc thầm yêu cầu của bài _4 HS lên bảng: 2 em viết bên trái, 2 em viết bên phải bảng (lớp làm vào vở) _2, 3 HS đọc lại kết quả _Lớp nhận xét _Về nhà chép lại đoạn văn đúng, sạch, đẹp; làm lại bài tập _Chuẩn bị bài chính tả: Mẹ và cô -Bảng lớp -Bảng con -Vở chính tả -Bảng lớp Thứ ,ngày tháng năm 200 KỂ CHUYỆN: TRÍ KHÔN A-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: _HS nghe GV kể chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện Tập cách đổi giọng để phân biệt lời của Hổ, Trâu, người và lời của người dẫn chuyện _Thấy sự ngốc nghếch, khờ khạo của Hổ. Hiểu: Trí khôn, sự thông minh của con người khiến con người làm chủ được muôn loài B-ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: _Tranh minh họa truyện trong SGK - phóng to tranh _Mặt nạ Trâu, Hổ, một chiếc khăn để HS quấn kiểu mỏ rìu khi đóng vai bác nông dân _Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 4’ 1’ 10’ 10’ 5’ 3’ 2’ 1.Kiểm tra bài cũ: _Cho HS kể lại câu chuyện “Cô bé trùm khăn đỏ” (dựa vào tranh và ý gợi ý dưới tranh) 2.Giới thiệu bài: Con người khôn hơn muôn loài vật, trở thành chúa tể của muôn loài vì có trí khôn. Trí khôn của con người để ở đâu? Có một con Hổ ngốc nghếch đã tò mò gặng hỏi một bác nông dân điều đó và muốn bác cho xem trí khôn của bác. Các em hãy nghe bác nông dân đó đã hành động như thế nào để trả lời câu hỏi đó, thỏa mãn trí tò mò của Hổ 3. Giáo viên kể: *Cho HS tự nhìn tranh và kể GV kể với giọng thật diễn cảm _Kể lần 1: để HS biết câu chuyện _Kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minh hoạ- giúp HS nhớ câu chuyện Nội dung: 1.Ở cạnh khu rừng nọ, có một bác nông dân đang cày ruộng. Con Trâu rạp mình kéo cày. Con hổ nom thấy cảnh ấy lấy làm lạ. Lợi dụng lúc vắng người, Hổ tới hỏi Trâu: _Này, Trâu kia! Anh to lớn nhường ấy sao chịu kéo cày cho người? Trâu đáp: _Người bé, nhưng có trí khôn 2. Hổ không hiểu trí khôn là cái gì, đợi bác nông dân ra, bèn lân la đến gần, hỏi: _Người kia, trí khôn đâu, cho ta xem. Bác nông dân đáp: _Trí khôn ta để ở nhà. Hổ năn nỉ: _Hãy về lấy nó ra đây đi. Bác nông dân bảo: _Ta về, Hổ ăn mất Trâu của ta thì sao? Nếu thuận cho ta trói lại, ta sẽ về lấy cho mà xem. 3. Hổ muốn xem trí khôn của bác nông dân quá nên chịu để bác trói. Trói xong, bác bảo: “ngươi sẽ được thấy trí khôn của ta”. Nói rồi, bác chất một đống rơm xung quanh Hổ, châm lửa đốt. Lửa cháy ngùn ngụt, Hổ khiếp sợ ra sức vùng vẫy. Dây trói cháy và đứt. Hổ thoát nạn, chạy thẳng một mạch vào rừng. Cũng từ đó mà bộ lông của Hổ có vằn đen. * Chú ý kĩ thuật kể: _Biết chuyển giọng kể linh hoạt từ lời người kể sang lời Hổ, Trâu, bác nông dân +Lời người dẫn chuyện: vào chuyện kể với giọng chậm rãi +Lời Hổ: tò mò, háo hức +Lời Trâu: an phận, thật thà +Lời bác nông dân: điềm tĩnh, khôn ngoan _Biết ngừng nghỉ đúng lúc 3. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: _Tranh 1: GV hỏi +Tranh vẽ cảnh gì? +Câu hỏi dưới tranh là gì? +Cho các tổ thi kể _Tranh 2, 3, 4 làm tương tự với tranh 1 4. Hướng dẫn HS phân vai kể toàn truyện _Cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện _Cho các nhóm thi kể lại toàn câu chuyện GV cần tế nhị khi hướng dẫn HS kể ch

File đính kèm:

  • docCHINHTA.doc