Giáo án Chính tả 2 tuần 6, 7, 8

CHÍNH TẢ(11): (TC) MẨU GIẤY VỤN

I. Mục tiêu:

 - Nghe và viết lại chính xác không mắc lỗi đoạn:" Bỗng một em gái Hãy bỏ tôi vào sọt rác" trong bài tập đọc Mẩu giấy vụn.

 - Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có vần, âm đầu hoặc thanh dễ lẫn ai/ay ; s/x thanh hỏi, thanh ngã.

II. Đồ dùng dạy học:

 Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chính tả 2 tuần 6, 7, 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba, ngày tháng năm 200 CHÍNH TẢ(11): (TC) MẨU GIẤY VỤN I. Mục tiêu: - Nghe và viết lại chính xác không mắc lỗi đoạn:" Bỗng một em gái……Hãy bỏ tôi vào sọt rác" trong bài tập đọc Mẩu giấy vụn. - Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có vần, âm đầu hoặc thanh dễ lẫn ai/ay ; s/x thanh hỏi, thanh ngã. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 học sinh lên bảng cả lớp viết bảng con các từ: Tìm kiếm, mỉm cười, chen chúc, lỡ hẹn, gõ kẻng. -2hs viết bảng lớp. -Lớp viết bảng con. Nhận xét cho điểm học sinh. 2. Dạy học bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: - Trong giờ học chính tả hôm nay các em sẽ nghe đọc và viết lại đoạn cuối trong bài: Mẩu giấy vụn. 2.2 Hướng dẫn viết bài a. Ghi nội dung đoạn viết - Giáo viên đọc lần 1 đoạn cần viết. - Đoạn văn này trích trong bài tập đọc nào ? - Đoạn này kể về ai ? - Bạn gái đã làm gì ? - Bạn nghe thấy mẫu giấy nói gì ? b. Hướng dẫn cách trình bày. - Đoạn văn này có mấy câu ? - Cách viết hoa chữ đầu câu và đầu đoạn văn? c Hướng dẫn viết từ khó. - Học sinh viết các từ khó viết dễ lẫn. d. Viết chính tả. - Học sinh đọc thầm từng câu sau đó nhớ lại viết. - Giáo viên theo dõi nhắc nhở tư thế ngồi viết. e. Soát lỗi. - Đọc chậm rãi từng câu. f. Chấm bài. - Chấm 5 – 7 bài nhận xét, chữa lỗi. 2.3 Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: Yêu cầu 1 học sinh đọc đề - Gọi 3 học sinh lên bảng làm - cả lớp làm vào vở. - Gọi học sinh đọc kết quả - Cả lớp và giáo viên nhận xét * Lời giải: a. mái nhà, máy cày b. thính tai, giơ tay c. chải tóc, nước chảy Bài 3 - Giáo viên nêu yêu cầu đề bài 3b - Điền vào chỗ trống: ngã hoặc ngả - Gọi 2 học sinh lên bảng làm - cả lớp làm bảng con. - Gọi học sinh đọc các từ trên bảng - Giáo viên và học sinh nhận xét Lời giải: b. ngã ba đường, ba ngả đường. Vẽ tranh, có vẻ - Một học sinh đọc yêu cầu của bài - Học sinh tự làm bài Bài giải: Mái nhà, máy cày, giơ tay, thính tai, nước chảy. - Học sinh theo dõi – 1 HS đọc lại - Mẩu giấy vụn. - Hành động của bạn gái. - Nhặt mẩu giấy bỏ vào sọt rác. - Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác - Có 6 câu - Viết hoa - Một học sinh viết bảng. - Học sinh còn lại viết bảng con mẩu giấy, nhặt, sọt rác. -HS soát lỗi - Điền vào chỗ trống: Ai hay ay ? - 3 học sinh lên bảng - Cả lớp làm vở - 3 học sinh đọc kết quả - Học sinh đọc thầm - 2 học sinh lên bảng - cả lớp làm bảng con. - Học sinh đọc kết quả. Củng cố - Dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Viết lại những chữ viết sai nhiều lần, chuẩn bị bài sau. Thứ sáu,ngày tháng năm 200 CHÍNH TẢ(12):(NV) NGÔI TRƯỜNG MỚI I. Mục tiêu: - Nghe và viết lại chính xác không mắc lỗi đoạn cuối tập đọc Ngôi trường mới - Phân biệt vần ai / ay âm đầu x / s thanh hỏi, thanh ngã trong một số trường hợp. II. Đồ dùng dạy học: Bảng ghi sẵn nội dung bài tập chính tả III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 học sinh lên bảng - cả lớp viết bảng con các từ: Ngã ba đường, ba ngả đường, chải tóc, nước chảy. Giáo viên nhận xét. 2. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: Trong giờ chính tả này các em sẽ nghe và viết lại đoạn cuối trong bài tập đọc Ngôi trường mới. b. Hướng dẫn nghe và viết: *. Ghi nhớ nội dung chính tả. - Giáo viên đọc đoạn: Dưới……..đến thế Hỏi: Dưới mái trường mới học sinh thấy có gì mới? *. Hướng dẫn trình bày - Tìm các dấu câu trong bài chính tả. - Viết chữ cái đầu câu, đầu đoạn như thế nào ? * Hướng dẫn viết các khó: - Gọi 2 học sinh lên bảng viết - cả lớp viết bảng con: mái trường, rung động, trang nghiêm, thân thương. c. Viết chính tả: - Giáo viên đọc, câu, cụm từ, đọc 3 lần d. Soát lỗi. -Đọc chậm rãi từng câu e. Chấm bài - Giáo viên chấm 5 – 7 bài, nhận xét * Luyện tập: Bài 2: 1 học sinh đọc đề - Giáo viên tổ chức trò chơi - 1 học sinh khá đọc - Trả lời theo nội dung bài. - Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than. - Viết hoa - 2 học sinh lên bảng - cả lớp viết bảng con - Nghe giáo viên đọc viết bài -Soát lỗi - Thi tìm nhanh các tiếng có vần ai / ay Trò chơi: Thi tìm các vần ai / ay 4 đội: Đội nào ghi được nhiều điểm đội đó thắng, thời gian 3 phút. Giải: Bài tập, bài vở, ngai vàng, cai ngục, hai, phải, trải chiếu, tải gạo, mải miết. Ngay thẳng, ngáy, ngày, váy, vảy cá, máy móc, may áo, suối chảy, xay bột. Bài 3: Giáo viên nêu yêu cầu bài 3a Thi tìm nhanh các tiếng bắt đầu bằng: S / X Cách thực hiện như bài 2 Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc. 4. Củng cố - dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học Yêu cầu những học sinh viết lại những lỗi mắc sai . Chuẩn bị bài sau. Thứ ba, ngày tháng năm 200 CHÍNH TẢ(13):(TC) NGƯỜI THẦY CŨ I. Mục tiêu: - Chép đúng và đẹp đoạn: Dũng xúc động lại nữa trong bài tập đọc: Người thầy cũ. - Biết cách trình bày một đoạn văn. Chữ đầu câu phải viết hoa. Tên riêng phải viết hoa. - Củng cố quy tắc chính tả: ui/ uy ; tr/ ch ; iêng/ iên. II. Đồ dùng dạy học. Bảng có ghi sẵn đoạn văn cần chép và các bài tập chính tả. III. Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 học sinh lên bảng cả lớp viết bảng con: máy bay, máy cày, hoa mai, chai lọ. - Nhận xét từng học sinh HS viết từ. 2. Dạy học bài mới a. Giới thiệu bài: Trong giờ chính tả hôm nay các em sẽ nhìn bảng chép lại một đoạn trong bài tập đọc: Người thầy cũ. b. Hướng dẫn tập chép: * Ghi nhớ nội dung đoạn chép. - Đọc đoạn văn cần chép - Đây là đoạn mấy của bài tập đọc: Người thầy cũ. - Đoạn chép này kể về ai? - Đoạn chép này là suy nghĩ của Dũng về ai? * Hướng dẫn cách trình bày - Bài chính tả có mấy câu? - Bài chính tả có chữ nào cần viết hoa? - Đọc lại câu văn có cả dấu phẩy và dấu hai chấm. * Hướng dẫn viết từ khó: - Đọc cho học sinh viết từ khó vào bảng con. - Nêu cách viết và cách sửa lỗi cho học sinh. * Chép bài: - Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh * Soát lỗi. *Chấm bài - Chấm 5 – 7 bài nhận xét, chữa lỗi. c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả - Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu bài - Gọi 2 học sinh lên bảng khi làm bài - Cả lớp làm bảng con. - Gọi học sinh đọc kết quả trên bảng - Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở Bài 3: Giáo viên đọc đề - Gọi 2 học sinh lên bảng cả lớp làm bảng con. * Nhận xét: Gọi học sinh đọc kết quả trên bảng Lời giải: tiếng nói, tiến bộ, lười biếng, biến mất - 1 hs đọc lại - Đoạn 3 - Về Dũng - Về bố và lần mắc lỗi của bố với thầy giáo - 4 câu - Chữ đầu câu và tên riêng - Em nghĩ: Bố Dũng…….mãi - Viết các từ ngữ: xúc động, cổng trường, nghĩ, hình phạt. - Nhìn lên bảng chép bài -Đỏi vở, soát lỗi. - Điền ui hay uy vào chỗ trống - Hai học sinh lên bảng thi làm bài đúng - cả lớp làm bảng con - Lời giải: bụi phấn, huy hiệu, vui vẻ, tận tuỵ. - 2 học sinh lên bảng - Học sinh đọc kết quả Củng cố - Nhận xét: Khen những học sinh đã tiến bộ Yêu cầu học sinh về viết những chữ viết sai. Chuẩn bị bài sau. Thứ sáu, ngày tháng năm 200 CHÍNH TẢ(14):(NV) CÔ GIÁO LỚP EM I. Mục tiêu: - Nghe viết lại chính xác không mắc lỗi khổ thơ cuối bài thơ: Cô giáo lớp em - Biết cách trình bày bài thơ 5 chữ - Chữ cái đầu dòng của mỗi dòng thơ phải viết hoa, bắt đầu viết từ ô thứ 3 - Biết phân biệt phụ âm đầu trích vần iên/ iêng. Phân tích các tiếng. Tìm đúng từ ngữ điền vào chỗ trống. II. Đồ dùng dạy học: Bảng gài, thẻ từ cho bài tập 2,3 III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 học sinh lên bảng viết cả lớp viết bảng con: tiếng nói, tiến bộ, lười biếng, biến mất. -Gọi học sinh dưới lớp đọc bài, làm bài của mình Nhận xét cho điểm. 2. Dạy học bài mới:Hôm nay chúng ta nghe viết bài thơ: Cô giáo lớp em và làm bài tập chính tả phân biệt tr / ch ; iên / iêng. a. Hướng dẫn viết chính tả: * Ghi nội dung đoạn thơ - Đọc hai khổ thơ cần viết. - Học sinh tìm những hình ảnh đẹp trong khổ thơ khi cô giáo dạy tập viết. - Bạn nhỏ có tình cảm gì với cô giáo? *. Hướng dẫn trình bày - Mỗi dòng thơ có mấy chữ? - Các chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ? - Để trình bày bài thơ cho đẹp ta phải cách lề đỏ mấy ô ? * Hướng dẫn viết từ khó - Đọc các từ khó cho học sinh viết. - Chỉnh lỗi cho các em nếu các em mắc lỗi *Viết chính tả - Giáo viên đọc học sinh viết - Nghe đọc, 1 hs đọc lại. - Gió đưa thoảng hương nhài. Nắng ghé vào cửa lớp. - Rất yêu thương và kính trọng cô giáo - 5 chữ - Viết hoa - Cách lề đỏ 3 ô - Viết bảng con: Thoảng hương nhài, cô giáo giảng, điểm mười. - Học sinh viết bài *. Soát lỗi, chấm bài c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài - Treo bảng có sẵn bài tập 2 - Gọi học sinh làm bài mẫu chỉnh sửa lỗi nếu có. - Học sinh tìm càng nhiều từ càng tốt. Bài 3a: - Cho học sinh hoạt động theo nhóm - Treo bảng và phát thẻ từ cho 2 nhóm, 2 nhóm thi đúng từ đúng. Bài 3b: Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh tìm càng nhiều từ càng tốt. - Đọc đề bài - Đọc thầm - Thuỷ: chung thuỷ, thuỷ tinh - Núi : Núi cao, trái núi - Luỹ: luỹ tre, đắp luỹ - Nhóm 4 - Gắn vào chỗ trống tre – che ; trăng - trắng - Học sinh làm: Từ có vần: iên / iêng Khen những em có tiến bộ 3.Củng cố - Dặn dò Nhận xét tiết học. Viết lại những chữ viết sai nhiều lần. Chuẩn bị bài sau. Thứ ba, ngày tháng năm 200 CHÍNH TẢ(15):(TC) NGƯỜI MẸ HIỀN I. Mục tiêu: - Chép lại chính xác đoạn: Vừa đau, vừa xấu hổ…. chúng em xin lỗi cô trong bài tập đọc: Người mẹ hiền - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r/d/gi ; uôn , uông: quy tắc chính tả với ao và au. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng chép sẵn nội dung đoạn chép - Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài chính tả III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh lên bảng cả lớp viết bảng con. Viết các từ: Vui vẻ, tàu thuỷ, đồi núi, luỹ tre, che chở Nhận xét cho điểm học sinh 2. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu trong bài chính tả hôm nay các em sẽ tập chép đoạn cuối trong bài tập đọc: Người mẹ hiền. Sau đó cùng làm các bài tập chính tả phân biệt phụ âm r/d/gi. B. Hướng dẫn tập chép * Ghi nhớ nội dung đoạn chép - Treo bảng phụ âm và yêu cầu học sinh đọc đoạn văn tập chép - Đoạn văn trích trong bài tập đọc nào? - Vì sao Nam khóc ? - Cô giáo khiêm giọng hỏi hai bạn như thế nào? - Hai bạn trả lời cô ra sao? * Hướng dẫn trình bày - Trong bài có những dấu câu nào? - Dấu gạch ngang đặt ở đâu? *. Hướng dẫn viết từ ngữ khó: - Yêu cầu học sinh đọc từ dễ lẫn Chẳng hạn: - Yêu cầu học sinh viết từ vừa tìm được * Tập chép *. Soát lỗi: *Chấm bài: c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2: Học sinh đọc đề - Một học sinh đọc đề bài - Một học sinh lên bảng làm bài - Cả lớp làm vở bài tập. - Yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng. - Học sinh đọc 2 câu tục ngữ vừa tìm được. - Hai học sinh đọc thành tiếng - Cả lớp theo dõi - Người mẹ hiền - Vì Nam thấy đau và xấu hổ - Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không? - Thưa cô không ạ ! Chúng em xin lỗi cô. - Dấu chấm, dấu phẩy - Đặt trước lời nói cô giáo - Học sinh viết từ khó bảng con - Nghiêm giọng, cửa lớp nửa, xin lỗi, về chỗ giảng bài. - Hai học sinh lên bảng viết - Cả lớp viết vào bảng con. - Học sinh nhìn bảng chép - Soát lỗi theo lời đọc của giáo viên - Điền ao hay au vào chỗ trống. - Gọi 2 học sinh lên bảng làm - cả lớp làm vở * Nhận xét - Học sinh đọc Lời giải: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ Trèo cao ngã đau Bài 3: Giáo viên nêu đề. Điền vào ô trống r / d / gi Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to để làm bài theo nhóm Các nhóm lên dán kết quả lên bảng và đọc kết quả. Giáo viên nhận xét Con dao, tiếng rao, giao bài về nhà, dè dặt, giặt giũ, chỉ có rặt một loại 3.Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học. Viết lại những chữ viết sai. Chuẩn bị bài sau. Thứ sáu, ngày tháng năm 200 CHÍNH TẢ(16):(NV) BÀN TAY DỊU DÀNG I. Mục tiêu: - Nghe và viết lại chính xác đoạn từ” Thầy giáo bước vào…….thương yêu - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ao/au ; r/gi/d ; uôn/uông II. Đồ dùng dạy học Bảng ghi bài tập chính tả III. Các hoạt động dạy học 1. Bài kiểm tra: Gọi 2 học sinh lên bảng - cả lớp viết bảng con: Con dao, rao hàng, dè dặt, giặt giũ. Nhận xét và cho điểm học sinh 2. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ nghe viết lại chính xác 1 đoạn trong bài “ Người mẹ hiền”. b. Hướng dẫn viết chính tả * Ghi nhớ nội dung đoạn trích - Giáo viên đọc đoạn trích - Đoạn trích này ở bài tập đọc nào? - An đã nói gì khi thầy kiểm tra bài tập - Lúc đó thầy có thái độ như thế nào? *Hướng dẫn cách trình bày - Tìm những chữ viết hoa trong bài - An là gì trong câu. Các chữ còn lại thì sao? * Hướng dẫn viết tiếng khó: - Yêu cầu học sinh đọc từ khó dễ lẫn sau đó viết bảng con *Viết chính tả * Soát lỗi * Chấm bài:Thu bài chấm, nhân. xét c.Hướng dẫn bài tập chính tả Bài 2: Yêu cầu 1 học sinh đọc đề - Giáo viên tổ chức cho học sinh thi tìm các tiếng. - Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to để các em làm bài. VD: Ao cá, gác dừa, hạt gạo, nói láo, ngao nấu cháo. - 1 học sinh đọc đề - Gọi 2 học sinh lên bảng làm - 1 học sinh đọc lại - Bàn tay dịu dàng - An buồn bã nói: Thưa thầy, hôm nay em chưa làm bài tập - Thầy chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An thầy không trách gì em. - An, Thầy, Thưa. Bàn tên riêng - Tên riêng. Là các chữ đầu câu - Viết các từ: Vào lớp, làm bài, chừa làm, thì thào xoa đầu, yêu thương, kiểm tra, buồn bã - Học sinh viết bài -Đổi vở soát lỗi. - Tìm 3 từ có tiếng vần ao và 3 từ có tiếng vần au. - Học sinh thi làm bài - Dán kết quả lên bảng và đọc to kết quả. Lời giải: Da dẻ cậu ấy thật hồng hào Hồng đã ra ngoài từ sớm 3.Củng cố - Dặn dò: Nhận xét tiết học.Dặn:Chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docCHINHT~1.DOC