Giáo án cho trẻ từ 6 đến 12 tháng

I – Mục đích – yêu cầu :

- Phát triển các nhóm cơ tay chân, cơ lưng, cơ bụng mở rộng diện tiếp xúc, kết hợp luyện thói quen nề nếp nhận thức cho trẻ.

- Cô tập đúng động tác, nhẹ nhàng, trẻ ngoan, chào - hoan hô theo cô.

II – Chuẩn bị :

- Nơi tập rộng, thoáng. Đồ chơi hấp dẫn.

- Chiếu trải sàn nhà, chăn gối, búp bê.

- Áo quần cô và trẻ gọn gàng.

III – Hướng dẫn :

1 – Hoạt động 1: Cô tập với từng trẻ.

* Động tác 1 : Ngồi tay co tay duỗi.

Trẻ ngồi vững cho hai tay trẻ nắm hai ngón cái của cô. Cô kéo cho một tay trẻ thẳng ra phía trước cánh tay vuông góc với thân, rồi co tay lại cho bàn tay áp sát vào vai. Lần lượt tay này co, tay kia duỗi.

 

doc17 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7718 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án cho trẻ từ 6 đến 12 tháng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÁNG 9 : TRẺ 10 THÁNG TUẦN I – THÁNG 9 : TIẾT 1 : VẬN ĐỘNG THỰC HIỆN CẢ TUẦN - Ngồi tay co tay duỗi - Nằm ngửa co duỗi đều 2 chân - Bò theo hướng thẳng - Chào – hoan hô I – Mục đích – yêu cầu : - Phát triển các nhóm cơ tay chân, cơ lưng, cơ bụng mở rộng diện tiếp xúc, kết hợp luyện thói quen nề nếp nhận thức cho trẻ. - Cô tập đúng động tác, nhẹ nhàng, trẻ ngoan, chào - hoan hô theo cô. II – Chuẩn bị : - Nơi tập rộng, thoáng. Đồ chơi hấp dẫn. - Chiếu trải sàn nhà, chăn gối, búp bê. - Áo quần cô và trẻ gọn gàng. III – Hướng dẫn : 1 – Hoạt động 1: Cô tập với từng trẻ. * Động tác 1 : Ngồi tay co tay duỗi. Trẻ ngồi vững cho hai tay trẻ nắm hai ngón cái của cô. Cô kéo cho một tay trẻ thẳng ra phía trước cánh tay vuông góc với thân, rồi co tay lại cho bàn tay áp sát vào vai. Lần lượt tay này co, tay kia duỗi. ( tập 3 – 4 lần ). * Động tác 2 : Nằm ngửa co duỗi đều hai chân. Trẻ nằm ngửa hai chân duỗi hướng về phía cô, hai tay nắm hai cổ chân trẻ, ngón cái để dọc phía trước ống chân trẻ co hai chân trẻ cho đùi áp sát vào bụng, cẳng chân áp sát vào đùi, rồi duỗi thẳng chân trên chiếu tập. ( tập 3 – 4 lần ) * Động tác 3 : Bò theo hướng thẳng. Cô để đồ chơi thẳng phía trước mặt trẻ, kích thích trẻ bò đến lấy đồ chơi, sau đó cho trẻ bò theo hướng khác nhau, chú ý tăng dần khoảng cách tập bò cho trẻ ở những lần sau. 2 – Hoạt động 2 : Tập chào – hoan hô. Trẻ ngồi đối diện cùng cô, cô đưa búp bê ra chào và cô nói cá cháu chào lại búp bê nào? Cô cho trẻ giơ tay lên và vô nói chào ... chào ... ( tập 3 – 4 lần ). Trẻ học ngoan cô khen trẻ và hoan hô nào. Có thể cô hát cho trẻ nghe một bài, trẻ vỗ tay theo cô ( trẻ chưa làm được cô cầm tay trẻ ) Thái độ của cô vui vẻ, hớn hở và động viên trẻ kịp thời. Cô khen trẻ trong tiết học. TIẾT 2 : LUYỆN GIÁC QUAN Thứ 2, thứ 3, thứ 4 – ngày 6 , ngày 7, ngày 8 / 9 / 2010 - Nhặt đồ chơi bỏ vào lấy ra - Chơi ú òa I- Mục đích - yêu cầu : - Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹ cho trẻ. - Trẻ biết cầm đồ chơi bỏ vào hộp, sau đó lại lấy ra 2- 3 đồ chơi kết hợp phát âm từ ( tên của đồ chơi ). II – Chuẩn bị : - Chiếu trải sàn nhà. - Hộp , bìa cứng có miệng rộng. - Một số đồ chơi hợp tay trẻ. III – Hướng dẫn : 1- Hoạt động 1 : Cô ( gọi ) bế trẻ vào nơi ngồi trật tự cô đưa hộp ra và lắc gây hứng thú cho trẻ. 2- Hoạt động 2 : Cô giới thiệu hộp đồ chơi và nêu tên bài học “ Nhặt đồ chơi bỏ vào lấy ra”. - Cô làm mẫu lần 1 kết hợp phân tích cách làm: Cô để hộp phía trước, đồ chơi cô để ngoài bây giờ co dùng các ngón tay nhặt đồ chơi bỏ vào hộp, cô nhặt 1...2...3 đồ chơi bỏ bào hộp hết rồi. Sau đó cô lại nhặt đồ chơi ra (cô nói nhấn mạnh từ: bỏ... vào..., lấy... ra...) - Dạy trẻ : Cô chia hộp cho trẻ, hướng dẫn trẻ chơi. Cô nhắc trẻ cầm đồ chơi bằng các ngón tay và không ngậm đồ chơi. Khi trẻ chơi cô chú ý sửa sai và động viên trẻ kịp thời. (mỗi trẻ thực hiện 3 – 4 lần). * Giáo dục trẻ : Không ngậm đồ chơi. - Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ, chia đò chi cho bạn một lần. 3- Hoạt động 3: Cô và trể chơi ú òa Trẻ ngồi gần cô, cô lấy khăn che mặt( hoặc đứng lấp ló đầu ra ) rồi nói ú... nó mặt ra nói òa... thái độ tươi cười vui vẻ. ( chơi 3 – 4 lần ). Cô khen trẻ và cho trẻ ra chơi. ______________________________________________ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ______________________________________________ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ________________________________________________________________________ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ _________________________________________________________________________________________________ Thứ 5, thứ 6 – ngày 9, ngày 10 / 9 / 2010 TIẾT 2 : LUYỆN GIÁC QUAN Nghe hát dân ca : “ Inh lả ơi ” ( Dân ca Thái) Soi gương I- Mục đích – yêu cầu: - Phát triển ngôn ngữ, khả năng phát triển âm nhạc cho trẻ. - Trẻ chú ý nghe cô hát, vỗ tay cùng cô và kích thích trẻ khi soi gương và chỉ mình trong gương. II- Chuẩn bị : - Chiếu trải sàn nhà. - Sắc xô, gương soi. - Áo quần cô và trẻ gọn gàng, tác phong. III- Hướng dẫn : 1- Hoạt động 1: Nghe hát dân ca : “ Inh lả ơi ” ( dân ca Thái ) - Trẻ ngồi quanh cô, cô hát vỗ tay cho trẻ nghe 2 lần, sau đó cô phân tích nội dung bài hát : Cứ mỗi mùa xuân đến hoa lá trên núi rừng Tây Bắc nở hoa sáng ngời, các cô gái ru nhau đi chơi xuân đấy. - Cô hát vỗ tay cho trẻ nghe và kích thích trẻ vỗ tay cho trẻ nghe. - Cô hát múa cho trẻ nghe 1 – 2 lần. ( Trẻ nào chưa vỗ tay được, cô bắt tay trẻ thực hiện theo yêu cầu ). 2-Hoạt động 2: Soi gương - Trẻ ngồi cùng cô, cô cầm gương soi trước mặt trẻ khi trẻ nhìn thấy hình mình trong gương. Trẻ sẽ ây...ây...a...a... như gọi mình trong gương, cô nhức lại các âm đó và hỏi trẻ ai đây ? Cô cầm tay trẻ chỉ vào gương và nói .... đây này, gọi .... ơi ơi.... (có hình cô giáo gọi tên cô giáo) - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần. Thái độ cô luôn tươi cười vui vẻ. Cô động viên trẻ và cho trẻ ra chơi. ________________________________________________ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ________________________________________________ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ________________________________________ TUẦN II: THÁNG 9 TIẾT 1 : VẬN ĐỘNG THỰC HIỆN CẢ TUẦN - Nằm ngửa tay co tay duỗi - Nằm ngửa nâng hai chân duỗi thẳng - Đứng vịn đi men - Cầm nắm, lắc gõ, buông thả đồ chơi I- Mục đích yêu cầu: - Phát triển các nhóm cơ chân tay và chuẩn bị cho tập đứng đi. - Trẻ ngoan tập cùng cô, biết cầm nắm lắc gõ đồ chơi, biết buông thả đồ chơi. - Khi cô vịn : Cô tập đúng động tác nhẹ nhàng. II- Chuẩn bị : - Chiếu trải sàn nhà, chăn, gối. - Đồ chơi hấp dẫn vừa tay trẻ. - Áo quần của cô và trẻ gọn gàng, tác phong. III- Hướng dẫn : Cô tập với từng trẻ. * Động tác 1 : Nằm ngửa tay co tay duỗi. - Trẻ nằm ngửa hai chân duỗi hướng về phía cô, hai tay trẻ nắm hai ngón cái của cô, cô duỗi cho hai tay trẻ thẳng về phía trước cho cánh tay vuông góc với thân, ròi co gấp khửu tay cho bàn tay sát vào vai, khi co tay này, duỗi tay kia (tập 3 – 4 lần). * Động tác 2 : Nằm ngửa nâng hai chân duỗi thẳng - Trẻ nằm ngửa hai chân duỗi hướng về phía cô, hai tay cô cầm hai đầu gối của trẻ bằng cách : 4 ngón tay của cô úp lên mỗi đầu gối trẻ, ngón cái để dọc phía sau bắp chân, cô nâng nhẹ nhàng hai chân lên cho vuồn góc với thân rồi lại đạt hai chân duỗi thẳng trên bàn tập ( tập 3 – 4 lần ). * Động tác 3 : Đứng vịn đi men - Đặt trẻ đứng vịn thành giường, cô đặt đồ chơi đặt lên thành giường gọi cho trẻ chú ý đến, di chuyển đồ chơi trên thành giường, cho trẻ đi men đến lấy. Khi trẻ đã đến lấy được đồ chơi, cô cho trẻ chơi một thời gian ngắn rồi lại di chuyển sang chỗ khác. Sau tăng dần khoảng cách tập đi men. * Động tác 4 : Luyện giác quan : Cầm nắm, lắc gõ, buông thả đồ chơi. - Cô cho trẻ ngồi quanh cô, cô đưa đồ chơi súc sắc cho trẻ cầm, trẻ nắm chặt không dời, cô cho trẻ lắc gõ theo nhịp cô đếm 1...2...1...2 cho trẻ chơi một lúc rồi cô thay đổ đồ chơi và nói “ cho cô xin” đồ chơi súc sắc trẻ buông thả đồ chơi cho cô, cô đưa đồ chơi mới ( cứ thế cho trẻ chơi 2 phút ) * Trong khi tập và chơi với trẻ cô luôn chú ý ân cần giúp đỡ trẻ, động viên trẻ kịp thời. _________________________________________________ Thứ 2, thứ 3, thứ 4 – ngày 13, ngày 14, ngày 15/ 9/ 2010 TIẾT 2 : LUYỆN GIÁC QUAN -Xếp chồng khối gỗ -Chào cô I- Mục đích – yêu cầu : - Phát triển sự khéo léo của các ngón tay, tính kiên trì và kết hợp phát triển ngôn ngữ. - Trẻ biết cầm gỗ bằng các ngón tay xếp chồng được 2 – 3 mẩu gỗ lên nhau và phát âm theo cô. II- Chuẩn bị : - Chiếu sải sàn nhà. Rổ đựng gỗ. - Mỗi trẻ 3 đến 5 mẩu gỗ vuông vừa tay. III- Hướng dẫn : - Cô đưa gỗ ra cho trẻ xem và gây hứng thú cho trẻ. - Cô giới thiệu tên bài : “ Xếp chồng khối gỗ” - Cô xếp chồng trước cho trẻ xem 1- 2 lần kết hợp phân tích cách làm : Cô cầm mẩu gỗ bằng cá ngón tay lần lượt cầm mẩu gỗ thứ nhất cô đặt ngay ngắn phía trước, sau đó cô cầm mẩu gỗ thứ 2 xếp chồng lên mẩu gỗ thứ nhất, mẩu thứ 3 cô xếp chồng lên mẩu gôc thứ 2 cô xếp ngay ngắn không đổ. - Cô chia gỗ cho trẻ xếp theo yêu cầu và kích thích cho trẻ phát âm nói theo cô 1 – 2 từ. ( trẻ thực hiện 2- 3 lần ) Cô sửa sai và động viên trẻ . - Trẻ thực hiện xong cô khen trẻ và cho trẻ chơi “ Tập chào” Cô giơ tay lên ngang đầu và nói “ chào...chào các cháu ; các cháu giơ tay chào cô nào. Trẻ không giơ tay chào cô cầm tay trẻ giơ lên và nói chào cô chào...chào ( chơi 2- 3 lần). * Cô kết thúc tiết học và cho trẻ ra chơi với chính đồ chơi “ mẩu gỗ”. __________________________________________________ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ __________________________________________________ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------_____________________________________________________ ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ 5, thứ 6 – ngày 16, ngày 17 / 9/ 2010 TIẾT 2 : LUYỆN GIÁC QUAN - Cái gì đây ? - Nghe âm thanh khác nhau. I- Mục đích – yêu cầu: - Tăng sự hiểu biết và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Phát triển tai nghe. - Trẻ biết một số hình ảnh trong quyển sách – phát âm tên gọi và chú ý lắng nghe âm thanh cảu sắc xô và trống. II- Chuẩn bị : - Chiếu trải sàn nhà. - Quyển sách có nội dung tranh phù hợp. - Dụng cụ có tiếng kêu ( sắc xô, trống ) - Áo quần cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ. II- Hướng dẫn : 1- Hoạt động 1 : Cái gì đây ? - Trẻ ngồi quanh cô, cô đưa quyển sách ra giới thiệu với trẻ và trò chuyện với trẻ vè quyển sách. - Cô lật giở cho trẻ xem trước, kết hợp phân tích cách lật giở và gọi tên nhân vật, đồ vật trong tranh. Ví dụ : Trong tranh có con gà , cô gọi con gà... con gà... - Lần lượt cô cho trẻ được mở sách và kích thích trẻ phát âm nội dung trong tranh. ( nhắc trẻ cầm lật giở bằng các ngón tay ) - Thực hiện 3 – 4 phút - Trẻ không làm được cô bắt tay trẻ lật giở từng trang và kích thích trẻ phát âm. 2- Hoạt động 2 : Nghe âm thanh khác nhau. -Trẻ ngồi cung cô , cô lần lượt đưa sắc xô ra lắc gõ theo các hướng trẻ ngơ ngác nhìn tìm và lắng nghe. Sau đó cô nói đây rồi. Đó là tiếng kêu của sắc xô đấy, cô cho trẻ cầm và lắc 1-2 lần. - Cô lại gõ trống gây chú ý cho trẻ lắng nghe rồi cô nói tiếng kêu cảu cái trống kêu tùng... tùng. Cho trẻ tập gõ 1- 2 lần. * Trong khi cho trẻ nghe cô chú ý kích thích trẻ phát âm và nói nhấn mạnh cho trẻ biết tiếng kêu của sắc xô kêu keng keng, tiếng kêu cảu trống kêu tùng... tùng... - Cô động viên trẻ kịp thời. - Giáo dục trẻ tiết học. - Cho trẻ ra chơi. ______________________________________________________ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------_____________________________________________________ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------_____________________________________________________ TUẦN 3 – THÁNG 9 - TIẾT 1 : VẬN ĐỘNG - Nằm ngửa tay bắt chéo trước ngực - Nằm ngửa chân cô chân duỗi - Tập chững - Hoan hô – vẫy tay chào I- Mục đích – yêu cầu : - Phát triển các nhóm cơ chân, tay và chuẩn bị cho tập đi, phát triển tình cảm giao lưu. - Cô tập đúng động tác nhẹ nhàng. - Trẻ ngoan, tập cùng cô và làm được động tác hoan hô, chào vẫy tay. II- Chuẩn bị : - Chiếu trải sàn nhà, gối. - Một số đồ chơi hấp dẫn, búp bê. - Áo quần cô và trẻ gọc gàng. III- Hướng dẫn: - Cô tập với từng trẻ, tránh nắn khớp. * Động tác 1 : Nằm ngửa bắt chéo tay trước ngực. - Trẻ nằm ngửa hai chân duỗi về phía cô, hai tay cô cầm hai tay trẻ ( trẻ cầm ngón cái của cô ) cô kéo hai tay trẻ dang ngang hai bên rồi bắt chéo hai tay trước ngực áp sát vào than ( cứ như thế tập 3 – 4 lần ). * Động tác 2 : Nằm ngửa chân co chân duỗi. - Trẻ nằm ngửa hai chân duỗi về phía cô, hai tay cô nắm hai cổ chân trẻ, ngón cái để dọc phía trước ống chân, ngón trỏ để phía ngoài ống chân. Cô từ từ co một chân trẻ gấp ở khớp gối và khớp háng cho đùi áp sát vào bụng, cẳng chân áp sát vào đùi, rồi duỗi thẳng chân trên bàn tập, cứ thế co chân này, duỗi chân kia ( tập 3 – 4 lần ). * Động tác 3 : Tập chững. - Đặt trẻ ngồi cô kích thích trẻ vịn đứng lên rồi cho trẻ đứng chững. Cô kịp thời đỡ trẻ khi cần thiết ( tập khoảng 1 đến 2 phút ). * Luyện giác quan : Hoan hô – vẫy tay chào. - Trẻ ngồi cùng cô : Cô gọi trẻ và động viên khen trẻ học ngoan giỏi. Cô cho trẻ hoan hô vỗ 2 tay vào nhau. - Cô dưa búp bê ra giơ tay chào và cô nói các cháu chào lại búp bê nào và cô cho trẻ giơ tay chào, cô nói chào... chào... ( tập 3 – 4 lần) Trong khi trẻ tập chào, hoan hô, trẻ nào chưa làm được cô cầm tay trẻ và thực hiện theo yêu cầu. Cô động viên trẻ kịp thời và cho trẻ ra chơi. _____________________________________________ Thứ 2, thứ 3, thứ 4 ngày 20 – 21 – 22 / 9/ 2010 TIẾT 2 : LUYỆN GIÁC QUAN Đóng mở nắp hộp Chơi ú òa. I- Mục đích – yêu cầu: - Rèn luyện sự cử động của các ngón tay, khéo léo, thông minh cho trẻ. - Trẻ biết cầm nắp hộp bằng các ngón tay và đóng vào, mở ra nhanh kết hợp phát âm : Đóng...đóng, mở... mở...ra...ra. - Thích thú khi chơi trò chơi ú òa. II- Chuẩn bị : - Hộp có nắp, một số đồ chơi nhỏ hấp dẫn. - Chiếu trải sàn nhà. - Cô và trẻ quần áo gọc gàng, tác phong. III- Hướng dẫn : 1- Hoạt động 1 : Cô đưa hộp ra và lắc cho kêu gây hứng thú cho trẻ, cô trò chuyện về chiếc hộp. - Đây là cái hộp, cái hộp này có thân, hộp có miệng rộng. - Đây là cái nắp hộp được đậy trên miệng hộp cho kín để đồ chơi không rơi ra ngoài. - Cái hộp có nắp được đóng mở như thế nào? Cô làm động tác đóng mở cho trẻ xem... rồi cô giới thiệu tên bài : “ Đóng mở nắp hộp” 2 – Hoạt động 2 : Cô đóng mở cho trẻ xem 1 lần, phân tích cách làm. Một tay cô giữ thân hộp, một tay cô cầm nắp hộp bằng các ngón tay và cô đóng...đóng vào, sau đó cô lại mở ra...mở ra...mở...mở ra. ( cô có thể bỏ đồ chơi con gà, con vịt vào trong hộp sau đó mở ra, lấy đồ chơi ra cho trẻ xem và kết hợp phát âm gọi tên con gà, con vịt ). - Cô chia hộp cho trẻ chơi. Trong khi trẻ chơi co chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ. Kích thích trẻ phát âm theo yêu cầu. ( Mỗi trẻ thực hiện 2 – 3 lần ). - Cô nhắc lại tên hoạt động và chuyển trò chơi. 3- Hoạt động 3 : Chơi ú òa. - Trẻ ngồi cô đứng xa trẻ 1m, dứng khuất cột sau đó nói ú... ú cho trẻ chú ý, thỉnh thoảng ló mặt ra và nói òa...òa...òa thái độ tươi cười hớn hở ( cứ thế chơi 3 – 4 lần ) Trong khi chơi cô có thể cho 1 đến 2 trẻ lên chơi giống cô, cô động viên trẻ kịp thời. Cô cầm sắc xô và vừa đi vừa hát, gọi trẻ bò ra ngoài theo cô. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------______________________________________________ ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------______________________________________________ ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ______________________________________________ Thứ 5, thứ 6 ngày 23 – 24/9/2010 TIẾT 2 : LUYỆN GIÁC QUAN - Hãy lắng nghe - Bạn nào đây I – Mục đích – yêu cầu : - Phát triển tình cảm gần gũi cho trẻ với mọi người xung quanh. Phát triển tai nghe, năng khiếu âm nhạc, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ. - Trẻ chú ý nghe cô hát và bắt trước tiếng kêu của con mèo từ : meo...meo.... - Trẻ được biết tên bạn, tên mình. tên cô trong lớp. II – Chuẩn bị : - Chiếu trải sàn nhà. - Đồ chơi con mèo. III – Hướng dẫn : 1- Hoạt động 1 : Hãy lắng nghe - Cô cầm đồ chơi con mèo và gọi tên đây là con mèo...mèo... Cô giả làm tiếng mèo kêu meo...meo. Rồi sau đó cho trẻ gọi tên con mèo...mèo và giả làm mèo kêu meo...meo. - Cô hát cho trẻ nghe bài : “ Là con mèo”, vừa hát cô vừa thể hiện minh họa động tác vuốt râu “ hai tay vuốt sang hai má” ( cô hát 2 lần ). Trong khi hát cho trẻ nghe cô ngồi gần trẻ vỗ về trẻ và sau đó kích thích trẻ bắt trước tiếng kêu của con mèo : Meo...meo... 2- Hoạt động 2 : Bạn nào đây ? - Trẻ ngồi xung quanh cô, cô trò chuyện với trẻ, giới thiệu tên các bạn trong lớp, tên bạn Ly. Cô hỏi : Bạn Ly đâu ? cô cầm tay trẻ và chỉ vào bạn Ly và nói bạn Ly đây này. Ly chào bạn nào, Ly bắt tay bạn đi. - Với trẻ lớn hơn cô hướng cho trẻ 1 ài động tác thân thiện với bạn ( cầm tay nhau, vuốt ve, âu yếm ). - Cô hỏi trẻ lần lượt từng tên trẻ xung quanh và thể hiện động tác thân thiện, gọi tên. Trong khi trò chuyện với trẻ cô chú ý bao quát, giao tiếp với trẻ xung quanh. - Khi làm việc phục vụ trẻ cô có thể xưng tên của cô và trẻ. Ví dụ : Cô Hoa cho Hải Anh uống nước nhé” , “ Cô Hoa mặc quần cho con nhé’’ * Cô khen động viên trẻ kịp thời và cho tre thoải mái khi học bài. - Cô cùng trẻ chơi trò chơi : Đuổi bắt và cho trẻ ra chơi. ____________________________________________ ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- _____________________________________________________________________ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docnha tre 612 thang.doc