Giáo án chữ cái - Chủ đề: Giao thông - Chủ đề nhánh: Luật giao thông

 

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1, Kiến thức.

- Trẻ nhận biết và phân biệt được chữ p, q

- Phát âm đúng chữ cái p, q.

- Trẻ biết tô trùng khít chữ cái p , q.

2, Kỹ năng.

- Rèn khả năng phát âm và tô chữ cho trẻ.

- Rèn kỹ năng ngồi và cầm bút khi tô .

3, Giáo dục.

- Trẻ có ý thức trong giờ học.

- Biết thực hiện một số luật lệ giao thông đơn giản.

II. CHUẨN BỊ :

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8041 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án chữ cái - Chủ đề: Giao thông - Chủ đề nhánh: Luật giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án chữ cái Đề tài: Tập tô chữ cái p , q Chủ đề : Giao thông Chủ đề nhánh : Luật giao thông Đối tượng : Mẫu giáo 5 – 6 tuổi Thời gian: 35 – 40 phút Ngày soạn : Ngày giảng: Người soạn + giảng : I. Mục đích yêu cầu: 1, Kiến thức. - Trẻ nhận biết và phân biệt được chữ p, q - Phát âm đúng chữ cái p, q. - Trẻ biết tô trùng khít chữ cái p , q. 2, Kỹ năng. - Rèn khả năng phát âm và tô chữ cho trẻ. - Rèn kỹ năng ngồi và cầm bút khi tô . 3, Giáo dục. - Trẻ có ý thức trong giờ học. - Biết thực hiện một số luật lệ giao thông đơn giản. II. Chuẩn bị : - Tranh hướng dẫn trẻ tập tô. - Vở bé tập tô, bút chì, sáp màu. - Mô hình bến xe( Quảng Ninh, phả lại) - Bàn ghế sắp xếp phù hợp. - Hai cột đèn giao thông. - Mỗi trẻ một bông hoa có gắn chữ cái p, q. III. Tiến hành: Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến câu trả lời của trẻ 1. ổn định tổ chức- Trò chuyện về chủ đề. - Hôm nay ai đưa các con đi học ? - Bố mẹ các con đưa các con đi học bằng phương tiện gì? - Xe đạp, xe máy là phương tiện giao thông đường gì? - Ngoài những phương tiện đó các con còn biết những phương tiện giao thông nào? - Các phương tiện đó có tác dụng để làm gì? - Khi ngồi trên các phương tiện giao thông các con phải ngồi như thế nào? * Giáo dục trẻ: Xe đạp , xe mày là phương tiện giao thông đường bộ . Khi ngồi trên các phương tiện giao thông các con phải ngồi ngay ngắn không được thò đầu , thò tay ra ngoài. Khi đi đường các con phải đi vào lề đường , phía bên tay phải của mình... 2. Nội dung bài: a. Ôn luyện nhận biết chữ cái p, q. - Cho trẻ chơi trò chơi “ Về đúng bến” + Cách chơi: Cô chuẩn bị 2 mô hình bến xe: Phả Lại- Quảng Ninh. Cô phát cho mỗi bạn một bông hoa có gắn chữ cái p- q. Khi có hiệu lệnh về bến các con về đúng bến có từ chứa chữ cái giống chữ cái trên tay con cầm. + Luật chơi: - Nếu bạn nào về nầm bến sẽ phải ra ngoài một lần chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi( 2 – 3 lần) ở lần chơi thứ 2 cô cho trẻ đổi thẻ chữ. - Cô quan sát động viên trẻ chơi. b. Hướng dẫn trẻ tô chữ p, q. * Hướng đẫn trẻ tô chữ p . - Cho trẻ quan sát tranh mẫu hướng dẫn trẻ tập tô. - Đàm thoại về nội dung tranh. +Tranh vẽ gì? + Em bé đang làm gì? + Ô tô là phương tiện giao thông đường gì? - Cô đọc từ dưới tranh: Pí po, pí pô . - Cho trẻ đọc từ: Pí po, pí pô. - Cô hỏi trẻ : Bên cạnh còn có gì? - Bên cạnh còn có chữ p viết thường và chữ p in rỗng . - Cô phát âm mẫu và cho trẻ phát âm chữ p (2 – 3 lần). - Hướng dẫn trẻ tô chữ p theo chiều mũi tên. - Cô tô mẫu dòng chữ “Pí Po, pí pô”. - Hướng dẫn trẻ tô chữ p in rỗng. - Hướng dẫn trẻ tô màu bức tranh. - Cho trẻ thực hiện. - Cô ghi ký hiệu: Số 1: Số 2: Số 3: - Quá trình trẻ tô cô quan sát, động viên khích lệ trẻ. * Hướng dẫn trẻ tô chữ q. - Cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại. + Tranh vẽ gì ? + Em bé đi ở đâu? + Bên cạnh còn có gì nữa? - Cô đọc từ dưới bức tranh: “Bé qua đường” “Đường quanh co” - Cho trẻ đọc từ dưới tranh “Bé qua đường” “ Đường quanh co” - Cô giới thiệu chữ q viết thường và chữ q in rỗng. - Cô phát âm mẫu - Cho trẻ phát âm. - Hướng dẫn trẻ tô chữ q in rỗng. – Tô màu tranh - Hướng dẫn trẻ nối chữ q trong từ với chữ q in thường. - Cho trẻ thực hiện . - Cô quan sát động viên trẻ tô. * Cho trẻ hát và vận động bài “Đường em đi” c. Trò chơi: “Đi qua ngã tư đường phố”. - Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội chơi. Khi chơi phải quan sát cột đèn , khi đèn xanh bật lên thì mới được qua đường, khi đèn vàng nhấp nháy thì các con phải dừng lại chờ, khi đèn đỏ báo thì tất cả đều phải dừng lại. - Luật chơi: Nếu đội nào không thực hiện đúng theo đèn hiệu thì đội đó thau cuộc. - Tổ chức cho trẻ chơi ( 2 – 3 lần) * Nhận xét – kết thúc giờ học. - Trẻ trò chuyện cùng cô - Trẻ trả lời. - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ quan sát tranh. - Trẻ trả lời. - Trẻ đọc. - Trẻ quan sát cách tô. - Trẻ mở vở. - Trẻ cầm bút. - Trẻ thực hiện. - Trẻ quan sát tranh. - Trẻ trả lời. - Trẻ đọc. - Trẻ phát âm. - Trẻ thực hiện.

File đính kèm:

  • docGiao an chu cai.doc