Giáo án Chủ đề 8: Phương tiện và luật lệ giao thông

I. MỤC TIÊU

1 . Phát triển thể chất

Thực hiện được các vận động cơ bản : ném trúng đích thẳng đứng tay, chạy thay đổi tốc độ (nhanh, chậm) theo hiệu lệnh.

Chơi các trò chơi vận động .

2 . Phát triển nhận thức

- So sánh và phân biệt được những đặc điểm giống và khác nhau của các phương tiện giao thông qua tên gọi, ích lợi, nơi hoạt động.

- Phân nhóm phương tiện giao thông và tìm ra dấu hiệu chung.

- Biết một số quy định thông thường của luật giao thông đường bộ.

- Nhận biết được một số biển hiệu giao thông đường bộ đơn giản.

- Nhận biết được số lượng, chữ số, số thứ tự trong phạm vi 10.

- Nhận biết các hình khối qua tên gọi và đặc điểm, nhận dạng các hình khối trong thực tế, chắp ghép hình để tạo hình mới.

3 . Phát triển ngôn ngữ

- Đặt và trả lời được các câu hỏi về các phương tiện giao thông như : Tại sao ? Có gì giống nhau ? có gì khác nhau ?

- Biết kể chuyện, đọc thơ và kể chuyện sáng tạo, mạch lạc, diễn cảm có nội dung về các phương tiênh giao thông.

- Biết được từ khái quát “phương tiện giao thông”: phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không,

- Biết được một số kí hiệu giao thông đơn giản.

-Nhận biết được các chữ cái và phát âm các âm của chữ cái có trong tên của các phương tiện giao thông.

 

doc27 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 14540 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ đề 8: Phương tiện và luật lệ giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 8 : PHƯƠNG TIỆN VÀ LUẬT LỆ GIAO THÔNG. I. MỤC TIÊU 1 . Phát triển thể chất Thực hiện được các vận động cơ bản : ném trúng đích thẳng đứng tay, chạy thay đổi tốc độ (nhanh, chậm) theo hiệu lệnh. Chơi các trò chơi vận động . 2 . Phát triển nhận thức - So sánh và phân biệt được những đặc điểm giống và khác nhau của các phương tiện giao thông qua tên gọi, ích lợi, nơi hoạt động. - Phân nhóm phương tiện giao thông và tìm ra dấu hiệu chung. - Biết một số quy định thông thường của luật giao thông đường bộ. - Nhận biết được một số biển hiệu giao thông đường bộ đơn giản. - Nhận biết được số lượng, chữ số, số thứ tự trong phạm vi 10. - Nhận biết các hình khối qua tên gọi và đặc điểm, nhận dạng các hình khối trong thực tế, chắp ghép hình để tạo hình mới. 3 . Phát triển ngôn ngữ - Đặt và trả lời được các câu hỏi về các phương tiện giao thông như : Tại sao ? Có gì giống nhau ? có gì khác nhau ? - Biết kể chuyện, đọc thơ và kể chuyện sáng tạo, mạch lạc, diễn cảm có nội dung về các phương tiênh giao thông. - Biết được từ khái quát “phương tiện giao thông”: phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, … - Biết được một số kí hiệu giao thông đơn giản. -Nhận biết được các chữ cái và phát âm các âm của chữ cái có trong tên của các phương tiện giao thông. 4 . Phát triển tình cảm – xã hội - Hát tự nhiên, thể hiện cảm xúc, vận động nhịp nhàng theo nhạc, bài hát có nội dung liên quan đến chủ để Phương tiện giao thông. - Biết sử dụng các vật liệu và phối hợp các màu sắc, đường nét, hình dạng để tạo ra các sản phẩm đa dạng có tỉ lệ kích thước, bố cục cân đối, màu sắc hài hoà về hình ảnh của phương tiện giao thông. 5 . Phát triển thẫm mĩ - Nhận thấy được những côngviệc, việc làm, cử chỉ tốt đẹp của các bác, chú điều khiển và trật tự an toàn giao thông ; kính trọng người lái xe và người điều khiển. - Biết được một số quy định dành cho người đi bộ và chấp hành những quy định dành cho người đi bộ, đi theo tín hiệu của đèn giao thông. - Biết một số hành vi văn minh khi đi trên xe, đi ngoài đường. Biết giữ gìn an toàn cho bản thân. II. MẠNG NỘI DUNG MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG PHỔ BIẾN - Tên gọi - Ích lợi - Cách bảo quản MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG PHỔ BIẾN CHỦ ĐỀ AN TOÀN GIAOTHÔNG III. MẠNG HOẠT ĐỘNG AN TOÀN GIAO THÔNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Làm quen với Toán: Đo một đối tượng bằng nhiều đơn vị đo khác nhau.Nhận biết kết quả đo. Xác ... Khám phá KH – XH: Quan sát trò chuyện thảo luận về một số loại PTGT phổ biến. - Trò chuyện thảo luận về một số Luật lệ GT phổ biến. - Các hoạt động khác: Thu thập tranh ảnh về các loại PTGT. - Trò chơi:Nhận biết một số PTGT qua tiềng động cơ, tiếng còi, nơi hoạt động…. PT TÌNH CẢM – Xà HỘI - Thực hành thực hiện luật lệ, quy tắc giao thông cơ bản. - Trò chuyện về văn hóa giao thông. - Chơi TCPV : Đóng vai các nghề liên quan đến giao thông như : Lái tàu, phi công, tiếp viên hàng không, nhân viên bán vé (tàu, xe…) PT NGÔN NGỮ - Mô tả và gọi tên các bộ phận, đặc điểm nổi bật một số loại PTGT. - Thơ : Cô dạy con, - Nghe chuyện: Qua đường, Vì sao thỏ cụt đuôi?,…. - Trò chơi: Tìm các chữ cái trong tên các loại PTGT. PT THỂ CHẤT - GDDD: Trò chuyện, thảo luận, thực hành: - Trò chơi: Kết bạn, kể đủ 3 thứ, tìm họ, chơi bán hàng. - PTVĐ: Ném trúng đích thẳng đứng, Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. - Tập làm công việc nội trợ. - Trò chơi vận động: Bánh xe quay, Người tài xế giỏi, Ô tô và chim sẻ,... PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Tạo hình: Vẽ, xé, dán, tô màu… các loại PTGT. Âm nhạc: Học hát, nghe hát, vận động theo nhạc các bài: Bạn ơi có biết, Đi đường em nhớ, Đường em đi, Em đi qua ngã tư đường phố, Đèn đỏ - đèn xanh… - Nghe hát: Anh phi công ơi, Từ một ngã tư đường phố … - Trò chơi âm nhạc: Nghe hát đoán tìm đồ vật. Đèn đỏ - đèn xanh…. KẾ HOẠCH TUẦN Tuần 25 ( Từ ngày 07 – 12/03/2011) Chủ điểm: An toàn giao thông Chủ đề 2: Luật lệ giao thông. Thứ Hđộng Hai Ba Tư Năm Sáu Trò chuyện sáng Trò chuyện với trẻ về một số quy tắc, luật lệ giao thông cơ bản. Thể dục sáng - Tập với bài hát Em đi qua ngã tư đường phố. Hoạt động ngoài trời - Quan sát các cây xung quanh sân trường. - Làm quen, ôn luyện một số kiến thức đã học. - Chơi các trò chơi: Bánh xe quay, Người tài xế giỏi, Ô tô về bến, chơi tự do… Hoạt động chung CMĐHT - TD: Ném trúng đích thẳng đứng. - TCVĐ - MTXQ: Tìm hiểu về một số PTGT phổ biến. - LQVT: Xác định vị trí phía phải – phía trái của đối tượng (có sự định hướng) - ÂN: Hát và vỗ tay theo nhịp bài “Đi đường em nhớ”. NH: Anh phi công ơi. TC: Đèn đỏ - đèn xanh. - TH: Xé dán thuyền trên biển. - LQVH: Truyện : Qua đường. - LQCC: Làm quen chữ cái g, y. Hoạt động góc - Góc Phân vai: Gia đình, cửa hàng bán cây giống, hạt giống, bác sỹ… - Góc Xây dựng: Xây ngã tư đường phố. - Góc Nghệ thuật: + Vẽ, nặn, cắt, xé, dán các loại PTGT. + Hát, múa, biểu diễn các bài hát về chủ đề. - Góc Học tập – sách: Xem tranh ảnh (có từ chỉ tên) các loại PTGT. Đếm, So sánh chiều dài, độ lớn của PTGT. Sử dụng sách LQCC, ôn LQVT, xếp tương ứng, chia nhóm các đối tượng trong phạm vi 9, gắn số, chơi Đôminô… - Góc Thiên nhiên: Gieo hạt, theo dõi sự nảy mầm và phát triển của cây từ hạt. Chăm sóc cây cối, lau lá, chơi với nước, cát, sỏi… Hoạt động chiều - Hát: Đường em đi. - Đọc thơ: Đàn kiến nó đi. - Vẽ theo ý thích. - Đọc, giải câu đố về PTTG. . - Nghỉ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ hai, ngày 28 tháng 02 năm 2011 A. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY I. ĐÓN TRẺ - Trò truyện về thời tiết, các bloại phương tiện giao thông xung quanh trẻ. - Điểm danh II. THỂ DỤC SÁNG: Tập với bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”. 1. Mục đích yêu cầu: - Hình thành thói quen tập thể dục buổi sáng đều đặn nhằm phát triển các cơ, tạo sự phát triển cân đối về thể chất ở trẻ. - Trẻ biết xếp hàng, giãn hàng, tập đúng, nhịp nhàng theo bài hát các động tác trong bài tập phát triển chung. 2. Chuẩn bị: Băng đài, sân tập sạch sẽ. 3. Thực hiện: Kết hợp liên hoàn các bước theo nhạc. Bước 1: Khởi động - Trẻ đi vòng tròn khởi động với các nội dung: Đi bình thường, đi bằng mũi chân, gót chân, chạy chậm, chạy nhanh. - Xếp đội hình 3 hàng ngang. Bước 2: Trọng động Trẻ nghe nhạc và tập theo cô các động tác của bài tập phát triển chung : Ÿ Hô hấp 2: “Thổi bóng bay” TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay thả xuôi. Thực hiện: Đưa 2 tay khum trước miệng và thổi mạnh, đồng thời đưa 2 tay ra ngang (tưởng tượng bóng to dần). Cô động viên trẻ thổi mạnh để được những quả bóng đỏ (xanh) to. Ÿ Tay vai 3: Tay đưa ngang (hoặc lên cao), gập khuỷu tay (ngón tay để trên vai). TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay để dọc thân. Nhịp 1: Bước chân trái lên trước 1 bước nhỏ, chân phải kiễng gót, tay đưa ngang, lòng bàn tay ngửa (hoặc tay đưa lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau). Nhịp 2: Gập khuỷu tay (ngón tay chạm vai). Nhịp 3: Đưa 2 tay ra ngang (hoặc lên cao) như nhịp 1. Nhịp 4: Về TTCB. Nhịp 5, 6, 7, 8: Thực hiện như trên, (chân phải bước sang bên). Ÿ Chân 5: Bước khuỵu chân trái sang bên, chân phải thẳng. TTCB: Đứng thẳng, tay thả xuôi. Nhịp 1: Bước chân trái sang bên 1 bước rộng, tay đưa ngang (lòng bàn tay sấp). Nhịp 2: Khuỵu gối trái, chân phải thẳng, 2 tay đưa trước (lòng bàn tay sấp). Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Về TTCB. Nhịp 5, 6, 7, 8: Đổi bên và tập như trên. Ÿ Bụng 6: Ngồi duỗi chân, quay người sang 2 bên. TTCB: Ngồi duỗi chân, 2 tay chống sau. Nhịp 1: Quay người sang trái 900 tay phải đưa cao, tay trái chống phía sau, mắt nhìn theo tay trái. Nhịp 2: Về TTCB. Nhịp 3: Quay người sang phải 900 tay trái đưa cao (như nhịp 1). Nhịp 4: Về TTCB. Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên. Ÿ Bật 1: Bật tiến về phía trước (bật vào vòng tròn hoặc bật qua gậy). TTCB: Đứng khép chân, tay chống hông. Thực hiện: Bật 2 chân về phía trước 3 – 4 lần. Quay sau, bật về chổ cũ và thực hiện tiếp 2 – 3 lần. ( Mỗi động tác 4 lần) Bước 3: Hồi tĩnh - Trẻ vung tay, thả lỏng, hít thở nhẹ nhàng. - Cô nhận xét, khen ngợi trẻ. III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Mục đích – yêu cầu: - Trẻ được tắm nắng và hít thở không khí trong lành, thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ. - Trẻ được quan sát thời tiết, cây cối, thiên nhiên và quang cảnh xung quanh sân trường. - Trẻ được ôn một số kiến thức đã học, làm quen một số kiến thức mới và chơi các trò chơi vận động. 2. Chuẩn bị: - Sân chơi sạch sẽ, một số đồ dùng, đồ chơi ngoài trời. 3. Thực hiện: Trước khi ra sân, cô điểm danh trẻ, kiểm tra sĩ số, dặn dò trẻ trước khi ra sân, yêu cầu trẻ nhắc lại. 3.1. Hoạt động có chủ đích: a. Quan sát thời tiết, cây cối, thiên nhiên trong sân trường, các khu vực trong trường - Cô cho trẻ vừa đi dạo vừa hát bài “Mời anh lên tàu”, trẻ quan sát và trả lời các câu hỏi: + Thời tiết hôm nay như thế nào? + Sân trường có những loại cây gì? b. Trò chuyện về chủ điểm Thế gới thực vật. - Trò chuyện: + Các con quan sát thấy có những loại PTGT nào ? + Chúng hoạt động được là nhờ có gì ? + Khi đi trên các loại PTGT đó chúng ta phải làm gì để đảm bảo an toàn + Các PTGT có công dụng gì ? - Trò chuyện giới thiệu với trẻ về chủ điểm sắp học. - Dạy trẻ đọc thơ “Cô dạy con”. 3.2. Trò chơi: a. Trò chơi vận động: * Ô tô vào bến - Cô chuẩn bị 4-5 lá cờ màu khác nhau.Mỗi trẻ có một lá cờ hoặc một băng giấy có cùng màu với các lá cờ của cô giáo. * Luật chơi: * Cách chơi: - Cô phát cho mỗi trẻ một lá cờ hay một băng giấy.trẻ làm “ô tô” các ô tô có màu sắc khác nhau. Cô nói: “Các ô tô chuẩn bị về bến đỗ”. Khi nhìn thấy cô giơ cờ màu nào, “ô tô” có màu ấy sẽ vào bến. - Cô cho trẻ chạy tự do trong phòng, vừa chạy các cháu vừa quay tay trước ngực như lái ô tô vùa nói “bim, bim, bim” Cứ khoảng 30 giây cô giáo ra tín hiệu một lần. Khi cô giơ cờ màu nào, thì “ô tô” màu ấy chạy về phía cô (vào bến). Các ô tô khác vẫn tiếp tục chạy nhưng chậm hơn. ai nhầm bến phải ra ngoài một lần chơi. * Tổ chức chơi: Cô quan sát hướng dẫn trẻ chơi đúng luật. Người tài xế giỏi Cô giới thiệu tên trò chơi: “Người tài xế giỏi” và cách chơi, luật của trò chơi. + Cách chơi: Phát cho mỗi bạn một cháu cát, các cháu làm “ô tô” chở hàng. “Otô đứng cách bến 3-4m, khi có hiệu lệnh “ ô tô chở hàng”, tất cả các cháu đặc túi cát lên đầu đi xung quanh lớp, vừa đi vừa làm động tác lái xe ô tô và kêu “ bim bim”, đi cẩn thận sao cho không bị rơi hàng. Khi nghe hiệu lệnh “chở hàng về kho” thì các “ ô tô”đi nhanh về bến để đổ hàng xuống(trên đường đi, ai không bị rơi túi cát sẽ được công nhận là người tài xế giỏi). Sau đó cầm túi cát đặt lên đầu và trò chơi tiếp tục. + Luật chơi: Tài xế đưa xe đi và về đúng tín hiệu. Ai làm đổ hàng phải ra ngoài một lần chơi. b. Trò chơi dân gian, chơi tự do: - Cô giới thiệu và hướng dẫn trẻ chơi trò chơi dân gian - Trẻ chơi theo nhóm : chơi Chồng nụ, chồng hoa, chơi tự do… Kết thúc: Cô tập trung trẻ, kiểm tra sĩ số, nhận xét và cho trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp. IV. HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Hoạt động Phát triển Vận động: - Vận động cơ bản : NÉM TRÚNG ĐÍCH THẲNG ĐỨNG TCVĐ : NGƯỜI TÀI XẾ GIỎI 1.1. Mục đích – yêu cầu: a. Kiến thức – kĩ năng: - Nhằm phát triển toàn diện cho trẻ, nhất là về thể lực. Phát triển tố chất mạnh, khéo cho trẻ. - Trẻ biết ném trúng đích thẳng đứng, đúng kĩ thuật . - Tập đúng, nhịp nhàng các bài tập phát triển chung. b. Phát triển: - Phát triển các nhóm cơ trong cơ thể, khả năng phối hợp các giác quan. - Phát triển các tố chất thể lực: mạnh, khéo c. Giáo dục: - Giáo dục vệ sinh – dinh dưỡng. - Giáo dục cho trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật, tuân theo hiệu lệnh của cô, hứng thú với bài tập. 1.2. Chuẩn bị: - 3 đích ném cao 1m . 4-6 túi cát cho trẻ ném. - Kẻ 1 vạch cho trẻ đứng ném cách đích là 1m - Xắc xô, băng nhạc, sân tập sạch sẽ. 1.3. Phương pháp: Làm mẫu, luyện tập, giải thích. 1.4. Thực hiện: Bước 1: Khởi động - Cô cho cả lớp đi vòng tròn kết hợp khởi động đi các kiểu, chạy nhanh, chậm theo nhạc bài “ Đi xe lửa”. - Xếp đội hình 3 hàng ngang. Các con ơi đoàn tầu đã về đích rồi bây giờ mời mọi người xuống tầu tập thể dục cho khoẻ nhé! Bước 2: Trọng động * BTPTC: Tập với bài hát “EM ĐI QUA NGà TƯ ĐƯỜNG PHỐ”. Trẻ nghe nhạc, tập theo cô ( mỗi động tác 4 lần): - Động tác tay: Đưa tay ra phía trước, sau. - Động tác bụng – lườn: Đứng cúi về trước, ngửa ra sau. - Động tác chân: Đưa chân ra các phía. - Động tác bật, nhảy: Nhảy lên phía trước. Chuyển đội hình: 2 hàng ngang đối diện nhau * VĐCB: “ Ném trứng đích thẳng đứng”. Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện . - Giới thiệu tên bài tập. - Cô làm mẫu: + Lần 1: Cô làm mẫu không phân tích + Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp phân tích cách thức thực hiện. * TTCB: Đứng chân trước chân sau, tay(cùng phía với chân sau) cầm túi cát đưa ngang tầm mắt. * Thực hiện: Nhìn vào đích (vòng tròn) và dùng sức mạnh của tay để ném túi cát vào trúng đích. Sau đó đi về cuối hàng đứng + Lần 3: Nhấn mạnh những điểm chính. - Trẻ thực hiện mẫu: Cho 3 – 4 trẻ đã tập được ra làm động tác mẫu - Cô mời 1 trẻ nhắc lại cách thực hiện, cô chính xác lại câu trả lời của trẻ. - Mời 1 trẻ trung bình lên thực hiện thử. - Cô cho cả lớp lần lượt thực hiện. Mỗi trẻ thực hiện ( 3 – 4 lần) + Lần 1: Cho từng trẻ lên tập lần lượt. + Lần 2: Cho trẻ thi đua giữa 2 hàng, bạn nào lên ném trúng đích sẽ được lên lấy 1 tranh để ghép hình ô tô, rồi đi về cuối hàng đứng. Sau khi 2 hàng thực hiện xong cho trẻ lên thi ghép hình và đếm xem hàng của mình ghép được bao nhiêu ô tô và đố trẻ ô tô là phương tiện giao thông đường gì?. - Cô quan sát, sửa sai, động viên, khuyến khích, giúp đỡ trẻ thực hiện đúng. - Cô nhận xét. * TCVĐ: Người tài xế giỏi - Cô giới thiệu tên trò chơi: “Người tài xế giỏi” và cách chơi, luật của trò chơi. + Cách chơi: Phát cho mỗi bạn một cháu cát, các cháu làm “ô tô” chở hàng. “Otô đứng cách bến 3-4m, khi có hiệu lệnh “ ô tô chở hàng”, tất cả các cháu đặc túi cát lên đầu đi xung quanh lớp, vừa đi vừa làm động tác lái xe ô tô và kêu “ bim bim”, đi cẩn thận sao cho không bị rơi hàng. Khi nghe hiệu lệnh “chở hàng về kho” thì các “ ô tô”đi nhanh về bến để đổ hàng xuống(trên đường đi, ai không bị rơi túi cát sẽ được công nhận là người tài xế giỏi). Sau đó cầm túi cát đặt lên đầu và trò chơi tiếp tục. + Luật chơi: Tài xế đưa xe đi và về đúng tín hiệu. Ai làm đổ hàng phải ra ngoài một lần chơi. - Trẻ chơi 2 – 3 lần, cô động viên, khuyến khích, cổ vũ trẻ. Bước 3: Hồi tĩnh - Cô nhận xét, động viên trẻ (về kết quả thực hiện các vận động và thái độ của trẻ). Chơi trò chơi “ô tô về bến”. trẻ làm chú lái xe ô tô đi về bến theo hiệu lênh hoặc chơi trò chơi “ Máy bay bay”. 2. Hoạt động Khám phá khoa học và xã hội : TÌM HIỂU MỘT SỐ LUẬT LỆ GIAO THÔNG PHỔ BIẾN 2.1. Mục đích yêu cầu: a. Kiến thức: - Trẻ biết 1 số luật lệ giao thông phổ biến trên đường: + Người đi bộ phải đi trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường phía tay phải ( ở những nơi có vỉa hè). + Khi đi qua ngã tư đường phố phải tuân theo tín hiệu đèn hoặc sự điều khiển của cảnh sát giao thông và theo vạch chỉ đường cho người đi bộ. + Trước khi sang đường phải dừng lại quan sát, khi có xe cộ đến gần thì không qua. + Không được chơi phải vỉa hè, lòng đường b. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát. - Rèn kĩ năng sử dụng câu. d. Giáo dục: - Giáo dục trẻ biết yêu thiên nhiên, bảo vệ cây cối. 2.2. Chuẩn bị: - Tranh sa bàn ngã tư đường phố có xe cộ, người qua lại, đèn hiệu hoặc cảnh sát giao thông đang chỉ đường. ( hoăcj hình ảnh trên CT Mày tính) - Đồ chơi: đèn hiệu giao thông, bục cảnh sát chỉ đường, xe đạp, xe ô tô trang phục cảnh sát giao thông, còi, gậy. - Ghi đông xe đạp, vô lăng ô tô, những hình tròn màu xanh, đỏ, vàng làm bằng bìa cứng. - Vẽ hình minh hoạ ngã tư đường phố trên mặt đất. 2.3. Phương pháp: Đàm thoại, xem tranh, luyện tập. 2.4. Thực hiện: a. Mở đầu hoạt động: - Cho trẻ hát bài: “Đường em đi” - Cô gợi hỏi trẻ để trẻ kể về một số phương tiện giao thông và 1 số luật lệ giao thông mà trẻ biết. + Trên đường xe cộ và người đi lại như thế nào? + Vì sao lại quy định đi bộ trên vỉa hè, đi xe ở lòng đường? + Khi đi qua đường phải làm gì? + ở ngã tư đường chỗ nào dành cho người đi bộ? + Khi đi ở lòng đường chỗ nào dành cho người đi bộ? + Người ta dùng đèn hiệu và công an chỉ đường để làm gì? + Tại sao không được chơi đùa (đá bóng, nhảy dây, đánh cầu ...) trên vỉa hẹ hay dưới lòng đường. + Ngồi trên xe máy, ô tô có phải chấp hành luật lệ an toàn giao thông không? đó là gì? b. Hoạt động trọng tâm: Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại về giao thông qua tranh - Cô có bức tranh gì đây? Tranh vẽ những ai? (Vẽ ngã tư đường phố, vẽ các bạn, người, có xe đang đi lại) - Các bạn và người lớn đi ở đâu ? - Người đi xe đi ở đâu? - Các chú công an đang làm gì? - Khi có đèn đỏ thì thế nào? Khi có đèn xanh thì thế nào? - Đi như thế nào là sai luật giao thông? Hoạt động 2: Kể chuyện, đọc thơ, hát, đố về luật giao thông. Hoạt động 3: Trò chơi - Trò chơi 1: “Tín hiệu giao thông” + Luật chơi: Chỉ qua đường khi có tín hiệu đèn xanh hoặc công an cho phép. + Cách chơi: Cô làm công an đứng giữa ngã tư đường cầm 1 cờ xanh, 1 cờ đỏ theo cho tín hiệu đèn xanh, đèn đỏ. Khi nào cờ xanh giơ lên thì người và xe mới được qua đường, khi nào cô giơ cờ đỏ lên thì dừng lại. - Trò chơi 2: “Đèn hiệu giao thông” - Cả lớp tô phương tiện giao thông trong vở toán. . Kết thúc hoạt động: - Nhận xét, tuyên dương. - Cho trẻ hát bài “Đi đường em nhớ” và đi ra ngoài.Chuyển hoạt động ... V. HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc Phân vai: a. Mục đích yêu cầu: - Trẻ được trải nghiệm các vai chơi như bác sĩ, nông dân, người bán hàng… - Thể hiện đúng vai chơi, hành động chơi, biết phối hợp cùng nhau. - Củng cố và mở rộng một số hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh ( môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ) thông qua các hoạt động chơi cùng nhau. b. Chuẩn bị: - Một số đồ dùng, đồ chơi cho trò chơi Bác sĩ như: tai nghe, kim tiêm… - Một số đồ chơi cho trò chơi Gia đình như: đồ dùng nấu ăn, rau, củ, quả nhựa, hạt… - Đồ chơi bán hàng: gồm các đồ dùng, hoa quả, hạt giống, cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… c. Nội dung hoạt động: - Trẻ đóng vai các thành viên trong gia đình: chăm sóc con, nấu ăn, dẫn con đi học, đi tham quan, mua sắm, trồng cây, chăm bón… - Bán hàng: Trao đổi mua bán sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ thực vật, liên quan đến thực vật. 2. Góc Xây dựng – lắp ghép: a. Mục đích – yêu cầu: - Biết sử dụng các khối hộp, cây xanh và các vật liệu khác để xây dựng mô hình công viên cây xanh. - Biết cách bố cục, sắp xếp mô hình một cách hợp lý. b. Chuẩn bị: - Khối xây dựng các loại, hàng rào, cây xanh, mô hình … c. Nội dung hoạt động - Xây dựng công viên cây xanh có hàng rào, cổng, sân chơi và cây xanh. 3. Góc Tạo hình: a. Mục đích – yêu cầu: - Rèn luyện, phát huy trí tưởng tượng, sự khéo léo của bàn tay thông qua các hoạt động vẽ, nặn, xé dán, tô màu… b. Chuẩn bị: - Giấy, bút, sáp màu, hồ dán, đất nặn, bảng, kéo… - Tranh ảnh về cây cối, vườn bắp, cánh đồng lúa… c. Nội dung hoạt động: - Tô màu, vẽ, in hình, xé dán một số loại cây, quả, hạt…. 4. Góc Học tập – sách: a. Mục đích – yêu cầu: - Ôn các kiến thức cũ đã học trong các hoạt động Làm quen với Toán, Làm quen chữ cái… - Rèn cách mở sách, xem tranh truyện, mở rộng hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh thông qua tranh ảnh, sách, truyện. b. Chuẩn bị: - Bộ xếp hình, lô tô đồ dùng – đồ chơi, đôminô, thẻ chữ số, chữ cái, làm quen với Toán, vở Làm quen chữ cái, vở tập tô, tranh Bé làm quen môi trường xung quanh chủ điểm Thế giới thực vật. - Các loại sách, tranh truyện về Chủ điểm Thế giới thực vật. c. Nội dung hoạt động: - Phân loại lô tô các loại cây : Cây lấy gỗ, cây cảnh, cây ăn quả, cây lương thực…. - Tô chữ cái, chữ số, nối tranh MTXQ. - Luyện tập với vở Làm quen với Toán, Làm quen chữ cái. - Xem sách, tranh ảnh về Thế giới thực vật. 5. Góc Thiên nhiên: a. Mục đích – yêu cầu: - Hình thành thói quen lao động đơn giản qua chăm sóc cây cối . - Được tiếp xúc và khám phá tính chất của các yếu tố thiên nhiên thông qua chơi với cát, sỏi, nước… b. Chuẩn bị: - Các chậu hoa, cây cảnh, … - Dụng cụ tưới, xới cây, khăn lau. - Cát, khuôn in cát, sỏi, nước, chai đong nước, thuyền lá… c. Nội dung hoạt động: - Trẻ tưới cây, xới đất, lau lá, chăm sóc cây, hoa. - Chơi với cát, nước, sỏi. Biện pháp thực hiện Bước 1: Mở đầu hoạt động - Cô cho cả lớp đọc thơ “ Đi trồng cây”. - Trò chuyện với trẻ về chủ điểm Thế giới thực vật. - Cô giới thiệu các góc và một số hoạt động tại các góc, nêu quy tắc vào góc, yêu cầu trẻ nhắc lại và để trẻ vào góc chơi đã chọn. Bước 2: Quá trình hoạt động Trong quá trình hoạt động ở các góc, cô quan sát và hướng dẫn trẻ kịp thời, gợi mở cho trẻ các hoạt động chơi phong phú, đa dạng hơn. Cụ thể: - Góc phân vai: Đặt câu hỏi gợi mở hành động chơi đa dạng, phong phú hơn… - Góc xây dựng: Hướng dẫn trẻ xây dựng, bố cục hợp lý mô hình công viên cây xanh. - Góc học tập: Hướng dẫn các yêu cầu về nối tranh, các yêu cầu trong vở LQCC, LQVT, cách phân loại lô tô. - Góc Tạo hình: Gợi ý trẻ vẽ, nặn, xé dán thêm các chi tiết phụ. Bước 3: Kết thúc - Cô đi từng góc, gợi ý trẻ tự nhận xét về các hoạt động của mình (đã chơi gì, làm được gì, làm như thế nào…?) - Cô cho cả lớp tham quan góc xây dựng. - Cô nhận xét chung (về thái độ chơi, kết quả chơi), động viên, khen ngợi trẻ. - Cả lớp hát bài “Trồng cây”. - Trẻ thu dọn đồ chơi. VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Hát bài Lá xanh. - Chơi theo ý thích, chơi tại các góc. - Cô nhận xét cuối ngày, trả trẻ. B. ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ ba, ngày 01 tháng 03 năm 2011 I. ĐÓN TRẺ - Trò truyện về thời tiết, các loại phương tiện giao thông xung quanh trẻ. - Điểm danh II. THỂ DỤC SÁNG: Tập với bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”. III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: - Quan sát thời tiết, thiên nhiên, quang cảnh xung quanh. - Làm quen: Đo một đối tượng bằng nhiều đơn vị đo khác nhau. Nhận biết kết quả đo… 2. Trò chơi: - Trò chơi vận động: Ô tô về bến. - Trò chơi dân gian: . - Chơi tự do: Chơi với bóng, chong chóng, các đồ chơi trên sân trường, vẽ trên sân… IV. HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động Làm quen với Toán: ĐO MỘT ĐỐI TƯỢNG BẰNG NHIỀU ĐƠN VỊ ĐO KHÁC NHAU. NHẬN BIẾT KẾT QUẢ ĐO. 1. Mục đích – yêu cầu: a. Kiến thức – kĩ năng: Trẻ xác định được phía phải, phía trái của bạn, của đối tượng. - Thông qua các hình thức nhận biết phía phải, phía trái, trẻ biết tên của 1 số con vật. b. Phát triển: - Phát triển tư duy, ghi nhớ, chú ý có chủ định.Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi gọn gàng. c. Giáo dục: - Giáo dục trẻ nề nếp học tập. 2. Chuẩn bị: - Mỗi trẻ 1 lọ hoa, 1 quả bóng, 1 khối vuông, 1 khối chữ nhật, 1 búp bê, 1 gấu bông, 1 con thỏ. - Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng kích thước to hơn. 3. Phương pháp: - Đàm thoại, Luyện tập. 4. Thực hiện: a. Mở đầu hoạt động: - Cho trẻ hát bài “Đi đường em nhớ”. + Con biết gì về luật giao thông đường bộ? ( Đối với người đi bộ, đi tàu xe,…< đối với các loại PT GT khác) + Vì sao phải chấp hành đúng Luật GT ? b. Hoạt động trọng tâm: Hoạt động 1: Ôn luyện nhận biết phân biệt phía phải phía trái của bản thân. - Cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” + Cô nói tay phải giơ cao hoặc tay trái giơ cao (Trẻ nào làm chậm hoặc nhầm phải làm lại) Thay đổi liên tục 3 – 4 lần 1 tay và tăng dần tốc độ, - Cho trẻ hát bài: “Đường em đi”. “Đường em đi là đường bên phải, đường ngược lại là đường bên trái…” - Phía bên trái của các con đâu ? - Phía bên trái của các con có gì? - Phía bên phải của các con đâu ? - Phía bên phải của các con có gì ? Hoạt động 2: Dạy trẻ phân biệt phía phải phía trái của bạn, của đối tượng khác. - Cô cầm mỗi đồ chơi PTGT nhỏ trong 1 tay. Cô hỏi trẻ: Tay phải/trái cô cầm PTGT nào? Sau mỗi lần chơi đổi đồ vật trong mỗi tay 4 – 5 lần. Hỏi trẻ : Bây giờ thì vật gì ở tay phải/trái ? Vì sao ? Hoạt động 3: Luyện tập. - Trò chơi có tên là: Hãy đứng bên phải của tôi - Chúng mình vừa đi vừa hát khi cô nói hãy đứng về phía nào thì các con chạy về đứng hết ở phía đó nhé. Các con rõ chưa? + Luật chơi: Ai đứng nhầm sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng, các con đòng ý không? Chúng mình cùng chơi nhé.. “ Quả bóng tròn tròn.... (Chơi 2 – 3 lần) à Kết thúc chuyển hoạt động c. Kết thúc hoạt động: - Nhận xét, tuyên dương. - Cho trẻ hát bài “Lý cây xanh” và đi ra ngoài. V. HOẠT ĐỘNG GÓC 1.Góc Phân vai: Gia đình, cửa hàng bán cây giống, hạt giống, bác sỹ… 2. Góc Xây dựng: Xây công viên cây xanh. 3. Góc Nghệ thuật: : + Vẽ, nặn, cắt, xé,dán các loại cây. + Hát, múa, biểu diễn các bài hát về chủ đề TGTV. 4. Góc Học tập – Sách : Xem tranh ảnh (có từ chỉ tên) các loại cây. Đếm cây. So sánh chiều cao của cây….Sử dụng sách LQCC, ôn LQVT, xếp tương ứng, chia nhóm các đối tượng trong phạm vi 9, gắn số, chơi Đôminô… 5. Góc Thiên nhiên : Gieo hạt, theo dõi sự nảy mầm và phát triển của cây từ hạt. Chăm sóc cây cối, lau lá, chơi với nước, cát, sỏi… VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Đọc thơ Hạt gạo làng ta. - Trẻ chơi ở các góc. - Cô nhận xét cuối ngày, trả trẻ. B. ĐÁNH G

File đính kèm:

  • docGIAO AN AN TOAN GIAO THONG.doc