Giáo án Chủ đề: bản thân

1. Phát triển thể chất:

- Có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân.

- Có một sổ kỹ năng vận động để sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày.

- Biết giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh thân thể, tay chân, răng miệng và quần áo sạch sẽ là có lợi cho sức khoẻ.

- Biết lợi ích của việc ăn uống đủ chất, vệ sinh trong ăn uống và giấc ngủ.

- Biết mặc quần áo, đội mũ nón phù hợp khi thời tiết thay đổi.

2. Phát triển nhận thức:

- Có một số hiểu biết về bản thân, biết mình giống và khác các bạn qua một số đặc điểm các nhân, khả năng, sở thính riêng, giới tính và hình dáng bên ngoài của cơ thể.

- Có một số hiểu biết về tác dụng các bộ phận trên cơ thể, cách giữ gìn vệ sinh và chăm sóc các bộ phận đó.

- Biết cơ thể con người có 5 giác quan, tác dụng của từng giác quan, hiểu sự cần thiết của việc chăm sóc, giữ gìn vệ sinh các giác quan. Sử dụng các giác quan để nhận biết, phân biệt các đồ dùng, đồ chơi, sự vật hiện tượng gần gũi, đơn giản trong cuộc sống hằng ngày.

- Có một số hiểu biết về các loại thực phẩm khác nhau và ích lợi của chúng với sức khoẻ của bản thân.

 

doc49 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3084 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ đề: bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 TUẦN 28/09 đến 16/10/2009 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC 1. Phát triển thể chất: Có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân. Có một sổ kỹ năng vận động để sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Biết giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh thân thể, tay chân, răng miệng và quần áo sạch sẽ là có lợi cho sức khoẻ. Biết lợi ích của việc ăn uống đủ chất, vệ sinh trong ăn uống và giấc ngủ. Biết mặc quần áo, đội mũ nón phù hợp khi thời tiết thay đổi. 2. Phát triển nhận thức: Có một số hiểu biết về bản thân, biết mình giống và khác các bạn qua một số đặc điểm các nhân, khả năng, sở thính riêng, giới tính và hình dáng bên ngoài của cơ thể. Có một số hiểu biết về tác dụng các bộ phận trên cơ thể, cách giữ gìn vệ sinh và chăm sóc các bộ phận đó. Biết cơ thể con người có 5 giác quan, tác dụng của từng giác quan, hiểu sự cần thiết của việc chăm sóc, giữ gìn vệ sinh các giác quan. Sử dụng các giác quan để nhận biết, phân biệt các đồ dùng, đồ chơi, sự vật hiện tượng gần gũi, đơn giản trong cuộc sống hằng ngày. Có một số hiểu biết về các loại thực phẩm khác nhau và ích lợi của chúng với sức khoẻ của bản thân. 3. Phát triển ngôn ngữ: Biết sử dụng các từ ngữ để kể chuyện và giới thiệu về bản thân, về những sở thích và hứng thú. Biết lắng nghe và trả lời lịch sự, lễ phép với mọi người. Biết bộc lộ những suy nghĩ, cảm nhận của mình với môi trường xung quanh, với mọi người qua lời nói, cử chỉ và điệu bộ. 4. Phát triển tình cảm – xã hội: Biết cảm nhận cảm xúc khác nhau của mình và của người khác. Biết giúp đỡ mọi người xung quanh. Hiểu được khả năg của bản thân, biết coi trọng và làm theo các qui định chung của gia đình và lớp học. Biết cách ứng xử với bạn bè và người lớn, phù hợp với giới tính của mình. 5. Phát triển thẩm mĩ: Biết sử dụng một số dụng cụ, vật liệu để tạo ra một số sản phẩm mô tả hình ảnh về bản thân và người thân có bố cục và màu sắc hài hoà. Thể hiện những cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa hát, âm nhạc về chủ để. MẠNG NỘI DUNG BẢN THÂN Tôi là ai Cơ thể của tôi Bé cần gì để lớn lên & khoẻ mạnh - Tôi được sinh ra và lớn lên. - Những người chăm sóc tôi, tôi lớn lên trong sự an toàn và tình thương yêu của người thân trong gia đình và ở trường mẫu giáo. - Dinh dưỡng hợp lí, giữ gìn sức khoẻ và cơ thể khoẻ mạnh. - Môi trường xanh, sạch, đẹp và không khí trong lành. - Đồ dùng cá nhân và đồ dùng của tôi. - Cơ thể của tôi có các bộ phận khác nhau : Đầu, cổ, lưng, ngực, chân, tay. Tác dụng của các bộ phận cơ thể, cách rèn luyện và chăm sóc cơ thể. - Có 5 giác quan: Thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác. Tác dụng của các giác quan và cách rèn luyện chăm sóc các giác quan. - Cơ thể khoẻ mạnh. - Những công việc hằng ngày của tôi. - Một số đặc điểm các nhân : Họ tên, tuổi, ngày sinh nhật, giới tính, những người thân trong gia đình và bạn bè cùng lớp học. - Đặc điểm diện mạo, hình dáng bề ngoài và trang phục. - Khả năng và sở thích riêng và tình cảm của tôi. - Cảm xúc của tôi, quan hệ của tôi với mọi người xung quanh. - Tôi tự hào về bản thân và tôn trọng mọi người. MẠNG HOẠT ĐỘNG Tạo hình - Nặn quả tặng người thân. - Vẽ đồ chơi tặng bạn. - Vẽ vườn cây ăn quả. Âm nhạc - Hát múa vận động theo nhạc bài “Mừng sinh nhật - Hãy lắng nghe - Quả gì”. - Nghe hát “ Cho con, Gà gáy – Thật đáng chê”. - Trò chơi “ Đoán tên bài hát. Ai nhanh nhất. Hãy làm theo hiệu lệnh. - Phân biệt các biểu hiện cảm xúc khác nhau qua cử chỉ điệu bộ và thể hiện sự quan tâm đến người khác. - Trò chơi “ tôi vui tôi buồn” “phòng khám bệnh”. - Luyện tập tự mặt áo, cài cúc, chải đầu. - Tập dọn đồ chơi,đồ dùng, vệ sinh . -Thực hiện một số hành vi tốt trong ăn uống. Khám phá khoa học - Trò chuyện với trẻ về bản thân. - Quần áo của bé. - Trò chuyện về các loại thực phẩm ăn hằng ngày Toán - Trẻ nhận biết phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của bạn. - Phân biệt phia phải, phía trái của bản thân. - Đếm đến 2. Nhận biết các nhóm có 2 đối tượng. Dinh dưỡng-sức khoẻ -Trò chuyện về cơ thể khỏe mạnh và lợi ích của việc tập luyện -Luyện tập kỹ năng vệ sinh cánhân. Thể dục - Đập bắt bóng bằng 2 tay. - Bật xa 35cm. - Ném xa = hai tay, chạy nhanh 10m. -Tự kể và giới thiệu về mình về bản thân,bày tỏ nhu cầu mong muốn của mình . - Đặt và trả lời các câu hỏi về bản thân. - Đọc thơ , kể chuyện diễn cảm bài “ Bé ơi. Tay ngoan. Cậu bé mũi dài”. Phát triển nhận thức Phát triển thể chất Phát triển ngôn ngữ Phát triển TCXH Phát triển thẩm mỹ BẢN THÂN Tuần thứ 06 Từ 28 / 09 / 2009 đến 02 / 10 /2009 - Mỗi người có những sở thích khác nhau ( thích & không thích): * Về ăn uống,trang phục quần áo. * Khả năng các hoạt động khác nhau. * Thích & không thích giao tiếp, kết bạn với những ai. - Tôi có tình cảm yêu thích & ghét. - Những cảm xúc khác nhau của tôi ( vui, buồn, sung sớng, tức giận, sợ hãi). - Tôi có những ứng xử phù hợp. MẠNG NỘI DUNG - Tôi đặc điểm cá nhân khác các bạn: * Họ tên riêng, tuổi, ngày sinh nhật, giới tính. * Những người thân trong gia đình và bạn bè ở lớp của tôi. - Tôi có những đặc điểm khác bạn về diện mạo và hình dáng bên ngoài * Kiểu tóc,màu tóc,mắt. * Vóc dáng ( cao, thấp, béo, gầy). * Nước da (trắng, không trắng ( đen), bánh mật). * Trang phục thường mặt ( theo giới tính) Khả năng sở thích riêng & tình cảm của tôi Tôi khác các bạn về đặc điểm cá nhân & diện mạo - Ai cũng có ngày sinh nhật. - Ý nghĩa của ngày sinh nhật ( ngày được sinh ra). - Cảm xúc khác nhau trong ngày sinh nhật. - Đón tiếp các bạn trong ngày sinh nhật. Ngày sinh nhật của tôi Tạo hình Nặn quả tặng người thân Âm nhạc Hát “Mừng sinh nhật” Nghe hát : Cho con. Chơi: Đoán tên bạn hát. MẠNG HOẠT ĐỘNG - Phân biệt các biểu hiện cảm xúc khác nhau qua cử chỉ điệu bộ và thể hiện sự quan tâm đến người khác. - Trò chơi “ tôi vui tôi buồn” “phòng khám bệnh”. - Luyện tập tự mặt áo,cài cúc,chải đầu. - Tập dọn đồ chơi,đồ dùng,vệ sinh . -Thực hiện một số hành vi tốt trong ăn uống. Khám phá khoa học -Trò chuyện với trẻ về bản thân Toán - Trẻ nhận biết phía trên, dưới, trước, sau của bạn. Phát triển thẩm mỹ Phát triển TCXH Phát triển nhận thức - Tự kể và giới thiệu về mình về bản thân,bày tỏ nhu cầu mong muốn của mình . - Đặt và trả lời các câu hỏi về bản thân. - Đọc thơ , kể chuyện diễn cảm bài “ Bé ơi” Phát triển ngôn ngữ Dinh dưỡng-sức khoẻ -Trò chuyện về cơ thể khỏe mạnh và lợi ích của việc tập luyện -Luyện tập kỹ năng vệ sinh cá nhân. Thể dục - Đập bắt bóng bằng 2 tay. Phát triển thể chất KẾ HOẠCH CÁC HOẠT ĐỘNGTRONG TUẦN Mục đích yêu cầu Mạnh dạn tự giới thiệu về bản thân. Biết thể hiện qua lời nói, qua sẳn phẫm tạo hình , những hiểu biết về đặc điễm sở thích của bản thân. Biết so sánh để thấy sự khác biệt của mình với bạn khác, về họ tên, giới tính, ngày sinh nhật, hình dáng bề ngoài, sở thích. Biết quan tâm, ứng xử phù hợp với mọi người. Tên hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ Cho trẻ tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định . Thể dục sáng Hô hấp : Thổi bóng bay. Tay : Hai tay đưa ngang, lên cao. Chân : Ngồi khuỵ gối. Bụng : Đứng nghiêng người sang 2 bên Bật : Bật tiến về phía trước. Trò chuyện Điểm danh Cô cùng trẻ dán các bức ảnh chân dung của trẻ trên giá , cùng trẻ quan sát trò chuyện để tìm hiểu các bức ảnh . Đây là ai chụp ở đâu? Bé mặt cái gì? Trông bé thế nào ? Trao đổi với phụ huynh về ngày sinh nhật, sở thích. Hoạt động có chủ đích Thể dục Đập bắt bóng bằng 2 tay. Tạo hình Vẽ chân dung của bé Âm nhạc Mừng sinh nhật Nghe hát : Cho con. Chơi: Đoán tên bạn hát. LQVT Trẻ nhận biết phía trên, dưới, trước, sau của bạn. MTXQ Trò chuyện với trẻ về bản thân Thơ Bé ơi Hoạt động ngoài trời Thứ hai -Dạo quanh sân trường, cho trẻ nói về thời tiết. - Vẽ chân dung của bé trên sân trường. - Chơi vận động: “ Đổi đồ chơi cho bạn”. Cách chơi: Chia trẻ thành 4 đội có số lượng bằng nhau. Mỗi con đường có 2 đội đứng đối diện nhau. Khi cô ra hiệu lệnh xuất phát thì 4 trẻ đứng đầu đi lần lượt trên con đường. Đến vạch giao trẻ phải đổi nhanh đồ chơi cho nhau. Sau đó chạy nhanh về chỗ đưa dồ chơi cho các bạn tiếp theo rồi xuống đứng ở cuối hàng, trò chơi tiếp tục cho đến hết đội. Thứ ba - Cho trẻ tham quan các khu vực trong trường. - Cho trẻ đứng thành vòng tròn hát và vận động: “ “Mừng sinh nhật” Thứ tư - Phân công, chia nhóm trẻ nhặt rác trong sân trường. - Trò chơi dân gian: “Thả đỉa ba ba”. Cách chơi: Chọn 1 trẻ thuộc lời ca vừa đi vừa đọc, cứ mỗi tiếng ai đập nhẹ tay vào vai bạn. Tiếng cuối cùng rơi vào ai người ấy sẽ làm “đỉa”. Khi chơi các con “đỉa” đứng ở giữa “sông”. Các trẻ khác đứng ngoài vạch kẻ tìm cách lộ qua sông sao cho các con đỉa không bắt được mình. Thứ năm - Thu nhặt lá dán hình bé trai bé gái. - Chơi vận động: “ Đổi đồ chơi cho bạn”. Thứ sáu - Tổ chức cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời. - Chơi đồ chơi. - Trò chơi dân gian: “ Thả đĩa ba ba”. Hoạt động góc Nội dung Yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành Xây dựng Xây nhà bé. - Trẻ dùng các khối gỗ, gạch, xốp để xây dựng ngôi nhà của trẻ. - Các vật liệu xây dựng như: gạch thẻ bằng xốp, cổng, hàng rào, đồ lắp ráp, cây xanh, hoa... - Cho trẻ tự nhận vai chơi, bầu ra 1 bạn làm đội trưởng, 1 bạn làm kỹ sư thiết kế, nhóm xây dựng. Trẻ cùng hợp tác với nhau để xây nên ngôi nhà, có lối đi vào nhà, có cổng, hàng rào, có bồn hoa, có cây xanh Phân vai Cửa hàng ăn uống - Khi chơi trẻ biết giao tiếp với nhau, hòa thuận trong khi chơi. Thể hiện sự hiểu biết của trẻ - Búp bê, chén, thìa, túi du lịch, nón mũ... - Trẻ tự nhận vai và chơi, thái độ quan hệ giữa sự giao tiếp giữa nhân viên bán hàng và người mua. Học tập Xem sách truyện về bản thân - Trẻ biết chọn lựa để ghép các giác quan phù hợp cắt và dán thành một album. Biết giới thiệu bản thân mình qua hình chụp. - Sưu tầm một số hình ảnh các giác quan từ trong họa báo.Kéo hồ dán.. Sách về bản thân bé. - Cô cho trẻ về góc học tập, sách ,cô gợi ý để trẻ tự giới thiệu bản thân trẻ cho bạn nghe. Cùng nhau hợp tác cắt dán để làm thành một album của lớp. Nghệ thuật Tô vẽ bạn cắt dán quần áo. Hát theo chủ điểm - Trẻ biết dùng các kỹ năng vẽ, xé, dán, nặn để làm ra bức tranh về bé, về bạn. Hát tự nhiên, đúng nhịp theo chủ đề. - Giấy màu, hồ dán, kéo, đất nặn, bảng con. Đàn gỗ, trống lắc, phách gõ. - Cô giao nhiệm vụ cho mỗi trẻ, cùng nhau làm ra sản phẩm như: Vẽ về bạn, tô màu ảnh của bạn để làm album. Nhóm hát, vận động với hình thức biểu diễn Thiên nhiên Chăm sóc tưới cây - Trẻ thích lao động, tưới cây, xới đất, chơi với cát, khi làm nhẹ nhàng, không làm vây bẩn áo, quần. - Dụng cụ làm vườn, nước tưới, cát, hòn sỏi. - Chăm sóc, tưới nước, lau lá ở góc thiên nhiên chơi với nước: chơi chìm nổi Vệ sinh Ăn trưa Ngủ trưa Ăn xế - Trẻ làm vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn. - Cô giáo giới thiệu các món ăn có chất dinh dưỡng cho trẻ. - Động viên trẻ ăn hết xuất của mình, khi ăn biết mời cô, mời bạn. - Cho trẻ ngủ trưa đủ giấc, phòng thoáng, mát, sạch sẽ, có đủ ánh sáng. - Giới thiệu món ăn xế và động viên trẻ ăn hết khẩu phần của mình Hoạt động chiều - Cô cùng trẻ vẽ quả tặng người thân. - Bình cờ. - Dạy hát: “ Mừng sinh nhật” - Bình cờ. Cô cho trẻ phân biệt phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của bạn. - Bình cờ. - Cô cho trẻ tự nói về bản thân mình gồm có mấy bộ phận và có bao nhiêu giác quan . - Bình cờ - Cô cùng trẻ đọc thơ “ Bé ơi”. - Tổ chức văn nghệ cuối tuần. - Nhận xét lớp trong tuần qua. Trả trẻ - Vệ sinh trẻ sạch sẽ, quần áo sạch sẽ, gọn gàng. - Chơi tự do, nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và bạn. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG “MỘT NGÀY TÍCH HỢP” Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009 Chủ đề nhánh : Tôi là ai Đón trẻ Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân. Thể dục buổi sáng - Hô hấp : Thổi bóng bay. Tay : Hai tay đưa ngang, lên cao. Chân : Ngồi khuỵ gối. Bụng : Đứng nghiêng người sang 2 bên Bật : Bật tiến về phía trước. Trò chuyện đầu giờ, điểm danh Cô cùng trẻ dán các bức ảnh chân dung của trẻ trên giá , cùng trẻ quan sát trò chuyện để tìm hiểu các bức ảnh . Đây là ai chụp ở đâu? Bé mặt cái gì? Trông bé thế nào ? Hoạt động ngoài trời Dạo quanh sân trường, cho trẻ nói về thời tiết. - Vẽ chân của của bé trên sân trường. - Chơi vận động: “ Đổi đồ chơi cho bạn”. Hoạt động có chủ đích: Hoạt động 1: Tdkn “Đập và bắt bóng bằng hai tay” I. Mục đích yêu cầu : Hình thành kỷ năng & củng cố kỷ năng đập bắt bóng bằng 2 tay . Phát triển tố chất vận động : sức khoẻ , nhanh nhẹn & kỷ năng định hướng . Giáo dục tính kiên trì, biết tập trung chú ý cao khi tập . II. Chuẩn bị môi trường hoạt động : Không gian tổ chức: Ngoài trời. Đồ dùng phương tiện: 10 quả bóng. III.Phương pháp: Thực hành, luyện tập. IV.Tiến trình tổ chức: Mở đầu hoạt động Hát “Tập đếm” Muốn cho đôi bàn tay và bàn chân luôn khoẻ mạnh chúng ta phải tập thể dục hằng ngày nhé! Hoạt động trọng tâm: Khởi động : Nào chúng ta cùng đi khom , kiểng gót , đi thương kết hợp tay đưa cao, dang ngang, đưa sau, trước . Trọng động: Bài tập phát triển chung . Tay : Đưa ngang lên cao. Chân : Ngồi xổm đứng lên liên tục. Bụng : Ngồi duổi chân, cúi gập người về phía trước. Bật : Bật tiến về phía trước. Vận động cơ bản : Với quả bóng trên tay đố lớp mình cô sẽ làm gì ? Cô làm mẫu và giải thích : Hai tay cầm bóng , chân đứng rộng bằng vai . 2 tay đập bóng mạnh xuống đất , khi bóng nẩy lên đón bóng bằng 2 tay , không ôm bóng vào người . Chọn 2 trẻ làm mẫu. Trẻ thực hiện: Cho từng nhóm thực hiện . Cô quan sát và sửa sai. Trò chơi : “Bắt chước tạo dáng” Cô làm 1 số điệu bộ , thao tác làm việc của các cô bác. Sau đó trẻ nghĩ ra 1 điệu bộ, thao tác nào đó, tự làm .Cả lớp bắt chước theo bạn . Hồi tỉnh : Trẻ đi nhẹ nhàng . Hoạt động 2: Tạo hình “ Vẽ chân dung của bé” I- Mục đích yêu cầu: Trẻ biết mô tả bằng các nét vẽ qua sự cảm nhận về bản thân của trẻ. Biết về giới tính của mình để giới thiệu và tặng tranh vẽ cho bạn. Giáo dục tính thẩm mỹ, kiên nhẫn hoàn thành sản phẩm. II.Chuẩn bị môi trường hoạt động : Không gian tổ chức: Trong lớp. Đồ dùng phương tiện: Vỡ tạo hình, bút màu.1 số chi tiết phụ cô đã cắt sẵn . III.Phương pháp: Thực hành, luyện tập. Tiến trình tổ chức: Mở đầu hoạt động Hát “Bạn có biết tên tôi” Lớp mình đã biết tên của các bạn trong lớp chưa mào? Các con hãy vẽ chân dung của mình để tặng các bạn mà mình thích nhất. Hoạt động trọng tâm: Cơ thể con người gồm có: Đầu, mình, chân, tay…Nhưng hôm nay chúng ta sẽ vẽ phần trên của cơ thể. Vậy phần trên của các con gồm có bộ phận nào? Vẽ như vậy gọi là vẽ chân dung. Quan sát đàm thoại tranh Cho trẻ xem tranh bạn gái. Cho trẻ nhận xét. Cô vẽ mẫu : Đầu, mình, sau đó vẽ cổ. Chúc các con vẽ tranh đẹp để tặng bạn nhé! Trẻ thực hiện: Cô bao quát lớp , gợi ý những trẻ vẽ còn yếu , dùng lời gợi ý tưởng cho trẻ, để trẻ thực hiện được tình cảm riêng của mình. Trưng bày sản phẩm Hoạt động góc Xây dựng : Xây nhà bé. Phân vai : Cửa hàng ăn uống Học tập : Xem sách truyện về bản thân Nghệ thuật : Tô vẽ bạn cắt dán quần áo. Hát theo chủ điểm Thiên nhiên : Chăm sóc tưới cây Vệ sinh Ăn trưa Ngủ trưa Ăn phụ Ăn chiều Trẻ tự làm vệ sinh, xếp hàng theo tổ không chen lấn. Rèn kỹ năng rửa tay, lau mặt,đánh răng. Trẻ có thói quen trước khi ăn mời cô và bạn. Khi ăn hết xuất, không làm rơi vãi, không nói chuyện trong khi ăn... Hoạt động chiều Cô cùng trẻ ra sân vẽ chân dung của mình. Bình cờ. Nhận xét đánh giá 1 số trẻ chưa ngoan ( Nhân, Hương, Vũ, Trí, Thơ, Nam, Thắng, Thảo, Duy). Vệ sinh trả trẻ Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2009 Đón trẻ Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân. Thể dục buổi sáng - Hô hấp : Thổi bóng bay. Tay : Hai tay đưa ngang, lên cao. Chân : Ngồi khuỵ gối. Bụng : Đứng nghiêng người sang 2 bên Bật : Bật tiến về phía trước. Trò chuyện đầu giờ, điểm danh Cô cùng trẻ dán các bức ảnh chân dung của trẻ trên giá , cùng trẻ quan sát trò chuyện để tìm hiểu các bức ảnh . Đây là ai chụp ở đâu? Bé mặt cái gì? Trông bé thế nào ? Hoạt động ngoài trời Cho trẻ tham quan các khu vực trong trường. Cho trẻ đứng thành vòng tròn hát và vận động: “ “Mừng sinh nhật”. Hoạt động có chủ đích: Hoạt động : Âm nhạc “Mừng sinh nhật” I- Mục đích yêu cầu: Trẻ hát thuộc đúng nhịp, đúng giai điệu bài hát “ Mừng sinh nhật” Trẻ hiểu nội dung và cảm nhận giai điệu bài hát “ Cho con”. Trẻ tích cực tham gia các hoạt động “ đoán tên bài hát”. Vận động theo nhịp phách, minh hoạ, lắc lư người. II. Chuẩn bị môi trường hoạt động : Không gian tổ chức: Trong lớp. Đồ dùng phương tiện: Tranh minh hoạ. Phách tre , trống lắc . III.Phương pháp: Thực hành, luyện tập. IV.Tiến trình tổ chức: Mở đầu hoạt động: Đọc thơ “ Cô bé”. Trong bài thơ nói về ai? Mẹ tổ chức sinh nhật cho bê để làm gì? Con cảm thấy ngày sinh nhật của mình như thế nào? Con có thấy mình lớn lên không? Cả nhà hát bài gì để tặng con? Ngày các con chào đời được tượng trưng bằng khúc ca, bằng đoá hoa. Nào chúng ta cùng hát “ mừng sinh nhật”. Hoạt động trọng tâm: Dạy hát Cô trẻ cùng hát 2-3 lần . Tổ 1 hát, tổ 2 gỗ phách, tổ 3 vỗ tay theo nhịp.Nhóm bạn gái hát, nhóm bạn trai gõ phách. Cá nhân trình bày ca khúc, kết hợp tìm bạn thân. Đọc thơ “Cô dạy”. Nghe hát : “Cho con” . Hằng ngày ai chăm sóc dạy dỗ các con? Ba là cánh chim, mẹ là cành hoa luôn luôn che chở cho các con. Sau này các con sẽ làm gì để đền đáp công ơn đó? Bài hát “Cho con” của tác giả Trọng Cầu sẽ giúp cho các con hiểu rõ điều đó. Cô thể hiện bài hát. Lần 2 kết hợp múa minh hoạ.Lần 3 mở máy, cô và trẻ cùng minh hoạ. Trò chơi: “Nhận hình đoán tên bài hát”. Cô chuẩn bị tranh các bài hát , treo tranh nào trẻ sẽ hát về đề tài của tranh đó. Kết thúc : Hát “Mừng sinh nhật” Hoạt động chuyển tiếp : Chơi nhẹ nhàng Hoạt động góc Xây dựng : Xây nhà bé. Phân vai : Cửa hàng ăn uống Học tập : Xem sách truyện về bản thân Nghệ thuật : Tô vẽ bạn cắt dán quần áo. Hát theo chủ điểm Thiên nhiên : Chăm sóc tưới cây Vệ sinh Ăn trưa Ngủ trưa Ăn phụ Ăn chiều Trẻ tự làm vệ sinh, xếp hàng theo tổ không chen lấn. Rèn kỹ năng rửa tay, lau mặt,đánh răng. Trẻ có thói quen trước khi ăn mời cô và bạn. Khi ăn hết xuất, không làm rơi vãi, không nói chuyện trong khi ăn... Hoạt động chiều Cô cùng trẻ ra sân hát múa bài “ Mừng sinh nhật”. Bình cờ. Nhận xét đánh giá 1 số trẻ chưa ngoan ( Nhân, Vũ, Trí, Thơ, Nam, Thắng, Thảo, Duy). Vệ sinh trả trẻ Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2009 Đón trẻ Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân. Thể dục buổi sáng - Hô hấp : Thổi bóng bay. Tay : Hai tay đưa ngang, lên cao. Chân : Ngồi khuỵ gối. Bụng : Đứng nghiêng người sang 2 bên Bật : Bật tiến về phía trước. Trò chuyện đầu giờ, điểm danh Cô cùng trẻ dán các bức ảnh chân dung của trẻ trên giá , cùng trẻ quan sát trò chuyện để tìm hiểu các bức ảnh . Đây là ai chụp ở đâu? Bé mặt cái gì? Trông bé thế nào ? Hoạt động ngoài trời Phân công, chia nhóm trẻ nhặt rác trong sân trường. Trò chơi dân gian: “ Thả đĩa ba ba”. Hoạt động có chủ đích: Hoạt động : Toán “Trẻ nhận biệt phía trên - phía dưới phía trước- phía sau của bạn khác” I- Mục đích yêu cầu: Trẻ nhận biết và xác định được vị trí phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới của bạn. Cũng cố kỹ năng định hướng trong không gian. Trẻ sử dụng đúng thuật ngữ toán học khi diễn đạt được phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng. Giúp trẻ khả năng phán đoán, suy luận, quan sát. Giáo dục trẻ tự tin và tham gia vào tập thể, biết chia sẽ cùng bạn. II.Chuẩn bị môi trường hoạt động : Không gian tổ chức: Trong lớp. Đồ dùng phương tiện: Mỗi trẻ 1 con chuồn chuồn, 1 con bướm. Tranh vẽ vị trí các đồ dùng ăn uống. 1 số đồ chơi : Cặp, mũ, dép. III.Phương pháp: Thực hành, luyện tập. IV.Tiến trình tổ chức: Mở đầu hoạt động: “ Khiêu vũ”. Cho trẻ đứng từng đôi. Lần 1 : Cho trẻ đứng đấu lưng vào nhau, nắm tay từng đôi 1, cả 2 cùng chuyển động. Các con hãy bước về phía trước 3 bước. Các con hãy bước về phía sau 4 bước. Các con có nhận xét gì khi các con bước về phía trước và bước về phía sau không? Tại sao vậy? Có cách nào để 2 bạn cùng bước được? Lần 2 : 2 trẻ đứng cùng hướng. Cô yêu cầu : Bước về phía trước 5 bước. Bước về phía sau 6 bước. Tại sao lần này các con không bị té? Khi các con bước thấy thế nào? Hoạt động trọng tâm: Kể chuyện theo tranh Yêu cầu : Nhìn tranh và kể đúng các vị trí thức ăn quanh bé. Chia 4 nhóm, mỗi nhóm đại diện lên bốc thăm, sau đó về thảo luận và lên thuyết trình theo tranh. Lần lượt từng nhóm kể. Chơi: “Tìm củ cải”. Theo trò chơi HuyGô trên ti vi . Yêu cầu : Đi theo sơ đồ để tìm củ cải trắng. Ví dụ : Bạn H từ điểm xuất phát X đi thẳng đến ngôi nhà bạn L rồi bước sang phải có con gà. Đi thẳng tiếp và đi về phía sau con chó, sẽ thấy 1 cái giỏ và lấy củ cải trắng về. Kết thúc : Đọc thơ “ cái lưỡi” Hoạt động chuyển tiếp : Chơi nhẹ nhàng Hoạt động góc Xây dựng : Xây nhà bé. Phân vai : Cửa hàng ăn uống Học tập : Xem sách truyện về bản thân Nghệ thuật : Tô vẽ bạn cắt dán quần áo. Hát theo chủ điểm Thiên nhiên : Chăm sóc tưới cây Vệ sinh Ăn trưa Ngủ trưa Ăn phụ Ăn chiều Trẻ tự làm vệ sinh, xếp hàng theo tổ không chen lấn. Rèn kỹ năng rửa tay, lau mặt,đánh răng. Trẻ có thói quen trước khi ăn mời cô và bạn. Khi ăn hết xuất, không làm rơi vãi, không nói chuyện trong khi ăn... Hoạt động chiều Cô cùng trẻ nhận biệt phía trên - phía dưới - phía trước- phía sau của bạn khác Bình cờ. Nhận xét đánh giá 1 số trẻ chưa ngoan ( Nhân, Hương, Vũ, Trí, Thơ, Nam, Thắng, Thảo, Duy). Vệ sinh trả trẻ Thứ năm ngày 1 tháng 10 năm 2009 Đón trẻ Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân. Thể dục buổi sáng - Hô hấp : Thổi bóng bay. Tay : Hai tay đưa ngang, lên cao. Chân : Ngồi khuỵ gối. Bụng : Đứng nghiêng người sang 2 bên Bật : Bật tiến về phía trước. Trò chuyện đầu giờ, điểm danh Cô cùng trẻ dán các bức ảnh chân dung của trẻ trên giá , cùng trẻ quan sát trò chuyện để tìm hiểu các bức ảnh . Đây là ai chụp ở đâu? Bé mặt cái gì? Trông bé thế nào ? Hoạt động ngoài trời Thu nhặt lá dán hình bé trai bé gái. Chơi vận động: “ Đổi đồ chơi cho bạn”. Hoạt động có chủ đích: Hoạt động : Thmtxq “Trò chuyện với trẻ về bản thân” I- Mục đích yêu cầu: Trẻ có hiểu biết về bản thân qua 1 số đặc điểm cá nhân : Họ, tên, tuổi, giới tính, sở thích. Biết thực hiện 1 số hành vi văn minh, lịch sự trong giao tiếp, sinh hoạt. Rèn kỹ năng diễn đạt lời nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu. Giáo dục trẻ biết tự hào về bản thân, yêu quí bạn bè trong lớp. II. Chuẩn bị môi trường hoạt động : Không gian tổ chức: Trong lớp. Đồ dùng phương tiện: 1 cái gương soi lớn, bút màu, vỡ tạo hình. III.Phương pháp: Thực hành, luyện tập. IV.Tiến trình tổ chức: Mở đầu hoạt động: Hát “ Cháu lên ba”. Năm nay các con được bao nhiêu tuổi rồi? Trong lớp chúng ta có bao nhiêu bạn? Các bạn chơi với nhau như thế nào? Ở nhà bố mẹ thường hay tổ chức sinh nhật cho các con không? Hôm nay có 1 vị khách đến thăm lớp mình, các con cùng đoán xem nào? Cô cho búp bê ra chào. Hoạt động trọng tâm: Búp bê muốn làm quen với lớp chúng mình, các con hãy tự giới thiệu về mình nào? Trẻ nói được tên của mình, bao nhiêu tuổi, sở thích. Cho trẻ soi gương quan sát, nhận xét về hình dáng, vẻ bề ngoài ( cao thấp, béo gầy, da trắng hay da đen, tóc dài hay ngắn) của mình và của bạn khác. So sánh trẻ và bạn xem ai cao, ai thấp. Luyện tập : Tổ chức mừng sinh nhật. Trẻ lên tự giới thiệu về ngày sinh nhật của mình. Trong ngày sinh nhật tổ chức có những gì? Ai đứng ra tổ chức cho các con? Các con có thích tổ chức buổi sinh nhật cho mình không? Hát “Mừng sinh nhật”. Tặng quà và chúc mừng nhau. Cô nhấn mạnh : Sinh nhật làkỷ niệm ngày mà mẹ sinh các con ra đời, khi các con ra đời được bố mẹ, ông bà, anh chị trong nhà đều yêu mến, vậy các con đối với bố mẹ rất quan trọng và có ý nghĩa. Vì vậy các con phải biết tự hào về bản thân mình. Tô màu , vẽ tóc theo ý thích. Kết thúc : Hát “Cả nhà thương nhau”. Hoạt động chuyển tiếp : Chơi nhẹ nhàng Hoạt động góc Xây dựng : Xây nhà bé. Phân vai : Cửa hàng ăn uống Học tập : Xem sách truyện về bản thân Nghệ thuật : Tô vẽ bạn cắt dán quần áo. Hát theo chủ điểm Thiên nhiên : Chăm sóc tưới cây Vệ sinh Ăn trưa Ngủ trưa Ăn phụ Ăn chiều Trẻ tự làm

File đính kèm:

  • docChu de ban than(1).doc