1- Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh
2-Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát có mục đích: “Quan sát thời tiết”
- Trò chơi vận động : Dung dăng, dung dẻ.
-Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ.
I. YÊU CẦU :
-Trẻ nhận biết và tập nói được: Thời tiết hôm nay mưa hay nắng? Mưa thì bầu trời làm sao? Nắng thì bầu trời làm sao?
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi: Dung dăng, dung dẻ.
-Trẻ nghe lời cô giáo khi dạo chơi tự do ngoài trời.
II. CHUẨN BỊ ;
-Đầu tóc quần áo, giày dép cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ .
- Sân tập thoáng mát .
III. HƯỚNG DẪN :
a- quan sát có mục đích: Quan sát thời tiết
Cô dẫn trẻ xuống sân đố trẻ : “Đố bạn nào biết trời hôm nay mưa hay nắng ?” “Mưa thì bầu trời làm sao?” “Nắng thì bầu trời làm sao?” “Tại sao biết là trời nắng? “ mưa”?” Giáo dục trẻ không ra ngoài trời khi trời mưa và nắng to
b- Trò chơi vận động : Dung dăng, dung dẻ.
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7240 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề: Công việc của cô, bác trong trường bé học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề : Công việc của cô, bác trong trường bé học
TUẦN 3
Thứ hai ngày 16 tháng 09 năm 2013
Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh
2-Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát có mục đích: “Quan sát thời tiết”
- Trò chơi vận động : Dung dăng, dung dẻ.
-Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ.
I. YÊU CẦU :
-Trẻ nhận biết và tập nói được: Thời tiết hôm nay mưa hay nắng? Mưa thì bầu trời làm sao? Nắng thì bầu trời làm sao?…
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi: Dung dăng, dung dẻ.
-Trẻ nghe lời cô giáo khi dạo chơi tự do ngoài trời.
II. CHUẨN BỊ ;
-Đầu tóc quần áo, giày dép cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ .
- Sân tập thoáng mát .
III. HƯỚNG DẪN :
a- quan sát có mục đích: Quan sát thời tiết
Cô dẫn trẻ xuống sân đố trẻ : “Đố bạn nào biết trời hôm nay mưa hay nắng ?” “Mưa thì bầu trời làm sao?” “Nắng thì bầu trời làm sao?” “Tại sao biết là trời nắng? “ mưa”?”…Giáo dục trẻ không ra ngoài trời khi trời mưa và nắng to…
b- Trò chơi vận động : Dung dăng, dung dẻ.
Cách chơi:
- Cô cùng trẻ nắm tay nhau đi hàng ngang ở sân trường, vừa đi vừa hát và bước đều theo Lời bài hát: Dung dăng, dung dẻ
Dẫn trẻ đi chơi
Đến cổng nhà trời,
Lạy cậu, lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Xì xà, xì xụp
Ngồi thụp xuống đây.
Cô và trẻ ngồi xuống. Trò chơi cứ thế tiếp tục… ( Cho trẻ chơi vài lần)
c- Trẻ chơi tự do .
- Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ .
3-Hoạt động chung :
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG: TAY EM
VẬN ĐỘNG CƠ BẢN: BÒ TRONG ĐƯỜNG HẸP
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG : DUNG DĂNG DUNG DẺ
I. YÊU CẦU :
*Kiến thức:
-Trẻ tập theo cô các động tác của bài Tay em.
-Trẻ bò trong đường hẹp 40cm, không chạm vạch.
- Trẻ biết kết hợp cùng cô, bạn chơi trò chơi “Dung dăng dung dẻ”.
*Kỹ năng:
-Rèn luyện kỹ năng bò thấp trong đường hẹp, thẳng đầu, mắt nhìn thẳng, chân, tay phối hợp nhịp nhàng không chạm vạch.
*Thái độ:
-Trẻ chú ý tập bài tập “Tay em” theo cô.
-Trẻ đi lên khi nghe cô gọi tên và nhẹ nhàng bò trong đường hẹp không chạm vạch.
-Trẻ nắm chặt tay bạn, hứng thú khi chơi trò chơi: “Dung dăng, dung dẻ”
II- CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
-Vạch mức, phấn viết.
* Nội dung tích hợp :
- Môi trường xung quanh : Trò chuyện về :Các bác các cô trong trường mầm non …
- Giáo dục âm nhạc : hát bài “Cháu đi mẫu giáo”
III- HƯỚNG DẪN :
* Ổn định : Hát bài : Cháu đi mẫu giáo .
* Trò chuyện với trẻ về các bác các cô trong trường mầm non ..
Hoạt động 1: Khởi động :
-Trẻ làm các động tác khởi động : Đi bình thường -chạy – chạy nhanh dần –nhanh –chậm dần –đứng lại thành vòng tròn.
Hoạt động 2 : Trọng động
A - BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG :TAY EM
-Động tác 1: Hô hấp :
*Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay thả xuôi:
1- Giơ tay thẳng lên cao trên đầu và hít vào thật sâu và từ từ thở ra.
2-Về tư thế chuẩn bị.
“Tập 2 lần”
-Động tác 2: Tay
*Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên tay giấu sau lưng.
1- Tay đẹp đâu? Trẻ đưa tay ra phía trước và nói “đây rồi”
2- “Mất rồi” Đưa tay ra sau lưng.
“Tập 2 lần”
-Động tác 3: cổ, vai.Đồng hồ tích tắc.
*Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay để lên tai( Cầm vành tai). Cô nói “Đồng hồ tích tắc” Trẻ làm động tác nghiêng về hai phía phải trái.
“ Tập mỗi phía hai lần.”
-Động tác 4: Hái hoa
-Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay thả xuôi:
1-Ngồi xuống “Hái hoa”( Tay vờ hái hoa).
2-Đứng lên.
Cho trẻ đi quanh sân một vài vòng.
“ Tập 4 lần”
B –VẬN ĐỘNG CƠ BẢN : BÒ TRONG ĐƯỜNG HẸP
“Chiều rộng đường hẹp là 40cm”
Trẻ chuyển đội hình làm hai hàng dọc.
- Cô giới thiệu tên bài vận động. Cô yêu cầu cả lớp nhắc lại tên bài.
-Cô vận động mẫu:
+ lần 1: Cô vận động mẫu trọn vẹn các động tác, xong về chỗ của mình. (không phân tích động tác).
+Lần 2: Cô phân tích động tác: Tư thế chuẩn bị: Cô ở tư thế bò thấp, tay áp xuống sàn nhà ngón tay khép lại duỗi thẳng, áp xuống sàn nhà ngay sát vạch chuẩn.Khi có hiệu lệnh cô đưa bàn tay phải lên,đồng thời đưa chân trái lên, tiếp đưa bàn tay trái thì cô đưa chân phải lên. Cứ bò thấp tiếp tục tay nọ chân kia, đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng, không chạm vạch. Bò tới đích đứng lên đi sau lưng trẻ về chỗ của mình.
-Mời lần lượt 2 trẻ một lên bò.
-Mời lần lượt từng cá nhân trẻ lên bò. Trẻ bò chưa đạt “Cô sửa sai cho trẻ ,khuyến khích trẻ bò cho đúng và nói :Bò trong đường hẹp”.
-Hỏi trẻ tên bài vận động?.
C- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG : DUNG DĂNG DUNG DẺ
- Cô gợi ý trẻ nhắc lại tên trò chơi .Cô nhắc lại cách chơi ,luật chơi, và chơi chung với trẻ vài lượt.
- Hoạt động 3 : Hồi tĩnh :
- Trẻ nhẹ nhàng trong phòng tập khoảng 1 phút
* Kết thúc : Trẻ đi nghỉ đi vệ sinh ,uống nước .Chuyển hoạt động .
4- Hoạt động góc :
I –Yêu cầu :
- Trẻ tập làm cô cấp dưỡng, nấu ăn theo sự hướng dẫn của cô.
- Cô hướng dẫn trẻ dùng các khối gỗ để xếp trường học.
- Trẻ xem tranh và lô tô các cô các bác trong trường mầm non. Cô chỉ và gợi ý để trẻ nói tên các cô, các bác trong trường…
- Trẻ giữ mép bảng bằng tay trái biết lăn đất, nhồi đất, nặn đôi đũa theo sự hướng dẫn của cô.
II - Chuẩn bị :
-Đồ chơi phỏng theo mô hình đồ dùng trong nhà bếp: Bếp ga, xoong, nồi, chén, muỗng...
- Các khối gỗ đủ cho trẻ xếp .
- Tranh, ảnh, lô tô vẽ các cô, các bác trong trường mầm non.
- Đất nặn, bảng con đủ cho trẻ nặn.
III –Hướng dẫn :
- Góc phân vai: Cô cấp dưỡng.
- Góc xây dựng : xếp trường học.
- Góc học tập: Xem tranh, ảnh các cô, các bác trong trường mầm non.
- Góc nghệ thuật: Nặn đôi đũa.
*Kết thúc : Cho trẻ tham quan góc khác .
5 - Vệ sinh – Ăn trưa
6- Ngủ trưa .
7 - Vệ sinh – quà xế .
8- Sinh hoạt chiều :
Ôn bài cũ: Hát bài: Cô và mẹ.
-Làm quen bài mới: Thơ :Giờ ăn.
-Giáo dục trẻ đi học ngoan, không khóc nhè.
a, Yêu cầu:
-Trẻ hát được bài hát cũ: Cô và mẹ.
-Trẻ nghe cô đọc thơ bài :Giờ ăn”.
-Trẻ biết khóc nhè là xấu.
b, Chuẩn bị:
-Xúc sắc, phách tre… đủ cho trẻ hoạt động.
-Tranh minh họa cho bài thơ “Giờ ăn”.
-Tranh để cô giáo minh họa cho trẻ biết bạn khóc nhè là rất xấu.
c, Hướng dẫn:
-Cô gợi ý trẻ nhớ tên bài. Cho trẻ hát vài lần.
-Cô giới thiệu tên bài thơ, đọc cho trẻ nghe vài lần có hình ảnh minh họa. Giáo dục trẻ đến giờ ăn phải ngồi vào bàn ăn cơm…
-Cho trẻ quan sát tranh nói về các hoạt động vui chơi của trẻ. Đặt câu hỏi trẻ trả lời về nội dung bức tranh: VD “Ai đây?” “Bạn đang làm gì?” “ Ai đang dẫn bé đi dạo chơi?”…“và hỏi trẻ nói tên trường, tên lớp, tên cô giáo…Giáo dục trẻ phải ngoan, đi học không khóc nhè…
9. TRẢ TRẺ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 17 tháng 09 năm 2013
Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh
2-Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát cô tạp vụ đang lau nhà.
- Trò chơi vận động :Bóng tròn to.
-Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ.
I. YÊU CẦU :
-Trẻ nói đúng tên? Công việc của cô tạp vụ đang làm?
-Kết hợp cùng cô cùng bạn chơi trò chơi :Bóng tròn to.
-Trẻ chơi tự do không chạy, nhảy la hét, không tranh giành đồ chơi với bạn.
II . CHUẨN BỊ ;
-Đầu tóc, quần áo cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ .
- Sân tập thoáng mát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
III. HƯỚNG DẪN :
a- quan sát có mục đích :Quan sát cô tạp vụ đang lau nhà.
- Cô dẫn trẻ xuống sân đố trẻ : “Đố bạn nào biết đây là ai?” “Đang làm gì?” “Cô lau nhà sạch cho ai?”… Giáo dục trẻ: Cô tạp vụ rất vất vả, phải quét dọn lau trường lớp.khi xuống sân chơi nhớ giữ vệ sinh sân trường sạch sẽ, rác bỏ vào thùng rác, tiêu tiểu đúng nơi qui định…
b- Trò chơi vận động :Bóng tròn to.
- Cô nhắc tên trò chơi, luật chơi – Luyện tập cho trẻ chơi được thành thạo.
c- Trẻ chơi tự do .
-Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ .
3- Hoạt động chung :
THƠ
GIỜ ĂN
I YÊU CẦU :
*Kiến thức:
-Trẻ nói tên bài thơ,đọc thơ theo yêu cầu của cô.Tập cho trẻ đọc thơ to, rõ ràng.
-Rèn ngôn ngữ trẻ nói rõ ràng, mạch lạc.
*Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nghe và nói cho trẻ.
*Thái độ:
-Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ. Đọc theo cô.
-Trẻ mạnh dạn đứng lên khi nghe cô gọi tên và tập trả lời câu hỏi của cô.
II.CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
- Bài giảng điện tử
- Tranh minh họa giờ ăn của bé .
* Nội dung tích hợp :
- Môi trường xung quanh : Trò chuyện về :Các cô các bác trong trường mầm non …
- Giáo dục âm nhạc : hát bài “ Trường của chúng cháu là trường mầm non”.
III.HƯỚNG DẪN:
* Ổn định : Hát bài : Trường của chúng cháu là trường mầm non.
* Trò chuyện với trẻ về các cô các bác trong trường mầm non ..
Hoạt động 1: Cô đọc thơ cho trẻ nghe.
-Cô nói tên bài thơ. Cô đọc diễn cảm bài thơ Giờ ăn cho trẻ nghe vài lượt.
-Hoạt động 2 : đàm thoại .
“ Cô vừa đọc bài thơ nói về giờ gì?”
“ Đến giờ ăn cơm ngồi vào đâu?”
“ Khi ăn cơm dùng gì để xúc ăn?”
“ Khi xúc ăn phải xúc làm sao?”
“Khi ăn chớ có làm sao?”
“ Xúc vội vàng thì cơm sẽ thế nào?”
- Cô mời lần lượt các trẻ trả lời . “Yêu cầu trẻ nói được tên bài thơ và trẻ trả lời các câu hỏi theo nội dung bài thơ”.Tập cho trẻ nói rõ ràng, mạch, tròn câu, đủ ý.
-Hoạt động 3 : Trẻ đọc thơ
-Mời lớp đọc thơ cùng cô 2 lần.
-Cô mời từng nhóm 3-4 trẻ lên đọc thơ.
- Mời lần lượt từng trẻ lên đọc thơ. “ Cô sửa khi trẻ đọc thơ sai, luyện tập nói cho những trẻ nói ngọng, đớt, tập cho trẻ nói đúng rõ ràng, rành mạch, tròn câu, đủ ý.”
- Mời lớp đọc thơ lại lần nữa.
- Hỏi trẻ tên bài thơ ?
-Giáo dục trẻ khi ăn phải gọn gàng…
* Kết thúc : Trẻ chơi trò chơi bóng tròn to vài lượt. Trẻ nghỉ đi vệ sinh, uống nước..Chuyển hoạt động.
4.Hoạt động góc :
Yêu cầu :
- Trẻ tập làm cô cấp dưỡng, sắp xếp xoong nồi gọn gàng, nấu ăn theo sự hướng dẫn của cô.
- Trẻ biết cầm khối gỗ vuông để bên dưới ngay ngắn, khối hình tam giác để lên trên thành hình tương tự ngôi nhà, giả làm trường học.
- Trẻ giở sách hoặc tranh nhẹ nhàng, không làm rách tranh hoặc sách. Trẻ có thể nói đúng tên các cô các bác trong trường mầm non.
- Trẻ giữ mép bảng bằng tay trái biết lăn đất, nhồi đất, nặn đôi đũa theo sự hướng dẫn của cô.
Kết thúc : Cho trẻ tham quan góc khác .
5 - Vệ sinh – Ăn trưa
6- Ngủ trưa .
7 - Vệ sinh – quà xế .
8- Sinh hoạt chiều :
-Giáo dục trẻ sử dụng, tiết kiệm điện hiệu quả.
-Ôn đọc thơ: Giờ ăn.
.Chuẩn bị:
-Tranh vẽ về các bạn đang sử dụng nước máy…
Hướng dẫn:
-Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ về các bạn đang sử dụng nước. Giáo dục trẻ khi sử dụng nước sử dụng vừa đủ xong vặn chặt vòi nước không cho nước chảy ra, tránh lãng phí…
-Cho trẻ đọc thơ Giờ ăn cùng cô vài lượt.
9 - Trả trẻ .
_____________________________________________________________
Thứ tư ngày 18 tháng 09 năm 2013
Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh .
Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát bác bảo vệ đang gác cổng.
- Trò chơi vận động : Dung dăng dung dẻ.
-Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ.
I.YÊU CẦU :
-Trẻ nhận biết và tập nói được tên của bác bảo vê?. Công việc của bác làm?
-Kết hợp cùng cô cùng bạn chơi trò chơi : Dung dăng dung dẻ.
-Khi trẻ dạo chơi tự do trẻ nghe lời cô không chạy ra ngoài cổng, không tranh giành đồ chơi với bạn…
II.CHUẨN BỊ ;
-Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ .
- Sân tập thoáng mát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
III. HƯỚNG DẪN :
a - quan sát có mục đích :Qua sát bác bảo vệ.
-Cô dẫn trẻ đến địa điểm cần quan sát :đố trẻ “Đây là ai?” “Bác bảo vệ làm gì?”
-Giáo dục trẻ phải biết kính trọng, lễ phép chào hỏi các bác các cô…
b- Trò chơi vận động :Bóng tròn to.
- Cô nhắc tên trò chơi ,luật chơi – Luyện tập cho trẻ chơi được thành thạo
c -Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ
3-Hoạt động chung :
HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT
QUAN SÁT XEM TRANH VỀ CÔNG VIỆC CỦA CÔ CẤP DƯỠNG, BÁC BẢO VỆ
I YÊU CẦU :
*Kiến thức:
-Trẻ nhận biết và nói tên và công việc của cô cấp dưỡng, bác bảo vệ. Trẻ trả lời được một số câu hỏi theo yêu cầu của cô…
*Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, nghe, luyện ngôn ngữ cho trẻ nói rõ ràng.
*Thái độ:
-Trẻ chú ý nghe cô hướng dẫn.
-Trẻ vui vẻ đi lên khi nghe cô gọi tên và trả lời câu hỏi của cô.
II .CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
-Bài giảng điện tử. Hoặc Tranh vẽ hình ảnh công việc của cô cấp dưỡng và bác bảo vệ.
*Nội dung tích hợp :
- Giáo dục lễ giáo: Giáo dục trẻ yêu quí, kính trọng các cô, các bác trong trường mầm non…
- Văn học : thơ :Giờ ăn.Chào
III. HƯỚNG DẪN :
* Ổn định: Đọc thơ: Chào
*Trò chuyện với trẻ về công việc của các cô các bác trong trường mầm non…
Hoạt động 1: Quan sát xem tranh ảnh và nhận biết tập nói về công việc của cô cấp dưỡng, bác bảo vệ. “Cô mở máy tính, màn hình rộng cho trẻ quan sát tranh”
-Cô có rất nhiều tranh vẽ rất đẹp các con nhìn kỹ và xem trong tranh là ai? Đang làm gì nhé!.
-Cô lần lượt đưa từng tranh ra: Mời từng trẻ lên nhận biết và tập nói.
Yêu cầu trẻ chỉ và nói đúng đó là bác gì? Đang làm gì?Trẻ nào cũng được nhận biết và tập nói. “Cô yêu cầu trẻ nói rõ ràng rành mạch, tròn câu đủ ý.”
-Giáo dục trẻ lễ phép ,kính trọng các bác các cô trong trường mầm non …
Hoạt động 2: Tìm nhanh theo yêu cầu
-Trẻ lấy rổ tranh để trước mặt: Cô yêu cầu trẻ tìm đúng tranh theo yêu cầu của cô, giơ lên, nói đúng tên của người trong tranh VD “ bác cấp dưỡng hoặc bác bảo vệ”, để xuống theo hiệu lệnh.
* Đọc thơ: Giờ ăn.Chuyển hoạt động .
Hoạt động 3 : Nặn đôi đũa tặng cô.
Quan sát vật mẫu :
- Cô cho tất cả trẻ đều được quan sát vật mẫu .
Cô và trẻ thực hiện
-Cô đặt bảng trên bàn trước mặt cô, lấy viên đất bỏ vào giữa bảng. Tay trái cô giữ mép bảng, tay phải cô xòe ra áp lòng bàn tay vào viên đất dùng kỹ năng lăn dọc để nặn đất thành hình giống chiếc đũa, cô nặn tiếp chiếc đũa nữa và cho tất cả trẻ đều được quan sát.Trẻ nhìn cô nặn mẫu và thực hiện theo cô.
“Nếu trẻ làm chưa đúng cô động viên và gợi ý hướng dẫn trẻ,”.Cô đặt các câu hỏi:Các con nặn cái gì ? Để làm gì?Trẻ nặn xong yêu cầu trẻ trưng lên kệ.
- Cô khen trẻ nào làm tốt –Động viên những trẻ chưa hoàn thành lần sau làm tốt hơn.
* Kết thúc : trẻ đi vệ sinh, rửa tay, uống nước. “ khoảng 15 phút”
4 – Hoạt động góc :
Yêu cầu :
- Trẻ tập làm cô cấp dưỡng, sắp xếp xoong nồi gọn gàng, nấu ăn, múc thức ăn ra cho em bé…
- Trẻ biết cầm khối gỗ vuông để bên dưới ngay ngắn, khối hình tam giác để lên trên thành hình tương tự ngôi nhà, trẻ xếp nhiều nhà cạnh nhau giả làm trường học.Cô gợi ý trẻ xếp cổng trường để đi vào trường…
- Trẻ giở sách hoặc tranh nhẹ nhàng, không làm rách tranh hoặc sách. Trẻ nói đúng tên ? Công việc của các cô các bác trong trường mầm non.
- Trẻ giữ mép bảng bằng tay trái biết lăn đất, nhồi đất, nặn đôi đũa đều hơn, bóng hơn.
Kết thúc : Cho trẻ tham quan góc khác .
Vệ sinh – Ăn trưa .
Ngủ trưa .
Vệ sinh - Quà xế .
Sinh hoạt chiều: Làm quen bài mới: Hát bài “Nu na nu nống”.
-Tập hát và vỗ tay theo lời bài hát: “Nu na nu nống”.
-Yêu cầu: Trẻ hát và vỗ tay nhịp nhàng theo lời bài hát cùng cô.
-Chuẩn bị: Đàn hoặc nhạc bài hát đã thâu sẵn vào đĩa.
-Hướng dẫn:Cô đàn trẻ đoán tên bài hát?
Cô hát và vỗ tay mẫu cho trẻ quan sát.
Mời lớp hát kết hợp vỗ tay.
Mời từng nhóm nhỏ hát kết hợp vỗ tay.
Mời từng cá nhân trẻ lên thực hiện.
Mời cả lớp thực hiện lại lần nữa.
Hỏi trẻ tên bài hát?
Giáo dục trẻ: Thương, yêu mẹ. Khi mẹ bế hoặc dắt đi học đến trường phải chào cô…
Trả trẻ
Thứ năm ngày 19 tháng 09 năm 2013
Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh
2-Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát bác bảo vệ đang trồng cây, tưới cây.
- Trò chơi vận động : Dung dăng dung dẻ.
I. YÊU CẦU :
-Trẻ nhận biết và tập nói được tên? Công việc của bác bảo vệ ? Trẻ kính trọng lễ phép với bác bảo vệ.
- Trẻ nắm tay bạn đi chơi cùng cô..
-Trẻ nghe lời cô khi chơi tự do không chạy lung tung và tranh giành đồ chơi với bạn…
II. CHUẨN BỊ ;
-Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ .
- Sân tập thoáng mát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
III. HƯỚNG DẪN :
a- quan sát có mục đích: .
-Cô dẫn trẻ đến gần chỗ bác bảo vệ đang trồng và chăm sóc cây và đố trẻ: “Đây là ai?” “ Đang làm gì?” Giáo dục trẻ: Bác bảo vệ đang chăm sóc cây để cây cho ta bóng mát. Các con không bẻ cành, ngắt hoa và giẫm đạp lên bồn hoa cây cảnh ở sân trường....
b- Trò chơi vận động : Dung dăng dung dẻ.
- Cô nhắc tên trò chơi vận động. Cô cùng trẻ vận động đi 1-2 vài vòng.
c- Trẻ chơi tự do .
Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ .
3- Hoạt động chung
GIÁO DỤC ÂM NHẠC :
HÁT : NU NA NU NỐNG
VẬN ĐỘNG THEO NHẠC : DUNG DĂNG DUNG DẺ
I- YÊU CẦU :
*Kiến thức:
Trẻ hát và vỗ tay cùng cô bài hát: Nu na nu nống.
- Vận động theo nhạc bài: “Dung dăng dung dẻ” cùng cô.
*Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ.
-Rèn khả năng nhận biết nhịp điệu bài hát, khi cô dạy trẻ hát kết hợp vỗ tay theo lời bài hát.
*Thái độ:
-Trẻ chú ý nghe cô hướng dẫn.
-Trẻ mạnh dạn nắm tay bạn, vận động theo nhạc bài “ Dung dăng, dung dẻ”
II- CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
- Đàn , trống lắc cho cô và trẻ .
-Nhạc bài hát : Chiếc khăn tay.
* Nội dung tích hợp :
- Môi trường xung quanh : Trò chuyện về công việc của các bác các cô trong trường mầm non…
III- HƯỚNG DẪN :
* Ổn định : Cho trẻ chơi trò chơi : Trời tối, trời sáng.
* Trò chuyện với trẻ về công việc của các cô các bác trong trường mầm non …
Hoạt động 1: Dạy hát: Nu na nu nống.
- Cô đàn trẻ đoán tên bài hát?
-Cô hát mẫu cho trẻ nghe.
-Mời cả lớp hát 1-2 lần.
-Mời từng nhóm nhỏ trẻ lên hát.
-Mời cá nhân trẻ lên hát.Cô sửa sai.
-Lớp hát lại lần nữa.
- Hỏi trẻ tên bài hát ?Giáo dục trẻ kính yêu mẹ và cô giáo…
Hoạt động 2 : VẬN ĐỘNG THEO NHẠC : DUNG DĂNG DUNG DẺ
- Cô mở nhạc trẻ đoán tên bài hát ?
- Cô hướng dẫn cách vận động theo nhạc .
- Trẻ vận động theo nhạc 2-3 lần .
* Kết thúc : Trẻ đi vệ sinh ,uống nước. “khoảng 15 phút”.
4- Hoạt động góc:
Yêu cầu :
- Trẻ đóng vai cô cấp dưỡng, sắp xếp xoong nồi gọn gàng, nấu ăn, múc thức ăn ra cho em bé, mời em bé ăn, trẻ có thể nói tên thức ăn trẻ nấu…
- Trẻ biết cầm khối gỗ vuông để bên dưới ngay ngắn, khối hình tam giác để lên trên thành hình tương tự ngôi nhà, trẻ xếp nhiều nhà cạnh nhau giả làm trường học. Trẻ xếp cổng trường để đi vào trường, xếp thêm ghế đá ven cổng và sân trường…
- Trẻ giở sách hoặc tranh nhẹ nhàng, không làm rách tranh hoặc sách. Trẻ nói đúng tên ? Công việc của các cô các bác trong trường mầm non. Trẻ tìm đúng tranh theo yêu cầu của cô.
- Trẻ giữ mép bảng bằng tay trái biết lăn đất, nhồi đất, nặn đôi đũa đều hơn, bóng hơn, đẹp hơn.
Kết thúc : Cho trẻ tham quan góc khác.
5 - Vệ sinh – Ăn trưa
6- Ngủ trưa .
7 - Vệ sinh – quà xế .
8- Sinh hoạt chiều:
-Trò chơi dân gian: Chi chi chành chành.
*Lời bài ca:
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngụa chết trương
Ba vương ngũ đế
Cấp kế đi tìm
Con chim làm tổ
Ù òa ù ập.
.Yêu cầu: Trẻ hứng thú tham gia trò chơi cùng cô.
.Hướng dẫn: Chia làm hai tổ. Mỗi tổ ngồi vòng tròn quanh cô giáo của mình. Cô xòe bàn tay ra, trẻ đặt một ngón tay trỏ của mình vào lòng bàn tay cô. Khi cô đọc đến câu cuối cô nắm chặt tay lại, bạn nào không rút ngón tay ra nhanh bị cô nắm chặt ngón tay phải ra ngoài nhảy lò lò một vòng. Trò chơi lại tiếp tục.
9 - Trả trẻ .
______________________________________________________
Thứ sáu ngày 20 tháng 09 năm 2013
1-Đón trẻ - Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh
2-Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát cô cấp dưỡng đang đẩy xe chở chén, bát.
-Trò chơi vận động :Bong bóng xà phòng .
I.YÊU CẦU :
-Trẻ nhận biết và nói đúng tên cô cấp dưỡng? công việc của cô?
-Kết hợp cùng cô cùng bạn chơi trò chơi :Bong bóng xà phòng .
-Trẻ nghe lời cô khi trẻ chơi tự do ngoài trời.
II. CHUẨN BỊ ;
-Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ .
- Sân tập thoáng mát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
III. HƯỚNG DẪN :
1 - quan sát có mục đích :Quan sát cô cấp dưỡng đang đẩy xe chén, bát…
Cô dẫn trẻ xuống sân lại gần cô cấp dưỡng đang đẩy xe cho trẻ quan sát. Cô đố trẻ “ Đây là ai?” “ Đang làm gì?” Giáo dục trẻ phải kính trọng lễ phép với các cô, các bác trong trường, vì các cô, các bác ai cũng thương yêu và chăm sóc trẻ…”
2- Trò chơi vận động :Bong bóng xà phòng
- Cô nhắc tên trò chơi ,luật chơi – Thổi bong bóng cho trẻ đuổi theo bắt bóng…Cho trẻ đuổi bắt bóng vài lượt.
3- Trẻ chơi tự do
Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ .
3- Hoạt động chung :
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG: TAY EM
VẬN ĐỘNG CƠ BẢN: BÒ TRONG ĐƯỜNG HẸP
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG : DUNG DĂNG DUNG DẺ
I- YÊU CẦU :
*Kiến thức:
-Trẻ tập các động tác của bài Tay em đều hơn.
-Trẻ bò thấp trong đường hẹp 40cm, không chạm vạch.Đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng.
Cô luyện tập cho trẻ bò phối hợp chân nọ, tay kia nhịp nhàng.
- Trẻ kết hợp cùng cô, bạn chơi trò chơi “Dung dăng dung dẻ”.
*Kỹ năng:
-Rèn luyện kỹ năng bò thấp trong đường hẹp, thẳng đầu, mắt nhìn thẳng, chân, tay phối hợp nhịp nhàng không chạm vạch.
*Thái độ:
-Trẻ chú ý tập bài tập “Tay em” theo cô.
-Trẻ đi lên khi nghe cô gọi tên và nhẹ nhàng bò trong đường hẹp không chạm vạch.
-Trẻ nắm chặt tay bạn, hứng thú khi chơi trò chơi: “Dung dăng, dung dẻ”
II- CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
-Vạch mức, phấn viết.
* Nội dung tích hợp :
- Môi trường xung quanh : Trò chuyện về :Các bác các cô trong trường mầm non …
III- HƯỚNG DẪN :
* Ổn định : Chơi trò chơi : Trời tối, trời sáng.
* Trò chuyện với trẻ về các bác các cô trong trường mầm non ..
Hoạt động 1: Khởi động :
-Trẻ làm các động tác khởi động : Đi bình thường -chạy chậm theo cô -nhanh dần –nhanh -chậm dần –đứng lại thành vòng tròn.
Hoạt động 2 : Trọng động
A - BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG :TAY EM
Động tác 1: Hô hấp :
*Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay thả xuôi:
1- Giơ tay thẳng lên cao trên đầu và hít vào thật sâu và từ từ thở ra.
2-Về tư thế chuẩn bị.
“Tập 2 lần”
Động tác 2: Tay
*Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên tay giấu sau lưng.
1- Tay đẹp đâu? Trẻ đưa tay ra phía trước và nói “đây rồi”
2- “Mất rồi” Đưa tay ra sau lưng.
“Tập 2 lần”
Động tác 3: cổ, vai.Đồng hồ tích tắc.
*Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay để lên tai( Cầm vành tai). Cô nói “Đồng hồ tích tắc” Trẻ làm động tác nghiêng về hai phía phải trái.
“ Tập mỗi phía hai lần.”
-Động tác 4: Hái hoa
-Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay thả xuôi:
1-Ngồi xuống “Hái hoa”( Tay vờ hái hoa).
2-Đứng lên.
“ Tập 4 lần”
B –VẬN ĐỘNG CƠ BẢN : BÒ TRONG ĐƯỜNG HẸP
“Chiều rộng đường hẹp là 40cm”
-Cô gợi ý trẻ nhớ lại tên bài .Cô nhắc lại cách vận động mẫu và động tác bò trong đường hẹp :
Tư thế chuẩn bị: ở tư thế bò thấp, tay áp xuống sàn nhà, bàn tay xòe ra, duỗi thẳng ngay sát vạch chuẩn.Khi có hiệu lệnh cô đưa tay phải lên ,đồng thời đưa chân trái lên, tiếp đưa bàn tay trái thì cô đưa chân phải lên. Cứ bò thấp tiếp tục tay nọ chân kia, đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng, không chạm vạch. Tới đích đứng lên đi sau lưng trẻ về chỗ của mình.
-Mời trẻ xung phong lên bò.
-Mời lần lượt 2 trẻ một lên bò.
-Mời lần lượt từng cá nhân trẻ lên bò. Trẻ bò chưa đạt “Cô sửa sai cho trẻ ,khuyến khích trẻ bò cho đúng và nói :Bò trong đường hẹp”.
-Hỏi trẻ tên bài vận động?.
C- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG : DUNG DĂNG DUNG DẺ
- Cô gợi ý trẻ nhắc lại tên trò chơi .Cô nhắc lại cách chơi ,luật chơi ,và chơi chung với trẻ vài lượt.
- Hoạt động 3 : Hồi tĩnh :
- Trẻ nhẹ nhàng trong phòng tập khoảng 1 phút
* Kết thúc : Trẻ đi nghỉ đi vệ sinh ,uống nước .Chuyển hoạt
4. Hoạt động góc :
Yêu cầu :
- Trẻ đóng vai cô cấp dưỡng, sắp xếp xoong nồi, gọn gàng, nấu ăn, múc thức ăn ra cho em bé, mời em bé ăn, trẻ có thể nói tên thức ăn trẻ nấu. Trẻ trả lời một số câu hỏi của cô theo nội dung hoạt động.
- Trẻ biết cầm khối gỗ vuông để bên dưới ngay ngắn, khối hình tam giác để lên trên thành hình tương tự ngôi nhà, trẻ xếp nhiều nhà cạnh nhau giả làm trường học. Trẻ xếp cổng trường để đi vào trường, xếp thêm ghế đá ven cổng và sân trường. Trẻ trả lời một số câu hỏi của cô theo nội dung hoạt động…
- Trẻ giở sách hoặc tranh nhẹ nhàng, không làm rách tranh hoặc sách. Trẻ nói đúng tên ? Công việc của các cô các bác trong trường mầm non. Trẻ tìm đúng tranh, xếp theo từng nhóm theo yêu cầu của cô.
- Trẻ giữ mép bảng bằng tay trái biết lăn đất, nhồi đất, nặn đôi đũa đều hơn, bóng hơn.Trẻ biết trả lời một số câu hỏi của cô theo nội dung hoạt động.
Kết thúc : Cho trẻ tham quan góc khác
5 - Vệ sinh – Ăn trưa
6- Ngủ trưa
7 Vệ sinh – quà xế .
8- Sinh hoạt chiều :
*Sinh hoạt cuối tuần:
-Cô hát cho trẻ nghe bài “Hoa bé ngoan”. Khuyến khích trẻ hát cùng cô.
Cô đọc tên những bé ngoan lên cắm hoa. Khuyến khích trẻ ngoan.
-Trẻ nào chưa được cắm hoa cô động viên trẻ lần sau cố gắng ngoan: Đi học đều, không khóc nhè, đến lớp không đánh bạn…Cô sẽ tặng hoa bé ngoan, lên cắm trên bảng bé ngoan.
9.Trả trẻ:
-Cô trả trẻ tận tay cha mẹ trẻ. Trao đổi nhanh một số thông tin về trẻ trong ngày cho cha mẹ trẻ biết, để có kế hoạch chăm sóc con tốt hơn khi trẻ về nhà.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
P/HT CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN SOẠN BÀI
Đỗ Minh Thuận
File đính kèm:
- T3T9CCCBTTMN.doc