Giáo án Chủ đề: Gia đình (Thực hiện 4 tuần)

Dinh dưỡng sức khỏe:

- Trẻ làm quen chế độ sinh hoạt hàng ngày trong gia đình.

- Biết tránh những nơi nguy hiểm: như điện phích nước sôi bể nước.

- Kể tên một số thức ăn cần có trong hàng ngày( CS 19)

Biết và không ăn, uống những thứ có hại cho sức khỏe( CS 20)

 

 

doc51 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2891 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ đề: Gia đình (Thực hiện 4 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hiện 4 tuần từ ngày 21/ 10 / 2012 đến ngày 15/ 11 /2013 Lĩnh vực Mục tiêu của chủ đề Nội dung Hoạt động Pháttriển thể chất * Dinh dưỡng sức khỏe: - Trẻ làm quen chế độ sinh hoạt hàng ngày trong gia đình. - Biết tránh những nơi nguy hiểm: như điện phích nước sôi bể nước. - Kể tên một số thức ăn cần có trong hàng ngày( CS 19) Biết và không ăn, uống những thứ có hại cho sức khỏe( CS 20) - Không đi theo không nhận quà người của lạ khi chưa được người thân cho phép.( CS 24) - Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm ( CS 25) *Vận động: - Trẻ phát triển một số vận động cơ bản, phối hợp nhịp nhàng tay - chân như : trèo lên xuống thang, bò, ném, đi ngang bước dồn trên ghế, bật liên tục. - Phát triển vận động các giac quan, ăn uống hợp vệ sinh và ăn ngủ đúng giờ. - Chất liệu làm ra những đồ dùng trong gia đình. - Các loại thực phẩm cần cho gia đình , cần ăn thức ăn hợp vệ sinh. - Giữ gìn quần áo sạch sẽ. - Đồ dùng trong gia đình. - Những món ăn mà gia đình bé thích. ngày nghỉ của gia đình. -Trẻ biết và nói được những nơi nguy hiểm .- - Dùng 2 chân bật nhảy chạm đất nhẹ nhàng, tiếp đất bằng 2 bàn chân và giữ thăng bằng khi tiếp đất. - Trẻ có một số thói quen, thao tác vệ sinh như: rửa tay, rửa mặt, đánh răng… - Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, ăn uống hợp vệ sinh và ăn đúng giờ đúng bữa. - Phân biệt các thức ăn theo nhóm ( nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo… - Thường xuyên nhắc nhở và phối hợp cùng phụ huynh để giáo dục trẻ. - Có thể kêu cứu khi gặp nguy hiểm. - Vận động: đập bóng xuống sàn và bắt bóng, bật liên tục qua 5 vòng… - Nhảy xuống từ độ cao 40 cm ( CS 2) - Bắt chưỡc, tạo dáng, đóng kịch câm các người than trong gia đình. - TCVĐ: đi chợ mua đồ dùng trong gia đình… Phát triển nhận thức - Trẻ biết địa chỉ nơi ở tên các thành viên trong gia đình ( ông bà, anh em, bố mẹ ) - Biết nhà là nơi gia đình sống, các kiểu nhà khác nhau. - Biết tên công dụng, chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình. - Biết quan sát, nhận xét, phân loại đồ dùng, đồ chơi trong gia đình theo chất liệu và công dụng. - Kể được một số địa điểm công cộng nơi trẻ sống. ( CS 97) - Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng.( CS 96) - Giữ gìn nhà cửa sạch, ngăn nắp.Bảo quản và sử dụng tiết kiệm các đồ dùng đồ chơi của bản thân và gia đình. - Phát triển tính tò mò ham hiểu biết, khả năng phán đoán về hiện tượng xung quanh. - Nhận biết các chữ số trong phạm vi 7 - Địa chỉ nhà. - Nhà là nơi bé sống, sum họp gia đình. - Cần dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. - Nói được công dụng và chất liệu của các đồ dùng thông thường trong sinh hoạt hằng ngày. - Nhận ra đặc điểm chung về công dụng/ chất liệu của 3 ( hoặc 4) đồ dùng. - Sắp xếp những đồ đùng đó theo nhóm vá sử dụng các từ khái quát để gọi tên nhóm theo công dụng hoặc chất liệu. Khám phá khoa học - Quan sát, trò chuyện về các kiểu nhà khác nhau, khu phố nơi bé ở. - Thí nghiệm: những vật thấm và không thấm nước. - Phân nhóm, phân loại một số đồ dùng trong gia đình theo chức năng của nó. - Các hoạt động khác: sưu tầm tranh ảnh về các kiểu nhà và các đồ dùng trong gia đình. Phát triển nhận thức - Đếm các đồ dùng, só lượng người trong gia đình. - Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7. - Làm quen với dấu lớn hơn, bé hơn, bằng nhau. Nhận biết và tập tô chữ số 7. - Tập đọc số điện thoại và địa chỉ nhà. - Biết so sánh số lượng người trong gia đình. Phát triển ngôn ngữ - Biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp để trò chuyện, thảo luận. - Nói lên những điều trẻ quan sát được, nhận xét trao đổi thảo luận với các ban trong lớp và mọi người trong gia đình - Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách.( CS81) - Nhận dạng được một số chữ cái trong các từ gia đình, họ hàng anh chi em...... - Chờ đến lượt trong trò chuyện, không nói leo, không ngắt lời người khác.( CS 75) - Không nói tục, chửi bậy( CS 87) - Đồ dùng trong gia đình. - Những món ăn mà gia đình bé thích. ngày nghỉ của gia đình. - Giở cẩn thận từng trang khi xem, không vẽ bậy, xé, làm nhàu sách. - Để sách đúng nơi quy định sau khi sử dụng - Giơ tay khi muốn nói và chờ đến lượt. - Không nói leo, nói trống không, không ngắt lời người khác… - Trẻ thể hiện sự tôn trọng người nói bằng việc chỉ đặt các câu hỏi khi họ đã nói xong. - Làm quen với các từ chỉ đồ dùng, các chữ cái đầu tiên, tập đặt câu đơn giản, tìm âm, tìm từ, ghép chữ cái. - Nhắc nhở hoặc không đồng tình khi bạn làm rách sách; băn khoăn khi thấy cuốn sách bị rách và mong muốn cuốn sách được phục hồi. - Làm sách tranh về đồ dùng trong gia đình, các kiểu nhà khác nhau. - Đọc thơ, kể chuyện, đồng dao, câu đố, trò chuyện về gia đình của bé. - Làm quen với chữ viết e, ê, u, ư. - Không nói hoặc bắt chước lời nói tục trong bất cứ tình huống nào Phát tiển tình cảm xã hội - Cố gắng thực hiện công việc đến cùng. ( CS 31) - Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc.(CS 32) - Chủ động làm một số việc đơn giản hàng ngày( CS 33) - Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân ( CS 34) - Nhận biết tình cảm của người khác, biểu lộ cảm xúc của bản thân với các thành viên trong gia đình. - Có ý thức tôn trọng giúp đỡ các thành viên trong gia đình. - Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong gia đình - Có hành vi ứng xử lễ phép với cô giáo, người thân trong gia đình ( ông, bà, ba, mẹ, anh, chị….) - Hình thành kỹ năng giao tiếp. - Yêu thương, chia xẻ với các thành viên trong gia đình. - Kể được một số tác hại thông thường của thuốc lá khi hút hoặc ngửi phải khói thuốc lá. - Trẻ tỏ ra phấn khởi, vui vẻ, tự hào sau khi hoàn thành công việc - Ngắm nghía hoặc nâng niu, sản phẩm của mình. -Tự giác thực hiện công việc mà không chờ sự nhắc nhở . -Mạnh dạn xin phát biểu ý kiến. - Thể hiện thái độ không đồng tình với người huý thuốc lá bằng lời nói hoặc hàng động; - Khoe, kể về sản phẩm của mình với người khác. -Giữ gìn bảo quản sản phẩm. -Nói, hỏi hoặc trả lời các câu hỏi của người khác một cách lưu loát, rõ ràng, không sợ sệt, rụt rè, e ngại. - Thực hành: làm các công việc đơn giản giúp các người thân trong gia đình. - Kể lại các đò dùng trong gia đình mà bé thích. - Trò chơi: bé học lễ giáo( thi xem ai có câu chào hỏi hay nhất, đúng lúc nhất). Phát triển thẩm mĩ - Trẻ thích tìm hiểu và biết bộc lộ cảm xúc về tình cảm gia đình, qua bài hát, bài thơ, tranh vẽ. - Trẻ yêu thích và quý trọng truyền thống gia đình. - Trẻ thích vẽ, cắt, dán, về những người thân trong gia đình. - Hát đúng và thể hiện sắc thái qua các bài hát về chủ đề. Nhà được làm từ các vật liệu khác nhau - Có nhiều loại nhà khác nhau( nhà 1 tầng, 2 tầng, nhà chung cư,biệt thự…). Tạo hình - Vẽ, nặn, cắt dán các đồ dùng , các kiểu nhà khác nhau. - Làm một số đồ dùng trong gia đình từ nguyên vật liệu phế thải. - Trang trí bằng các vật liệu khác nhau. -Vẽ ngôi nhà của bé - vẽ người thân trong gia đình. - Nặn các loại đồ dùng trong gia đình. - Thiết kế trang phục cho người thân trong gia đình. Âm nhạc - Học hát, nghe hát, và hoạt động theo các bài hát về gia đình. - Ba ngọn nén lung linh - Nhà của tôi. - Bé quét nhà. - Bàn tay mẹ. - Chơi các trò chơi âm nhạc: xem tranh đoán tên bài hát, giọng hát to, giọng hát nhỏ. IV. CHUẨN BỊ 1. Học liệu của cô: - Một số đồ dùng: Tranh truyện về chủ đề gia đình bút màu, bảng, đất nặn, bút chì, giấy A4, kéo, hồ dán. - Nguyên vật liệu ở các góc theo chủ đề: Đồ dùng của cô giáo, Bộ đồ nấu ăn, Vật liệu xây dựng các kiểu nhà. - Tranh ảnh có nội dung về chủ đề. - Băng đĩa nhạc có nội dung về gia đình. 2. Học liệu của trẻ : - Tranh ảnh về chủ đề - Một số nguyên liệu ở các góc chơi: Các chai nhựa, tranh ảnh, sách báo - Một số đồ chơi ở các góc:Các vật liệu xây dựng lá cây, hoa, quả, cây xanh, - Đồ dùng học tập: Bút chì, bút màu, hồ dán, kéo.. 3. Phối kết hợp với phụ huynh: - Trao đối với phụ huynh ủng hộ tranh ảnh về chủ đề. - Kết hợp với phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu như các loại sách, tranh truyện. - Kết hợp với phụ huynh giáo dục trẻ các thói quen về lễ giáo, Động viên trẻ học đều. Khối lá CHỦ ĐỀ 3: GIA ĐÌNH Tuần 7 Chủ đề nhánh 1: GIA ĐÌNH TÔI (Thực hiện từ ngày 21 / 10 đến 25 / 10 / 2013) HOAT ĐỘNG Thứ 2 21/10/2013 Thứ 3 22/10/2013 Thứ4 23/10/2013 Thứ 5 24/10/2013 Thứ 6 25/10/2013 ĐÓN TRẺ - Cô vui vẻ đón trẻ vào lớp , nhắc nhở cháu chào cô, ba , mẹ. - Cho cháu chơi trong chủ đề. TDBS - Tập với bài “cả nhà thương nhau” HOẠT ĐỘNG HỌC - PTVĐ: - Chạy nhanh 15m, đi khụy gối - LQCC: Làm quen e,ê - KPKH: -Trò chuyện về gia đình của bé. HĐTH: - vẽ người thân trong gia đình. - LQVH: -Truyện: “anh em nhà thỏ” -HĐÂN: Bài hát “Ba ngon nén lung linh" - LQVT: Đếm đến 7 nhận biết số lượng trong phạm vi 7. -SHL. Nêu gương cuối tuần HĐ NGOÀI TRỜI - Dạo chơi trong sân trường hít thở không khí trong lành. -Trò chơi: Tìm đúng nhà, bắt chước tạo dáng,thỏ tìm chuồng... - Chơi tự do: theo ý thích của trẻ cô chuẩn bị đồ chơi. HĐ GÓC - Góc xây dựng: Xây, ghép các kiểu nhà nơi bé ở. -Góc thư viện: xem tranh truyện , sách về gia đình của bé. -Góc phân vai: Chơi trò chơi gia đình, bán hàng , gia đình đi du lịch. - Góc tạo hình: Vẽ, xé dán, tô màu, dán tranh ảnh về gia đình. -Góc khoa học- Toán: Sờ tìm đồ dùng trong túi, xếp số lượng thành viên trong gia đình. HĐ CHIỀU - Ăn chiều vận động nhẹ nhàng. -Hoạt động tự chọn. -Nêu gương cuối ngày. -Vệ sinh trả trẻ. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Thứ hai ngày 21 tháng 10 năm 2013 I. ĐÓN TRẺ - Cô vui vẻ đón trẻ vào lớp, niềm nở với phụ huynh. - Cho trẻ cất cặp sách, mũ ,giày dép gọn gàng. - Trò chuyện với trẻ về gia đình của bé. II. THỂ DỤC BUỔI SÁNG Tập với bài “Cả nhà thương nhau” I. Yêu cầu: - Trẻ tập các động tác phối hợp nhịp nhàng, đều đặn theo nhạc. - Trẻ tập đúng và đều các động tác. - Giáo dục trẻ biết tác dụng của việc luyện tập thể dục, trẻ hứng thú tích cực vận động. II. Chuẩn bị: Đĩa nhạc, sân tập sạch sẽ. III. Tiến hành: 1. Khởi động: - Cho trẻ nhún nhẩy theo nhạc. 2. Trọng động: . + Vận động kết hợp lời ca bài “cả nhà thương nhau” 3. Hồi tĩnh: Chơi trò chơi nhẹ nhàng. III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ được dạo chơi quan sát, hít thở không khí trong lành. - Được vận động qua các trò chơi - Có tâm lý thoải mái khi tham gia các hoạt động. II. Chuẩn bị: - vòng thể dục 6- 7 vòng làm chuồng thỏ. - Các đồ chơi cho trẻ chơi tự do: phấn vẽ, đồ chơi xâu hoa, lá, kéo.. III. Tiến hành: * Dạo chơi: - Cho trẻ đi dạo quanh sân trường quan sát cây cối thiên nhiên. - Hỏi trẻ về các ngôi nhà xung quanh trường. * Trò chơi: - Trò chơi học tập: “ Tìm người láng giềng” - Thẻ số từ 1- 6 . - Phát cho trẻ mỗi cháu 1 thẻ số * Cách chơi: Cháu giơ số bất kì, bạn bên cạnh số đó đúng lên và tiếp tục như thế. - Trò chơi dân gian “Kéo cưa lừa xẻ”: + Trẻ chơi theo nhóm 4-5 cháu. + Tùng đôi một năm tay nhau cùng đọc : Kéo cưa lừa xẻ Ông thợ nào khỏe thì ăn cơm vua . Ông thợ nào thua về bú tí mẹ. + Ai thua thò nhảy lò cò. - Trò chơi vận động “ Thỏ đổi chuồng” - Chuẩn bị 5-6 chuồng cho 7 cháu chơi ai thua không có vòng thì ra khỏi 1 lần chơi. * Chơi tự do: Cho trẻ nhặt lá, hoa, xâu dây hoa, cắt lá, vẽ phấn, chơi đồ chơi ngoài trời. IV. HOẠT ĐỘNG HỌC TIẾT 1 PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG Chạy nhanh 15m, đi khuỵu gối. I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết lấy đà chày nhanh 15m, đi khuỵu gối. - Rèn luyện sự khéo léo của đôi chân khi luyện tập và biết dùng sức để chạy nhanh. - Trẻ có ý thức trong khi luyện tập. II. Chuẩn bị: - Sân tập bằng phẳng, rộng rãi. III. Tiến hành 1. cả lớp hát bài: “Cả nhà thương nhau” và xếp thành 3 hàng dọc 2. Mình cùng khởi động: Lớp hát vận động theo nhạc bài “Múa cho mẹ xem”. 3. Cùng làm vận động viên: - Bài tập phát triển chung: + Động tác chân : -Tập 2 lần 8 nhịp + Động tác bụng: - Tập 2 lần 8 nhịp + Động tác bật nhảy: - Tập 2 lần 8 nhịp - Vận động cơ bản: + Cô hướng dẫn và làm mẫu cho trẻ quan sát. + TTCB: Đứng chân trước chân sau người gập xuống 2 tay chống mắt nhìn thẳng khi có hiệu lệnh của cô thì chạy thật nhanh 15m, sau đó đi khuỵu gối từ từ về cuối hàng đứng, + Sau đó cho 1-2 trẻ lên làm thử, cả lớp cùng xem. + Cho cả lớp lần lượt thực hiện, cô bao quát động viên khuyến khích trẻ. + Cho trẻ thi đua nhau giữa các tổ, cá nhân. + Cho trẻ chạy thi lên lấy đồ dùng gia đình. 4. Hồi tĩnh. Đi nhẹ nhàng, hít thở không khí trong lành Tiết 2 LÀM QUEN CHỮ CÁI Làm quen chữ cái E , Ê I. Mục đích yêu cầu:I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết được chữ e,ê,.Nói được cấu tạo của chữ e,ê - Nhận biết và phát âm đúng chữ e,ê - Phát triển khả năng quan sát, so sánh, tưởng tượng qua các trò chơi. - TrÎ høng thó ch¬i cïng nhau, phèi hîp cïng nhau trong c¸c trß ch¬i. II. Chuẩn bị: - Giáo án điện tử - Tranh ảnh trên máy tính. - Thẻ chữ e,ê, cho cô và trẻ. III.Thực hiện. 1. Ổn định gây hứng thú. - Cho cháu tập trung lại - Cô cùng trẻ hát bài "Cả nhà thương nhau" + Trò chuyện về cháu về nội dung bài hát. 2. Làm quen chữ cái. - cô có hình ảnh gì đây? - Cho cháu quan sát hình ảnh "mẹ bế bé" - Cô cho cháu đọc từ dưới tranh. - Ai sắp xếp chữ cái giống từ dưới tranh của cô. - Các cháu hãy đếm xem có bao nhiêu chữ cái trong từ nào? - Các con hãy nhận xét xem trong từ "mẹ bế bé" có chữ nào cô đã dạy các con ? - Cô giới thiệu 2 chữ cái e,ê cô dạy hôm nay. * Chữ cái e: - Cô Phát âm cho trẻ nghe. - Cho Trẻ phát âm dưới nhiều hình thức. - Các con hãy quan sát cấu tạo của chữ e - Cô chốt lại cấu tạo của chữ e: Chữ e gồm 2 nét 1 nét thẳng ngang, một nét cong tròn không khép kín. - Chữ e có chữ e in hoa. Chữ e in thường, Chữ e viết thường. * Chữ cái ê: - Cô Phát âm cho trẻ nghe. - Cho Trẻ phát âm dưới nhiều hình thức. - Các con hãy quan sát cấu tạo của chữ e - Cô chốt lại cấu tạo của chữ ê: Chữ ê gồm 3 nét 1 nét thẳng ngang, một nét cong tròn không khép kín và dấu mũ trên đầu. - Chữ ê có chữ ê in hoa. Chữ ê in thường, Chữ ê viết thường. * So sánh: - Giống nhau: Đều có nét ngang và nét cong tròn không khép kín - Khác nhau : Chữ ê có dấu mũ còn chữ e không có dấu mũ. 3.Thử tài các bạn. -Trò chơi 1:Bánh xe quay. + Cô giới thiệu trò chơi và cách chơi: Cô quay vòng tròn khi mũi tên dừng lại ở chữ cái nào thì các con phải phát âm đứng chữ cái đó và chọn lấy chữ cái dưới rỗ giơ lên. - Trò chơi 2: truyền tin. + Cô cho cháu xếp thành 3 đội, đứng 3 hàng ngang dọc, (mỗi đội 10 trẻ) . Phía trên cô chuẩn bị chữ cái theo thứ tự của mỗi đội. khi có hiệu lệnh của cô bạn đúng đầu hàng chạy nhanh về phía sau bảng xem chữ cái gì và chạy về truyền tin cho bạn của mình cho đến bạn cuối cùng chạy lên dán chữ cái lên bảng và tiếp theo đến các chữ cái khác đội nào truyền tin đúng và được nhiều chữ cái hơn đội đó thắng. V. HOẠT ĐỘNG GÓC Tên hoạt động Tổ chức hoạt động Góc phân vai: - Chơi trò chơi gia đình - Bán hàng, gia đình đi du lịch. - Yêu cầu: Trẻ tham gia chơi và biết chế thể hiện lại công việc của người bán hàng, người đi du lịch. - Chuẩn bị: các đồ dùng nấu ăn, các loại thực phẩm, các đồ dùng cá nhân khi đi du lịch… - Tiến hành: Trẻ tự phân vai chơi, thoả thuận các vai chơi ...Tạo mối quan hệ khi chơi. Cô tham gia chơi cùng trẻ, tạo tình huống cho trẻ ứng xử và thể hiện hành động phù hợp. Góc xây dựng: - Xây dựng lắp ghép các kiểu nhà. - Yêu cầu: Trẻ biết sử dụng các vật liệu lắp ghép, xây khu nhà bé đang ở. Giáo dục trẻ biết phối hợp với bạn hoàn thành công việc. - Chuẩn bị: Các loại vật liệu như : hàng rào, cây xanh,cây hoa, gạch xây dựng - Tiến hành: Cô hỏi trẻ về ý đồ xây dựng, hướng dẫn trẻ xắp xếp hợp lí các ngôi nhà. Gợi ý trẻ khi chơi phải đoàn kết, nhường nhịn nhau. Góc sách: - Xem tranh ảnh, làm sách gia đình. - Yêu cầu: Giúp trẻ biết thêm mối quan hệ trong gia đình. - Chuẩn bị: Tranh, ảnh về gia đình, bài thơ bài hát có nội dung về gia đình. -Tiến hành: Trẻ xem sách, hình ảnh về gia đình. Góc tạo hình: - Trẻ vẽ gia đình, những người thân trong gia đình. - Yêu cầu: Trẻ biết vẽ về gia đình theo trí tưởng tượng, tô màu các bức tranh theo ý thích. - Chuẩn bị: Giấy, màu sáp, bút chì, tranh về gia đình. - Tiến hành:. Cô quan sát gợi ý trẻ vẽ và tô màu. Góc khoa học – Toán: Phân loại đồ dùng đồ chơi trong gia đình, chơi với các con số.. - Yêu cầu: Trẻ biết phân nhóm các đồ dùng, đồ chơi trong gia đình theo dấu hiệu màu sắc, công dụng. - Chuẩn bị: lô tô các đồ dùng đồ chơi về gia đình, 1 số loại đồ chơi thật như búp bê, thú bông, bóng, các con số… - Tiến hành: Cô cho trẻ chọn lô tô và xếp lô tô theo nhóm, cho trẻ đếm số lượng các đồ chơi, đọc các con số. VI. VỆ SINH ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA Cô cho cháu rửa tay bằng xà phòng, cho cháu ngồi vào bàn ăn. Hỏi trẻ tên món ăn . Động viên trẻ ăn hết khẩu phần ăn của mình, ăn không nói chuyện, không làm đổ. Khi ăn xong đi đánh răng, rửa mặt, chân tay đi ngủ. VII. HOẠT ĐỘNG CHIỀU * Vệ sinh ăn xế. - Cho cháu xếp chăn gối, rửa mặt sạch sẽ và ngồi vào bàn ăn. - Trẻ biết mời cô trước khi ăn, không làm đổ, không nói chuyện,ăn hết khẩu phần. Biết tên món ăn hôm nay. * Vận động nhẹ : - Cháu chơi nhẹ nhàng, chỉnh sửa quần áo, chải tóc gọn gàng. * Hoạt động tự chọn: - Củng cố bài học buổi sáng qua các hoạt động, chơi các hoạt động tự chọn theo ý thích. - Giao nhiệm vụ cho bài học mới hôm sau. * Nêu gương cuối ngày: - Cho từng tổ nhận xét hoạt động trong ngày,bạn nào ngoan hơn. - Cô nhận xét chung từng tổ, cho những cháu ngoan lên cắm cờ. - Cô động viên những cháu chưa ngoan để tuần sau được cắm cờ. * Vệ sinh, trả trẻ: - Cho cháu vệ sinh cá nhân, Sửa sang quần áo, chải tóc gọn gàng, dọn dẹp đồ chơi đúng nơi quy định, chào cô, chào ba mẹ ra về. * Nhận xét cuối ngày. ............................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ ba ngày 22 tháng 10 năm 2013 KHÁM PHÁ KHOA HỌC Trò chuyện về gia đình của bé I. Mục đích yêu cầu: - Giúp biết địa chỉ, nơi ở, quan hệ của các thành viên trong gia đình đối với trẻ. - Tìm hiểu và nhận ra một số đặc điểm đặc trưng của những người trong gia đình. - Giáo dục trẻ yêu quý ba, mẹ, những người thân của mình. - Giúp trẻ có các thói quen tốt trong sinh hoạt trong gia đình. II. Chuẩn bị: - Tranh về gia đình, đông con, ít con, nhiều thế hệ…. III. Tiến hành: 1. Gây hứng thú: cho trẻ ngồi trước mặt cô nghe nhạc “Ba ngọn nến lung linh”. 2. Gia đình của em - Cô đưa tranh cho trẻ quan sát. - Tranh gia đình có 1 con + Gia đình bạn Lan có mấy người? + Có những ai? cháu kể tên . - Tranh gia đình có 2 con + Gia đình bạn Hùng có mấy người? + Có những ai nào? + Ai là người lớn tuổi nhất? Ai nhỏ nhất? - Tranh gia đình đông con + Gia đình bạn Thuỷ có mấy người? + Gia đình đông con hay ít con? + Đông con thì như thế nào? - Tranh có 3 thế hệ: - Cho trẻ so sánh gia đình đông con và gia dình ít con. Gia đình 2 thế hệ và 3,4 thế hệ. + Con có yêu quý gia đình của mình không? Tại sao? 3. Về đúng nhà mình: cả lớp cùng chơi. 4. Vẽ người thân trong gia đình. HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Vẽ người thân trong gia đình I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết dùng các kĩ năng vẽ và óc quan sát, trí tưởng tượng để vẽ được nười thân trong gia đình - Rèn kĩ năng vẽ , tô màu, bố cục bức tranh. - Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm mình vẽ được. II. Chuẩn bị: - Tranh mẫu của cô 2-3 tranh - Vở tạo hình, màu sáp , bút chì… III. Tiến hành: 1. Bé là ai? Cô cùng trẻ trò chuyện về tên gọi, hình dáng của trẻ. 2. Hãy cùng quan sát: - Hỏi trẻ là bạn trai hay gái? đặc điểm của trẻ như thế nào? Hoặc mời 1 bạn khác lên nhận xét đặc điểm của bé. - Cho trẻ quan sát tranh Gia đình đông con Cô hỏi trẻ ? + Tranh cô vẽ gia đình ít con? Gia đình có nhiều thế hệ.? + Nếu các con vẽ thì các con vẽ trang phục của mình kiểu gì? + Khuôn mặt đàn ông như thế nào? Và khuôn mặt phụ nữ như thế nào?. + Khi vẽ các con phải vẽ gì trước? vẽ gì sau? 3. Bé làm hoạ sĩ - Nhắc trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút, gợi ý cho trẻ vẽ sáng tạo - Cô bao quát lớp. 4. Sản phẩm của bé : - Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm lên cho các bạn quan sát sản phẩm đẹp. - Mời 2-3 cháu lên chọn sản phẩm mà trẻ thích, hỏi trẻ tại sao trẻ thích sản phẩm đó. - Cô nhận xét lại sản phẩm của trẻ. * Nhận xét cuối ngày: ..................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ tư ngày 23 tháng 10 năm 2013 LÀM QUEN VĂN HỌC Truyện “Anh em nhà thỏ” I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện. nhớ đuợc cốt truyện. - Rèn kĩ năng kể diễn cảm, khả năng diễn đạt mạch lạc. - Giáo dục trẻ làm việc gì cũng nghĩ đến mẹ và yêu thương chăm sóc mẹ. II. Chuẩn bị: - Tranh minh họa, mũ cho cháu đóng kịch. III. Tiến hành: 1. Cùng nhau trò chuyện: trò chuyện với trẻ về những người thân trong gia đình, nhất là về mẹ 2 Bé nghe kể chuyện - Cô kể diễn cảm bằng cử chỉ điệu bộ. - Giảng nội dung: câu chuyện nói về tình cảm yêu thương của 2 anh em thỏ đối với mẹ, 2 anh em đều thương mẹ nhưng thỏ em đã biết nghĩ đến mẹ nhiều hơn, còn thỏ anh mặc dù lúc đầu không nghĩ đến mẹ nhưng đã nhận ra lỗi của mình và đã sửa lỗi. - Cô kể bằng tranh minh họa kết hợp giảng từ khó. - Cho trẻ kể chuyện theo tranh (1-2 cháu). - Đàm thoại về nội dung câu truyện. + Câu chuyện có tựa đề gì? Câu chuyện nói về ai? + Thỏ anh ăn như thế nào? Còn thỏ em ? + Thỏ em đang nghĩ đến ai? Vì sao? + Thỏ em để dành cà rốt cho ai? Còn thỏ anh? + Khi mẹ về thỏ em như thế nào? Còn thỏ anh? - Cho trẻ đặt tên mới cho câu truyện. - Giáo dục trẻ phải biết quan tâm đến mọi người trong gia đình. 3. Vẽ tranh tặng mẹ. * Nhân xét cuối ngày: .............................................................................................................................................................................................................................................................................. Thứ năm ngày 24 tháng 10 năm 2013 HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Bài hát “ Ba ngọn nén lung linh” I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ thuộc lời, cảm nhận âm điệu vui vẻ của các bài hát. vận động nhịp nhàng theo nhạc. - Rèn kĩ năng vận động . - Giáo dục trẻ biết yêu thương những người thân trong gia đình. II. Chuẩn bị: - Đĩa nhạc, dụng cụ gõ đệm,. III. Tiến hành: 1. Gây hứng thú: Cô đua 1 bức tranh cho trẻ đoán bức tranh vẽ gì? Giới thiệu bài hát “ Gia đình” 2. Em yêu gia đình: - Cả lớp hát bài hát 1-2 lần. - Cô cho trẻ nhún nhảy tự do theo nhạc bài hát. - Cho trẻ vận động múa theo nhạc( lớp, tổ) - Cho trẻ dùng dụng cụ gõ đệm để hát bài hát. - Cho các tổ nhóm thi đua lên vận động theo ý thích. - Mời cá nhân các cháu lên vận động theo khả năng sáng tạo của mình. 3. Cùng cô nghe nhạc: Bài hát “ Cho con” st: Phạm trọng Cầu - Cô hát bài hát 1 lần. - Giảng nội dung bài hát. Giáo dục trẻ yêu thương gia đình. - Cô mở đĩa nhạc và múa minh hoạ. - Cho trẻ múa cùng cô. * Nhân xét cuối ngày: ....................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ sáu ngày 25 tháng 10 năm 2013 LÀM QUEN VỚI TOÁN Đếm đến 7, nhận biết các nhóm có 7 đối tượng. I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ Biết đếm đến 7 nhận biết số lượng trong phạm vi 7, nhận biết số 7. - Rèn kĩ năng chú ý ghi nhớ có chủ định. - Giáo dục trẻ thích học toán. II. Chuẩn bị: - Các đồ dùng đồ chơi ( áo, quần ) có số lượng 7. - Mỗi cháu có 7 cái áo,7 cái quần, thẻ số từ 1-7. III. Tiến hành: 1. Thử tài tập đếm: - Ôn số lượng trong phạm vi 6 - Cháu quan sát đồ dùng trong lớp và đặt số tương ứng. - Cháu đếm số mũ và đặt số tương ứng. 2. Vui cùng số 7. - Cháu xếp 6 chiếc áo và đếm số áo. - Cháu xếp 7 chiếc quần và đếm số. - Hỏi cháu số lượng áo và quần có bằng nhau không? - Muốn hai nhóm áo bằng nhóm quần ta phải làm gì? - Cho cháu tự thêm. - Cháu đếm số quần và áo. - Cô giới thiệu số 7. - Để chỉ số lượng áo và quần ta dùng chữ số mấy? - Cho cả lớp đọc chữ số 7 - Cho cả lớp bớt số lựơng áo vào rổ . - cho cháu bớt dần số quần và đặt số tương ứng. - Trẻ đọc chữ số từ 1 đến 7 và ngược lại. . 3. Cùng chơi nhé. - Về đúng nhà: Ai có thẻ số nào thì về nhà có số lượng nguời tương ứng, cho cả lớp cùng chơi cô bao quát. - Tô màu tranh bé làm quen với toán. Nhân xét cuối ngày: ...

File đính kèm:

  • docGIAO AN(29).doc