Giáo án Chủ đề III: Gia đình (thời gian thực hiện: 4 tuần)

I. MỤC TIÊU :

1. Phát triển thể chất.

* Dinh dưỡng và sức khoẻ.

- Biết tên một số món ăn quen thuộc.

- Biếc ích lợi của việc ăn uống đối với sức khoẻ ; biết gọi người thân trong gia đình khi có biểu hiện ốm đau.

- Làm được một số công việc đơn giản về giữ vệ sinh cá nhân với sự giúp đỡ của người lớn( đánh răng , rửa mặt , rửa tay với xà phòng).

*Vận động.

- Thực hiện được các vận động : Lăn bóng cho cô , chạy thay đổi tốc độ khi có hiệu lệnh , đi kiễng gót , bật về phía trước, bò chui qua cổng, ném trúng đích.

- Thực hiện được một số vận động khéo léo của đôi bàn tay, ngón tay: cài mở cúc áo, xếp chồng các khối hình, xâu vòng.

2. Phát triển nhận thức.

- Biết nơi ở của gia đình: Tên xóm/ làng.

- Biết tên , công việc và một số đặc điểm của người thân trong gia đình.

- Bước đầu biết về nhu cầu của gia đình( ăn, mặc, ở, mọi người quan tâm lẫn nhau).

- Nhận ra đặc điểm nổi bật và công dụng của một số đồ dùng trong gia đình.

- Chọn được hình tròn hình vuông, hình tam giác theo mẫu và theo tên gọi.

- Phân nhóm đồ dùng gia đìnhtheo 1-2 dấu hiệu cho trước.

- Biết xếp các đồ vật, đồ dùng theo tương ứng 1-1.

- So sánh chiều cao của hai đối tượng và nói được từ cao thấp.

- Xác định được vị trí của đồ vật so với bản thân.

 

doc105 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ đề III: Gia đình (thời gian thực hiện: 4 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề III : Gia đình Thời gian thực hiện : 4 tuần từ ( 21/ 10 - 15/11 ) I. MụC TIÊu : 1. Phát triển thể chất. * Dinh dưỡng và sức khoẻ. - Biết tên một số món ăn quen thuộc. - Biếc ích lợi của việc ăn uống đối với sức khoẻ ; biết gọi người thân trong gia đình khi có biểu hiện ốm đau. - Làm được một số công việc đơn giản về giữ vệ sinh cá nhân với sự giúp đỡ của người lớn( đánh răng , rửa mặt , rửa tay với xà phòng). *Vận động. - Thực hiện được các vận động : Lăn bóng cho cô , chạy thay đổi tốc độ khi có hiệu lệnh , đi kiễng gót , bật về phía trước, bò chui qua cổng, ném trúng đích. - Thực hiện được một số vận động khéo léo của đôi bàn tay, ngón tay: cài mở cúc áo, xếp chồng các khối hình, xâu vòng. 2. Phát triển nhận thức. - Biết nơi ở của gia đình: Tên xóm/ làng. - Biết tên , công việc và một số đặc điểm của người thân trong gia đình. - Bước đầu biết về nhu cầu của gia đình( ăn, mặc, ở, mọi người quan tâm lẫn nhau). - Nhận ra đặc điểm nổi bật và công dụng của một số đồ dùng trong gia đình. - Chọn được hình tròn hình vuông, hình tam giác theo mẫu và theo tên gọi. - Phân nhóm đồ dùng gia đìnhtheo 1-2 dấu hiệu cho trước. - Biết xếp các đồ vật, đồ dùng theo tương ứng 1-1. - So sánh chiều cao của hai đối tượng và nói được từ cao thấp. - Xác định được vị trí của đồ vật so với bản thân. 3. Phát triển ngôn ngữ. -Bước đầu bày tỏ nhu cầu, mong muốn của mình bằng lời nói. - Biết lăng nghe , đặt và trả lời các câu hỏi đơn giản ( ai? Cái gì ? để làm gì ?). - Thích nghe đọc thơ, kể chuyện, xem tranh ảnh về gia đình; kể về một sự kiện của gia đình dựa theo câu hỏi của cô. - Biết chào hỏi , xưng hô lễ phép với người thân trong gia đình và mọi người xung quanh. - Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống( kí hiệu nhsf vệ sinh, biển báo nguy hiểm). 4. Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội. - Biết yêu quí, giữ gìn sức khoẻ của bản thân - Biết yêu thương giúp đỡ mọi người, chơi đoàn kết với bạn bè - Hiểu được khả năng của bản thân, biết coi trọng và làm theo các quy định của lớp học - Biết cách ứng xử với bạn bè và người lớn phù hợp với giới tính của mình 5- Phát triển thẩm mỹ ; - Biết yêu thích cái đẹp và sự đa dạng phong phú về trang phục của bạn trai, bạn gái - Thích tạo ra những sản phẩm đẹp thể hiện cảm xúc tình cảm của bản thân qua tranh vẽ, sản phẩm nặn ,qua các bài thơ, bài hát, điệu múa, câu chuyện . II. Chuẩn bị: Băng ghi âm giọng nói của cô, của trẻ, một số âm thanh của MTXQ Một số tờ bìa to, bìa lịch, báo cũ để vẽ, dán chân dung bé trai, bé gái Một số trò chơi, câu chuyện, bài hát liên quan đến chủ đề. Các thẻ tên của trẻ gắn với các kí hiệu. Bút màu, đất nặn, giấy vẽ, giấy báo, hộp bìa cát tông. Một số đồ dùng cũ của bố mẹ như: quần áo, giầy dép, hộp phấn. III / Mạng nội dung - Các thành viên trong gia đình: Tôi, bố, mẹ, anh chị em (họ tên, sở thích) - Công việc của các thành viên trong gia đình - Họ hàng (ông, bà, cô, gì, chú, bác) - Những thay đổi trong gia đình (Có người chuyển đi, có người sinh ra, có người mất đi). Gia đình tôi Gia đình Nhu cầu của gia đình Ngôi nhà gia đình ở - Đồ dùng gia dình, phương tiện đi lại của gia đình. - Gia đình là nơi các thành viên sống vui vẻ, hạnh phúc. Trẻ được tham gia các hoạt động cùng mọi người trong gia đìnhnhư các ngày kỷ niệm của gia đình, cách thức đón tiếp khách - Biết các loại thực phẩm cần thiết cho gia đình. Cần ăn thức ăn hợp vệ sinh - Học cách giữ gìn quần áo sạch sẽ. - Địa chỉ gia đình - Nhà: Là nơi gia đình cùng nhau chung sống. Biết dọn dẹp và giữ gìn nhà cửa sạch sẽ. - Có nhiều kiểu nhà khác nhau (nhà một tầng, nhà tập thể, nhà ngói, nhà tranh) - Người ta dùng nhiều vật liệu khác nhau để làm nhà. - Những người kỹ sư, thợ xây dựng, thợ mộc là những người làm lên ngôi nhà. IV.Mạng hoạt động Vận động: - Tung bóng và - Khám phá các vật liệu khác - Đàm thoại về gia đình Bắt bóng bằng 2 tay - Đi khụy gối nhau để làm ra nhà. Các thành viên trong gia - Bật xa. - Khám phá sử dụng đồ dùng đình, địa chỉ gia đình. - Ném xa bằng một tay. an toàn. - Trò chuyện về công việc - Bò theo đường zích - Tìm hiểu về gia đình của các của bố, mẹ. zắc. bạn trong lớp. - Đọc thơ: “em yêu nhà em - Thực hiện vận động - Xác định vị trí của đồ vật “ Giữa vòng gió thơm” khéo léo của bàn tay, trong gia đình so với vật - Truyện “ nhổ củ cải” ngón tay. chuẩn.( Trên dưới, trước “Hoa mào gà”. Giáo dục dinh dưỡng sau...) - Đồng dao, ca dao về kể tên 1 số loại thực - Phân loại được 1 gia đình phẩm số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng Sức khoẻ: -Nhận ra và gọi tên khối - Giới thiệu các món cầu, khối trụ , nhận dạng ăn trong gia đình. trong thực tế. Các thực phẩm cần - Nhận biết ý nghĩa của các cho gia đình và lợi con số nh số điện thoại, ích của chúng. biển số xe, số nhà. - Bé tập làm nội trợ. - Đếm đến 3 các nhóm có 3 đối tượng. - Nhận biết về mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 3. PT ngôn ngữ PT thể chất PT nhận thức PT thẩm mỹ PT TCXH tttình cảm xh Gia đình - Sử dụng đa dạng các vật liệu để: - Thực hiện một số nền nếp quy định trong sinh + Vẽ chân dung ngời thân trong hoạt hằng ngày của gia đình. gia đình. - Làm một số công việc giúp bố mẹ và người +Vẽ ngôi nhà của bé. - Làm quà tặng bố, mẹ và người thân. +Nặn đồ dùng gia đình. -Đóng vai các thành viên gia đình, bác sĩ + Cắt dán đồ dùng gia đình. người bán hàng. +Hát và vận động những bài hát về gia đình. CHủ đề nhánh I: Gia đình tôi. Thời gian thực hiện : 1 tuần từ ( 21/10 - 25/10 ) I. Mục tiêu : 1. Phát triển thể chất : - Thực hiện thành thạo 1số vận độnh cơ bản (đi chạy, nhẩy, bật, ném , xa,…)Thực hiện đúng các thao tác ném xa bằng 2 tay, trườn sấp, bật sâu,.. - Có khả năng phối hợp vận động khéo léo và chính xác các động tác 2. Phát triển ngôn ngữ : - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua các hoạt động. Biết tên tuổi sở thích của mình và các thành viên trong gia đình . Biết trao đổi thoả thuận với các bạn - Biết nói lên những suy nghĩ, ý định của mình và những điều mình quan sát, nhận xét được 1 cách rõ rành mạch lạc 3. Phát triển nhận thức : - Có vốn kiến thức về những đồ dùng, dụng cụ trong gia đình, công dụng, chất liệu và cách sử dụng chúng - Biết vai trò của mình và từng thành viên trong gia đình. Biết phân biệt so sánh được gia đình đông con và gia đình ít con - Biết đếm . Nhận biết hình học cơ bản . Phát triển 1 số kỹ năng xé, vẽ, cắt, dán,nặn.. 4. Phát triển tình cảm xã hội : - Biết được địa chỉ gia đình, biết tên tuổi sở thích của từng thành viên trong gia đình. Biết yêu thương mọi người, ngoan ngoãn lễ phép với mọi người, có ý thức bảo vệ và giữ gìn các đồ dùng trong gia đình. 5. Phát triển thẩm mỹ : - Biết yêu thích cái đẹp và sáng tạo ra các sản phẩm đẹp thông qua các hoạt động âm nhạc, tạo hình ,.. - Biết được cái,hay cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống gia đình thông qua bài thơ, câu chuyện,.. II. Chuẩn bị : - Tranh ảnh, ghế thể dục, túi cát, hộp dích dắc - Các góc chơi, đồ dùng gia đình, các loại rau quả, hàng rào, cây xanh, bình tưới nước III. mạng nội dung: Bé là một thành viên trong gia đình Bố, mẹ, anh, chị hoặc em của bé và các công việc hàng ngày của họ Gia đình tôi Quy mô gia đình Các thành viên gia đình - Gia đình ít con, đông con + Gia đình nhỏ( Bố, mẹ, con) + Gia đình lớn(Bố, mẹ, các con) + Gia đình mở rộng(Ông bà, bố mẹ, các con) - Họ hàng: cô, dì, chú, bác IV. mạng hoạt động - Hát: “ Hoa bé ngoan” - Dán và tô màu những người thân - VĐ: vỗ tay theo phách trong gia đình hoặc múa minh hoạ - Dọn dẹp, xắp xếp đồ - Nặn quà tặng người thân - Nghe hát: Cho con dùng, đồ chơi đúng nơi - Di màu hình người thân - TC: “ Ai đoán giỏi” quy định - Tô màu ngôi nhà. - Chăm sóc vật nuôi, cây - Vẽ những đồ dùng trong gia đình trồng - Nặn bánh tròn, bánh vòng tặng người thân Phát triển thẩm mỹ Phát triển thẩm mỹ Phát triển thể chất Phát triển ngôn ngữ Lao động - TC: “ Gia đình Gấu - Trò chuyện về gia cùng vui”: Đi, bò, chạy, trườn, đình, về các thành viên trong Gia đình tôi chui qua ghế gia đình. Công việc của mỗi - Hoạt động nghệ thuật: người trong gia đình Đi cầu, đi quán - Đọc truyện: “ Nhổ củ cải” Phát triển nhận thức PTTCXH Phát triển nhận thức -So sánh cao thấp giữa hai - Bế em - Kể về công việc của bố mẹ Thành viên trong gia đình - Mẹ con - Nghề nghiệp của bố mẹ Và giữa gia đình mình và - Nấu ăn - Kể về gia đình Gia đình bạn( so sánh 2 - Bác sĩ - Quan sát và kể về gia đình đối tượng) - Đi chợ các con vật - Ghép đôi tương ứng 1 - Thực hiện một số nền nếp quy định trong sinh - Làm một số công việc giúp bố mẹ và người - Làm quà tặng bố, mẹ và người thân. -Đóng vai các thành viên gia đình, bác sĩ người bán hàng. Kế hoạch tuần i. Thứ Nội dung Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ Cô nhẹ nhàng, vui vẻ đón trẻ vào lớp và trao đổi với phụ huynh về tình trạng sức khoẻ của trẻ Thể dục sáng Tập theo băng Hoạt động học Khám phá khoa học Trò chuyện về gia đình bé TC: Tìm đúng nhà Văn học Truyện: Nhổ củ cải VĐMH: Nhổ cải lên. Tạo hỡnh Tô màu các thành viên trong gia đình Trò chơi: Ngón tay nhúc nhích. Toán Xác định vị trí đồ vật so với bản thân Âm nhạc DH: Hoa bé ngoan- TC: Đoán tên bạn hát - Nghe: Cho con Hoạt động góc Góc xây dựng: Lắp ráp bàn ghế, tủ, giá sách Góc phân vai: Đóng vai mẹ con Góc học tập: Xem sách, tranh, truyện lôtô đồ dùng đồ chơi về gia đình Góc tạo hình: Tô màu người thân trong gia đình Góc thiên nhiên: Tưới hoa, cây cảnh Hoạt động ngoài trời Quan sát: vườn rau , vườn hoa Trò chơi vận động: Thi ai ném xa, đi theo đường hẹp Trò chơi dân gian: bỏ giẻ, mèo đuổi chuột, thả đỉa ba ba, đi cầu đi quán Chơi với những đồ dùng đồ chơi có sẵn: xâu hạt, vẽ,…. Hoạt động chiều Hướng dẫn vệ sinh: Rửa mặt rửa tay Hướng dẫn trũ chơi " Tỡm bạn" PTTC Bò , trườn, theo hướng thẳng - Rèn trẻ cách cầm bút - Cho trẻ chơi ở các góc - Vui văn nghệ - Cho trẻ chơi ở các góc I. Các hoạt động 1. Trò chuyện : Về gia đình trẻ, các công việc của gia đình , một số đồ dùng trong gia đình , về sở thích tên tuổi của trẻ , về người thân của trẻ 2.Thể dục sáng : a. Khởi động: Làm đoàn tàu thực hiện các động tác: đi kiễng mũi chân, kiễng gót chân, chạy chậm, chạy nhanh b. Trọng động: Tập theo băng - “ Cô dạy em bài thể dục buổi sáng................buông cả hai tay” Đưa hai tay ngang ngực mu bàn tay quay về phía ngực, lòng bàn tay giơ ra ngoài, đưa hai cổ tay qua phải, qua trái đồng thời chân kiễng theo bên đưa tay” - “ Bình minh dâng lên ánh trên giọt sơng long lanh................tới trường” (Nhịp 1 bước chân trái sang bên trái một góc khoảng 45 đồng thời đưa hai tay giơ ngang đầu khủy tay gập đồng thời đầu gối nhún. Tương tự nhịp hai đổi bên) - “ trường cháu đây là trường mầm non” ( hai tay chống hông, nhịp 1 đưa chân trái vòng từ trong ra ngoài, nhịp 2 tương tự với chân phải) - “ Hai bàn tay của em đây em múa cho mẹ xem..................là con bướm đậu trên cành hồng” ( Nhịp 1: Đưa hai tay thằng trước mặt lòng bàn tay úp xuống chân bước rộng bằng vai. Sau đó đưa hai tay qua bên trái tay trái thẳng tay phải gập trước ngực đồng thời quay người sang bên trái. nhịp 2 tương tự) - “ Cờ hòa bình bay phấp phới...................nhịp nhàng cùng cất tiếng hát tay vòng tay bé ngoan” ( chân bước rộng bằng vai tay trái chống hông tay phải vòng qua đầu người ngả về bên trái. nhịp 2 đổi bên) - “ Cùng nhau múa ................................bắt tay nhau vui cùng nhau múa đều” ( nhịp 1: chân đứng rộng bằng vai, hai tay đưa vòng từ bên trái sang bên phải và Ngược lại.nhịp 2 tương tự) -“ tích tắc tích tắc.................gọi em mau đến trường” ( Chân đứng chữ V, nhịp 1: nhảy chân đồng thời nhấc chân trái lên hai tay đẩy sang bên trái, nhịp 2 tương tự) - “ Em đến trường rất vui” ( Hai chân chụm, vỗ hai tay nghiêng người sang bên trái ngang tai,sau đó ngang bắp chân bên trái, nhịp 2 đổi bên) - “ vui liên hoan thiếu nhi thế giới” ( nhịp 1 chân trái bước sang trái đồng thời hai tay chéo trước ngực mở ra bên trái cao bên phải thấp, nhịp 2 làm ngược lại) C. Hồi tĩnh: “ Đi học về” ( quay người sang trái nhón gót chân đồng thời hai tay đưa nhẹ nhàng từ dưới lên trên hít thở nhẹ nhàng, nhịp 2 tương tự) Hồi tỉnh: Tập bài “ Gieo hạt” 3 - Hoạt động góc: 1- Góc phân vai: Chơi đóng vai mẹ- con + Yêu cầu: - Trẻ biết làmnhững việc của mẹ chăm sóc con( rửa mặt, mặc quần áo, khám bác sĩ, vệ sinh) + Chuẩn bị: - Đồ chơi nấu ăn, giường búp bê, búp bê, Các loại thực phẩm + Tiến hành: Cô quan sát để trẻ tự phân vai chơi 2- Góc xây dựng: Lắp ráp bàn ghế tủ + Yêu cầu: Trẻ tự hình dung để lắp ráp bàn ghế tủ theo trí tưởng tượng của mình + Chuẩn bị: - Đồ chơi lắp ráp + Tiến hành: Cô gợi mở cho trẻ về bàn ghế tủ để trẻ tự lắp 3- Góc nghệ thuật: Tô màu người thân trong gia đình + Yêu cầu: Trẻ hứng thú chơi và biết tạo thành sản phẩm + Chuẩn bị: bút màu, tranh những người thân trong gia đình + Tiến hành: Cô hướng dẫn trẻ cách cầm bút, cách tô 4- Góc học tập: Xem tranh ảnh, sách, truyện, lôtô + Yêu cầu: Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động học tập + Chuẩn bị: - Tranh lô tô các loại- Tranh truyện + Tiến hành: Cô hướng dẫn trẻ tự lật sách, truyện 5- Góc thiên nhiên:Tưới cây, lau lá + Yêu cầu: Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động học tập + Chuẩn bị: Nước, giẻ lau, sỏi, lá, đồ chơi cát nước.. + Tiến hành: Cô và trẻ lau lá tưới cây 6- Góc dân gian: *Mục đích yêu cầu: - trẻ biết chơi các trò chơi dân gian theo hớng dẫn của cô * Chuẩn bị : - Sỏi, đá. Lá chuối, lá mít. Que chuyền... * Tổ chức hoạt động: - Cô gợi ý các trò chơi , cách chơi cho trẻ chơi , cô quan sát giúp đỡ trẻ. 4 - Hoạt động ngoài trời: * Quan sát 1: Vườn rau a , Mục đích yêu cầu : - Trẻ biết tên, đặc điểm, ích lợi của một số loại rau quen thuộc - Giáo dục trẻ ăn nhiều rau để da dẻ hồng hào và cơ thể khoẻ mạnh b , Chuẩn bị: Địa điểm quan sát sạch sẽ an toàn cho trẻ c , Tiến hành: Chúng mình đang đứng ở đâu đây các con? Các con tinh mắt cho cô biết trong vườn có những loại rau gì? Chúng mình có nhận xét gì về những loại rau này? Rau dùng để làm gì? Trong rau có chứa những chất gì? Ăn nhiều rau cơ thể chúng mình như thế nào? GD: Rau chứa nhiều vitamin rất tốt cho da, muốn có nhiều rau ăn chúng mình phảI biết chăm sóc bắt sâu, nhổ cỏ, tưới nước cho rau luôn tươi tốt nhé * Trò chơi vận động: Thu hoạch rau Cô chuẩn bị các loại rau nhựa, 2 cái giỏ, 2 cái rổ. Chia lớp làm 2 đội, khi có hiệu lệnh của cô trẻ hai đội cầm giỏ chạy theo đường dích dắc qua các hộp và lấy rau bỏ vào giỏ mang về bỏ rau vào rổ của đội mình. Đội nào lấy được nhiều rau thì sẽ chiến thắng *Trò chơi dân gian: Bỏ giẻ Cho trẻ ngồi thành vòng tròng 1 trẻ cầm giẻ dấu phía sau vừa đi vừa chú ý bỏ giẻ phía sau 1 bạn bất kì sao cho bạn đó không biết và tiếp tục chạy.Nếu chạy 1 vòng mà trẻ đó không phát hiện mình bị bỏ giẻ thì trẻ bỏ cầm giẻ đuổi theo sau bạn bị bỏ 1 vòng, nếu bỏ giẻ bị bạn phát hiện thì bạn bị bỏ cầm giẻ đuổi bạn bỏ giẻ và được làm người bỏ giẻ * Chơi tự do: với những đồ dùng đồ chơi cô chuẩn bị sẵn * Quan sát 2: Vườn hoa a Mục đích yêu cầu : Trẻ biết tên, đặc điểm,cấu tạo, ích lợi của một số loại hoa, nêu được nét đặc trưng của từng loại Giáo dục trẻ biết giữ gìn, chăm sóc, bảo vệ hoa b.Chuẩn bị: Địa điểm quan sát sạch sẽ an toàn cho trẻ c. Tiến hành: - Chúng mình đang đứng ở đâu đây các con? - Các con tinh mắt cho cô biết trong vườn trường có những loại hoa gì? - Chúng mình có nhận xét gì về những loại hoa này? - Hoa trồng để làm gì? - Để hoa luôn tươi tốt chúng mình phải làm gì? GD: Hoa được trồng để làm cho ngôi trường của chúng ta thêm đẹp, các con phải biết chăm sóc tưới nước nhặt cỏ, không gứt hoa để hoa luôn tươi đẹp nhé * Trò chơi vận động: Ong tìm mật Cô cho cả lớp làm những chú ong cầm những cái giỏ đi tìm hoa để lấy mật, cô rải hoa ra quanh sân và chú ong nào tìm được nhiều hoa thì sẽ là chú ong chiến thắng * Trò chơi dân gian: Bỏ giẻ Cho trẻ ngồi thành vòng tròng 1 trẻ cầm giẻ dấu phía sau vừa đi vừa chú ý bỏ giẻ phía sau 1 bạn bất kì sao cho bạn đó không biết và tiếp tục chạy.Nếu chạy 1 vòng mà trẻ đó không phát hiện mình bị bỏ giẻ thì trẻ bỏ cầm giẻ đuổi theo sau bạn bị bỏ 1 vòng, nếu bỏ giẻ bị bạn phát hiện thì bạn bị bỏ cầm giẻ đuổi bạn bỏ giẻ và được làm người bỏ giẻ * Chơi tự do: với những đồ dùng đồ chơi cô chuẩn bị sẵn * Quan sát 3 : Thời tiết và trang phục phù hợp với thời tiết a Mục đích yêu cầu Trẻ biết dấu hiệu thời tiết hôm nay như thế nào Biết mặc quần áo phù hợp với thời tiết Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ sức khỏe của mình b.Chuẩn bị: Địa điểm quan sát sạch sẽ an toàn cho trẻ c. Tiến hành: Chúng mình đang đứng ở đâu đây các con? Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? Trời nắng thì bàu trời thế nào? Trời nắng đi học chúng mình phải mặc như thế nào? GD: Trời sang thu nắng nhưng hơi se lạnh vì vậy chúng mình nên mặc áo dài tay quần dài cho ấm áp nhé * Trò chơi vận động: Tung bóng Cô chuẩn bị mỗi trẻ 1 quả bong khi có hiệu lệnh của cô trẻ cầm bóng tung lên cao mắt nhìn theo bóng và khi bóng rơi xuống thì dùng 2 tay để bắt lấy bóng *Trò chơi dân gian: Bỏ giẻ Cho trẻ ngồi thành vòng tròng 1 trẻ cầm giẻ dấu phía sau vừa đi vừa chú ý bỏ giẻ phía sau 1 bạn bất kì sao cho bạn đó không biết và tiếp tục chạy.Nếu chạy 1 vòng mà trẻ đó không phát hiện mình bị bỏ giẻ thì trẻ bỏ cầm giẻ đuổi theo sau bạn bị bỏ 1 vòng, nếu bỏ giẻ bị bạn phát hiện thì bạn bị bỏ cầm giẻ đuổi bạn bỏ giẻ và đợc làm ngời bỏ giẻ * Chơi tự do: với những đồ dùng đồ chơi cô chuẩn bị. Thứ 2 ngày 21 tháng 10 năm 2013. I . hoạt động học : Làm quen với MTXQ. Bài: Trò chuyện về gia đình bé. Trò chơi: Bé nào nhanh. 1. Kết quả mong đợi : - Trẻ biết tên các thành viên trong gia đình , biết được các công việc của bô mẹ. - Trẻ biết được một gia đình là sống chungvà biết được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. - Trẻ biết chơi trò chơi :”Bé nào nhanh” - Phát triển và rèn kỹ năng quan sát , tập chung chu ý ghi nhớ cho trẻ. - Rèn kỹ năng trả lời được các câu hỏi rõ rãng mạch lạc. - Rèn kỹ năng nhanh nhẹn khi chơi trò chơi. - Trẻ biết chăm ngoan va vâng lời để bố mẹ vui lòng. 2. Chuẩn bị: Một số đồ vật trong gia đình như: xoong, chảo, bát, đĩa, thìa, đũa, bàn ghế, … 3.Tiens hànn. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Cho trẻ hát bài “ 3 ngọn nến lung linh” Chúng mình vừa hát bài gì? Bài hát nói về ai? Ba được ví là gì? Còn mẹ được ví là gì? Cây nến xanh là ai? Nhà chúng mình có mấy người? Bố, mẹ như thế nào với chúng mình? Ngoài bố mẹ còn có ai nữa? Chúng mình thấy bố mẹ, ông bà như thế nào đối với các con? Vậy các con phải làm gì để ông bà, bố mẹ vui lòng? GD: Ông bà, bố mẹ rất thương yêu, quan tâm, lo lắng cho chúng mình vì thế chúng mình luôn ngoan ngoãn nghe lời ông bà bố mẹ để ông bà bố mẹ vui lòng nhé Hoạt động 2: - Chúng mình ơi! Hôm nay cô và các con cùng nhau đến thăm nhà bạn búp bê nhé! - Các con thấy nhà bạn búp bê có những đồ vật gì? - Còn có những đồ vật gì nữa? - Chúng mình thấy có mấy cái bàn? - Có mấy chiếc ghế? - Bàn và ghế được làm bằng gì? - Có những vật gì được làm bằng gỗ nữa? - Ghế dùng để làm gì? - Nhà bạn nào có bàn ghế? - Chúng mình thấy nhà bạn búp bê còn có đồ dùng gì nữa? - xoong nồi dùng để làm gì? - Xoong nồi chảo được làm bằng chất liệu gì? - Còn có những vật gì được làm bằng nhôm nữa? - Bạn búp bê dùng gì để đựng thức ăn? - ở nhà chúng mình có những đồ dùng gì? - Bạn nào giỏi kể tên những đồ dùng nhà con mà có 1 cái? - Còn những đồ vật gì có số lượng là một nữa? - Chúng mình thấy những đồ dùng gì có từ 2 cái trở lên? Chúng mình ơi! Hôm nay cô và các con được đến thăm nhà bạn búp bê vậy nhà bạn búp bê có những đồ vật gì? GD: ở nhà các con có rất nhiều đồ vật để tang trí và phục vụ cho cuộc sống của gia đình. Các con phải biết giữ gìn đồ vật đồ dùng để được bền đẹp nhé Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Bé nào nhanh’’ Cô cho trẻ lấy thẻ chơi trò chơi. Cô hướng dẫn cách chơi luật chơi + Cách chơi : Các cháu vừa đi vừa hát.Khi cô lắc xắc xô thì ai có thẻ nào trên tay phải bước đúng vào vòng quy định với thẻ đó: Vòng màu xanh là gia đình ít con, còn màu đỏ là gia đông con. + Luật chơi : Phải bước 1 chân vào đúng vòng quy định. Nếu ai không đúng sẽ bị phạt nhảy lò cò hoặc làm ếch ộp. Cô tổ chức cho trẻ chơi Hoạt động 4: Kết thúc Trẻ hát Bài “ 3 ngọn nến lung linh” Nói về bố, mẹ, con Là cây nến vàng Là cây nến xanh Là con Trẻ kể Thương yêu chăm sóc, quan tâm, lo lắng Ông bà Thương yêu chăm sóc, quan tâm, lo lắng Ngoan, học giỏi, vâng lời ông bà bố mẹ Vâng ạ trẻ kể có 1 cái bàn Có 4 cái ghế Làm bằng gỗ Giường, tủ,… Để ngồi Trẻ kể Để nấu thức ăn Bằng nhôm Trẻ kể Bát, đĩa… Trẻ kể Trẻ chơi Trẻ hứng thú chơi. ii. Hoạt động góc( Theo tuần) III.Hoạt động ngoài trời(Theo tuần) IV. Hoạt động chiều Hướng dẫn vệ sinh: Rửa mặt rửa tay 1. Yêu cầu: Trẻ rửa đúng thao tác 2. Chuẩn bị: khăn, nước, xô, lau 3. Hướng dẫn: Cô nhắc lại cách rửa mặt - rửa tay sau đó lần lượt cho từng trẻ thực hiện. V .Nêu gương cuối ngày - Nhắc nhở những trẻ chưa ngoan - Tuyên dương những trẻ có cố gắng VI. Nhật ký ngày. Sĩ số:................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ********************************** Thứ 3 ngày 22 tháng 10 năm 2013. I . hoạt động học: LQVTPVH Truyện:Nhổ củ cải VĐMH: Nhổ cải lên. 1.Kết quả mong đợi : - Trẻ biết tên gọi của các thành viên trong gia đình, - Trẻ biết tên bài, tác giả, thuộc và hiểu nội dung của câu chuyện, các nhân vật trong truyện. - Trẻ phát âm được một số từ khó, phát triển tư duy ,óc sáng tạo trí nhớ,tình cảm ,đạo đức. - Giáo dục trẻ biết đoàn kết, giúp đỡ mọi người trong gia đình , ở lớp học. 2.Chuẩn bị - Mô hình vườn rau với một số cây rau quen thuộc: rau bắp, su hào, củ cải... - Tranh minh hoạ câu chuyện, củ cải to bằng xốp, mũ các nhân vật, 3.Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Tập chung sự chú ý của trẻ cô giới thiệu bài và cho trẻ làm chim mẹ chim con bay tới khu vườn của bạn búp bê để tham quan. - Cô hỏi trẻ trong khu vườn của búp bê có những gì? - Hoa, quả , rau đó có màu sắc gì? - Trong vườn còn có những loại cây ăn củ nào nữa? GD: Các con phải biết chăm sóc và bảo vệ các cây trong vườn vì các cây đó có nhiều vitamin các con ăn vào da dẻ các con hồng hào khoẻ mạnh chóng lớn. Hoạt động 2: - Cô kể mẫu giới thiệu tên truyện, tác giả, Cô vừa kể cho chúng mình nghe truyện “ Nhổ củ cải” truyện dân gian Nga đấy - Cô kể kết hợp tranh minh hoạ, giới thiệu nội dung. Câu chuyện nói về hành động nhổ củ cải để nói lên sự đoàn kết của gia đình “ ông già” - Cô kể kết hợp trích dẫn đàm thoại + Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì? + Trong chuyện có những nhân vật gì? + Ông già đi làm vườn và thấy gì? + Thấy củ cải to ông già đã làm gì? + Ông già đã gọi ai ra giúp mình nhổ củ cải? + Không nhổ được củ cải thì bà lão đã làm gì? + Cháu gái đã làm gì để giúp ông bà nhổ củ cải? + Vẫn chưa nhổ được củ cải lên cháu gái đã gọi ai ra giúp? + Cún con đã làm gì để giúp mọi người nhổ củ cải? + Không nhổ được Cún con đã gọi ai ra giúp? + Mèo con đã làm gì để giúp mọi người nhổ củ cải? + Củ cải đã được nhổ lên khỏi mặt đát chưa? + Vậy ai đã ra giúp mọi người? + Chuột nhắt đã làm gì để giúp mọi người nhổ củ cải? + Cuối cùng củ cải như thế nào? + Củ cải nhổ được lên khỏi mặt đất là do công của ai? GD: Nhờ đoàn kết với nhau mà mọi người đã cùng nhau nhổ được củ cải lên khỏi mặt đất. Trong cuộc sống có rất nhiều việc phải có sự đoàn kết mới thành công đấy. Vì vậy các con phải biết đoàn kết thương yêu nhau , chúng mình nhớ lời cô dặn nhé. Cô kể kết hợp gắn nhân vật rời Củng cố: + Cô vừa kể cho chúng mình nghe truyện gì?

File đính kèm:

  • docChu de mam non.doc