I. MỤC TIÊU
1. Thái độ
- Biết cách bảo vệ các con vật sống dưới nước: bảo vệ nguồn nước, giữ vệ sinh môi trường.
- Biết quan tâm, hứng thú tham gia các hoạt động.
- Biết tiết kiệm điện, nước.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng vẽ, tô màu; kỹ năng chọn màu sắc hài hòa và tạo bố cục cân đối.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát; rèn luyện cách phát âm, phát triển tư duy và vốn từ cho trẻ.
- Rèn kỹ năng đếm, kỹ năng tách và gộp nhóm có 4 đối tượng thánh 2 phần theo nhiều cách.
- Rèn kỷ năng đọc thơ diễn cảm.
- Luyện kỹ năng vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu bài hát.
3. Kiến thức
- Trẻ biết vẽ con cá
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi và môi trường sống của một số con vật dưới nước.
- Trẻ biết tách, gộp nhóm có 4 con vật thành hai phần theo nhiều cách.
- Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung và đọc thuộc bài thơ.
- Nhớ tên bài hát, tên tác giả, múa được theo nhịp điệu bài hát “cá vàng bơi”.
23 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 19574 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ đề nhánh 3: Con vật sống dưới nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
(Từ 06/01 đến 10 /01/ 2014)
I. MỤC TIÊU
1. Thái độ
- Biết cách bảo vệ các con vật sống dưới nước: bảo vệ nguồn nước, giữ vệ sinh môi trường.
- Biết quan tâm, hứng thú tham gia các hoạt động.
- Biết tiết kiệm điện, nước.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng vẽ, tô màu; kỹ năng chọn màu sắc hài hòa và tạo bố cục cân đối.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát; rèn luyện cách phát âm, phát triển tư duy và vốn từ cho trẻ.
- Rèn kỹ năng đếm, kỹ năng tách và gộp nhóm có 4 đối tượng thánh 2 phần theo nhiều cách.
- Rèn kỷ năng đọc thơ diễn cảm.
- Luyện kỹ năng vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu bài hát.
3. Kiến thức
- Trẻ biết vẽ con cá
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi và môi trường sống của một số con vật dưới nước.
- Trẻ biết tách, gộp nhóm có 4 con vật thành hai phần theo nhiều cách.
- Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung và đọc thuộc bài thơ.
- Nhớ tên bài hát, tên tác giả, múa được theo nhịp điệu bài hát “cá vàng bơi”.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh mẫu, giấy A4, sáp màu, giấy màu
- Giáo án điện tử, máy tính.
- Tranh ảnh, loto, video về chủ đề Động vật
- Đồ dùng học toán
- Tranh thơ “Con còng thợ đấu”
- Đĩa nhạc các bài hát chủ đề Động vật
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
THỂ DỤC SÁNG
- Hô hấp: Bắt chước động tác gà gáy
- Tay: Co duỗi tay
- Bụng: Nghiêng người sang phải, sang trái
- Bật: Bật tại chổ
(Thực hiện: 4L X 4N)
(Tập trên nền nhạc bài hát “Trời nắng, trời mưa”)
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐTH:
Vẽ con cá
(tm)
HĐKPKH:
Một số con vật sống dưới nước
HĐLQVT: Tách gộp nhóm có 4 đối tượng
HĐLQVH:
Thơ: con còng thợ đấu
HĐLQÂN:
- Hát – múa: “Cá vàng bơi”
- TCAN:
Nghe giai điệu đoán tên bài hát
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- TC: Các con vật sống dưới nước
-TCVĐ: Mèo đuổi chuột
- CTD
- QS: Con cá
- TCVĐ: Bắt bướm
- CTD
- TCDG: Bịt mắt bắt dê
- CTD
- QS: Con cua
-TCVĐ: Bắt bướm
- CTD
- TC: Cách bảo vệ con vật dưới nước
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột
- CTD
HOẠT ĐỘNG GÓC
Phân vai: Cô bán hàng, Bác sĩ thú y
Xây dựng: Xây hồ cá
Học tập: Xem tranh ảnh, đọc thơ về chủ đề Động vật
Nghệ thuật: Vẽ, nặn, tô màu các con vật; nghe các bài hát về chủ đề Động vật
Thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, con vật.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- LQTC: Bắt bướm
- Nghe đồng dao “Đồng dao về loại vật”
- Làm quen bài thơ “con còng thợ đấu”
- HĐG
- Hướng dẫn cách lau mặt
- Nghe hát “con cò”
- LQ bài hát “Đi câu cá”
- HĐG
- Đóng, mở chủ đề nhánh
- Ca múa hát tập thể, nêu gương bé ngoan
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Thứ 2 ngày 06 tháng 01 năm 2014
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HĐTH:
Vẽ con cá
(tm)
HĐNT:
- TC: Các con vật sống dưới nước
-TCVĐ: Mèo đuổi chuột
- CTD
HĐC:
- LQTC: Bắt bướm
- Nghe đồng dao “Đồng dao về loại vật”
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
- Rèn kỹ năng vẽ, tô màu; kỹ năng chọn màu sắc hài hòa và tạo bố cục cân đối.
- Trẻ biết vẽ con cá
- Rèn kỹ năng trả lời các câu hỏi một cách rỏ ràng, mạch lạc
- Trẻ biết được tên gọi, một số đặc điểm của một số con vật sống dưới nước
- Rèn luyện các tố chất vận động: nhanh nhẹn, khéo léo, sức bền
- Trẻ chơi tốt trò chơi
- Rèn luyện phát triển cơ chân
- Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi được trò chơi
- Trẻ cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu của bài đồng dao
- Trẻ nhớ tên bài đồng dao
- Tranh mẫu
- Nhac các bài hát chủ đề động vật
- Giấy vẽ, sáp màu
- Sân bãi sạch sẽ, an toàn
- Trang phục của trẻ gọn gàng, dể vận động
- Giây giun, phấn, đá
- Sân bãi rộng rãi, an toàn
- Một con bướm to bằng bìa buộc sợi dây dài 50cm và đầu kia buộc vào một cái que dài 80cm
- Tranh minh họa bài đồng dao
Hoạt động 1: Ổn định – giới thiệu
* Cô cho trẻ hát bài “cá vàng bơi” và trò chuyện:
- Bài hát có tên là gì?
- Các con có biết cá vàng sống ở đâu không?
- Cô khái quát và nhắc nhở trẻ không vứt rác bừa bãi làm ô nhiểm nguồn nước.
Hoạt động 2:
1. Quan sát mẫu
* Cô cho trẻ chơi trò “trời tối, trời sáng” và đưa cho trẻ quan sát bức tranh và trò chuyện:
- Cô có bức tranh gì đây?
- Cô đã vẽ con cá gồm những bộ phận nào?
- Thân cá, vây cá, đuôi cá cô dùng nét gì để vẽ?
- Cô đã vẽ mắt của con cá như thế nào?
- Cô đã sử dụng màu gì để tô màu cho con cá?
- Cô khái quát lại
2. Cô vẽ mẫu
- Cô vừa vẽ mẫu, vừa phân tích mẫu vẽ:
Đầu tiên, cô vẽ hai nét cong lớn ở chính giữa tờ giấy để vẽ thân cá và đầu cá; tiếp theo cô vẽ một nét cong ở phía trên để làm mang cá. Cô vẽ hai nét cong ở phía trên và phía dưới phần thân cá để làm vây, sau đó cô vẽ ba nét xiên ngắn để tạo chiếc đuôi. Cuối cùng, cô vẽ một nét cong tròn ở phần đầu cá để làm mắt. Cô sử dụng màu sắc thật đẹp để tô màu cho chú cá.
Và để bức tranh thêm đẹp và sinh động, cô vẽ thêm nước và rong.
* Cô hỏi lại trẻ cách vẽ con cá
3. Trẻ thực hiện
* Trước khi trẻ thực hiện, cô hỏi lại trẻ tư thế ngồi.
* Trong khi trẻ thực hiện:
- Cô mở bài nhạc nhẹ làm nền khi trẻ vẽ.
- Cô khuyến khích, động viên trẻ độc lập trong quá trình vẽ. Cô gợi ý nếu trẻ không làm được.
* Cô nhắc nhở trẻ hoàn thành sản phẩm của mình.
*Hoạt động 3: Trưng bày – đánh giá sản phẩm
- Cô cho trẻ tự mang tranh lên trưng bày trên giá
- Cô cho trẻ tự đánh giá, nhận xét bài của trẻ:
+ Con vẽ con cá như thế nào?
+ Con dùng màu gì để tô màu?
+ Con vẽ gì để trang trí cho bức tranh thêm đẹp?
- Cô cho trẻ đánh giá, nhận xét bài của bạn:
+ Con thích bức tranh nào? Vì sao con thích ?
- Cô nhận xét bức tranh vẽ đẹp nhất, khen trẻ
* Kết thúc
- Giới thiệu tiết tạo hình lần sau
Hoạt động 1: con vật sống dưới nước
* Cô cho trẻ hát bài “đi câu cá”
* Trò chuyện:
- Tên bài hát?
- Trong bài hát nhắc đến những con vật nào?
- Các con vật đó sống ở đâu?
- Những con vật đó có ích hay có hại? Vì sao?
- Vậy các con phải làm gì để bảo vệ các con vật sống dưới nước?
* Cô khái quát lại và giáo dục trẻ phải biết ích lợi và cách bảo vệ môi trường sống của các con vật sống dưới nước.
Hoạt động 2: Trò chơi “ Mèo đuổi chuột”
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Cho trẻ chơi
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cô giới thiệu tên các trò chơi
- Cho trẻ chơi các trò chơi trẻ thích
- Cô bao quát, xử lý các tình huống
* Chơi trò chơi “ Bắt bướm”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi: Cô cho trẻ đứng xung quanh cô. Cô cầm que đính con bướm và giơ lên, hạ xuống ở nhiều phía khác nhau cho trẻ vừa nhảy lên cao, vừa nhảy được xa. Ai chạm tay vào con bướm coi như bắt được bướm.
- Cô chơi cùng trẻ
- Cô cho trẻ chơi
- Cô nhận xét tuyên dương
* Bé nghe đồng dao
- Cô giới thiệu tên bài đồng dao
- Cô đọc bài đồng dao cho trẻ nghe
- Cô hỏi trẻ tên bài đồng dao?
- Cô nói qua về nội dung bài đồng dao cho trẻ biết.
- Cô đọc lại bài đồng dao kết hợp hình ảnh minh họa.
Nhận xét cuối ngày:......................................................................................
......................................................................................................................
Thứ 3 ngày 24 tháng 12 năm 2013
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HĐKPKH:
Một số con vật sống dưới nước
HĐNT:
- QS: Con cá
- TCVĐ: Bắt bướm
- CTD
HĐC:
- Làm quen bài thơ “con còng thợ đấu”
- HĐG
- Biết cách bảo vệ các con vật sống dưới nước: bảo vệ nguồn nước, giữ vệ sinh môi trường.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát; rèn luyện cách phát âm, phát triển tư duy và vốn từ cho trẻ.
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi và môi trường sống của một số con vật dưới nước.
- Biết yêu quý con vật
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi của con cá
- Luyện cơ chân cho trẻ
- Trẻ chơi tốt trò chơi
- Trẻ chơi được các trò chơi
- Phát triển tai nghe ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ nhớ tên bài thơ
- Biết chơi các trò chơi ở các góc
- Giáo án điện tử, máy tính
- Đĩa nhạc bài hát chủ đề Động vật
- Tranh loto về các con vật dưới nước
- Hai tranh có hình con vật
- Chậu hoa làm đường dích dắc
- Chậu cá
- Thức ăn của cá
- Con bướm bằng giấy
- Sân bãi sạch sẽ, an toàn
- Dây, cà kheo, bi, đá
- Tranh thơ
- Đồ chơi các góc
Hoạt động 1: Ổn định – giới thiệu
* Cô cùng cháu hát và vận động bài “Cá vàng bơi”
* Trò chuyện:
- Các con vừa hát bài hát nói về con gì ?
- Cá vàng là con vật sống ở đâu?
- Ngoài cá vàng ra các con còn biết những con vật nào sống dưới nước nữa ?
- Động vật sống dưới nước thì rất nhiều và phong phú. Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu và khám phá xem ở dưới nước có những con vật nào sinh sống nhé!
Hoạt động 2:
1. Khám phá đối tượng
a. Cá chép
* Cho trẻ chơi “trời tối, trời sáng” và xem hình ảnh con cá chép, đọc từ “Cá chép”.
* Trò chuyện:
- Cá chép có những bộ phận nào?
- Vậy các con xem đầu cá có gì?
- Thân cá có gì?
- Cô đố các con cá thở bằng gì?
- Thế cá bơi được là nhờ gì ?
- Vậy cá chép sống ở đâu?
- Người ta nuôi cá chép để làm gì ?
* Cô cho trẻ xem hình ảnh các món ăn được chế biến từ cá chép.
* Cô khái quát và giáo dục trẻ phải chăm sóc, cho cá ăn, bảo vệ nguồn nước sạch, không đánh bắt cá con.
- Ngoài cá chép ra các con còn biết nhữg loại cá nào nữa?
- Cho trẻ xem một số hình ảnh của một số loại cá: như cá trê, cá lóc, cá rô, cá phi.
b. Con tôm
* Chơi trò chơi: “ Bé đoán giỏi”
Cách chơi: Trên màn hình cô có các ô số, sau các ô số đó có ẩn chứa một con vật. Cô sẽ mở lần lượt các ô số, nhiệm vụ của các con sẽ đoán xem đó là con vật gì nhé!
- Các con đoán xem đây là con gì?
* Cô cho trẻ xem hình ảnh con tôm và đọc từ “con tôm”
* Trò chuyện:
- Con tôm có những bộ phận nào?
(có những chân nhỏ dài ở gần đầu, đầu có râu và có mắt, lưng thì cong)
- Tôm sống ở đâu các con?
- Vậy ở dưới nước, tôm di chuyển bằng cách nào?
- Thức ăn của con tôm là gì vậy?
- Có rất nhiều món ăn được chế biến từ tôm, các con biết những món ăn nào chế biến từ tôm?
- Xem hình ảnh các món ăn được chế biến từ tôm.
* Cô khái quát lại và giáo dục trẻ không bỏ rác xuống nước làm ô nhiểm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của con vật dưới nước.
c. Con cua
* Cô đọc câu đố về con cua:
Con gì tám cẳng hai càng
Chẳng đi mà lại bò ngang suốt đời ?
- Đó là con gì?
* Cho trẻ xem hình con cua. Đọc từ “con cua”.
* Trò chuyện:
- Con cua có những bộ phận nào?
- Cô mời trẻ lên chỉ vào các bộ phận đó.
- Tám chân nhỏ của cua dùng để làm gì ?
- Hai càng lớn của cua dùng để làm gì ? (dùng để gấp, kẹp thức ăn đưa vào miệng, và còn là vũ khí tự vệ, tấn công kẻ thù)
- Con cua có 8 cẳng hai càng, và khi bò thì có điều gì lạ vậy các con? Cô cho trẻ cùng làm động tác con cua bò.
- Cua đẻ con hay đẻ trứng?
- Con Cua sống ở đâu?
- Kể 1 số món ăn từ cua ?
- Cho trẻ xem hình ảnh những món ăn từ cua
- Cua là món ăn chứa nhiều can xi giúp xương chắc khỏe.
d. Con ốc
* Cô cho trẻ nghe bài hát “rì rà rì rầm” để đoán tên
* Cho trẻ quan sát con ốc và đọc từ “con ốc”
* Trò chuyện:
- Con ốc có hình dạng như thế nào?
- Con ốc di chuyển như thế nào?
- Con ốc sống ở đâu các con?
- Ốc đẻ trứng hay đẻ con?
- Thức ăn của ốc là gì?
- Các món ăn chế biến từ con ốc mà các con biết?
- Cô giới thiệu một số món ăn từ ốc cho trẻ.
* Cô khái quát lại
2. So sánh
* Cho trẻ kể tên các con vật vừa cho trẻ làm quen
a. Cá chép – con tôm
* Cô cho xuất hiện cá chép và con tôm trên màn hình và cho trẻ so sánh.
* Giống nhau:
- Sống dưới nước, là nguồn thực phẩm giàu đạm và can xi
* Khác nhau:
Cá chép
Con tôm
- Có vây, vảy, mang
- Bơi tiến
- Có chân, có càng, có vỏ mỏng
- Bơi giật lùi
b. Con cua – con ốc
* Cho trẻ quan sát hình và so sánh
* Giống nhau:
- Sống dưới nước
- Có vỏ cứng
* Khác nhau:
Con cua
Con ốc
- Đẻ con
- Có chân, có càng, bò ngang
- Đẻ trứng
- Thân tròn, miệng có nắp đậy, bò bằng miệng
* Mở rộng:
- Cho trẻ kể tên các con vật sống dưới nước khác mà trẻ biết
- Cô cho trẻ xem hình ảnh các con vật khác sống ở môi trường nước ngọt và nước mặn.
* Cô khái quát lại và giáo dục:
Tất cả những con vật sống dưới nước, đều gọi chung là động vật sống dưới nước . Các động vật này đều có ích cho con người. Nếu không có nước hoặc nước bị ô nhiễm sẽ làm cho các con vật không thể sống được. Vì vậy chúng ta phải biết bảo vệ các con vật, bảo vệ môi trường sống cho chúng bằng cách không xả rác xuống ao, hồ, sông.
3. Luyện tập
a. Trò chơi: Con gì biến mất
* Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi:
Trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện nhiều con vật sống dưới nước. Khi cô nói “trốn cô”, các con sẽ nhắm mắt lại. Khi cô nói “thấy cô” các con mở mắt ra và nói xem con gì biến mất.
* Cho trẻ chơi
* Cô nhận xét, tuyên dương
b. Trò chơi 2: Thi ai nhanh
* Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi:
Cô chia trẻ thành hai đội. Trước mặt mỗi đội có 1 bức tranh có hình ảnh các con vật. Khi nghe tiếng nhạc, bạn đầu tiên sẽ chạy theo đường dích dắc lên bức tranh của đội mình và khoanh tròn một con vật sống dưới nước; sau đó chạy về đứng cuối hàng để bạn thứ hai tiếp tục lượt chơi. Đến khi kêt thúc trò chơi, đội nào khoanh đúng và nhiều con vật sống dưới nước sẽ là đội chiến thắng. Thời gian chơi là một bản nhạc.
* Trẻ chơi
* Cô nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 3: Kết thúc
* Tập trung trẻ, nhận xét buổi học
* Cô cho trẻ hát bài “Đi câu cá” và chuyển hoạt động.
Hoạt động 1: Quan sát con cá
* Nhắc nhở trẻ trước khi quan sát
* Trò chuyện:
- Các con vừa được quan sát gì?
- Các con có nhận xét gì về con cá?
- Thức ăn của con cá là gì? Cô cùng trẻ cho cá ăn.
- Con cá nó di chuyển bằng cách nào?
- Cá nuôi để làm gì?
- Vậy với những chú cá nhỏ thì ta phải làm gì?
* Cô khái quát lại và giáo dục trẻ yêu quý, giữ gìn môi trường sống của cá.
Hoạt động 2: Trò chơi “Bắt bướm”
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi
- Cho trẻ chơi
- Cô nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cô giới thiệu tên các trò chơi
- Cho trẻ chơi các trò chơi trẻ thích
- Cô bao quát, xử lý các tình huống
* LQ bài thơ “Con còng thợ đấu”
- Cô giới thiệu dẫn dắt đến bài thơ “Con còng thợ đấu”, tên tác giả Nguyễn Hoàng Sơn
- Cô đọc cho trẻ nghe diễn cảm, sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ phù hợp.
- Cô hỏi trẻ tên bài thơ?
- Cô nói về nội dung của bài thơ và giáo dục trẻ yêu thương, bảo vệ các con vật.
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe kết hợp sử dụng một số hình minh họa.
* Chơi ở các góc
- Cô giới thiệu các góc chơi
- Cô giáo gợi ý cho trẻ tự thỏa thuận về góc chơi
- Cho một số trẻ nói về ý định chơi của mình ở các góc
- Nhắc nhở trẻ trước, trong và sau khi chơi
- Cho trẻ về các góc chơi trẻ thích
Cô bao quát, điều chỉnh các hành vi đúng cho trẻ
- Cô nhận xét, khen ngợi trẻ
Nhận xét cuối ngày:………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
Thứ 4 ngày 08 tháng 01 năm 2014
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HĐLQVT: Tách gộp nhóm có 4 đối tượng
HĐNT
- TCDG: Bịt mắt bắt dê
- CTD
HĐC:
- Hướng dẫn cách lau mặt
- Nghe hát “con cò”
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
- Rèn kỹ năng đếm, kỹ năng tách và gộp nhóm có 4 đối tượng thánh 2 phần theo nhiều cách.
- Trẻ biết tách, gộp nhóm có 4 con vật thành hai phần theo nhiều cách.
- Rèn luyện thính giác, khả năng phán đoán, giữ thăng bằng cho trẻ
- Trẻ chơi trò chơi thành thục
- Trẻ chơi tốt các trò chơi
- Trẻ có kỹ năng lau mặt bằng khăn
- Trẻ biết cách làm sạch khuôn mặt bằng khăn đúng cách
- Rèn kỹ năng chú ý, phát triển tai nghe âm nhạc cho trẻ
- Trẻ nhớ tên bài hát
- Giáo án điện tử
- Máy tính
- Mỗi trẻ 4 con cá, các thẻ số từ 1 đến 4
- Vòng thể dục, loto các con vật, thẻ số 1 – 4
- Sáu tờ bưu thiếp, hình các con vật: cua, cá, ốc
- Trang phục của trẻ gọn gàng, dể vận động
- Một chiếc khăn tay
- Giây giun, phấn, đá, lá cây
- Nước sạch
- Khăn tay
- Đĩa nhạc
- Video nhạc
Hoạt động 1: Ổn định – giới thiệu bài
* Cô và trẻ cùng hát bài “đi câu cá”
* Trò chuyện:
- Bài hát tên gì?
- Trong bài hát nhắc đến con vật gì?
- Chúng sống ở đâu?
- Ngoài con cua, cá thì con vật nào sống dưới nước nữa?
* Cô khái quát lại và giáo dục trẻ giữ môi trường nước sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi gây ô nhiểm.
Hoạt động 2:
1. Ôn đếm đến 4, so sánh thêm bớt trong phạm vi 4.
a. Trò chơi 1: “Mắt ai tinh”
* Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi:
Trên màn hình xuất hiện các nhóm con vật. Trẻ phải nói được đó là con gì, số lượng bao nhiêu, thêm bao nhiêu con để được số lượng là 4.
* Trẻ chơi
* Cô nhận xét, tuyên dương
b. Trò chơi 2: “Bé tập làm ngư dân”
* Cô dẫn dắt giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi:
Nhà bạn búp bê nghèo lắm không có gì để ăn. Hôm nay, các con giúp bạn búp bê ra đồng bắt cua, cá nhé!
Cô chia trẻ thành hai đội. Trước mặt hai đội là hai chiếc rổ chứa nhiều cua, cá và hai bảng gắn. Nhiệm vụ của hai đội là khi nghe tiếng nhạc, bạn đầu tiên chạy lên bắt cua gắn lên bảng và chạy về đứng cuối hàng để bạn thứ hai tiếp tục chơi. Cứ như vậy cho đến khi gắn đủ 4 con cá, 4 con cua. Đội nào gắn đúng và nhanh là đội chiến thắng.
* Trẻ chơi
* Cô nhận xét, tuyên dương
2. Tách, gộp nhóm có số lượng 4 thành hai phần bằng nhiều cách
* Cho trẻ ngồi thành 3 tổ và lấy rổ đồ chơi
- Các con ơi! Lúc nảy mẹ bạn búp bê cũng bắt được rất nhiều cá. Chúng ta cùng đếm xem có bao nhiêu chú cá trong rổ nhé!
* Cô cho trẻ đếm số cá và đặt chữ số tương ứng.
* Cô thực hiện trên máy tính cho trẻ cùng quan sát và đếm
* Cô cho trẻ tách 4 con cá thành 2 phần:
Cái rổ đựng cá nhỏ quá, mẹ bạn búp bê muốn nhờ các con chia số cá này thành 2 phần.
- Cách tách 1:3
+ Cô hỏi trẻ có cách tách 1:3: Con đã chia các chú cá thành hai phần là mấy và mấy?
+ Cho trẻ đếm từng phần và đặt thẻ số.
+ Ai có cách tách 1:3 giống bạn?
+ Cô cho trẻ quan sát cô thực hiện cách tách 1:3 trên máy tính.
+ Cho trẻ có cách tách 1:3 gộp hai phần (1 con cá và 3 con cá) lại với nhau và hỏi trẻ có tất cả bao nhiêu con cá? (trẻ đếm và đặt thẻ số).
+ Cô gộp hai nhóm lại cho trẻ quan sát trên màn hình.
+ Cô khái quát lại: Cô vừa tách nhóm có 4 con cá thành 2 phần theo cách tách 1 và 3. Cô cũng gộp 2 phần nhỏ 1 và 3 thành nhóm có 4 con cá.
- Cách tách 2:2
+ Ngoài cách tách 1:3, ai có cách tách 4 con cá thành hai phần khác cách tách của cô?
+ Cho trẻ đếm số cá ở mỗi phần và đặt số tương ứng
+ Cho trẻ quan sát cách tách 2:2 của cô trên màn hình
+ Cô cho trẻ gộp hai phần lại với nhau và hỏi trẻ có tất cả bao nhiêu con cá và đặt số tương ứng.
+ Cô cho trẻ quan sát cô gộp hai nhóm thành 1 nhóm trên máy tính và đặt số tương ứng.
- Củng cố: Các con đã tách 4 con cá thành 2 phần bằng những cách nào? (cách tách 1 và 3; cách tách 2 và 2).
* Chia tách theo yêu cầu:
Cô cho trẻ tách nhóm 4 con cá thành 2 phần theo yêu cầu của cô.
* Cô củng cố trên màn hình cho trẻ quan sát.
3. Luyện tập
a. Trò chơi 1: “Thi ai tài”
* Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi:
Cô chia trẻ thành hai đội. Trước mặt mỗi đội cô đã chuẩn bị hai rổ đựng những con cua, hai bảng gắn trên có gắn thẻ số 4. Nhiệm vụ của hai đội là gắn số cua tương ứng với thẻ số trên bảng và chia chúng thành hai phần. Khi tiếng nhạc bắt đầu, bạn đầu tiên sẽ phải bật nhảy qua các chiếc vòng để lên rổ chọn 1 con cua và gắn lên bảng, sau đó chạy về cuối hàng để bạn thứ hai tiếp tục lượt chơi. Cứ như vậy cho đến khi bản nhạc kết thúc, đội nào có nhiều cách chia số cua thành hai phần hơn thì đó là đội chiến thắng.
* Trẻ chơi
* Cô nhận xét, tuyên dương
b. Trò chơi 2: “Bé khéo tay”
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Bé khéo tay”
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 nhóm. Cô đã chuẩn bị cho mỗi nhóm 2 tấm bưu thiếp và 4 con vật. Các nhóm tự thảo luận, thống nhất sẽ dán 4 con vật thành 2 phần theo ý thích lên 2 tấm bưu thiếp của nhóm mình thật đẹp, sau đó đếm số con vật của từng nhóm trên tấm bưu thiếp và gắn số tương ứngThời gian của trò chơi là 1 bản nhac. Khi bản nhạc kết thúc các nhóm sẽ dừng chơi.
- Cho trẻ chơi
- Cô nhận xét khuyến khích, tuyên dương, động viên trẻ.
Hoạt động 3: Kết thúc
* Cô nhận xét buổi học, tuyên dương trẻ
* Cô cho trẻ hát bài cá vàng bơi để chuyển hoạt động
Hoạt động 1: Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Cho trẻ chơi
- Cô nhận xét, khen trẻ
Hoạt động 2: Chơi tự do
- Cô giới thiệu tên các trò chơi
- Cho trẻ chơi các trò chơi trẻ thích
- Cô bao quát, xử lý các tình huống
* Bé tập lau mặt
- Cô cho trẻ hát bài “Rửa mặt như mèo”
- Trò chuyện:
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Chú mèo trong bài hát rửa mặt như thế nào?
+ Các con biết rửa mặt như thế nào là đúng cách không?
- Cô hướng dẫn trẻ cách thực hiện:
+ Cô làm mẫu lần 1: không giải thích
+ Cô làm mẫu lần 2: Vừa thực hiện kết hợp giải thích các bước.
+ Cô mời một trẻ lên thực hiện
Cô chú ý hướng dẫn, sửa sai cho trẻ.
- Cô cho cả lớp thực hiện lần lượt từng tổ.
Cô quan sát, bao quát sửa sai cho trẻ.
- Cô nhận xét, tuyên dương
* Nghe hát “con cò”
- Cô giới thiệu tên bài hát, nội dung của bài hát.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1: Sử dụng nhạc đệm
- Trò chuyện:
- Tên bài hát?
- Bài hát nói đến điều gì?
- Cô cho trẻ nghe ca sĩ nhí biểu diễn trên video.
Nhận xét cuối ngày:
Thứ 5 ngày 09 tháng 01 năm 2014
NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HĐLQVH:
Thơ: con còng thợ đấu
HĐNT:
- QS: Con cua
- TCVĐ: Bắt bướm
- CTD
HĐC:
- LQ bài hát “Đi câu cá”
- HĐG
- Rèn kỷ năng đọc thơ diễn cảm.
- Biết cách bảo vệ các con vật sống dưới nước: bảo vệ nguồn nước, giữ vệ sinh môi trường.
- Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung và đọc thuộc bài thơ.
- Rèn kỹ năng chú ý, quan sát của trẻ
- Trẻ biết một số số đặc điểm của con cua
- Luyện cơ chân cho trẻ
- Trẻ chơi trò chơi một cách thành thục
- Rèn kỹ năng ghi nhớ, chú ý của trẻ
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả
- Trẻ hát thuộc bài hát, hát đúng nhạc
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
- Trẻ chơi tốt các trò chơi
- Giáo án điện tử
- Máy tính
- Nhạc bài
File đính kèm:
- chu de dong vat(1).doc