Giáo án Chủ đề nhánh: Ngày nhà giáo Việt Nam

- Trẻ hiểu ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam thông qua các hoạt động cùng cô.

- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

- Giáo dục trẻ kính trọng và yêu mến cô giáo bằng việc chăm ngoan học giỏi .

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 33171 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề nhánh: Ngày nhà giáo Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề nhánh: NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM. µMục tiêu: Trẻ hiểu ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam thông qua các hoạt động cùng cô. Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Giáo dục trẻ kính trọng và yêu mến cô giáo bằng việc chăm ngoan học giỏi . µMạng nội dung: Ngày nhà giáo Việt Nam : 20/11. Là ngày Tết của thầy cô giáo. Đặc điểm NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM Thái độ tình cảm của bé Các dịch vụ Lễ phép, kính trọng, vâng lời cô giáo. Biết thể hiện lòng biết ơn đối với cô giáo: Vâng lời.làm thiệp, hoa… tặng cô giáo Yêu quí trường, lớp, giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Chăm ngoan học giỏi để thầy cô vui lòng. Nơi bán hoa. Làm thiệp 20/11. Các dịch vụ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam µMạng hoạt động: Đi trên ghế băng bước qua chướng ngại vật. Chơi đóng vai “ Cô giáo”, “ đi học… Chơi xây dựng: xây các kiểu nhà khác nhau, xây vườn, ao cá, hàng rào.công viên. NGÀY NHÀ GIÁOVIỆT NAM Thơ “Em cũng là cô giáo”. Trò chuyện về công việc của cô giáo. Tạo hình: Vẽ tranh tặng cô giáo Aâm nhạc: Hát và vận động “ Cô và mẹ”. Nghe hát “ Bụi phấn”. Trò chuyện về ngày nhà giáo giáoViệt Nam Đếm đến 4. Nhận biết nhóm có 4 đối tượng SOẠN KẾ HOẠCH TUẦN 10: Từ 17/11 – 21/11/2008 Hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ -Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân. - Trò chuyện với trẻ về ngày nhà giáo Việt Nam: Ý nghĩa, những hoạt động chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam….. -Thể dục sáng. Hoạt Động Học Vận động cơ bản: - Đi trên ghế băng bứơc qua chướng ngại vật. cổng. Khám phá khoa học: -Trò chuyện về ngày nhà giáo Việt Nam. - Đếm đến 4. Nhận biết nhóm có 4 đối tượng Vẽ tranh tặng cô giáo -Thơ : “ Em cũng là cô giáo” -Hát: “ cô và mẹ” . -Nghe hát: “ Bụi phấn”. Chơi và hoạt động ngoài trời Nhặt lá vàng rơi, dạo quanh sân trường, trò chuyện về quí cô trong trường Chơi tự do , vẽ trên sân. Chơi trò chơi “Tìm đúng nhà” Chơi và hoạt động ở các góc Góc đóng vai: Chơi : “ Cô giáo” Đi học”… Góc xây dựng: Xếp hình người, xây nhà, vườn, hàng rào. Góc tạo hình: Vẽ, xé, dán làm thiệp tặng cô. _ Góc thiên nhiên: Cho trẻ chăm sóc cây xanh. Góc sách: + Xem truyện chủ điểm gia đình. + Đọc một số bài ca dao tục ngữ. Góc nội trợ : Chơi tranh lô tô : “ Pha sữa bột đậu”. Hoạt động chiều Trò chuyện về ngày nha øgiáoViệt Nam. Ôân bài đã học trong ngày. Chơi theo ý thích. Thứ hai 17/11/08 PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Đề tài:ĐI TRÊN GHẾ BĂNG, BƯỚC QUA CHƯỚNG NGẠI VẬT. I. Mục tiêu: Trẻ được quan sát cô làm mẫu và lắng nghe cô hướng dẫn cách thực hiện bài tập “Đi trên ghế băng bước qua chướng ngại vật”. Trẻ biết thực hiện đúng kĩ năng, yêu cầu của bài tập. Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để có cơ thể khoẻ mạnh. II. Chuẩn bị: _ Băng ghế. Ghế, thùng giấy, chậu hoa làm chướng ngại vật. III. Tổ chức các hoạt động: * Hoạt động 1: Khởi động: Cô lắc trống cho trẻ chuyển đội hình vòng tròn, kết hợp đi kiểng chân, gót chân dậm chân. * Hoạt động 2 : Trọng động. Bài tập phát triển chung: (4l x 4n) + Tay 4: Hai tay đưa ra trước, lên cao. + Chân 1: Ngồi xổm, đứng lên, ngồi xuống liên tục.( 6lx 4n) + Bụng 4: Hai tay chống hông, xoay người. + Bật 3: Bật tách chân, khép chân. Vận động cơ bản: “Đi trên ghế băng bước qua ch ướng ngại vật”. + Cô làm mẫu kết hợp với giải thích: . TTCB: Đứng thả lỏng tự nhiên, đầu đội túi cát . . Tiến hành: Khi nghe hiệu lệnh thì bước từng chân lên ghế băng, mắt nhìn về trước , tay đưa ra ngang giữ thăng bằng . Đi hết đoạn ghế băng thì bước từng chân xuống. Lần lượt bước qua các chướng ngạivật về chỗ, - Cô mời 2 trẻ lên thực hiện mẫu. Mời trẻ lần lượt thực hiện bài tập. Cô bao quát và hướng dẫn trẻ thực hiện tốt. Cô tổ chức cho 2 đội thi đua. *Hoạt động 3: Trò chơi ( Thiếu trò chơi ) IV -Hồi tĩnh: Trẻ đi hít thở nhẹ nhàng. PHÁT TRIỂN TÍNH CÃM XH Đề tài :TRÒ CHUYỆN VỀ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM. I. Mục tiêu: Trẻ được quan sát các vật dụng , dụng cụ học tập ở trong lớp, được nghe cô hướng dẫn bằng những câu gợi mở về nét đặc biệt công việc của cô giáo . Trẻ biết được ngày 20 / 11 là ngày tết của thầy cô. Giáo dục trẻ biết lễ phép và kính trọng thầy cô. II. Chuẩn bị: Đồ chơi, phấn bảng, viết, tập,sách, vở… Đàn. III. Tổ chức các hoạt động: * Hoạt động 1: Vận động nhẹ và hát “ Côââgiáo em”. Cô gợi hỏi: Bài hát nói ai? Cô giáo của con tên gì? * Hoạt động 2 : Trò chuyện về nghề giáo viên và ý nghĩa ngày 20 / 11. Ở lớp, cô thường làm những công việc gì ? Những công việc của cô giáo làm có giống như mẹ con không ? Để cô được vui, con phải như thế nào? Có ngày lễ nào dành riêng cho cô? Ngày 20/11 còn gọi làø ngày gì? Vào ngày đó, khi đến trường con cảm thấy thế nào? Con sẽ làm gì vào ngày lễ đó? @ Cô hệ thống: công việc của cô giáo trong ngày , qua các tiết dạy. _ Những dụng cụ nào là đồ dùng của cô giáo ? + Phấn dùng để làm gì? + Bút cô dùng như thế nào? _ Tương tự, cô hỏi các dụng cụ cô thường sử dụng ở lớp. * Hoạt động 3: Quan sát, tìm hiểu đối tượng: @ Cô giớùi thiệu tranh: Tranh ve õgì? Các bạn nhỏ đang làm gì? Cô đang làm gì với các bạn ? Bài hát nào nói về cô giáo? Cô mời lớp hát và vận động cùng cô bài: “ Cô và mẹ “ Hát: “ Hoan hô lớp mình “. * Hoạt động 4: @Trò chơi “Ai chọn nhanh nhất “ * Cách chơi: Hai đội thi đua , đội nào chọn được nhiều đồ chơi và đồ dùng nhanh nhất thì đội đó thắng cuộc. Cô bao quát và hướng dẫn, gợi ý trẻ thực hiện. @Trò chơi : “ Làm họa sĩ “. Cách chơi: “ Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội sẽ cư ûcác bạn đại diện lên thi đua với nhau vẽ các loại hoa để tặng cô. Lớp chơi, cô bao quát và nhận xét. - Giáo dục : Chăm ngoan, học giỏi , vâng lời thầy cô. - Hát “Cô và mẹ”. IV -Kết thúc : Nhận xét tuyên dương trẻ. µ Nhận xét cuối ngày: Thứ ba 18/11/08 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài: ĐẾM ĐẾN 4 . NHẬN BIẾT CÁC NHÓM CÓ 4 ĐỐI TƯỢNG. I. Mục tiêu: Trẻ được quan sát cô tạo nhóm có số lượng 4, được cô hướng dẫn “ Đếm đến 4, nhận biết nhóm có 4 đối tượng”.- Tất cả mỗi trẻ đều nhận biết và phân biệt được số lượng trong phạm vi 4.. Trẻ hiểu ý nghĩa của ngày 20-11. Trẻ thuộc bài hát đúng, nhịp nhàng các bài hát về cô giáo. Giáo dục trẻ biết kính yêu thầy cô giáo, lễ phép với mọi người, biết yêu thiên nhiên, ham thích đi học. II. Chuẩn bị: Một số loại hoa bằng bitit: 4 hoa hồng, 4 hoa cúc. Một số đồ dùng của cô. Một số hoa vải đỏ, vàng, tím. Rổ cho trẻ học toán. Đàn. III. Tổ chức các hoạt động: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Vận động nhẹ. Hát: “Bông hồng tặng cô”. Đó là bài hát gì? * Hoạt động 2: Ôn số lượng 3. Cô gợi hỏi: Bài hát nói về ai? Cô giáo con tên gì? + Ở lớp cô thường làm gì cho con. Những công việc cô gíáo thường làm có giống như mẹ con không?. Để cô được vui, con phải làm gì? Có ngày lễ nào dành riêng cho cô? Ngày 20/11 còn gọi là ngày gì? Vào ngày đó, khi đến trường con cảm thấy thế nào? Con sẽû làm gì vào ngày lễ đó? _ Hát: “ Cô và mẹ” + Có mấy bạn trai hát? ( 3 ) + Có bao nhiêu bạn gái hát? ( 2 ) + Bạn trai và bạn gái, bạn nào nhiều hơn? + Để hai nhóm bạn bằng nhau và cùng bằng 3 phải làm sao? + Nhìn xung quanh lớp có đồ vật nào có số lượng là 3? * Hoạt động 3: Đếm đến 4. Nhận biết nhóm có 4 đối tượng. Chơi “Gieo hạt”. Cô gợi hỏi: Bạn nhỏ trồng được bao nhiêu cây hoa hồng? Để được 4 cây phải làm sao? Cô được tặng 2 cây hoa cúc. Hai nhóm hoa này như thế nào? Hoa cúc ít hơn bao nhiêu? Để hai nhóm này bằng nhau và bằng 4 ta phải làm sao? Chọn số tương ứng? Hát “ Cô giáo em “ + Cô yêu cầu trẻ so sánh nhóm hoa trẻ tạo: _ So sánh số lượng 2 nhóm, thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4. _ Hát “ Cô và mẹ” _ Chơi: “ Ai nhanh hơn” _ Cô yêu cầu: + Kể đúng tên 4 cô giáo ở trường. + Kể 4 bài hát nói về cô giáo. + Chọn nhanh 4 dụng cụ là đồ dùng của cô giáo. + Kể 4 loại hoa màu đỏ mà trẻ biết. * Hoạt động 4: Trò chơi “ Chung sức” Cách chơi: chia lớp làm 4 đội, cô chuẩn bị một số loại hoa vải màu đỏ, vàng, tím. Trẻ lựa chọn và cắm hoa vào ( Chậu ) bình theo màu có số lượng 4 ,đội nào nhanh sẽ thắng cuộc. Hát: “ Hoan hô lớp mình”. Để trồng hoa bé phải làm gì? Hoa có ích lợi gì? Để hoa, cây xanh luôn đẹp ở trường,chúng ta phải như thế nào? Hát “Cô và mẹ” * Giáo dục : Trẻ biết thương yêu, kính trọng nhớ ơn thầy cô giáo. * Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương. µ Nhận xét cuối ngày: Thứ tư 19/11/08 PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Đề tài: Vẽ tranh tặng cô giáo. I. Mục tiêu: Trẻ được cô hướng dẫn cách vẽ những nét đơn giàn tạo thành bức tranh. Tất cả các trẻ biết dùng các kỹ năng để vẽ bức tranh ( ngôi nhà, chùm bóng) mà trẻ thích tặng cô nhân ngày 20/11. Trẻ tham gia hoạt động cùng cô, phối hợp màu để tạo thành bức tranh đẹp. Trẻ biết yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn các sản phẩm. Hiểu được ý nghĩa ngày 20/11. II. Chuẩn bị: Một số tranh vẽ : chùm bóng, hoa, ngôi nhà, đồ dùng của cô… Bút màu, giấy vẽ, bàn ghế., Đàn organ. III. Tổ chức các hoạt động: * Hoạt động 1:Giới thiệu bài. Vận động nhẹ. Hát “Cô và mẹ”. Cô gợi hỏi trẻ: Bài hát nói về ai ? Cô giáo con tên gì ? Cô giáo làm những công việc gì ? Trong tháng 11 có ngày lễ gì dành cho cô giáo ? Ngày 20 / 11 còn gọi là ngày gì ? _ Hát: “ Cô giáo em “. + Vào ngày này, khi đến trường con cảm thấy thế nào ? + Để biết ơn cô giáo, chào mừng ngày lễ của cô , các bé làm gì ? * Hoạt động 2 :Quan sát tranh gợi ý. Cô cho trẻ quan sát và nhận xét tranh: + Tranh vẽ gì? + Trong tranh có những những gì? + Cô tóm ý trẻ và khắc sâu những ý tưởng trong tranh. + Bé thích vẽ gì tặng cô? + Muốn vẽ được chùm bóng , con vẽ như thế nào ? + Các cánh hoa có dạng hình gì ? + Bé tô như thế nào cho đẹp ? Hát : “ Hoan hô lớùp mình “. * Hoạt động 4: @ Luyện tập : Trẻ vào bàn thực hành vẽ tranh tặng cô giáo.(Cô nhắc nhở trẻ cách cầm bút và ngồi đúng tư thế. Cô bao quát, hướng dẫn khi trẻ thực hiện). @ Trưng bày sản phẩm: Hát “Cô giáo em”. Cô yêu cầu trẻ mang sản phẩm lên trưng bày. Cô nhận xét chung, tuyên dương sản phẩm đẹp, động viên sản phẩm chưa đạt. * GD: trẻ chăm ngoan , học giỏi, yêu mến, kính trọng thầy cô giáo và biết giữ gìn đồ dùng , đồ chơi ở lớp. IV – Kết thúc : - Cô nhận xét tuyên dương. µ Nhận xét cuối ngày: Thứ năm 20/11/08 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài: Chơ “EM CŨNG LÀ CÔ GIÁO” I. Mục tiêu: Trẻ được xem tranh và nghe cô đọc diễn cảm bài thơ “Em cũng là cô giáo”. Trẻ hiểu nội dung bài thơ, biết thể hiện bài thơ diễn cảm kết hơp động tác minh hoạ. Giáo dục trẻ biết yêu thương và vâng lời thầy cô. II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài thơ. Trò chơi “Ai nhanh hơn”. Đàn. III. Tổ chức các hoạt động: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Vận động nhẹ. Hát múa : “ Bông hồng tặng cô “. * Hoạt động 2 : Đàm thoại + Có bao nhiêu bạn múa ? + Các bạn cầm gì để múa ? + Những bông hoa này để làm gì ? + Trong tháng 11, có ngày gì dành cho cô giáo ? + Ngày 20 / 11 còn gọi là ngày gì ? + Con thích làm gì trong ngày lễ này ? _ Hát : “ Cô giáo em “. * Hoạt động 3: Giúp trẻ tri giác toàn bộ nội dung bài thơ: - Cô giới thiệu bài thơ “Em cũng là cô giáo”. - Cô đọc thơ diễn cảm kết hợp động tác minh hoạ. Tóm nội dung: Bài thơ nói lên những tình cảm của các bé đối với cô giáo của mình. Cô đọc thơ kết hợp tranh minh họa. Cô giáo con như thế nào ? Ở lớp cô làm những công việc gì ? Cô giáo hát và kể chuyện như thế nào ? Đọc : “ Mắt tròn xoe Bé lắng nghe Cô kể chuyện Thật là hay. _ Cô mời lớp cùng đọc thơ. * Hoạt động 4: Toạ đàm giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ: Trong bài thơ có những nhân vật nào? Công việc của cô như thế nào? Câu thơ nào nói lên tình thương của cô dành cho các con ? Các bé được cô chăm sóc như thế nào ? Thương cô , con sẽ làm gì? Lớn lên bé sẽ làm nghề gì? * Hoạt động5: Luyện tập: Cô mời trẻ tham gia đọc thơ: lớp, tổ nhóm, cá nhân. (Cô bao quát và sửa lỗi phát âm cho trẻ). Hát “Cô và mẹ” Con yêu ai nhất? Vì sao? Con làm gì để cô vui lòng? Giáo dục: Trẻ biết yêu thương, vâng lời thầy cô. * Hoạt động 6: Trò chơi “Ai nhanh hơn”. Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội, thi đua tìm và gắn những bức hình rời phù hợp với nội dung bài thơ. Đội nào gắn đúng và nhanh nhất là đội chiến thắng. Cô bao quát và nhận xét 2 đội chơi. Hát “Cô và mẹ “. IV -Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ. µ Nhận xét cuối ngày: Thứ sáu 21/11/08 PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Đề tài: “Cô và mẹ”. I. Mục tiêu Trẻ được nghe cô hát và xem cô vận động theo nhịp bài hát “Cô và mẹ”. Trẻ hát diễn cảm và kết hợp vận động nhịp nhàng theo bài hát. Trẻ chú ý lắng nghe cô hát bài hát “Bụi phấn” và biết thể hiện cảm xúc khi nghe. Biết yêu thương và vâng lời thầy cô mẹ. II. Chuẩn bị: Đàn organ. Trống lắc Dụng cụ âm nhạc. III. Tổ chức các hoạt động: * Hoạt động 1:Giới thiệu bài Vận động nhẹ. Hát : “ Cô giáo em “. Cô gợi hỏi: Bài hát nói về ai ? Cô giáo con tên gì? Hằng ngày ở lớp cô làm những công việc gì? Những dụng cụ nào là đồ dùng của cô giáo? Lớn lên con thích làm nghề gì ? Thương cô giáo con sẽ như thế nào ? * Hoạt động 2: Giúp trẻ tri giác toàn bộ bài hát. Giới thiệu bài, lắng nghe giai điệu và đoán tên bài hát. Cô hát kết hợp với đàn. Bài hát cho con biết điều gì? Tóm nội dung: bài hát nói lên tình cảm của cô giáo đối với các bạn thân yêu của mình. Mời lớp, nhóm bạn trai, bạn gái hát “Cô và mẹ” kết hợp với đàn. * Hoạt động 3: Để bài hát thêm sinh động và hay hơn con có thể kết hợp vận động gì? Cô hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài hát “Cô và mẹ”. Cô mời lớp hát và vận động cùng cô. Giải thích và sửa sai vận động của trẻ. Mời nhóm bạn trai, bạn gái, nhóm, cá nhân thể hiện bài hát. Mời nhóm 3 bạn trai, 4 bạn gái lên biểu diễn . Có bao nhiêu bạn tham gia hát ? Cô mời 1 bạn thích làm cô giáo. Cô giáo con sẽ làm gì ? * Hoạt động 4: Cô giới thiệu và hát diễn cảm bài hát : “ Bụi phấn”. Tóm nội dung: Bài hát nói lên tình yêu thương của thầy cô dành cho các bé. Mời trẻ tham gia hát cùng cô. Giáo dục: Trẻ biết yêu thương vâng lời thầy cô. * Hoạt động 5: Trò chơi “ Ai tài thế”. Cách chơi: chia lớp làm 2 đội, 2 đội sẽ thi đua hát những bài hát nói về cô giáo. Đội nào không hát được hoặc hát không có cô giáo trong bài hát sẽ thua cuộc. Cô bao quát và nhận xét trẻ chơi. - Hát và vận động bài “Cô và mẹ”. IV - Kết thúc : - Cô nhận xét tuyên dương trẻ. µ Nhận xét cuối ngày: Ä ĐÁNH GIÁ CUỐI TUẦN DUYỆT Ngày 14 tháng 11 năm 2008 P. HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Viễn

File đính kèm:

  • docnha giao VN tuan 11.doc