- Trẻ biết một số nghể phổ biến trong xã hội.
- Trẻ biết được tên gọi nghề của bố mẹ, và công việc của nghề, nơi làm việc của bố mẹ.
- Có thái độ tôn trọng người lao động, biết giữ gìn và trân trọng các sản phẩm của người lao động.
- Giáo dục trẻ biết vâng lời, chăm ngoan, học giỏi để tỏ lòng biết ơn ông bà, cha mẹ.
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8215 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề nhánh: Nghề nhiệp của bố mẹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề
Chủ đề nhánh: nghề nhiệp của bố mẹ
µMục tiêu:
Trẻ biết một số nghể phổ biến trong xã hội.
Trẻ biết được tên gọi nghề của bố mẹ, và công việc của nghề, nơi làm việc của bố mẹ.
Có thái độ tôn trọng người lao động, biết giữ gìn và trân trọng các sản phẩm của người lao động.
Giáo dục trẻ biết vâng lời, chăm ngoan, học giỏi để tỏ lòng biết ơn ông bà, cha mẹ.
µMạng nội dung:
Bác sĩ, kỹ sư, công nhân, thợ may…
Giáo viên, công nhân xây dựng, tài xế lái xe…
Một số nghề phổ biến.
Đặc điểm
Thái độ của bé
NGHỀ NGHIỆP CỦA BỐ MẸ
Tôn trọng nghề, công việc của mọi người.
Biết trân trọng, yêu quí và giữ gìn sản phẩm lao động.
Nơi làm việc.
Công việc cụ thể.
Đồ dùng của nghề.
µMạng hoạt động:
Chơi đóng vai: “Bác sĩ, y tá”.
Chơi xây dựng: xây khu chung cư, khu vui chơi giải trí.
Bật xa 35cm.
Trò chơi vận động: “Tung bóng cao hơn nữa”.
NGHỀ NGHIỆP CỦA BỐ MẸ
Tạo hình: Nặn “Cái bát”.
Aâm nhạc:
Hát và vận động “Công nhân lái xe”.
Nghe hát “Tổ ấm gia đình”.
Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ.
Đếm và so sánh số lượng đồ dùng nghề.
Thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”.
Trò chuyện về đồ dùng của các nghề.
SOẠN KẾ HOẠCH TUẦN 13:
Từ 01/12 – 05/12/2008
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ
-Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.
-Gợi hỏi trẻ về nghề nghiệp của bố mẹ, cho trẻ xem truyên tranh về một số nghề phổ biến và trò chuyện cùng trẻ.
-Thể dục sáng.
Hoạt
Động
Học
Vận động:
-Bật xa 35cm. Tung bóng cao hơn nữa.
Khám phá khoa học:
-Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ.
Làm quen với Toán:
-Đếm và so sánh số lượng đồ dùng theo nghề.
Tạo hình:
-Năn “Cái bát” .
Thơ:
-Thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”.
Aâm nhạc:
-Hát: “Công nhân lái xe” .
-Nghe hát: “Tổ ấm gia đình”.
Chơi và hoạt động ngoài trời
Nhặt lá vàng rơi, quan sát các khu nhà ở xung quanh. Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ.
Chơi tự do (với nước, cát), vẽ trên sân.
Chơi trò chơi “Ô tô vào bến”
Chơi và hoạt động ở các góc
Góc đóng vai: Chơi bác sĩ, ý tá.
Góc xây dựng: Xây khu chung cư, khu giải trí.
Góc tạo hình:
+ Xếp và dán ngôi nhà.
+ Vẽ tô màu các đồ dùng của nghề.
Góc thiên nhiên: Cho trẻ chăm sóc cây xanh.
Góc sách:
+ Xem truyện chủ điểm gia đình.
+ Đọc một số bài ca dao tục ngữ.
Góc nội trợ : Bánh mì kẹp nhân.
Hoạt động chiều
Trò chuyện về gia đình.
Chơi trò chơi “Đoán xem đó là ai?”, “Tôi có điều bí mật”.
Sưu tầm tranh ảnh về các nghề làm album.
Chơi theo ý thích.
Thứ hai
01/12/08
Phát triển thể chất
Đề tài: BẬT XA 35cm.
I. Mục tiêu:
Trẻ được quan sát bạn làm mẫu và lắng nghe cô hướng dẫn cách thực hiện bài tập “Bật xa 35cm”.
Trẻ biết thực hiện đúng kĩ năng, yêu cầu của bài tập.
Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để có cơ thể khoẻ mạnh.
II. Chuẩn bị:
Sân bằng phẳng có bóng mát.
Vạch mức, rãnh hoa. Bóng.
III. Tổ chức các hoạt động:
* Hoạt động 1:
Khởi động: Cô lắc trống cho trẻ chuyển đội hình vòng tròn, kết hợp đi kiểng chân, gót chân dậm chân.
* Hoạt động 2:Trọng động.
Bài tập phát triển chung: (4l x 4n)
+ Tay 1: Hai tay ra trước, lên cao.
+ Chân 2: Ngồi khụy gối: 2 tay ra ngang, khụy gối 2 tay ra trước.(6lx4n)
+ Bụng 2: Đứng nghiêng người sang hai bên.
+ Bật 1: Tay chống hông bật tiến về trước.
Vận động cơ bản: “Bật xa 35cm”.
+ Cô làm mẫu kết hợp với giải thích:
. TTCB: Đứng tự nhiên ngay vạch chuẩn.
. Tiến hành: Khi nghe hiệu lệnh của cô thì khụy gối 2 tay ra trước, vòng ra sau rồi dùng sức bật qua không chạm vạch. Tiếp đất bằng mũi bàn chân nhẹ nhàng .
+ Cô mời 2 trẻ lên thực hiện mẫu.
+ Mời trẻ lần lượt thực hiện bài tập. Cô bao quát và hướng dẫn trẻ thực hiện tốt.
+ Cô tổ chức cho 2 đội thi đua.
*Hoạt động 3: Trò chơi “Tung bóng cao hơn nữa”.
Cách chơi: Mỗi trẻ 1 quả bóng hoặc 2 trẻ 1 quả bóng thi đua tung bóng lên cao hơn.
IV- Hồi tĩnh: Hướng dẫn trẻ đi hít thở nhẹ nhàng.
¶ K ¶
PHÁT TRIỂN TÌNH CÃM XÃ HỘI
Đề tài: TRÒ CHUYỆN VỀ NGHỀ NGHIỆP CỦA BỐ MẸ.
I. Mục tiêu:
Trẻ được quan sát tranh và trò chuyện cùng cô về một số nghề phoỏ« biến trong xã hội.
Trẻ biết tên gọi các đồ dùng, sản phẩm của nghề và biết phân loại chúng theo từng nghề. Đếm số lượng và tìm đúng số tương ứng.
Giáo dục trẻ có thái độ tôn trọng các nghề và yêu quý, giữ gìn sản phẩm lao động.
II. Chuẩn bị:
Tranh ảnh một số nghề phổ biến trong xã hội.
Chiếc thùng kì diệu.
Tranh một số đồ dùng và sản phẩm của nghề và các số 3, 4, 5.
III. Tổ chức các hoạt động:
* Hoạt động 1: Giới thiêu bài:
Vận động nhẹ và hát “Nhà của tôi”.
Cô gợi hỏi:
Bài hát nói về điều gì?
Trong ngôi nhà của bé có những ai?
Ba (mẹ ) con làm nghề gì?
Ba mẹ làm việc ở đâu?
* Hoạt động 2 : Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ.
Đố “Ai mặt áo trắng,
Có chữ thập xinh,
Tiêm thuốc chúng mình
Sẽ mau lành bệnh?”
Cho trẻ quan sát tranh bác sĩ đang khám bệnh.
Bác thường làm những công việc gì?
Kể một số đồ dùng của bác sĩ mà con biết?
Bạn nào thích trở thành bác sĩ? Vì sao?
Bác sĩ làm việc ở đâu?
Chuyển tiếp: Hát “Cháu yêu cô chú công nhân”.
Gợi hỏi:
Bài hát nói về điều gì?
Vì sao bé yêu cô chú công nhân?
Quần áo con đang mặc do ai làm ra?
Cô chú công nhân làm ra những sản phẩm gì?
Mời trẻ lên chọn và phân loại đồ dùng, sản phẩm của cô công nhân và chú công nhân xây dựng. (Chuẩn bị tranh quần, áo, giày dép; tranh nón bảo hộ, giá đào, cái bay, thước đo)
Gọi tên đồ dùng, đếm số lượng và gọi số tương ứng.
Gợi hỏi trẻ những nghề mà trẻ biết kết hợp cho trẻ xem tranh.
(Ca sĩ, y tá, bộ đội, chú công an, giáo viên, kĩ sư, kiến trúc sư, buôn bán…)
Giáo dục: Trẻ biết vâng lời cô, vâng lời ba mẹ và chăm ngoan, học giỏi để lớn lên trở thành có ích cho xã hội.
* Hoạt động 3: Trò chơi “chiếc thùng kì diệu”.
Cách chơi: Mỗi lượt 2 trẻ lên tìm đồ dùng hoặc sản phẩm của nghề mà cô yêu cầu.
- Cô bao quát và hướng dẫn trẻ chơi.
Giáo dục: nghề nào cũng cao quý, nghề nào cũng có ích cho chúng ta. Vì thế chúng ta phải biết quý trọng các nghề cũng như sản phẩm lao động do họ làm ra.
IV- Kết thúc: - Hát “Chú công nhân lái xe”.
- Nhận xét chung và tuyên dương trẻ.
µ Nhận xét cuối ngày:
Thứ ba
02/12/08
¶ K ¶
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài : ĐẾM VÀ SO SÁNH SỐ LƯỢNG ĐỒ DÙNG THEO NGHỀ.
I. Mục tiêu:
Trẻ được quan sát và nghe cô hướng dẫn các thao tác đếm, xếp các đối tượng.
Trẻ biết tạo nhóm và so sánh các đối tượng theo số lượng đồ dùng trong phạm vi 4. Biết phân nhóm đồ dùng dụng cụ và sản phẩm theo ngành nghề.
Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn các sản phẩm lao động.
II. Chuẩn bị:
Tranh ảnh một số nghề, đồ dùng và sản phẩm của nghề.
Mỗi trẻ rổ đồ chơi.
Các số tương ứng 3, 4.
III. Tổ chức các hoạt động:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Hát “Ba em là công nhân lái xe”.
Cô gợi hỏi:
Bài hát nói về nghề nào?
Ba con làm nghề gì?
* Hoạt động 2: Oân số lượng 4:
Đố “Ai mặt áo trắng,
Có chữ thập xinh,
Tiêm thuốc chúng mình
Sẽ mau lành bệnh?”
Bác sĩ làm những việc gì?
Bác sĩ làm việc ở đâu?
Hãy kể những đồ dùng của nghề bác sĩ mà con biết?
Mời 2 trẻ lên tạo nhóm đồ dùng bác sĩ số lượng 3, 4.
Gọi tên đồ dùng, tìm số tương ứng. So sánh số lượng 2 nhóm đồ dùng.
Tìm đồ vật trong lớp có số lượng 4.
Kể 4 nghề nữa mà con biết?
Kể 4 đồ dùng nghề giáo viên?
* Hoạt động 3: So sánh thêm bớt tao sự bằng nhau trong phạm vi 4:
Hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”.
Kể 4 sản phẩm do cô chú công nhân làm ra?
Cô yêu cầu trẻ:
Tạo nhóm sản phẩm cô chú công nhân có số lượng 3.
Tạo nhóm sản phẩm thợ mộc nhiều hơn sản phẩm công nhân 1 sản phẩm.
3 thêm 1 được mấy?
So sánh 2 nhóm đồ dùng.
Tạo sự bằng nhau giữa 2 nhóm.
* Hoạt động 4: Luyện tập:
Trò chơi “Kết nhóm”.
Kết nhóm theo yêu câu số lượng của cô.
Kết nhóm tự do.
Đếm số lượng các thành viên.
Chuyển tiếp: Hát “Ba em là công nhân lái xe”.
. Tạo nhóm theo yêu cầu của cô.
Tạo nhóm đồ dùng có số lượng 4.
Tạo nhóm số lượng ít hơn 1 đồ dùng.
So sánh số lượng. Tạo sự bằng nhau giữa 2 nhóm.
* Giáo dục: Trẻ biết yêu quý và giữ gìn sản phẩm lao động.
IV- Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương.
µ Nhận xét cuối ngày:
Thứ tư 03/12/08
¶ K ¶
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Đề tài:. NẶN CÁI BÁT (Mẫu).
I. Mục tiêu:
Trẻ được quan sát vật mẫu, được nghe cô hướng dẫn cách thực hiện để nặn thành cái bát.
Trẻ tham gia hoạt động cùng cô.Trẻ biết sử dụng các kỹ năng xoay tròn, ấn dẹp, ấn lõm, miết láng để tạo thành sản phẩm đẹp.
Trẻ biết yêu quý, giữ gìn, trân trọng sản phẩm lao động.
II. Chuẩn bị:
Vật mẫu “Cái bát”.
Bảng con, đất nặn.
III. Tổ chức các hoạt động:
* Hoạt động 1:Giới thiệu bài.
Hát “Nhớ ơn” :
“Aên một bát cơm nhớ ơn người làm ruộng, ăn một đĩa muống nhớ ơn người đào ao, ăn một trái đào nhớ ơn người vun gốc, ăn một con ốc nhớ ơn người đi mò…”
Cô gợi hỏi trẻ:
Vì sao con phải nhớ ơn họ?
Cái bát còn gọi là cái gì?
Ai làm ra cái bát?
Cái được làm từ vật liệu gì?
* Hoạt động 2: @Quan sát tranh mẫu:
Cô cho trẻ vật mẫu và nêu nhận xét:
Đây là gì? Được làm từ gì?
Người ta dùng bát để làm gì?
Cô hệ thống vật mẫu.
@ Cô làm mẫu:
Cô làm mẫu kết hợp giải thích:
Trước tiên cô xoay tròn viên đất trên bảng con, dùng bàn tay ấn nhẹ cho viên đất hơi dẹp, dùng ngón cái ấn lõm ở giữa tạo thành lòng bát.
Sau đó dùng một viên đất nhỏ khác cùng màu lăn dọc để làm đế bát.
Cuối cùng dùng tay miết nhẹ để cho cái bát láng mịn.
Cô làm mẫu kết hợp gợi hỏi trẻ:
Trước tiên ta dùng kĩ năng gì?
Tiếp theo con làm gì?
Để tạo lòng bát bên trong con sẽ làm gì?
Đế bát ta làm như thế nào?
Để bát trông láng mịn con làm sao?
* Hoạt động 3: @ Thực hành
Đọc thơ “Cái bát xinh xinh”.
Trẻ về chỗ lấy đất nặn và bảng con thực hành nặn “Cái bát”.(Cô bao quát, hướng dẫn khi trẻ thực hiện).
@ Trưng bày sản phẩm:
Đọc thơ “Cái bát xinh xinh”.
Cô yêu cầu trẻ mang sản phẩm lên trưng bày.
Cô nhận xét chung, tuyên dương sản phẩm đẹp, động viên sản phẩm chưa đạt.
IV-Kết thúc : - GD: Trẻ biết yêu quý, giữ gìn sản phẩm người lao động.
- Cô nhận xét tuyên dương.
µ Nhận xét cuối ngày:
Thứ năm
04/12/08
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài: “BÉ LÀM BAO NHIÊU NGHỀ”
I. Mục tiêu:
Trẻ được xem tranh và nghe cô đọc diễn cảm bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”.
Trẻ hiểu nội dung bài thơ, biết thể hiện bài thơ diễn cảm kết hơp động tác minh hoạ.
Trẻ được ôn luyện số lượng 4,
Giáo dục trẻ biết tôn trọng và yêu quý nghề, biết giữ gìn và trân trọng sản phẩm lao động.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ bài thơ.
Trò chơi “Ai nhanh hơn”.
Đàn.
III. Tổ chức các hoạt động:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Hát “Ba em là công nhân lái xe”.
Gợi hỏi: Ba bạn nhỏ làm nghề gì?
Kể những nghề mà con biết?
Lớn lên con thích làm nghề gì?
* Hoạt động 2: Giúp trẻ tri giác toàn bộ nội dung bài thơ:
Cô giới thiệu bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”.
Cô đọc thơ điễn cảm kết hợp động tác minh hoạ.
Bài thơ nói về điều gì?
Tóm nội dung: Bài thơ nói về các bạn nhỏ được thể hiện mình qua nhiều vai chơi với nhiều nghề khác nhau thật là vui.
Bạn nhỏ được thể hiện những ngành nghề nào?
Hát “Cháu yêu cô chú công nhân”.
Cô đọc thơ kết hợp tranh minh họa.
*Hoạt động 3: Toạ đàm
-Nghề thợ mỏ làm những việc gì? Nghề nào xây nên nhà cửa?
Giải thích: Thợ nề còn gọi là thợ xây.
Chữa bệnh cho mọi người là công việc của ai?
Đọc vè:“Bé thật thích,
Làm ngành nghề,
Đi học về,
Bé sẽ kể,
Cả nhà vui”.
Bé kể gì cho ba mẹ nghe?
Con thích làm nghề nào nhất? Vì sao?
Giáo dục: Trẻ phải biết tôn trọng các nghề, biết giữ gìn yêu quý sản phẩm lao động do cô chú công nhân làm ra.
* Hoạt động 4: Luyện tập:
Cô mời trẻ tham gia đọc thơ dưới nhiều hình thức khác nhau : lớp, tổ nhóm, cá nhân.
Mời nhóm thích đọc thơ.
Đếm số lượng các bạn tham gia đọc thơ.
(Cô bao quát và sửa lỗi phát âm cho trẻ).
* Hoạt động 4: Trò chơi “Ai nhanh hơn”.
Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội, thi đua tìm và gắn những bức hình rời phù hợp với nội dung bài thơ. Đội nào gắn đúng và nhanh nhất là đội chiến thắng.
Đếm số lượng các tranh.
Cô bao quát và nhận xét 2 đội chơi.
Hát “Cháu yêu cô chú công nhân”.
IV -Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
µ Nhận xét cuối ngày:
Thứ sáu
05/12/08
¶ K ¶
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Đề tài: “BA EM LÀ CÔNG NHÂN LÁI XE”.
I. Mục tiêu
Trẻ được nghe cô hát và xem cô vận động theo tiết tấu chậm bài hát “Ba em là công nhân lái xe “
Trẻ hát diễn cảm và kết hợp vận động nhịp nhàng theo bài hát.
Trẻ chú ý lắng nghe cô hát bài hát “Cho con” và biết thể hiện cảm xúc khi nghe. Biết yêu thương và vâng lời ông ba, cha mẹ.
II. Chuẩn bị:
Đàn organ. Dây bịt mắt.
Dụng cụ âm nhạc.
III. Tổ chức các hoạt động:
* Hoạt động 1:Giới thiệu bài :
Chơi trò chơi “Cao – Thấp”.
“Mẹ cao – trẻ đứng lên.
Con thấp – Trẻ ngồi xuống.
Ba cao hơn mẹ – Trẻ nhón chân cao hơn”.
Cô gợi hỏi:
Trong gia đình con có những ai?
Ba mẹ con làm nghề gì?
Kể những nghề con biết?
*Hoạt động 2: Giới thiệu bài, lắng nghe giai điệu và đoán tên bài hát.
Cô hát kết hợp với đàn.
Bài hát cho con biết điều gì?
Tóm nội dung: bài hát nghề lái xe, dù trời nắng hay mưa xe vẫn ngược xuôi chở các cô chú công nhân đến nơi làm việc.
Mời lớp, nhóm bạn trai, bạn gái hát
* Hoạt động 3: Dạy vận động và luyện tập:
Để bài hát thêm sinh động và hay hơn con có thể kết hợp vận động gì?
Cô hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài hát “Ba em là công nhân lái xe”.
Cô mời lớp hát và vận động cùng cô.
Giải thích và sửa sai vận động của trẻ.
Mời nhóm bạn trai, bạn gái, nhóm, cá nhân thể hiện bài hát.
Giáo dục: Trẻ biết yêu quý và tôn trọng của mình vì nghề nào cũng có ích cho mọi người.
* Hoạt động 4: Nghe hát “Tổ ấm gia đình”.
Cô giới thiệu và hát diễn cảm bài hát.
Tóm nội dung: Bài hát nói lên tình yêu thương của ba mẹ và niềm vui sướng của bé được sống trong gia đình thật là hạnh phúc.
Mời trẻ tham gia hát cùng cô.
Giáo dục: Trẻ biết yêu thương vâng lời ông bà, cha mẹ.
* Hoạt động 5: Trò chơi “Chuyền bóng”.
Cách chơi: Cô chuẩn bị một quả bóng. Hát 1 bài hát , kết thúc bài hát bạn nào giữ quả bóng thì kể tên 1 nghề và bắt nhịp bài hát về nghề đó. Bạn nào không kể và hát được thì ra ngoài một lượt chơi và bị phạt.
Cô bao quát và nhận xét trẻ chơi.
* IV -Kết thúc : Nhận xét tuyên dương trẻ.
µ Nhận xét cuối ngày:
Ä ĐÁNH GIÁ CUỐI TUẦN
DUYỆT
Ngày 25 tháng 11 năm 2008
P. HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Viễn
File đính kèm:
- Nghe nghiep cua bo me tuan 13.doc