Giáo án Chủ đề: Nhu cầu gia đình bé

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên gọi, công dụng chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình, biết được các nhu cầu cần thiết của gia đình (dinh dưỡng ).Biết tiết kiệm năng lượng, giữ gìn môi trường nước.

- Trẻ biết nặn , vẽ được một số đồ dùng trong gia đình, xé dán hoa.

- Biết tên bài thơ, bài hát, tên truyện, chơi trò chơi đúng luật.

- Tách – gộp trong phạm vi 2. Nhận biết hình tròn, hình chữ nhật.

- Biết ném xa bằng 1 tay.Trèo lên xuống 5 gióng thang.

- Biết chơi cùng bạn , thể hiện vai chơi, cất dọn đồ chơi sau khi chơi xong.

2. Kỹ năng:

- Có thói quen hành vi văn minh về cách cư xử, ăn uống.

- Một số liên hệ đơn giản giữa đặc điểm, cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.

- Ích lợi của nước, ánh sáng đối với đời sống con người.

- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước.

- So sánh sự khác, giống nhau của 2-3 đồ dùng đồ chơi.

- Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 1-2 dấu hiệu.

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7682 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề: Nhu cầu gia đình bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: NHU CẦU GIA ĐÌNH BÉ ( 2T) Từ ngày ( 05/ 11 - 16/ 11/ 2012) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi, công dụng chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình, biết được các nhu cầu cần thiết của gia đình (dinh dưỡng…).Biết tiết kiệm năng lượng, giữ gìn môi trường nước. - Trẻ biết nặn , vẽ được một số đồ dùng trong gia đình, xé dán hoa. - Biết tên bài thơ, bài hát, tên truyện, chơi trò chơi đúng luật. - Tách – gộp trong phạm vi 2. Nhận biết hình tròn, hình chữ nhật. - Biết ném xa bằng 1 tay.Trèo lên xuống 5 gióng thang. - Biết chơi cùng bạn , thể hiện vai chơi, cất dọn đồ chơi sau khi chơi xong. 2. Kỹ năng: - Có thói quen hành vi văn minh về cách cư xử, ăn uống. - Một số liên hệ đơn giản giữa đặc điểm, cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc. - Ích lợi của nước, ánh sáng đối với đời sống con người. - Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước. - So sánh sự khác, giống nhau của 2-3 đồ dùng đồ chơi. - Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 1-2 dấu hiệu. - Luyện cháu phối hợp tay chân khéo léo để ném xa bằng một tay; Trèo lên xuống thang. - Luyện cho cháu so sánh đối tượng có số lượng 1-2, nhận biết hình tròn, hình chữ nhật. - Tập hát đúng nhịp và thể hiện giai điệu của bài hát. Đọc thơ to, rõ.Nghe và hiểu được truyện. 3. Thái độ: - Yêu thương chia sẻ với các thành viên trong gia đình. - Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp, bảo quản và sử dụng tiết kiệm đồ dùng đồ chơi của bản thân và gia đình. - Có hành vi tiết kiệm điện, nước. II. Chuẩn bị: - Sưu tầm quần áo, mũ, giày, dép, túi sách các loại. - Các loại hột hạt. - Các loại vật liệu như: giấy báo cũ, tạp chí tranh ảnh… về gia đình. - Một số tranh ảnh trang trí lớp theo chủ điểm gia đình như: Đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, đồ dùng sinh hoạt… - Giấy vẽ, bút, giấy màu, hồ dán, kéo, đất nặn… - Đồ dùng đồ chơi trong gia đình: Xoong nồi, chảo, thìa, bát, đĩa, đũa cốc chén… - Album về gia đình: Ảnh gia đình, ảnh chân dung, các hoạt động khác nhau của gia đình… - Bộ đồ chơi xây dựng, lắp ghép… - Các con rối về các thành viên trong gia đình như: ông, bà, ba, mẹ… III. Mạng hoạt động: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC a. KPKH, KPXH: - Trò chuyện về một số đồ dùng trong gia đình. - Trò chuyện về một số nhu ccaauf gia đình. b. TOÁN: - Tách, gộp trong phạm vi 2. - Nhận biết hình tròn, hình chữ nhật. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT a. GDDD, SK: - Nhận biết một số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực phẩm. - Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn. - Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của việc ăn uống đủ lượng, đủ chất. - Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống và bệnh tật ( ỉa chảy, sâu răng, sdd, béo phì…). b. PTTC: + Ném xa bằng một tay. - TC: Nhảy lò cò + Trèo lên xuống 5 gióng thang. - TC: Con lăng quăng Nhu cầu gia đình bé PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM- XÃ HỘI - Nhận biết cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, cử chỉ, qua giọng nói, tranh ảnh. - Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói cử chỉ lễ phép (chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chú ý nghe khi cô, bạn nói) - Biểu lộ trạng thái, cảm xúc, tình cảm phù hợp qua cử chỉ, giọng nói; trò chơi, hát, vận động; vẽ, nặn, xếp hình. - Chờ đến lượt, hợp tác. - Biết tiết kiệm điện nước. - Một số quy định ở gia đình . - Giữ gìn vệ sinh môi trường. - Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình. - Phân biệt hành vi đúng - sai, tốt - xấu. - Chơi: đóng vai các thành viên trong gia đình, cô giáo, xây ngôi nhà của bé, chăm sóc cây xanh. - Trò chơi dân gian: tập tầm vông. - Trò chơi vận động: Về đúng nhà PHÁT TRIÊN NGÔN NGỮ - Thơ: Em yêu nhà em - Truyện: Gấu con chia quà. - Kể về những kỉ niệm sự kiện của gia đình. - Trò chuyện về công việc của bố mẹ, thời tiết trong ngày. - Đọc đồng dao, ca dao về tình cảm gia đình. - Đọc truyện: “Hai anh em gà con, Tích Chu”. - Đọc đồng dao “Đi cầu đi quán”. - Thơ “ Cái bát xinh xinh, quạt cho bà ngủ”. - Câu đố: “ Miệng tròn lòng trắng phau phau. Đựng cơm đựng thịt đựng rau hàng ngày” PHÁT TRIỂN THẨM MĨ a. Tạo hình: - Nặn chén ăn cơm, Xé dán hoa trang trí rèm cửa - Nd tích hợp: Vẽ, tô màu trong sách tạo hình, vở toán. b. Âm nhạc: - DH: “ Mẹ yêu không nào, Gõ nhịp: Cả nhà thương nhau”. - NH: “ Bố là tất cả, khúc hát ru của người mẹ trẻ”. - TC: Ai nhanh nhất. - Nd tích hợp: Cháu yêu bà, nhà của tôi, chiếc khăn tay. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG ĐÓN TRẺ - Cô đón các cháu vào lớp, nhắc cháu chào ba, mẹ…Thưa cô trước khi vào lớp. - Trò chuyện với phụ huynh về các dịch bệnh, các nội dung giáo dục trẻ trong tuần. - Cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. THỂ DỤC SÁNG 1 – 2 – 1 – 1 a. Khởi động: Cho trẻ đi các quay chân, quay tay. b. Trọng động: Bài tâp phát triển chung. * Hô hấp: Hít thở sâu (2 lần 4 nhịp). * Tay vai: Đưa tay lên cao, ra phía trước, sang ngang (2 lần 4 nhịp) - Hai tay giơ thẳng qua đầu. - Đưa hai tay về phía trước. - Đưa hai tay sang ngang, bằng vai. - Hạ hai tay xuống, tay xuôi theo người. * Bụng - lườn: Quay người sang bên (2 lần 4 nhịp) - Đứng thẳng, tay chống hông - Quay người sang phải - Trở về tư thế ban đầu. - Quay người sang trái. - Trở về tư thế ban đầu. * Chân: Đứng, một chân đưa lên trước, khuỵu gối. (4 lần 4 nhịp) - Chân phải bước lên phía trước, khuỵu đầu gối. - Co chân phải lại, đứng thẳng. - Đưa chân trái lên trước, khuỵu đầu gối. - Co chân trái lại, đứng thẳng. * Bật: Bật tại chỗ (2 lần 4 nhịp) c. Hồi tĩnh: Chơi “Uống nước”, đi thả lỏng tay chân hít thở nhẹ nhàng. HOẠT ĐỘNG CHUNG THỨ 2 * Ngày 05/ 11: - Ném xa bằng 1 tay. * Trò chuyện về một số đồ dùng gia đình * Ngày 12/ 11: - Trèo lên xuống 5 gióng thang. - Trò chuyện về một số nhu cầu gia đình. THỨ 3 * Ngày 06/ 11: - Tách, gộp trong phạm vi 2. * Ngày 13/ 11: - Nhận biết hình tròn, hình chữ nhật. THỨ 4 * Ngày 07/ 11: - Thơ: “ Em yêu nhà em”. * Ngày 14/ 11: - Truyện: “ Gấu con chia quà”. THỨ 5 * Ngày 08/ 11: - Xé dán hoa trang trí rèm cửa. * Ngày 15/ 11: - Nặn chén ăn cơm. THỨ 6 * Ngày 09/ 11: - DVĐ: Gõ nhịp “ Cả nhà thương nhau”. - NH: Khúc hát ru của người mẹ trẻ. - TC: Ai nhanh nhất. * Ngày 16/ 11: - DH: Mẹ yêu không nào. - NH: Bố là tất cả. - TC: Ai nhanh nhất. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 * Ngày 06/ 11: - Trò chuyện về thời tiết, khí hậu. - Chơi với đồ chơi ngoài trời. * Ngày 13/ 11: - Đọc truyện cho trẻ nghe: “ Tích Chu”. - Chơi với đồ chơi ngoài trời. * Ngày 07/ 11: - Đọc truyện cho trẻ nghe: “ Hai anh em gà con”. - Chơi với đồ chơi ngoài trời. * Ngày 14/ 11: - Chơi “ Về đúng nhà” - Chơi với đồ chơi ngoài trời. * Ngày 08/ 11: - Chơi “ Tập tầm vông” - Chơi với đồ chơi ngoài trời. * Ngày 15/ 11: - Trò chuyện về thời tiết, khí hậu. - Chơi với đồ chơi ngoài trời. * Ngày 09/ 11: - Nhặt lá cây cùng cô. - Chơi với đồ chơi ngoài trời. * Ngày 16/ 11: - Nhặt lá cây cùng cô. - Chơi với đồ chơi ngoài trời. HOẠT ĐỘNG GÓC - Phân vai: Gia đình, Cô giáo. - Xây dựng: Xây ngôi nhà của bé. - Tạo hình: Vẽ, tô màu trong sách tạo hình. - Âm nhạc: Hát múa về chủ đề. - Thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh của bé. - Vui học kismart ( thứ 6). VỆ SINH – NÊU GƯƠNG – TRẢ TRẺ Thứ hai, ngày 05 tháng 11 năm 2012 Hoạt động: Ném xa bằng 1 tay TC: Nhảy lò cò I. Yêu cầu: - Cháu biết vận động ném xa bằng 1 tay. - Trẻ biết dùng sức của tay để ném túi cát ra xa. - Giáo dục cháu hứng thú, trật tự trong giờ học. II. Chuẩn bị: - Sàn tập sạch rộng, - 4 túi cát, cờ, vạch chuẩn, đích. - Trống rung. - Máy hát, bài tập thể dục III. Tiến trình tiết dạy: 1. Hoạt động 1: - Hát: Con cào cào. - Muốn khỏe đẹp phải làm gì các con? Ngoài việc tập thể dục ra thì chúng ta còn phải làm gì nữa ( Ăn uống đủ lượng, đủ chất, vệ sinh thân thể sạch sẽ) - Hôm nay cô sẽ tập cho các con bài tập ném xa bằng một tay nhé. 2. Hoạt động 2: a. Khởi động : ( Cô mở nhạc) - Cho trẻ đi xoay cổ tay, cổ chân, hít thở sâu, chuyển đội hình 3 hàng ngang. b. Trọng động : * Bài tập phát triển chung : ( Tập theo nhạc: Cả nhà thương nhau) - Tay - vai (động tác 1): Đưa lên cao, ra phía trước, sang ngang. (4 lần 4 nhịp). - Bụng - lườn (động tác 2): Quay người sang bên. (2 lần 4 nhịp). - Chân( động tác 1): Đứng, một chân đưa lên trước, khuỵu gối. (2 lần 4 nhịp). - Bật( động tác 1): Bật tại chỗ. (2 lần 4 nhịp). * Vận động cơ bản: - Cô làm mẫu cho cháu xem + phân tích động tác: + Cô đứng chân trước chân sau, tay phải cầm túi cát, tay cầm túi cát ngang tầm mắt và cùng phía với chân sau. Khi có hiệu lệnh cô dùng sức ném mạnh túi cát về phía trước. Sau đó cô chạy lên nhặt túi cát đem về bỏ vào rổ. - Cô làm mẫu lần 2 và phân tích lại. - Gọi một cháu lên thực hiện cho cả lớp xem. - Cô lần lượt cho cho cả lớp lên thực hiện: 1 cháu ném 2 túi cát, 2 cháu/ lược ( Cô kết hợp sửa sai cho trẻ). - Cho trẻ yếu tập lại. - Cô cho hai đội lên thi đua với nhau. * TC: Nhảy lò cò c. Hồi tĩnh: - Đi nhẹ nhàng, thả lỏng người, xoa bóp tay chân. 3. Hoạt động 3: Nhận xét - tuyên dương - kết thúc. ********************************************* Hoạt động: Trò chuyện về một số đồ dùng gia đình I. Yêu cầu: - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số đồ dùng trong gia đình. - Trẻ biết phân loại các đồ dùng trong gia đình, đồ dùng sử dụng bằng điện. - Trẻ biết giữ gìn một số đồ dùng, đồ chơi trong gia đình, tiết kiệm năng lượng II. Chuẩn bị: - Một số đồ dùng như: Chén, đĩa, ấm trà, ly, ca, muỗng, quần áo, bót đánh răng, dày dép… - Tranh lô tô về một số đồ dùng trong gia đình. - Máy hát, bài hát về chủ điểm gia đình III. Tiến trình tiết dạy: 1. Hoạt động 1: - Cô đọc câu đố về chiếc khăn? Khăn mặt dùng để làm gì, làm bằng chất liệu gì? - Ngoài ra còn có những đồ dùng nào ? Mỗi đồ dùng đều có công dụng và chất liệu khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình nhé! 2. Hoạt động 2: - Mời 2-3 cháu kể những đồ dùng trong gia đình mà cháu biết. - Cô cho trẻ xem 1 số đồ dùng gia đình: Đặc điểm của đồ dùng đó (công dụng, chất liệu của từng đồ dùng…). - Đồ dùng này để làm gì?- Làm từ chất liệu gì? => Đồ dùng như ca, ly ấm trà, phích nước… đó là những đồ dùng để uống làm bằng sành sứ, thủy tinh rất dễ vỡ. Khi sử dụng phải biết giữ gìn cẩn thận. + Cho cháu sờ, cầm nắm để nhận xét các đồ dùng : Tô chén muỗng, đĩa, đũa xoong, chảo… ( những đồ dùng để ăn làm từ chất liệu nhôm nhựa sứ ) + Bót đánh răng, khăn mặt, quần áo, giày, dép, mũ… ( những đồ dùng cá nhân làm từ chất liệu như: vải, nhựa ) - Ngoài ra còn có các đồ dùng như: thau, bàn ghế, giường, tủ, chiếu… Đó là những đồ dùng sinh hoạt làm từ gỗ, nhựa. - Các đồ dùng này làm sao mà gia đình mình có ? - Muốn mua sắm được cần có gì? Ba mẹ phải lao động vất vả để có tiền mua sắm các đồ dung này. - Khi sử dụng các đồ dùng này các con phải như thế nào? => Khi sử dụng mình phải biết giữ gìn cẩn thận, không nên đụng vào những đồ dùng sử dụng bằng điện – rất nguy hiểm. * Trò chơi: “Kể đủ 3 thứ” - Nhóm đồ dùng để ăn, uống. - Nhóm đồ dùng để mặc (cá nhân). - Nhóm đồ dùng sinh hoạt. * Trò chơi: “Thi xem ai chọn đúng”. Cách chơi: Cô đọc câu đố hay nói công dụng của 1 số đồ dùng (đồ dùng sinh hoạt, cá nhân, dùng bằng điện ) cháu tìm và giơ lô tô đồ dùng đó lên. 3. Hoạt động 3: - Cho cháu vận động bài hát “Nhà của tôi”. - Nhận xét - tuyên dương - kết thúc. ******************************************* HOẠT ĐỘNG GÓC ****************************** Vệ sinh- nêu gương- trả trẻ ***************************************************** Thứ ba, ngày 06 tháng 11 năm 2012 Hoạt động: Tách – gộp trong phạm vi 2 I. Yêu cầu: - Trẻ nhận biết và chia nhóm có số lượng 1-2 và gộp 2 nhóm để có số lượng 2. - Luyện cho cháu kỹ năng tách, gộp số lượng của nhóm và đếm trên từng đối tượng. Phát triển tư duy và ngôn ngữ toán học cho trẻ. - Cháu chú ý, hứng thú tham gia trong giờ học. II. Chuẩn bị: - Mỗi trẻ 2 cái áo, 2 cái quần. Đồ dùng của cô giống trẻ nhưng lớn hơn. - Đồ dùng có số lượng 2 như: xoong, chảo, chén, ly, dĩa… - Một số thẻ chấm tròn có số lượng 1,2 - Tranh ngôi nhà có 1 và 2 chấm tròn. III. Tiến trình tiết dạy: 1. Hoạt động 1: - Đọc đồng dao “Đi cầu đi quán”. - Hân hoan chào đón các gia đình đến với “siêu thị” để mua đồ dùng cho gia đình mình! ( Trẻ đi mua sắm tùy thích) 2. Hoạt động 2: * Phần 1: Ôn đếm đến 2, tạo nhóm có số lượng 2. - Cho cháu xếp tất cả đồ dùng mà cháu mua được. Nhắc cháu xếp từ trái sang phải. - Cho cháu đếm số lượng của từng nhóm: xoong, chảo, chén, ly, dĩa… ( 1,2) - Số áo đếm được là mấy? ( 2) - Số quần đếm được là mấy? ( 2) * Phần 2: Dạy trẻ tách , gộp trong phạm vi 2 . => Với số lượng 2 ta có 1 cách tách: 1-1 - Con hãy xếp tất cả áo ra phía trước. - Cho cháu đếm số áo ( 2) - 1 áo đã được đem đi phơi trước. ( 1) - Còn lại bao nhiêu chiếc áo? ( 1) - Kiểm tra trên từng cháu – chú ý cho cháu chia đúng. - Áo đã khô rồi, đem vào cất nhé! - Số áo lúc này là bao nhiêu? ( 2) - ( Tương tự cho trẻ tách- gộp số quần) * Tách gộp theo ý thích cháu. * Tách gộp theo yêu cầu của cô. * Phần 3: Luyện tập - Trò chơi : Về đúng nhà. + Cách chơi: Cô có 2 ngôi nhà, mỗi ngôi nhà có số chấm tròn khác nhau ( 1,2), yêu cầu các bạn có thẻ số chấm tròn phải lưu ý về ngôi nhà nào có số chấm tròn giống mình. + Cô cho cháu kiểm tra lẫn nhau – tổ chức cho cháu chơi vài lần. - Giáo dục cháu. - Cho trẻ thực hành trong vở “ Cho trẻ làm quen với toán”. 3. Hoạt động 3: Nhận xét - tuyên dương - kết thúc. ******************************************* HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. ********************************** HOẠT ĐỘNG GÓC **************************** Vệ sinh- nêu gương- trả trẻ. Thứ tư, ngày 07 tháng 11 năm 2012 Hoạt động: Thơ: Em yêu nhà em. I. Yêu cầu: - Trẻ đọc thuộc và cảm nhận ý nghĩa bài thơ. - Thuộc thơ và đọc đúng nhịp điệu bài thơ. - Yêu quý ngôi nhà của mình. II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài thơ, thẻ chấm tròn (1-2), 2 tranh ngôi nhà. III. Tiến trình tiết dạy: 1. Hoạt động 1: - Cả lớp hát bài: Cả nhà thương nhau. Đàm thoại về nội dung bài hát. - Có 1 bạn nhỏ rất yêu ngôi nhà của mình, các con cùng làm quen với bạn ấy nhé! 2. Hoạt động 2: - Cô đọc lần 1: Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. - Cô đọc lần 2: Kết hợp với tranh minh hoạ bài thơ. + Hỏi trẻ vế tên bài thơ, tên tác giả. Cô và trẻ trò chuyện về nội dng bài thơ. - Lần 3: Trích dẫn, đàm thoại: + “Chẳng đâu bằng chình nhà em……Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong”. - Bạn nhỏ nói gì về ngôi nhà của mình? - Nhà bạn nhỏ có những con vật nuôi nào? - Đoạn này nói về: Bạn nhỏ rất yêu ngôi nhà của nình và khẳng định rằng: Không nơi nào bằng chính ngôi nhà của mình. Đó là những tình cảm yêu thương đối với gia đình. + “Có bà chuối mật lưng ong…… Ếch con học nhạc, Dế mèn ngâm thơ”. - Nhà bạn có trồng những loại cây gì? - Nhà các có trồng cây gì không? - Đoạn này nói về khung cảnh tươi đẹp, với những âm thanh rộn ràng, vui vẻ. Tạo nên cuộc sống tươi vui. * Giảng giải từ khó: - Ngô bắp: là quả bắp. - Ngâm thơ: Đọc với giọng truyền cảm. - Ngào ngạt: Rất thơm. + “Dù đi xa thật là xa, chẳng đâu vui được như nhà của em ”. - Tình cảm bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình như thế nào? - Đối với ngôi nhà của mình các con có những cảm xúc gì? - Giáo dục: Yêu quý, giữ gìn ngôi nhà sạch đẹp. * Dạy từng câu cho đến hết bài(3lần). - Từng tổ đọc, nhóm đọc, cá nhân đọc. - Cả lớp đọc lại 1 lần. * Trò chơi : Về đúng nhà 3. Hoạt động 3: kết thúc-nhận xét-tuyên dương. ********************************* HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI ************************************* HOẠT ĐỘNG GÓC ********************************** Vệ sinh- nêu gương- trả trẻ. ********************************************************** Thứ năm, ngày 08 tháng 11 năm 2012 Hoạt động: Xé dán hoa trang trí rèm cửa I. Yêu cầu: - Trẻ biết xé dán hoa để trang trí rèm cửa. - Rèn kỹ năng xé nhát 1, bôi hồ, dán. - Giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà, biết giữ gìn đồ dùng gia đình cẩn thận. II. Chuẩn bị: - Vở tạo hình, giấy màu, hồ dán. III. Tiến trình tiết dạy: 1. Hoạt động 1: - Vận động: Nhà của tôi. - Trò chuyện với trẻ về ngôi nhà và một số đồ dùng gia đình. - Sắp tới đây lớp mình sẽ chuyển sang phòng học mới, cô muốn làm những cái rèm cửa bằng hoa để trang trí cho cửa lớp mình thêm đẹp, nhưng cô làm một mình không kịp, các con có muốn giúp cô không nào? 2. Hoạt động 2: * Quan sát nhận xét: - Cô đưa tranh mẫu, trò chuyện cùng cháu. - Cô có bức tranh xé dán gì đây các con? - Cô dán những bông hoa như thế nào? Làm thế nào để dán được những bông hoa này? ( Cô gợi ý để trẻ nêu lại cách dán, cách chấm hồ). - Cô dán mẫu cho trẻ quan sát đồng thời hướng dẫn cách dán. - Cô gọi trẻ nhắc lại kỹ năng dán. - Cô Gợi hỏi để trẻ nêu ý định của mình. * Trẻ thực hiện: ( Cô mở nhạc theo chủ đề) - Cô phát vở, giấy màu, hồ dán cho trẻ, hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế. - Cô đi bao quát lớp, hướng dẫn trẻ xé dán nhiều loại hoa với nhiều màu sắc khác nhau, và dán vào vị trí thích hợp. - Cô động viên, hướng dẫn một số trẻ yếu. * Trưng bày sản phẩm: - Cô cho trẻ treo sản phẩm lên giá. - Mời 2-3 trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn. - Cô nhận xét toàn bộ sản phẩm, tuyên dương, khuyến khích trẻ. * Trò chơi: Lộn cầu vồng. - Giáo dục cháu. 3. Hoạt động 3: Kết thúc- nhận xét- tuyên dương. ******************************************* HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. ********************************** HOẠT ĐỘNG GÓC **************************** Vệ sinh- nêu gương- trả trẻ. **************************************************** Thứ sáu ngày 09 tháng 11 năm 2012 Hoạt động: Dạy gõ nhịp bài hát: Cả nhà thương nhau NH: Khúc hát ru của người mẹ trẻ . TC: Ai nhanh nhất. I. Yêu cầu: - Trẻ thuộc bài hát và gõ nhịp theo bài hát. - Cháu hứng thú tham gia hoạt động, hát rõ lời. - Giáo dục trẻ yêu quý ba, mẹ, gia đình. II. Chuẩn bị: Máy hát, đĩa nhạc, thanh gõ. III. Tiến trình tiết dạy: 1. Hoạt động 1: - Trò chơi: Đi chợ. - Ở nhà các con có giúp mẹ đi chợ, nấu ăn không: Bữa ăn gia đình thể hiện tình cảm yêu thương. Có 1 bài hát nói về tình cảm gia đình, hôm nay cô sẽ dạy cho các con hát và gõ nhịp bài hát: “Cả nhà thương nhau” nhé. 2. Hoạt động 2: * DH+GN: - Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát, tác giả. Cô và trẻ cùng đàm thoại về nội dung bài hát. - Cô Hát lần 2 kết hợp với vận động gõ nhịp, phân tích vận động: Gõ 1 nhịp nghỉ 1 nhịp. - Cô Hát lần 3 gõ nhịp và khuyến khích trẻ thực hiện theo cô. - Lớp hát cùng cô 1 lần. - Lớp gõ nhịp: 3 lần. - Mời tổ, nhóm, cá nhân hát và gõ nhịp(Cô sửa sai). - Giáo dục trẻ tình yêu thương, vâng lời cha mẹ. * Nghe hát: Khúc hát ru của người mẹ trẻ. - Cô hát lần 1: Gới thiệu tên bài hát. Tóm tắt nội dung bài hát. - Cô hát lần 2: Kết hợp múa minh hoạ theo bài hát. - Lần 3: Cô và cháu cùng múa theo nhạc. * TC: Ai nhanh nhất. - Cô nói cách chơi, điều khiển cho trẻ chơi. 3. Hoạt động 3: Nhận xét, kết thúc, tuyên dương. ******************************************* HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. ********************************** HOẠT ĐỘNG GÓC **************************** Vệ sinh- nêu gương- trả trẻ.

File đính kèm:

  • docngsdfergd.doc