A. MỤC TIÊU GIÁO DỤC
* Kiến thức:
- Giúp trẻ biết được tên, công việc, sở thích, nhu cầu của những người thân trong gia đình.
- Phân biệt được gia đình đông con, gia đình ít con, gia đình có bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu người. So sánh số lượng các gia đình.
- Trẻ biết tình cảm của những thành viên trong gia đình với nhau.
* Kỹ năng:
- Vận dụng kỹ năng tạo hình sử dụng các nguyên vật liệu mở (Vẽ, cắt, dán, tô màu, xếp, ) để tạo nên khung ảnh của những người thân trong gia đình và phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.
- Rèn kỹ năng xếp tương ứng 1-1 xếp đồ dùng cho các thành viên trong gia đình
- Kỹ năng đếm và so sánh ít hơn - nhiều hơn của những người thân trong gia đình.
- Kể chuyện theo tranh, đóng kịch câu chuyện “Tích chu”.
- Rèn kỹ năng hoạt động theo nhóm.
* Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, quý trọng, giúp đở những người thân trong gia đình.
- Biết cách biểu hiện tình cảm với những người thân trong gia đình.
- Yêu quí các sản phẩm tạo hình của bé và các bạn tạo ra.
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 39687 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề: Những ngừơi thân trong gia đình bé (1 tuần), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGỪƠI THÂN TRONG GIA ĐÌNH BÉ (1 tuần)
Từ 22/10/2012 đến 26/10/2012
A. MỤC TIÊU GIÁO DỤC
* Kiến thức:
- Giúp trẻ biết được tên, công việc, sở thích, nhu cầu của những người thân trong gia đình.
- Phân biệt được gia đình đông con, gia đình ít con, gia đình có bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu người. So sánh số lượng các gia đình.
- Trẻ biết tình cảm của những thành viên trong gia đình với nhau.
* Kỹ năng:
- Vận dụng kỹ năng tạo hình sử dụng các nguyên vật liệu mở (Vẽ, cắt, dán, tô màu, xếp,…) để tạo nên khung ảnh của những người thân trong gia đình và phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.
- Rèn kỹ năng xếp tương ứng 1-1 xếp đồ dùng cho các thành viên trong gia đình
- Kỹ năng đếm và so sánh ít hơn - nhiều hơn của những người thân trong gia đình.
- Kể chuyện theo tranh, đóng kịch câu chuyện “Tích chu”.
- Rèn kỹ năng hoạt động theo nhóm.
* Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, quý trọng, giúp đở những người thân trong gia đình.
- Biết cách biểu hiện tình cảm với những người thân trong gia đình.
- Yêu quí các sản phẩm tạo hình của bé và các bạn tạo ra.
B. CHUẨN BỊ CỦA CÔ VÀ TRẺ
* CÔ:
-Lập bảng gia đình đông con, gia đình ít con
- Lập bảng những người thân trong gia đình bé
- Chuẩn bị nguyên vật liệu họa báo
- Bảng phân công giao nhiệm vụ hỏi công việc những người thân trong gia đình
- Chuẩn bị câu hỏi cho trẻ quan sát người thân đưa bé tới trường
- Chuẩn bị các đồ dùng cho công việc các người thân trong gia đình
- Bảng phân công trẻ đem các nguyên vật liệu: kim sa, hột hạt…
- Bảng khung ảnh của những ngừơi thân trong gia đình
- Một số khung hình ảnh về những người thân trong gia đình.
- Chuẩn bị đọan phim cảnh gia đình
- Nhạc các bài hát về gia đình: Ba ngọn nến, cháu yêu bà, cả nhà thương nhau, bố là tất cả, cả thế giới ở trong túi bố…
- Lập bảng phân công: về nhà hỏi ba mẹ nhu cầu gia đình
- Thiết kế các góc chơi: lập bảng nhu cầu gia đình, gia đình bé, số lượng ngừoi thân trong gia đình
* TRẺ:
- Đem hình ảnh bé chụp cùng với gia đình
- Hỏi công việc những ngừoi thân trong gia đình
- Cắt các đồ dùng cho công việc ngừơi thân từ họa báo
- Mang một số nguyên vật liệu: hộp ống hút, hột hạt, sỏi….
- Sưu tầm các hình ảnh thể hiện tình cảm gia đình
- Về hỏi sở thích ba mẹ
- Tập hát các bài hát về gia đình
C. THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG
1/ Góc tạo hình:
- Khung hình gia đình
- Màu sáp, màu nước, một số nguyên vật liệu mở, các loại hột, hạt, kim sa.
- Tranh gia đình bé
- Lập bảng phân loại: tranh vẽ ngừơi thân trong gia đình bé.
2/ Góc MTXQ:
- Sưu tầm hình ảnh gia đình bé
- Lập bảng nhu cầu gia đình bé: ăn uống, vui chơi- giải trí, trang phục cho những ngừơi thân trong gia đình
3/ Góc Văn học:
- Tranh truyện “ Tích chu”.
- Một số rối que truyện “ Tích chu”
- Kể chuyện sáng tạo về tình cảm của những người thân trong gia đình.
- Chuẩn bị rối ngừơi thân trong gia đình
4/ Góc LQVT:
- Lập bảng số lượng những người thân trong gia đình: 3 người,4 người, 5 người.Đếm số lượng hình ảnh
- Chọn đồ dùng tương ứng với số lượng ngừơi thân trong gia đình theo đúng số lượng ngừơi: quần-áo, mắt kính, đồ dùng để ăn…
5/ Góc Xây Dựng :
Bé xây nhà , xây hàng rào
Tranh mẫu ngôi nhà của bé
Chuẩn bị thêm các NVL ,khối gỗ, hộp giấy…
6/ Góc Âm Nhạc:
Nhạc các bài hát:
- Hát bài:”Cả nhà thương nhau”
Cháu yêu bà ,Ba ngọn nến lung linh ,Bố là tất cả….
Cả thế giới ở trong túi bố, mẹ đi vắng…
7/ Góc phân vai:
- Làm bữa tiệc mừng sinh nhật mẹ
- Tranh mẫu những ngừơi thân trong gia đình
- Lập bảng các hành vi đúng với những người thân trong gia đình.
8/ Góc đọc sách:
Xem hình ảnh về gia đình bé
Truyện tranh “Tích chu”
Dạy các bô phận của sách
MẠNG NỘI DUNG VÀ HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ:
NHỮNG NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH BÉ
- Kiểm tra nhiệm vụ cô giao hôm qua
- Quan sát buổi sáng ai đưa bé đến trường, đoán xem người đó làm việc gì?
- Kể về công việc của những người thân trong gia đình bé
- Tìm đồ dùng phù hợp với công việc của những người thân.
- Tái tạo lại công việc của những người thân.
- Giao nhiệm vụ cho trẻ mang nguyên vật liệu: giấy, lá cây, hột hạt, kim sa,…để mai làm khung ảnh gia đình mình
Quan sát cảnh buổi sáng ai đưa bé đến trường.
Trò chuyện về những người thân trong gia đình bé.
Kể về những người thân trong gia đình qua tranh ảnh bé đem tới
Lập bảng so sánh gia đình của bé: gia đình có bao nhiêu người, đông con – ít con.
- Sưu tầm các hình ảnh làm bộ sưu tập gia đình
- Giao nhiệm vụ cho bé về nhà hỏi công việc của những người thân trong gia đình
Công việc của những người thân
Gia đình bé có những ai?
Nhu cầu gia đình
NHỮNG NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH BÉ
Từ ngày 22/10 đến 26/10/2012
- Quan sát cảnh khi bố mẹ đưa con đi học thể hiện tình cảm như thế nào?
- Kiểm tra bảng phân công trẻ tìm các hình ảnh thể hiện tình cảm gia đình
- Trò chuyện về tình cảm của những ngừơi than trong gia đình
- Tạo nhóm tình cảm của từng người thân trong gia đình
- Hát bài hát: Cả nhà thương nhau, Ba ngọn nến lung linh, bố là tất cả, cả thế giới ở trong túi bố, mẹ đi vắng.
- Lập bảng phân công trẻ về hỏi nhu cầu của những người thân trong gia đình viết vào giấy mai đem đến lớp.
Tình cảm gia đình
- Kiểm tra nhiệm vụ cô giao hôm qua
- Trò chuyện về bức ảnh của những người thân trong gia đình cùng chụp với nhau.
- Trang trí khung ảnh của những người thân
- Lập bảng phân loại khung ảnh các gia đình: gia đình 3 người, gia đình 4 người, gia đình đông người.
- Phân công trẻ sưu tầm các hình ảnh thể hiện tình cảm trong gia đình mình ( ví dụ: mẹ ôm hôn con, bố cõng con đi chơi…)
Khung ảnh gia đình bé
- Kiểm tra bảng phân công.
- Trò chuyện về nhu cầu của gia đình những ngừơi thân trong gia đình.
- Chọn hình ảnh nhu cầu cho người thân: ăn- uống, trang phục, vui chơi-giải trí....
- Lập bảng nhu cầu của những người thân trong gia đình
- Khoe các khung hình gia đình mà trẻ đã làm được, trẻ cùng tham quan, và nhận xét các sản phẩm.
- Giao nhiệm vụ cho trẻ tìm kiếm tranh ảnh các kiểu nhà.
KẾ HOACH tuần 4 tháng 10
NgàyHoạt động
Thứ 2
( 22/10)
Thứ 3
( 23/10)
Thứ 4
( 24/10)
Thứ 5
( 25/10)
Thứ 6
( 26/10)
Đón trẻ, thể dục sáng
Cho trẻ kể về hình gia đình trẻ mang đến lớp, hoặc hình ảnh trẻ sưu tầm ở nhà.
Cho trẻ kể về gia đình mình có những ai? Làm công việc gì? (gợi ý trẻ diễn đạt)
Hoạt động học có chủ định
Mở chủ đề
* Tạo hình: “VẼ MẸ CỦA BÉ”
*Toán: “Phân biệt hình tròn – Hình vuơng – Hình tam giác
và Hình chữ nhật”
*Âm nhạc: rèn kỹ năng ca hát “Mẹ yêu không nào”
*Thể dục: “Bật qua mương nhỏ”
* Văn học: “Chuyện kể Gấu con chia quà”
*MTXQ: “Trò chuyện về gia đình của tôi”
Hoạt động ngồi trời
Quan sát thời tiêt buổi sáng.
Quan sát vườn rau của bé
TCVĐ : cáo và thỏ
Tung bóng với nhau
Chơi với đồ chơi ngồi trời.
Ăn, ngủ, vệ sinh
Biết lựa chọn theo ý muốn.
Kiên nhẫn chờ đợi, thay phiên nhau, xếp hàng, không chen lấn.
Không đụng đến thuốc khi chưa có sự cho phép của cô và ba mẹ.
Hoạt động chiều
bản tin của lớp về gia đình bé, nghe nhạc học các bài hát về gia đình
Trang trí các con rối gia đình bằng cách dán , vẽ
Bé tập làm khung ảnh gia đình
Cho trẻ tự kể sự giúp đỡ lẫn nhau trong gia đình (tranh gia đình bé)
Sử dụng các hình vuông, hình tròn, tam giác để dán hình người
Nêu gương bé ngoan.
Đóng chủ đề
GIÁO ÁN tuần 4
Giáo án tạo hình (lứa tuổi từ 4-5 tuổi)
Đề tài : Vẽ mẹ của bé
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Cháu hiểu mỗi người mẹ có đặc điểm riêng , vóc dáng khác nhau để từ đó trẻ vận dụng vẽ vào tranh của mình.
Củng cố kỹ năng vẽ chân dung. Kỹ năng mới: phối hợp các nét tạo thành bức tranh vẽ về mẹ, khuyến khích trẻ sáng tạo vẽ dáng mẹ ở những tư thế khác nhau: trang phục của mẹ, các kiểu tóc, cách sắp xếp bố cục.
Giáo dục cháu tình cảm yêu quí mẹ.
II. CHUẨN BỊ :
Tranh gợi ý : Mẹ đi chợ về, mẹ dắt bé đi chơi
Giấy vẽ bút màu, màu nước, 1 số NVL khác
Máy cassette, đàn Organ
Kệ treo sản phẩm hình vuông, chữ nhật .
Bàn ghế để trẻ ngồi vẽ
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động 1: Trò chuyện
Đàn hát bài “Cả nhà thương nhau”
- Trong bài hát vừa nhắc đến mấy người? Đó là những ai ?
- Các con hãy nhắm mắt lại nghĩ về mẹ.Rồi mở mắt ra con thấy mẹ như thế nào?
- Con có muốn giới thiệu mẹ của mình với các bạn không? Giới thiệu bằng cách nào?
- Cô cũng muốn giới thiệu mẹ của cô qua tranh vẽ
Hoạt động 2: Quan sát và phân tích tranh
*Tranh 1 : Mẹ đi chợ
- Con xem cô vẽ mẹ đang làm gì ?
- Mẹ của cô có gì khác mẹ con?
- Cô vẽ những nét cong hơi dài để diễn tả tóc mẹ dài và mượt, chân mẹ bước nhanh về nhà nên cô vẽ hai chân hơi dang rộng và xiên.
*Tranh 2 : Mẹ dắt bé đi chơi
- Còn 1 tranh nữa con đoán xem mẹ đang làm gì ?
- Mở tranh cho trẻ xem
- Gợi ý trẻ so sánh sự khác nhau giữa 2 tranh. Lưu ý trẻ về cách xếp bố cục tranh
Hoạt động 3 : Trẻ nêu ý tưởng
- Con thích vẽ mẹ mình như thế nào ?
- Con nghĩ xem mình thêm những gì để tranh đẹp hơn?
- Giới thiệu 1 số NVL trẻ có thể sử dụng thêm để tranh thêm đẹp
Hoạt động 4 : Trẻ thực hành
- Cô gợi ý cho cháu còn lúng túng,nhắc nhở tư thế ngồi, đứng để vẽ
- Hỏi ý tưởng của trẻ để giúp trẻ thêm trong cách tạo dáng mẹ + trang phục
Hoạt động 5 : Nhận xét sản phẩm
* Yêu cầu : Bạn nào vẽ mẹ mình tóc ngắn thì dán lên khung hình vuông, vẽ hình mẹ tóc dài thì dán lên khung hình chữ nhật
- Các con có nhận ra mẹ của bạn nào không? Tại sao?
- Con thấy tranh nào bạn vẽ mẹ giống nhất?Trong tranh có gì nổi bật ?
Cô nhận xét những tranh sáng tạo
Kết thúc: cùng hát “Tay thơm tay ngoan”.
Giáo án Toán (lứa tuổi từ 4 -5 tuổi)
Đề tài : Phân biệt hình tròn – Hình vuông – Hình tam giác
và Hình chữ nhật
MỤC ĐÍCH :
Trẻ nhận biết phân biệt được đặc điểm của hình tròn , hình vuông , hình tam giác , hình chữ nhật
+ Hình tròn có đường nét bao xung quanh cong khép kín, lăn được
+ Hình vuông có 4 cạnh thẳng và bằng nhau , 4 góc không lăn được
+ Hình chữ nhật có 2 chiều dài , 2 chiều rộng bằng nhau và có 4 góc không lăn được
+ Hình tam giác có 3 cạnh và không lăn được
Sử dụng đúng các từ toán học , có góc có cạnh bằng nhau
Luyện các kỹ năng quan sát, so sánh, , kỹ năng đếm
Giáo dục trẻ tích cực tham gia các hoạt động
CHUẨN BỊ :
Đàn Organ có gài sẵn nhạc “ Cả nhà thương nhau “
Trước giờ hoạt động cô và trẻ cùng làm ( cô và trẻ tô màu )
+ 3 mẫu nhà đơn giản
+ 3 mẫu thiết kế nhà để trẻ tô màu
+ 1 phong bì đựng 4 loại hình : hình tròn , hình vuông , hình tam giác , hình chữ nhật , sợi dây
+ Mỗi trẻ có 1 rổ đựng các hình , nhiều kích cỡ
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động 1 :
- Nhận biết hình tròn ,hình vuông , hình tam giác,, hình chữ nhật
- Hát bài : “ cả nhà thương nhau “
- Có người gõ cửa : cô ra nhận phong thư
* Cách chơi :
- Trẻ lấy 1 hình vuông trong bao thư ra
- Cô : ai biết hình này gọi tên là gì ?
- Gợi ý cho trẻ phát hiện cạnh
- Dùng dây để đo, xác định các cạnh bằng nhau
- Cô cho trẻ biết hình vuông còn có góc
- Hình vuông có lăn được không ? Vì sao ?
- Tương tự hình chữ nhật , hình tam giác
- Hình chữ nhật có 2 cạnh dài, 2 cạnh ngắn bằng nhau, không lăn được
- Hình tam giác có 3 cạnh ( có thể không bằng nhau , không lăn được ).
- Trẻ tiếp tục lấy hình tròn : đặc điểm hình tròn có đường bao xung quanh cong khép kín nên lăn được
Hoạt động 2 : Trò chơi “ Nhà kiến trúc sư “
* Cách chơi :
- Xây cho búp bê 1 căn nhà bằng những hình tròn , hình vuông , hình tam giác , hình chữ nhật đẹp nhé !
- Cho trẻ xếp nhà
- Cô kiểm tra 1 vài cá nhân trẻ : xếp nhà gồm có những hình gì ? à sau đó cất đồ chơi về góc
Hoạt động 3 : Trò chơi “ Trang trí nhà cho búp bê”
- Tô màu theo hình : vuông: đỏ, tròn: vàng, tam giác : xanh lá, chữ nhật : cam
* Cách chơi :
- Chia trẻ thành 2 nhóm tô màu tiếp sức . Nhóm nào xong trước tô đúng màu , đúng hình là thắng
- Cho trẻ nhận xét.
Giáo án âm nhạc (lứa tuổi từ 4 -5 tuổi)
Đề tài : Rèn kỹ năng ca hát “Mẹ yêu không nào”
Kết hợp nghe hát bài “Chỉ có một trên đời”
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ thuộc bài hát. Hát đúng rõ lời đúng giai điệu bài hát. Thể hiện phong cách vui tươi, hồn nhiên.
- Nghe và cảm nhận được tính chất nhẹ nhàng, giai điệu êm dịu tình cảm của bài nghe.
- Cháu hiểu nội dung bài hát : Tình thương của cha mẹ đối với con cái : luôn chăm sóc và lo lắng cho con cái.
- Trẻ biết thương yêu và giúp đỡ mẹ. Biết giữ gìn vệ sinh thân thể.
- Trẻ tập trung chú ý, biết lắng nghe và hưởng ứng các hoạt động âm nhạc.
II- CHUẨN BỊ :
1) Trước hoạt động : Cô và trẻ cùng vẽ, tô mũ Cò có hình dáng, màu sắc mắt khác nhau như : Mắt hình vuông, mắt hình chữ nhật, Mắt hình tròn , màu xanh, vàng ….
2) Đồ dùng của cô :
- Đàn Organ, máy casseette, băng nhạc.
- Một hộp quà đựng mũ Cò
- Tranh vẽ cảnh bầu trời có một mặt trời ở dưới cánh đồng lúa, và cây cỏ hoa lá…
3) Đồ dùng của trẻ : Tự chọn đồ dùng tại giá âm nhạc : Khăn voan, hoa ...
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động 1 : Dạy hát
- Cô giới thiệu bài hát
- Cô đàn giai điệu và hát bài “Mẹ yêu không nào”.
- Chúng ta cùng hát bài “Mẹ yêu không nào ”.
- Cô đánh nhịp cho cả lớp hát một vài lần (chú ý sửa sai nếu có).
Hoạt động 2: trò chơi “Cò đi học”
- Mỗi trẻ chọn cho mình một mũ Cò loại mà trẻ thích đội vào.
- Gợi ý trẻ kết nhóm theo ý của trẻ.
- Cô hỏi từng nhóm :
- Con kết nhóm theo kiểu nào ? (có thể là nhóm mắt hình chữ nhật, hình vuông, nhóm màu…).
- Cô mời từng nhóm hát vàcó thể làm vài động tác như chú Cò.
- Sau mỗi lần chơi cho trẻ đổi mũ cho bạn.
Trò chơi : Cò Tập hát
- Chia lớp thành hai nhóm : Trai, gái ….
- Yêu cầu trẻ hát theo dấu hiệu :
+ Cô phất khăn bên nào thì bên đó hát
+ Cô phất hai bên thì cả lớp cùng hát
Lần 1 : Trẻ hát nối tiếp.
Lần 2 : Trẻ hát to, nhỏ (cô phất tay lên cao hát to, phất xuống thấp hát nhỏ hoặc mở tay rộng hát to, hẹp hát nhỏ).
Lần 3 : Trẻ hát đuổi.
Hoạt động 3 : Nghe hát “Chỉ có một trên đời”
-Cô đánh đàn một bài hát đố trẻ bài gì ?
- Cô giới thiệu bài “Chỉ có một trên đời”
- Cô hát diễn cảm cho trẻ nghe kết hợp đệm đàn.
- Cô giới thiệu bức tranh vẽ cảnh bầu trời, đồng lúa ….
- Gợi ý trẻ nhận xét về nội dung bức tranh.
+ Trên đời này mọi cảnh vật xung quanh ta có biết bao muôn ngàn thứ nhưng chỉ có một và một duy nhất là Mẹ của chúng ta. Mẹ như vầng dương chiếu sáng sưởi ấm cho con.
+ Các con hãy nghe khúc nhạc này một lần nữa và hãy tưởng tượng ra hình ảnh nào? âm thanh gì? Hãy kể cho nhau nghe nhé.
+ Con nghe nhạc con tưởng tượng ra hình ảnh, âm thanh gì ? Con có cảm nhận gì khác bạn?
Giáo án thể dục (lứa tuổi từ 4 – 5 tuổi)
Đề tài : Bật qua mương nhỏ
I. MỤC ĐÍCH:
- Làm quen với kỹ năng bật xa . Biết bật xa khỏi vạch mức để khi rời không chạm mức . Giữ thăng bằng sau khi bật
- Phát triển cơ tay – chân – toàn thân. Biết định hướng với ước lượng khoảng cách
- Giáo dục tính kỷ luật , sự tự tin mạnh dạn.
II. CHUẨN BỊ :
- Cô và trẻ ăn mặc gọn gàng
- Địa điểm : Phòng thể dục
- Vạch mức, bóng nhỏ : 20 trái, máy Cassette
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động 1 :
Tổ chức ổn định: Cho lớp hát bài “Cháu yêu bà ”
Trò chuyện với trẻ về tình thương với bà
Có một câu chuyện nói về tình thương của bà đối với cháu các bạn nhớ đó là câu chuyện gì không ?
Hôm nay lớp mình cùng đến thăm bà và Tích Chu nhé !
Hoạt động 2 : Trò chơi “Đến thăm bạn “
Trẻ đi kết hợp với tư thế chân (đi theo nhạc)
Đường đi đến nhà Tích Chu phải đi qua 1 con dốc, nào lớp mình cùng nhón chân lên con dốc!.
Hết lên dốc rồi chuẩn bị xuống dốc đấy nào kiễng gót để xuống dốc nào .
Cúi người xuống trước mặt là nhánh cây đấy
Nhà Tích Chu kia rồi chúng mình chạy nhanh lên
Hoạt động 3: Trò chơi “Cùng chơi với bạn”
- Đến nhà Tích Chu rồi , hôm nay Tích Chu ở nhà chăm sóc cho bà, lớp mình rủ Tích Chu ra cùng vận động tay chân cho khỏe nhé!
Cho trẻ tập bài tập PTC kết hợp nhạc
Cô hô hiệu lệnh :
Tay 2 : 2 tay đưa ra trước lên cao
Chân 2 : 2 tay giang ngang khụy gối (tt) Bụng 2 : 2 tay lên hông quay phải trái Bật tách kép .
Hoạt động 4 : Trò chơi “Chung sức “
- Hôm nay, nhà bà Tích Chu hết nước rồi, chúng mình cùng đi lấy nước về cùng với Tích Chu nhé! Đường đi qua đến suối phải qua nhiều con mương nhỏ, rộng, hẹp khác nhau . Chúng mình cùng cố gắng bật qua để không rơi xuống mương nhé!.
- Chúng ta sẽ chia lớp ra làm 2 nhóm : nhóm 1; nhóm 2 . Nhóm 1 sẽ đi lấy nước trước, nhóm 2 ở lại chăm sóc bà . Khi nhóm 1 trở về thì nhóm 2 sẽ đi nhé!.
- Chúng ta cùng bắt đầu nhé! Các bạn nhớ, muốn bật mạnh và xa chúng mình nhớ khụy gối, lăn tay, lấy đà để bật và nhớ bật qua vạch kẻo bị rơi xuống mương đấy (cho trẻ bật qua 3 con mương)
- Đến con suối rồi chúng mình sẽ lấy những lọ có ký hiệu hình tròn để đem về nhé!
- Cô và cháu cùng kiểm tra một số lọ.
Hoạt động 5 : Trò chơi “Tung cao hơn nữa”
- Các bạn lấy nước rất giỏi, bạn nào cũng bật qua con mương không chạm vạch, để thưởng cho các bạn, cô cho lớp mình chơi trò chơi “Tung cao hơn nữa” nhé ! (cho trẻ chơi 3 – 4 lần )
- Bây giờ lớp mình cất banh cùng đi về nhà nhé (cô mở nhạc)
Giáo án văn học (lứa tuổi từ 4 -5 tuổi)
Đề tài: Chuyện kể Gấu con chia quà
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp trẻ cảm thụ tác phẩm, nắm được trình tự của chuyện và hiểu nội dung chuyện: nói về chú gấu con chăm học, lễ phép nhưng tính chưa cẩn thận nên được bố mẹ quan tâm dạy dỗ thường xuyên.
Biết trả lời, và bộc lộ cảm xúc cá nhân một cách chân thực, hồn nhiên
Phát triển khả năng: chú ý, ngôn ngữ, cảm xúc, tư duy, tưởng tượng sáng tạo: Biết đặt tên chuyện.
II/ CHUẨN BỊ:
Trước giờ hoạt động : cô và trẻ cùng làm nhân vật rời, làm quen một số bài hát về gia đình.
Cho trẻ làm quen tác phẩm trước giải thích một số từ khó: sai qủa, lẳng lặng, lanh chanh, khệ nệ …
* Đồ dùng của cô:
Rối vải gấu con
Mặt nạ gấu con
Mô hình quay ( 7 tranh theo nội dung chuyện )
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Trò chơi “Mô phỏng động tác”
Giới thiệu:
- Cô và trẻ vừa đi vừa đọc: “ Gấu con đi học”, “Gấu con ăn táo”, “Gấu con học đếm”. Cô đọc ở câu nói nào thì trẻ sẽ minh họa theo câu nói đó.
- Cô diễn rối : “ Gấu con vừa đi vừa lẫm bẩm “ Ôâi xấu hổ qúa, xấu hổ qúa! Sao lại thế nhỉ?”
- Bạn Gấu vừa nói gì vậy các con?
- Các con có biết vì sao bạn Gấu lại nói như thế không ?
- Muốn biết vì sao bạn Gấu gãi đầu xấu hổ, các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện về bạn Gấu con này nhé!
Hoạt động 2: Cô kể chuyện và đặt câu hỏi định hướng
- Cô kể diễn cảm kết hợp sử dụng mô hình quay và đặt câu hỏi định hướng cho trẻ:
“ Từ dầu …. Hái cho con chừng ấy qủa táo nhé! ”
+ Các con đoán thử xem Gấu con sẽ làm gì khi nghe mẹ nói như vậy?
“ Gấu con vâng lời …. Quên cả mình cơ mà”
+ Con đoán xem Bố mẹ Gấu sẽ giải quyết thế nào?
“ Cô kể tiếp phần còn lại “
Hoạt động 3: trò chơi “ Đàm thoại với nhân vật”
- Các bạn ơi xem tôi là ai đây?
- Ôi, sao tôi thích ăn táo qúa! Tôi về nhà xin mẹ hái táo ăn đây! Các bạn cùng đi với tôi về nhà nhé! ( kết hợp cho trẻ đi nhón chân, khom lưng, bật qua suối )
- Đến nhà rồi, ồ sao ít táo qúa! Thấy tôi chê ít mẹ đã hỏi tôi điều gì ?
- Ai có thể giúp tôi trả lời với mẹ?
- Khi tôi đòi hái nhiều táo thì mẹ tôi có hái cho tôi không nhỉ? Mẹ tôi đã nói gì với tôi?
- Vậy tôi phải đi học mới được. Ồ tôi biết đếm rồi! “ Một” mẹ cho một qủa táo! “ Hai” mẹ cho hai qủa táo . . . nhưng tôi muốn nhiều táo cơ, các bạn đếm cùng tôi nhé! ( cô làm động tác giơ ngón tay và đếm từ 1 -> 5 ).
- Năm mới đã đến mẹ muốn đãi tiệc Liên hoan, tôi đi chợ mua qùa cho mẹ đây! Chết rồi! Mẹ đặn tôi điều gì tôi đã quên mất rồi! Ai có thể giúp tôi nhắc lại lời mẹ dặn đi nào?
- Bây giờ tôi đi chợ đây, nào các bạn cùng đi với tôi chứ ! ( vừa đi vừa hát bài 1 cây số . . . )
- Ồ đến nhà rồi! Bây giờ tôi chia quà, qùa đây! Các bạn có biết vì sao tôi lại không có phần nhỉ?
- Thấy tôi vừa xấâu hổ, lại vừa không có qùa nữa, bố tôi đã nói với tôi thế nào nhỉ? Ai có thể giả giọng bố tôi?
-“ Ồ! Thích qúa thích qúa! Như vậy là tôi cũng có phần qùa nữa, nào chút nữa tôi sẽ mời các bạn cùng vào ăn với tôi nhé! ( cô gỡ mặt nạ )
Hoạt động 4 : Trẻ tưởng tượng và sáng tạo
- Qua câu chuyện vừa rồi con thấy bạn gấu là người thế nào?
- Qua câu chuyện kể con sẽ học tập ở bạn Gấu con điều gì? ( kết hợp giáo dục trẻ )
- Với câu chuyện này con có thể đatë tên cho câu chuyện là gì nhỉ?
- Cô giới thiệu cho trẻ tên chuyện “ Gấu con chia qùa”
Hoạt động 5: trò chơi “ Ai đoán giỏi”
- Cô cho trẻ chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm tự chọn một vai trong câu chuyện.
- Sau đó trẻ tự bàn bạc trong nhóm sẽ lên thể hiện lại 1 hành động của vai.
- Các nhóm còn lại sẽ đoán tên và hành động của nhân vật .
Giáo án MTXQ (lứa tuổi từ 4-5 tuổi)
Đề tài : Trò chuyện về gia đình của tôi
I/. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
Trẻ hiểu những người sống chung một nhà gọi là gia đình.
Trẻ biết được họ tên và một số đặc điểm công việc của những người thân trong gia đình, biết nhận xét và diễn đạt mối quan hệ các thành viên, trong gia đình.
Biết yêu thương kính trọng lễ phép với ông bà, cha mẹ … Biết chia sẻ với mọi người trong gia đình.
II/. CHUẨN BỊ :
Bàn ghế.
Một số thẻ đeo cổ về gia đình (ông bà, cha mẹ, bạn gái, bạn trai) mà trẻ thể hiện ngoài giờ vui chơi.
Bài hát : 3 ngọn nến lung linh.
Các hình Ông bà, cha mẹ, anh chị… đủ theo số trẻ.
III/. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động 1 : Trò chuyện về gia đình bé
*Yêu cầu : Trẻ kể được gia đình bé có những ai, và diễn đạt được công việc của từng thành viên trong gia đình.
- Cho bé hát bài : “Ba ngọn nến lung linh”
Hỏi trẻ trong bài hát nói về những ai ? (ba, mẹ và con).
- Gia đình này có mấy người ? (có 3 người). 3 người sống chung trong 1 nhà gọi là gì ? (gia đình).
- Gia đình ít người còn có cách gọi nào khác không ? (Gia đình nhỏ).
- Nếu gia đình có thêm ông bà, cô chú .. gọi là gia đình gì ?
- Gia đình nhiều người còn gọi là gia đình lớn.
- Bạn nào có thể kể về gia đình của mình có những ai ? Làm những công việc gì ? (Cho vài bé kể cô gợi ý cho trẻ diễn đạt đầy đủ ý tưởng).
Hoạt động 2 : trò chơi “Kết nhóm gia đình”
*Yêu cầu : Trẻ kết nhóm với nhau tạo thành 1 gia đình.
- Mỗi trẻ chọn 1 thẻ có hình đeo vào cổ (thẻ hình do trẻ chơi cắt từ họa báo của những ngày trước).
Lần 1 : Kết thành gia đình nhỏ.
Lần 2 : Cô yêu cầu trẻ tìm kết lại thành gia đình theo ý thích.
Sau mỗi lần kết nhóm xong cho từng nhóm giới thiệu về gia đình mình
Hoạt động 3 : Thi kể về công việc của từng thành viên trong gia đình.
*Yêu cầu : Trẻ tưởng tượng nói lại được những công việc của người thân trong gia đình.
* Cách chơi : Chia làm 4 nhóm thảo luận, chọn vai và tự lựa chọn công việc sau đó từng nhóm lên tự giới thiệu.
VD : Bạn A : “Tôi là ba, tôi đi làm công nhân”
Bạn B : “Tôi là mẹ, tôi ở nhà nấu cơm”.
Bạn C : “Tôi là con, tôi đi học”.
Hoạt động 4 : Xếp thứ tự các thành viên trong gia đình
*Yêu cầu :Biết xếp thứ tự theo vị trí mỗi người trong gia đình.
*Cách chơi : Chia lớp thành 2 nhóm, lần lượt từng bạn ở mỗi nhóm lên chọn hình và xếp cho phù hợp vị trí từng cặp : Ông-bà, ba-mẹ, anh -chị
VD : Bạn A chọn hình ông xếp lên bảng nỉ.
Bạn B chọn hình bà xếp kế bên.
Bạn C chọn hình ba xếp dưới ông.
Bạn D chọn hình mẹ xếp dưới bà.
Cô kiểm tra 2 nhóm, chọn hình xếp đúng vị trí tính kết quả đúng.
File đính kèm:
- ban than.doc