Giáo án Chủ đề: Thực vật - Lĩnh vực làm quen văn học: chuyện “cây khế”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Trẻ được nghe và hiểu nội dung chính của câu chuyện, trẻ nói được tên chuyện tên nhân vật trong chuyện

- Trẻ phân biệt được tính cách khác biệt giữa người anh và người em

- Trẻ cảm nhận được ý nghĩa nhân hậu của câu chuyện cổ tích, những người hiền lành, tốt bụng bao giờ cũng gặp may mắn và được hưởng cuộc sống hạnh phúc

- Rèn kỹ năng nghe và phát triển vốn từ và ngôn ngữ nói mạch lạc đủ câu cho trẻ

- Giáo dục trẻ tính thật thà, chăm chỉ lao động và biết yêu thương giúp đỡ mọi người

- Củng cố nhận biết một số hình học qua trò chơi

- Trẻ biết cách chơi và chơi hứng thú trò chơi ghép tranh

II. CHUẨN BỊ

- Mô hình dối dẹt

- Hình ảnh minh hoạ câu chuyện qua màn hình

- 3 tranh có hình ảnh nhân vật trong câu chuyện được cắt rời theo mảnh

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

* Hoạt động 1: Tổ chức cho trẻ chơi ghép tranh

- Cô cầm hộp quà vào lớp

- Cô chào các con, cô nghe tin lớp mình học rất ngoan lên cô mang thưởng cho lớp mình một hộp quà

- Các con đoán xem bên trong hộp quà có gì? ( Cho trẻ đoán )

- Không để các con đợi lâu, cô sẽ mở hộp quà cho chúng mình cùng xem

- Đưa quà ra cho trẻ xem trẻ có biết đó là gì không?

- Đây là những mảnh ghép của các bức tranh, muốn biết nội dung tranh này là gì? cô cháu mình cùng chơi trò chơi ghép tranh nhé

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7346 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề: Thực vật - Lĩnh vực làm quen văn học: chuyện “cây khế”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố Chủ đề: Thực vật Lĩnh vực lQVH: chuyện “Cây khế” Lứa tuổi: Trẻ 4- 5 tuổi Người dạy: Ngyuễn Thị Thuý Đơn vị: Trường mầm non Him Lam-Thành phố Điện Biên Phủ Ngày dạy: Ngày 10/03/2009 I. Mục đích yêu cầu - Trẻ được nghe và hiểu nội dung chính của câu chuyện, trẻ nói được tên chuyện tên nhân vật trong chuyện - Trẻ phân biệt được tính cách khác biệt giữa người anh và người em - Trẻ cảm nhận được ý nghĩa nhân hậu của câu chuyện cổ tích, những người hiền lành, tốt bụng bao giờ cũng gặp may mắn và được hưởng cuộc sống hạnh phúc - Rèn kỹ năng nghe và phát triển vốn từ và ngôn ngữ nói mạch lạc đủ câu cho trẻ - Giáo dục trẻ tính thật thà, chăm chỉ lao động và biết yêu thương giúp đỡ mọi người - Củng cố nhận biết một số hình học qua trò chơi - Trẻ biết cách chơi và chơi hứng thú trò chơi ghép tranh II. chuẩn bị - Mô hình dối dẹt - Hình ảnh minh hoạ câu chuyện qua màn hình - 3 tranh có hình ảnh nhân vật trong câu chuyện được cắt rời theo mảnh III. Tổ chức hoạt động * Hoạt động 1: Tổ chức cho trẻ chơi ghép tranh - Cô cầm hộp quà vào lớp - Cô chào các con, cô nghe tin lớp mình học rất ngoan lên cô mang thưởng cho lớp mình một hộp quà - Các con đoán xem bên trong hộp quà có gì? ( Cho trẻ đoán…) - Không để các con đợi lâu, cô sẽ mở hộp quà cho chúng mình cùng xem - Đưa quà ra cho trẻ xem trẻ có biết đó là gì không? - Đây là những mảnh ghép của các bức tranh, muốn biết nội dung tranh này là gì? cô cháu mình cùng chơi trò chơi ghép tranh nhé - Để chơi được trò chơi này các con cùng nghe cô phổ biến cách chơi + Cách chơi: Các con đứng thành 3 đội theo hàng dọc, khi nghe thấy tiếng nhạc là trò chơi bắt đầu, lần lượt 3 bạn của 3 đội lên chơi, chạy nhanh lấy một mảnh ghép bất kỳ, quan sát phía sau mảnh ghép có hình gì thì phải ghép vào bức tranh nền có mảnh ghép đó, sao cho các mảnh ghép ăn khớp với nhau VD: Bạn nào nhặt mảnh ghép phía sau có hình vuông, thì ghép vào tranh nền ứng với hình vuông nếu mảnh ghép phía sau là hình tam giác, thì ghép vào tranh nền ứng với nền hình tam giác, cứ hết bạn này lên chơi lại đến bạn sau lên chơi khi bản nhạc kết thúc trò chơi cũng kết thúc. Đội nào ghép nhanh, ghép đúng tạo ra bức tranh có ý nghĩa đội đó giành chiến thắng + Luật chơi: Mỗi bạn lên chơi chỉ được ghép một mảnh ghép - Cho trẻ chơi 1 lần thi đua giữa 3 đội - Sau khi chơi cho trẻ nhận xét xem trẻ đã ghép được những bức tranh gì? - Cho trẻ đọc từ dưới mỗi bức tranh ( chim phượng hoàng, cây khế, người em ) - Những bức tranh này các con thấy có trong câu chuyện nào? Tại sao con biết? Ai đã kể cho con nghe? - Cũng có bạn đã được bà kể, mẹ kể cho nghe, nhưng cũng có bạn chưa được nghe. Vậy hôm nay cô sẽ kể các con cùng nghe câu chuyện: “ Cây khế” phỏng theo truyện cổ tích Việt Nam. * Hoạt động 2: Kể chuyện cho trẻ nghe - Lần 1 cô kể cho trẻ nghe bằng mô hình dối dẹt - Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? - Lớp mình có nhà bạn nào trồng cây khế không? - Các con đã được ăn khế chưa? - Ăn khế thấy thế nào? - Cũng có loài khế ngọt, khế chua điều đó hết sức bình thường, vậy mà người anh đòi đổi nhà cao cửa rộng của mình để có cây khế ngọt. - Để hiểu rõ điều đó các con vừa xem hình ảnh, vừa nghe cô kể lại câu chuyện “Cây khế” - Lần 2 cô kể kết hợp cho trẻ xem hình ảnh minh hoạ qua màn hình * Hoạt động 3: Đàm thoại, giảng giải và trích dẫn - Trong câu chuyện cây khế có những nhân vật nào? - Người anh là người như thế nào? ( tham lam, không thương em…) - Những hình ảnh nào nói lên người anh tham lam? ( lấy hết nhà cửa…) => Người anh tham lam không biết thương em lấy hết nhà cửa, trâu bò, ruộng vườn và chỉ chia cho em một túp lều nhỏ, cây khế ngọt, người em sống rất nghèo khổ phảI cày thuê cuốc mướn để nuôi thân. “ Ngày xửa ngày xưa…cày thuê cuốc mướn nuôi thân” - Không phụ công chăm sóc của người em, cây khế ra rất sai quả, khi chim Phượng Hoàng đến ăn khế, người em đã nói gì với chim? ( chim ơi! nhà tôi….chim ăn hết tôI biết sống bằng gì? ) - Chim Phượng Hoàng đáp lời người em như thế nào? ( ăn một quả…) - Người em đã làm gì khi chim dặn? ( Người em may túi 3 gang…) - Từ khi người em trở lên giầu có người em đã làm gì? ( chia thóc gạo…) - Qua những việc làm đó các con thấy người em là người như thế nào? ( chăm chỉ, hiền lành, thật thà, tôt bụng…) => Người em tính thật thà không tham lam,may túi 3 gang như lời chim dặn và khi giầu có người em còn lấy thóc gạo, vàng bạc chia cho người nghèo “ Năm ấy cây khế trong vườn….chia cho người nghèo” - Thấy người em giàu có người anh đã làm gì? ( Người anh liền sang chơi…) - Chim ăn khế hứa trả vàng, người anh có làm như lời chim dặn không? - Người anh may túi mấy gang? ( người anh đã không may túi 3 gang như lời chim dặn mà may túi 6 gang đẻ lấy được nhiều vàng ) - Trên đường đi lấy vàng về người anh đã bị sao? => Người anh thấy người em giầu có liền đòi đổi gia tài của nhà mình cho người em để lấy cây khế nhưng do tham lam lấy nhiều vàng quá chim chở không nổi, bảo người anh vứt bớt vàng đi nhưng người anh không nghe, đã bị chim hất xuống biển “ Người anh thấy người em trở lên giầu có…với cả túi vàng của hắn” + Giáo dục: qua câu chuyện này các con yêu ai? Vì sao? - Các con ạ những người hiền lành, thật thà, tốt bụng như người em trong câu chuyện bao giờ cũng được hưởng cuộc sống ấm lo, hạnh phúc. Còn những người tham lam, không biết thương yêu giúp đỡ người khác như người anh thì cuối cùng cũng sẽ bị trừng trị. - Còn các con khi ở lớp cũng như ở nhà cần phải làm gì? ( Phải ngoan ngoãn, biết giúp mẹ, cô những việc nhỏ, không được lấy bất cứ thứ gì nếu không phải của mình, yêu thương mọi người, chơi với bạn đoàn kết, nhường nhịn các em nhỏ…) - Cô cháu mình cùng làm những động tác minh hoạ giúp đỡ người em chăm sóc cho cây khế nhé: ( nhổ cỏ, cuốc đất, vun đất, tưới nước cho cây khế…) * Hoạt động 4: Kể lại chuyện - Cô kể tóm tắt lại câu chuyện lần 3 hoặc cho 1 trẻ kể lại ( nếu trẻ thuộc chuyện) - Cho trẻ nhẹ nhàng ra ngoài tiết học

File đính kèm:

  • docgiao an(35).doc