Giáo án Chủ đề trường Mẫu giáo An Hảo

Tìm hiểu, thích nghi với trường, lớp, cô giáo, các bạn trong lớp, trong trường. Từ đó, giúp trẻ hình thành những tình cảm, kĩ năng, hành vi ứng xử và giao tiếp phù hợp.

* thích thú đến trường để học tập, vui chơi cùng cô giáo, bạn bè.

* Trẻ biết được tên trường, tên lớp trẻ đang học và tên bạn bè trong lớp.

* Trẻ biết hòa đồng với các bạn, nhường nhịn nhau khi chơi.

* Trẻ biết vâng lời thầy cô, lễ phép với người lớn. Giáo dục trẻ đi thừa về trình, thói quen tốt trong học tập, đi học đều, đúng giờ, nghỉ học phải xin phép.

* Trẻ gọi tên được các đồ dùng, đồ chơi trong trường, trong lớp, biết cách chơi và giữ gìn đồ chơi.

* Trẻ thuộc và hát được một số bài hát, bài thơ, câu chuyện về trường, lớp mẫu giáo.

* Phát triển ở trẻ kĩ năng giao tiếp, sự tự tin khi phát biểu, tham gia vào các hoạt động chủa trường, lớp.

- Cô trừng bày tranh, ảnh về trường, lớp mẫu giáo mà trẻ đang học hoặc cho trẻ xem băng hình về các hoạt động của trường với các hình ảnh quen thuộc.

 

doc41 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1950 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ đề trường Mẫu giáo An Hảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ CHỦ ĐỀ Chủ đề trường Mẫu giáo An Hảo mở ra giúp trẻ: * Tìm hiểu, thích nghi với trường, lớp, cô giáo, các bạn trong lớp, trong trường. Từ đó, giúp trẻ hình thành những tình cảm, kĩ năng, hành vi ứng xử và giao tiếp phù hợp. * thích thú đến trường để học tập, vui chơi cùng cô giáo, bạn bè. * Trẻ biết được tên trường, tên lớp trẻ đang học và tên bạn bè trong lớp. * Trẻ biết hòa đồng với các bạn, nhường nhịn nhau khi chơi. * Trẻ biết vâng lời thầy cô, lễ phép với người lớn. Giáo dục trẻ đi thừa về trình, thói quen tốt trong học tập, đi học đều, đúng giờ, nghỉ học phải xin phép.. * Trẻ gọi tên được các đồ dùng, đồ chơi trong trường, trong lớp, biết cách chơi và giữ gìn đồ chơi. * Trẻ thuộc và hát được một số bài hát, bài thơ, câu chuyện về trường, lớp mẫu giáo. * Phát triển ở trẻ kĩ năng giao tiếp, sự tự tin khi phát biểu, tham gia vào các hoạt động chủa trường, lớp. - Cô trừng bày tranh, ảnh về trường, lớp mẫu giáo mà trẻ đang học hoặc cho trẻ xem băng hình về các hoạt động của trường với các hình ảnh quen thuộc. - Trò chuyện, đàm thoại với trẻ về: + Trường, lớp: Tên trường, tên lớp, các khu vực trong trường, lớp… + Các hoạt động, cách chăm sóc, yêu quý, bảo vệ trường lớp. Trong khi trò chuyện, đàm thoại, khuyến khích trẻ trả lời hoặc đưa ra các câu hỏi về những vấn đề liên quan. - Sử dụng các phương tiện khác nhau: tranh, ảnh, thơ, truyện, câu đố, tham quan… với nội dungphù hợp để dẫn dắt trẻ vào chủ đề. MỤC TIÊU 1. Phát triển thể chất: - Sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt ở trường mẫu giáo. - Có thói quen vệ sinh, thực hiện hành vi văn minh trong ăn uống (sinh hoạt): rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh… - Phối hợp các bộ phận trên cơ thể một cách nhịp nhàng để tham gia các hoạt động như đi, chạy, bò, tung, bắt bóng… - Thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân. - Biết tránh những vật dụng và nơi nguy hiểm trong trường, lớp mầm non. 2. Phát triển nhận thức: - Biết tên, địa chỉ của trường, lớp đang học. - Phân biết các khu vực trong trường và công việc của các cô bác trong khu vực đó. - Biết tên và một vài đặc điểm nổi bật của các bạn trong lớp. - Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 2 – 3 dấu hiệu: hình dạng, màu sắc, kích thước, chất liệu. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói. - Biết lắng nghe cô và các bạn nói, biết đặt và trả lời các câu hỏi. - Kể về các hoạt động trong lớp, trong trường có trình tự, lô gic. - Đọc thơ, kể chuyện diễn cảm về trường, lớp mẫu giáo. - Nhận biết kí hiệu chữ viết qua các từ. - Biết giao tiếp bằng lời nói rõ ràng, mạch lạc, lễ phép. - Mạnh dạn, vui vẻ trong giao tiếp. 4. Phát triển thẩm mĩ - Hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong trường, lớp. - Thể hiện bài hát về trường mẫu giáo một cách tự nhiên, đúng nhịp, có cảm xúc. - Thể hiện cảm xúc, khả năng sáng tạo trong các sản phẩm tạo hình về trường, lớp, đồ dùng, đồ chơi, cảnh vật, cô giáo, các bạn trong lớp … một cách hài hòa, cân đối. 5. Phát triển tình cảm – xã hội] - Biết kính trọng, yêu quý cô giáo, các cô bác trong trường, thân thiện, hợp tác với các bạn trong lớp. - Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp, trong trường. - Biết giữ gìn, bảo vệ môi trường: cất gọn gàng đồ chơi sau khi chơi xong, không vứt rác, bẻ cây… - Biết thực hiện một số quy định của lớp, của trường. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU Một số tranh ảnh, truyện, sách về trường, lớp, các hoạt động của trẻ, của cô, của các thành viên trong trường mẫu giáo. Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện, trò chơi… liên quan đến chủ đề. Bút, màu, đất nặn, giấy vẽ, giấy báo… để trẻ vẽ, nặn, gấp, xé dán… Đồ dùng, đồ chơi lắp ghép, xây dựng. Đồ chơi đóng vai cô giáo, bác sĩ… cho các trò chơi đóng vai “Cô giáo”, “lớp học”, “bác sĩ”, “nấu ăn”. Dụng cụ vệ sinh, trang trí lớp. Cây cảnh, các dụng cụ chăm sóc cây. Bàn ghế, vòng thể dục, ghế thể dục, trống lắc. Loa hát nhạc, đàn, mũ múa, micro, dụng cụ gõ nhịp, phách… Bảng nỉ, giá treo tranh, bảng tạo hình. Quyển tập tô, tập toán, tập tạo hình. Tranh mẫu “chân dung cô giáo”. Bộ chữ cái và số cho trẻ làm quen với toán và chữ cái… MẠNG NỘI DUNG TRƯỜNG MẦM NON (3 tuần) Đồ dùng đồ chơi của lớp Từ 09/09/2013 đến 13/09/2013 Tên gọi, đặc điểm, vị trí của đồ dùng, đồ chơi trong lớp. Cách sử dụng, công dụng của đồ dùng, đồ chơi. So sánh sự giống và khác nhau về công dụng, kích thước, màu sắc, chất liệu của đồ dùng, đồ chơi. Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp, trong trường Cô giáo và các bạn trong lớp Từ 02/09/2013 đến 06/09/2013 Tên gọi của cô giáo và các bạn. Đặc điểm riêng của cô giáo và một số bạn thân trong lớp. Các công việc của cô giáo trên lớp. Sở thích của nhóm bạn thân, chơi đoàn kết, thân ái với các bạn. Tình cảm của cô giáo đối với trẻ. Bé đến lớp Mẫu giáo Từ 26/08/2013 đến 30/08/2013 Trẻ biết được tên gọi, địa chỉ của trường. Ngày hội đến trường, ngày khai giảng. Các khu vực trong trường, các phòng chức năng trong trường. Các hoạt động của trẻ trong trường mẫu giáo. Biết thực hiện một số quy định của lớp, của trường MẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT 1. Thể dục sáng: - Hô hấp 1; tay vai 4, chân 1, bụng lườn 3, bật 1. - Hô hấp 3, Tay vai 2, Chân 3, Bụng – lườn 1, Bật 2 2. Vận động cơ bản: - Bật chụm chân – tách chân. - Bật liên tục vào các ô. - Đi bước dồn trước trên ghế thể dục. - Bật xa 50 – 60cm 3. Trò chơi vận động: - Nhảy tiếp sức. - Tín hiệu. - Đếm tiếp PHÁT TRIỂN THẨM MĨ 1. Tạo hình: - Nặn đồ chơi mà cháu thích (đề tài) - Vẽ cô giáo của em (Mẫu). 2. Âm nhạc: a) Dạy hát - Ngày vui của bé. - Vườn trường mùa thu. - Em đi mẫu giáo b) Vận động: - Vỗ tay theo phách: Ngày vui của bé. c) Nghe hát: - Ngày đầu tiên đi học. - Em yêu trường em d) Trò chơi âm nhạc - Tiếng hát ở đâu? TRƯỜNG MẦM NON (3 tuần) PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM - KĨ NĂNG XÃ HỘI Bé và ngày khai giảng Bé làm trực nhật Bé và cô trang trí lớp PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ 1. Làm quen văn học a) Thơ: - Bàn tay cô giáo. - Cô giáo của em b) Truyện: - Bạn mới - Gà Tơ đi học 2. Làm quen chữ cái - Làm quen chữ o, ô, ơ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC 1. Môi trường xung quanh - Trường lớp mẫu giáo của cháu - Tìm hiểu đồ dùng đồ chơi trong lớp. 2. Làm quen với Toán - Luyện tập nhận biết đồ vật có số lượng 1,2. Nhận biết số 1, 2. Luyện tập so sánh chiều dài KẾ HOẠCH TUẦN 1 Chủ đề nhánh: BÉ ĐẾN LỚP MẪU GIÁO Từ 26/08/2013 đến 30/08/2013 Thứ hai 26/08/2013 Thứ ba 27/08/2013 Thứ tư 28/08/2013 Thứ năm 29/08/2013 Thứ sáu 30/08/2013 SÁNG ĐÓN TRẺ TDS Đón trẻ vào lớp, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, gọn gàng, ngăn nắp. Trò chuyện với trẻ về chủ đề trường mầm non. Điểm danh Thể dục sáng: Hô hấp 1, Tay vai 4, Chân 1, Bụng – lườn 3, Bật 1. HOẠT ĐỘNG HỌC PTTC VĐCB: Bật tách – khép chân TCVĐ: Đếm tiếp PTNN Thơ “Bàn tay cô giáo” PTTM Trọng tâm: DH “Ngày vui của bé” Nội dung kết hợp: NH “Ngày đầu tiên đi học” TCÂN: Tiếng hát ở đâu? PTNT Trường, lớp mẫu giáo của cháu PTTC – XH Bé và ngày khai giảng HĐ NGOÀI TRỜI Quan sát tranh chủ đề TT: Thơ “Bàn tay cô giáo” TC: Kéo co Quan sát tranh chủ đề TT: DH “Ngày vui của bé” TC: Về đúng nhà Quan sát tranh chủ đề TT: Bé tìm hiểu về trường Mầm non TC: Kéo co Quan sát tranh chủ đề TT: Bé và ngày khai giảng TC: Về đúng nhà Quan sát tranh chủ đề TT: Bật liên tục vào các ô TC: cáo và thỏ Làm quen TV - Chào cô. - Chào bạn - Đi học - Đứng lên - Ngồi xuống - Vỗ tay - Xin phép - Giơ tay - Rửa tay - Xếp hàng - Vào lớp - Ra lớp Ôn các từ đã học trong tuần HOẠT ĐỘNG CHƠI * Góc phân vai: Chơi nhân viên bán thức ăn, bán những đồ dùng, dụng cụ cho học sinh ở trường, cha mẹ đưa con đi học, cô giáo dạy các bạn học * Góc xây dựng: Xây trường Mẫu giáo. * Góc nghệ thuật: Vẽ, cắt xé dán tranh, tô màu các đồ dùng, dụng cụ cần thiết khi đến trường. Hát những bài hát về trường lớp Mẫu giáo. * Góc học tập: Chơi lô tô, đôminô về chủ đề. Xem tranh, ảnh kể tên được những dụng cụ học tập của trường, của lớp. * Góc thiên nhiên: Cho các cháu trồng cây xanh, vệ sinh khuôn viên trường. CHIỀU ĐÓN TRẺ Đón trẻ vào lớp, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, gọn gàng, ngăn nắp. Trò chuyện với trẻ về chủ đề trường mầm non. Điểm danh. HĐ HỌC PTTM Nặn đồ chơi mà cháu thích (Đề tài) PTNN Truyện “Gà Tơ đi học” PTTM Củng cố: DH “Ngày vui của bé” NH “Ngày đầu tiên đi học” TCÂN: Tiếng hát ở đâu? Nghỉ Nghỉ HĐ CHƠI Cho trẻ chơi các trò chơi “Nhảy vào nhảy ra”, “Ném vòng cô chai”, “Đoán xem ai vào” Hoạt động góc theo ý thích. An Hảo, ngày …… tháng……. năm 2013 Duyệt GVCN Trần Thị Phương Diễm Thứ hai, ngày 26 tháng 08 năm 2012 HỌP MẶT ĐÓN TRẺ Cô đón trẻ vào lớp, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi. Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề trường mầm non. Điểm danh. TIÊU CHUẨN BÉ NGOAN: Ñi hoïc ñuùng giôø coù mang khaên tay, mang dép. Bieát chaøo coâ chaøo khaùch khi ñeán tröôøng, ñeán lôùp. Tieåu tieâu ñuùng nôi quy ñònh. * Cô chuẩn bị các hoạt động trong ngày. THỂ DỤC SÁNG Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu đi. Hô hấp 1: “Gà gáy ò ó o…” TTCB: Đứng thẳng khép chân, tay thả xuôi, đầu không cúi. TH: Bước chân trái lên phía trước, chân phải kiễng gót, 2 tay khum trước miệng, vươn người về bên trái giả làm tiếng gà gáy ò ó o. Sau đó hạ tay xuống, đưa chân trái về TTCB. Tiếp tục đổi bên và thực hiện như trên. Trọng động: - Tay vai 4 : Tay gập trước ngực, quay cẳng tay. CB: Đứng chân rỗng bằng vai, 2 tay gập trước ngực. TH: 2 tay quay tròn trước ngực 4 nhịp rồi quay đưa ra ngang. Tiếp tục thực hiện 4 nhịp hạ tay xuống về TTCB. - Chân 1: Ngồi xổm đứng lên liên tục. CB: Đứng khép chân, tay thả xuôi. + Nhịp 1: Đưa 2 tay ra ngang, lòng bàn tay ngữa. + Nhịp 2: Ngồi xổm tay đưa ra trước (lòng bàn tay sấp) + Nhịp 3: Như nhịp 1. + Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. - Bụng – lườn 3: Đứng nghiêng người sang hai bên. CB: Đứng thẳng, tay thả xuôi. + Nhịp 1: Bước chân trái sang bên một bước, 2 tay đưa lên cao (lòng bàn tay hướng vào nhau). + Nhịp 2: Nghiêng người sang bên trái (tay thẳng trên cao) + Nhịp 3: Như nhịp 1. + Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. Nhịp 5,6,7,8: Đổi chân, nghiêng người sang phải. - Bật 1: Bật tiến về phía trước. CB: Đứng khép chân, tay chống hông. TH: Bật 2 chân về phía trước 3-4 lần. Quay sau, bật về chỗ cũ. 3. Hồi tỉnh: * Cho trẻ chơi trò chơi “gieo hạt” vài lần. HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT ĐỀ TÀI: BẬT TÁCH - KHÉP CHÂN. I. Mục đích yêu cầu: - Dạy trẻ biết bật tách và khép chân vào các vòng thể dục, một cách khéo léo. Khi bật không để chân chạm vào vòng. - Phát triển cơ chân và sự nhanh nhẹn của cơ thể. - Giáo dục trật tự trong giờ học biết chú ý lắng nghe cô, có tinh thần thi đua giữa các nhóm, nhường nhịn bạn khi chơi. II. Chuẩn bị: - Đàn, trồng lắc, 12 vòng thể dục. III. Tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức. * Cả lớp đọc thơ “Chúng ta đều là bạn” “Con chim bay thành đàn Cá con cùng bơi lội Các bạn nhỏ tay nối Bước đều đi thành hàng Tay vỗ miệng ca vang Bài kết đoàn thân ái” - Các con vừa đọc bài thơ có tên là gì? - Đã bước vào năm học mới, các con đã được đến trường và ngồi đây cùng học với nhau, vậy các con đã đều là bạn. Vì thế các con phải biết yêu thương, nhường nhịn và đoàn kết như các bạn nhỏ trong bài thơ nhé. - Trong bài thơ, các bạn nhỏ đã làm gì? - Thế chúng ta hãy cùng nhau nắm tay và đi thành hàng như các bạn nhỏ trong bài thơ đi. 2. Hoạt động 2: a) Khởi động : * Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy à bằng mũi bàn chân à đi bình thường à đi bằng gót chân à đi bình thường) J Hô hấp 1: “Gà gáy ò ó o…” - TTCB: Đứng thẳng khép chân, tay thả xuôi, đầu không cúi. - TH: Bước chân trái lên phía trước, chân phải kiễng gót, 2 tay khum trước miệng, vươn người về bên trái giả làm tiếng gà gáy ò ó o. Sau đó hạ tay xuống, đưa chân trái về TTCB. Tiếp tục đổi bên và thực hiện như trên. * Trẻ về đứng 3 hàng ngang. b) Trọng động: A. BTPTC: - Tay vai 4 : Tay gập trước ngực, quay cẳng tay. CB: Đứng chân rỗng bằng vai, 2 tay gập trước ngực. TH: 2 tay quay tròn trước ngực 4 nhịp rồi quay đưa ra ngang. Tiếp tục thực hiện 4 nhịp hạ tay xuống về TTCB. - Chân 1: Ngồi xổm đứng lên liên tục. CB: Đứng khép chân, tay thả xuôi. + Nhịp 1: Đưa 2 tay ra ngang, lòng bàn tay ngữa. + Nhịp 2: Ngồi xổm tay đưa ra trước (lòng bàn tay sấp) + Nhịp 3: Như nhịp 1. + Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. - Bụng – lườn 3: Đứng nghiêng người sang hai bên. CB: Đứng thẳng, tay thả xuôi. + Nhịp 1: Bước chân trái sang bên một bước, 2 tay đưa lên cao (lòng bàn tay hướng vào nhau). + Nhịp 2: Nghiêng người sang bên trái (tay thẳng trên cao) + Nhịp 3: Như nhịp 1. + Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. Nhịp 5,6,7,8: Đổi chân, nghiêng người sang phải. - Bật 1: Bật tiến về phía trước. CB: Đứng khép chân, tay chống hông. TH: Bật 2 chân về phía trước 3-4 lần. Quay sau, bật về chỗ cũ. .{ Vận động cơ bản: * Trẻ về đội hình hai hàng ngang đối diện. - Hôm nay đến lớp các con thấy như thế nào? - Đến lớp, các con được chơi với bạn bè và được cô giáo dạy rất nhiều điều như đọc thơ, kể chuyện, vẽ, hát, múa nữa. Và hôm nay cô sẽ dạy cho các con thực hiện 1 bài tập vận động mới đó là “bật tách chân – chụm chân” - Thế các con xem cô hướng dẫn trò chơi này nhé! P Cô làm mẫu lần 1 không giải thích. P Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích: - TTCB: Các con đứng khép chân trước vòng đầu tiên, 2 tay choáng hoâng. - TH: Khi nghe hiệu lệnh của cô các con khuỵu gối bật liên tục khép chân, tách chân, khép chân… qua các vòng. Khi bật phải bật nhẹ nhàng bằng đầu bàn chân, không giẫm vào vòng. * Cô nhờ 1 cháu khá lên làm mẫu. Cô nhận xét. * Trẻ thực hành: * Cô cho lần lượt từng trẻ lên thực hiện (2 lần) * Cho những trẻ thực hiện chưa tốt lên thực hiện lại. * Tổ chức thi đua: Chia trẻ làm 2 đội (1 đội bạn trai và 1 đội bạn gái), mỗi đội 5 trẻ thi đua với nhau. Hết một bài hát, đội nào thực hiện nhanh đối đó chiến thắng. { Trò chơi vận động: “Đếm tiếp” - Luật chơi: + Tung và bắt bóng bằng hai tay + Ai bị rơi 2 lần liền phải ra ngoài một lần chơi. - Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm xếp thành 2 vòng tròn, mỗi nhóm một quả bóng, cháu A vừa ném cho cháu B vừa đếm “một”. cháu B bắt bóng và đếm tiếp “hai”. Cháu C đếm “ba”… Cứ như vậy cho đến 10. Nếu bị rơi hoặc đếm nhầm phải đếm lại từ đầu. + Nhóm nào ít bị rơi bóng và đếm đến 10 trước nhiều lần là thắng cuộc. c) Hồi tỉnh: * Cho trẻ chơi trò chơi “phi ngựa” (2 lần) * Nhận xét – cắm hoa. * Lớp đọc thơ. - “Chúng ta đều là bạn” - Nắm tay nhau, bước đều đi thành hàng. * Trẻ xếp 3 hàng dọc * Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô. * Trẻ tập 2l x 8n * Trẻ tập 4l x 8n * Trẻ tập 2l x 8n * Trẻ tập 4l x 8n * Trẻ trả lời. * Trẻ quan sát và lắng nghe cô giải thích. * Trẻ thực hành. * Trẻ thi đua. * Hồi tỉnh. * Trẻ cắm hoa. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I. Mục đích - yêu cầu : Trẻ cảm nhận được nhịp điệu bài thơ, thuộc thơ, thể hiện tình cảm yêu thương đối với cô giáo khi đọc thơ. Trẻ biết được công việc và tình cảm của cô giáo đối với các cháu. Từ đó trẻ thích học và yêu quí cô giáo của mình. Trẻ đọc thơ đúng nhịp, rõ lời và mạch lạc. II. Chuẩn bị: Tranh bài thơ “bàn tay cô giáo” Mũ múa chú Thỏ. 3. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Quan sát tranh chủ đề. * Hát “Mẹ và cô”. - Cô cho các cháu quan sát tranh chủ đề và cùng trò chuyện với các cháu về tranh chủ đề. - Tình cảm của cô giáo dành cho các cháu giống như tình cảm của người mẹ. Tình cảm ấy được nhà thơ Định Hải thể hiện trong bài thơ “Bàn tay cô giáo” mời các con cùng lắng nghe cô đọc bài thơ này nhé! 2. Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ * Cô đọc lần 1: Giảng nội dung: * Cô đọc lần 2: diễn cảm + kết hợp tranh. * Cả lớp đọc thơ. * Từng tổ đọc thơ. * Nhóm đọc thơ. * Cá nhân đọc thơ. * Giáo dục tư tưởng: Hằng ngày đến lớp các con được cô giáo quan tâm chăm sóc yêu thương như mẹ hiền. Vậy các con phải học thật ngoan ngoãn, thật giỏi và làm những việc vừa sức để giúp đỡ cô giáo nha các các con! * Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ lần cuối. 3. Hoạt động 3: Trò chơi “Kéo co” - Chuẩn bị: 1 sợi dây thừng dài 6m. Vẽ 1 vạch thẳng làm ranh giới giữa 2 đội. - Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch chân trước là thua cuộc. - Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn 1 cháu khỏe nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc. * Nhận xét – cắm hoa. * Cả lớp đọc thơ. * Từng tổ đọc thơ. * Nhóm đọc thơ. * Cá nhân đọc thơ. - Trẻ chơi. * Trẻ cắm hoa. HOẠT ĐỘNG TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHÀO CÔ CHÀO BẠN ĐI HỌC I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nghe hiểu và nói được câu: Chào cô, chào bạn, đi học; - hỏi và trả lời được câu hỏi: Cháu chào ai? Cháu đi đâu? - Trẻ biết nghĩa được các từ : chào cô, chào bạn, đi học. - Giáo dục trẻ biết đi thưa, về trình, biết thích thú đi học. II. Chuẩn bị: Tranh vẽ cô giáo và các bạn đang đi đến trường mẫu giáo. Tranh các cháu thiếu nhi gật đầu chào cô. Trống lắc, đàn, bảng nỉ. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu. * Cô tập trung trẻ lại gần cô. Cô cho cả lớp nghe hát “Cháu đi Mẫu giáo” - Bài hát vừa rồi các con được nghe có tên là “cháu đi Mẫu giáo”. - Năm nay các con đã lớn và được cha mẹ cho các con đến trường học. Khi đi học các con sẽ được học hỏi thêm rất nhiều điều, được vui chơi nữa. Tuy nhiên, trường lớp cũng có những quy định mà các con phải làm theo. Hôm nay, cô sẽ dạy cho các con một số điều chúng ta cần học khi đến lớp nhé! 2. Hoạt động 2: Truyền thụ. + Cô cho các cháu xem tranh, cô chỉ vào tranh vẽ trẻ đang chào cô và nói “Cháu chào cô ạ”. + Cô cho cả lớp nhắc lại. Cô chỉ lần lượt từng trẻ nhắc lại câu “cháu chào cô ạ”. Cả lớp lặp lại (3 lần). Nhóm Tổ + Cô đứng trước mặt trẻ và nói “Tôi chào bạn”. + Cho trẻ nhắc lại. + cho trẻ lần lượt chào nhau “Tôi chào bạn” - Cho trẻ quan sát bức tranh lớp học. + Chỉ vào từng người trong tranh và hỏi “Cháu chào ai?” - Các cháu chào bạn như thế nào? + Cô chỉ vào tranh và hỏi “các bạn đi đâu?” 3. Hoạt động 3: Trò chơi “truyền tin”. - Luật chơi: Phải nói thầm với các bạn bên cạnh. - Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn (2 – 3 nhóm) để thi đua xem nhóm nào truyền tin nhanh và đúng. + Cô gọi 3 trẻ của 3 nhóm và nói thầm với mỗi trẻ cùng một câu. Ví dụ “Cháu chào cô ạ”. Hoặc một câu có nội dung cần nhớ, các cháu đi về nhóm mình và nói thầm với bạn đứng cạnh mình và tiếp theo như thế cho đến bạn cuối cùng. Trẻ cuối cùng sẽ nói to lên để cho cô và các bạn cùng nghe. Nhóm nào truyền tin trước và đúng là thắng cuộc. - Dạ! - Cháu chào cô ạ. Cho trẻ nhắc lại 3 lần. - Tôi chào bạn. - Đi học ạ! (cho cháu nhắc lại 3 lần). - * Trẻ vui chơi. HOẠT ĐỘNG CHƠI I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ chơi tự nguyện hứng thú, chơi theo ý thích của mình, biết liên kết các nhóm chơi với nhau. Trẻ biết cách chơi, chơi đúng chủ đề “Trường mầm non”. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi cẩn thận, sạch sẽ. - Thông qua trò chơi giáo dục trẻ biết vâng lời thầy, cô, đi học đều đúng giờ, nghỉ học có xin phép. - Trẻ biết sử dụng phối kết hợp nguyên liệu khác nhau để xây dựng trường Mẫu giáo - Luyện kỹ năng vẽ, nặn, cắt dán, TH ra các bức tranh về chủ đề. Trẻ hát múa, biểu diễn các bài hát về chủ đề. II. Chuẩn bị: Nghệ thuật: giấy, đất nặn viết chì, viết màu và các vật liệu tự nhiên cho trẻ tạo hình, nhạc cụ cho trẻ hát múa về các bài hát. Phân vai: đồ dùng nấu ăn, đồ dùng dạy học… Xây dựng: hàng rào, gạch, nhà, cổng, cây xanh …. Học tập: tập tô, tranh đôminô, tranh ghép hình , … III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu. * Cô tập trung trẻ lại gần cô. Lớp hát “Trường chúng cháu là trường Mầm non” - Các con vừa hát bài hát gì? - Bài hát nói về điều gì? - Vậy bạn nào hãy kể về trường mẫu giáo của mình xem nào? - Đã đến giờ vui chơi rồi, thế tuần này các con sẽ chơi theo chủ đề gì? - Đúng rồi! Tuần này chúng ta sẽ chơi theo chủ đề “Trường Mẫu Giáo An Hảo thân yêu”. Các con lắng nghe cô giới thiệu các nội dung chơi ở các góc nhé! 2. Hoạt động 2: Cô giới thiệu các góc chơi. * Góc phân vai: Các con chơi nhân viên bán thức ăn, bán những đồ dùng, dụng cụ cho học sinh ở trường. Đóng vai cha mẹ đưa con đi học. Đóng vai cô giáo dạy các bạn học sinh lớp Một hát, múa, đọc thơ và dẫn các bạn đi tham quan ngôi trường mà các bạn ở góc xây dựng thiết kế * Góc xây dựng: C/c sẽ xây trường Mẫu giáo, quanh trường có trồng nhiều cây xanh, hoa và có cột cờ treo lá cờ Tổ Quốc, trong sân trường có các đồ chơi như bập bênh, cầu tuột, quay vịt… * Góc nghệ thuật: Cô cho các cháu vẽ, cắt xé dán tranh, tô màu các đồ dùng, dụng cụ cần thiết khi đến trường. Hát những bài hát về trường lớp Mẫu giáo, làm qua tặng bạn. * Góc học tập: Cho các cháu chơi lô tô, đôminô về chủ đề. Xem tranh, ảnh kể tên được những dụng cụ học tập của trường, của lớp. Xem tranh ảnh, sách báo về chủ đề. * Góc thiên nhiên: Cho các cháu trồng cây xanh, vệ sinh khuôn viên trường. - Khi chơi, các con phải chơi như thế nào? - Chơi xong, chúng ta phải làm sao? 2. Hoạt động 2: Quá trình chơi. * Cô cho các cháu đọc thơ “đồ chơi của lớp” về góc chơi và phân công công việc. * Cô lắc trống cho các cháu bắt đầu chơi và cùng tham gia chơi với các cháu. * Tích hợp trò chơi dân gian: Trong khi các cháu chơi ở các góc thì cô cho 3 trẻ chơi “ném vòng cổ chai”. - Chuẩn bị: 3 cái chai, 9 cái vòng đường kính từ 15 – 20cm làm bằng tre (tùy theo đích ném, nếu đích là vật có cổ to thì vòng phải to sao cho lọt được vào cổ vật làm đích). - Cách chơi: Đặt 3 cái chai thành thành một hàng thẳng cách nhau 50 đến 60cm. Vẽ vạch chuẩn cách chai từ 100 đến 150cm. Các cháu đứng dưới hàng kẻ. Mỗi lần chơi 1 trẻ ném 3 vòng, thi xem ai ném được nhiều vòng lọt vào cổ chai là người đó thắng cuộc. 3. Hoạt động 3: Nhận xét góc chơi. * Cô đến từng góc chơi quan sát, hướng dẫn trẻ chơi. * Hết giờ, cô nhận xét từng góc chơi và cho trẻ chơi ngoan cắm hoa. * Trẻ cất đồ chơi. - Trường chúng cháu là trường Mầm non” - Các bạn nhỏ ở trường không những ngoan ngoãn mà còn múa hát rất hay. Cô giáo là mẹ hiền còn các cháu là con ngoan. * Cô mời vài trẻ kễ. - “Trường Mẫu Giáo An Hảo thân yêu” - Chơi ngoan, không giành đồ chơi của bạn… - Cất đồ chơi gọn gàng ngay ngắn… * Trẻ vui chơi. * Trẻ vui chơi. * Trẻ cắm hoa. -------------------------------- CHIỀU ĐÓN TRẺ HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỀN THẨM MĨ NẶN ĐỒ CHƠI MÀ CHÁU THÍCH (Đề tài) I. Mục đích - yêu cầu : - Trẻ biết nặn một số đồ chơi mà trẻ thích bằng đất nặn theo đề tài. - Rèn kỹ năng nhào đất, lăn tròn, lăn dọc, ấn bẹt, đính. - Phát triền khả năng sáng tạo và cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ. - Rèn kỹ năng nhận xét sản phẩm. - Cháu giữ vệ sinh sạch sẽ. II. Chuẩn bị: - Sản phẩm nặn mẫuThư viện mẫu văn bản của cô. - Một số tranh ảnh vẽ các đồ chơi. - Đất nặn, bảng con, khăn lau tay đủ cho trẻ. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu: + Cô cho cả lớp đọc bài thơ “Nặn đồ chơi” của Trần Đăng Khoa. “Bên thềm gió mát Bé nặn đồ chơi Mèo nằm vẫy đuôi Tròn xoe đôi mắt Đây là quả thị Đây là quả na Quả này cho bà Quả này cho chị Quả này cho anh Còn đây thằng chuột Tặng riêng chú mèo Mèo ta thích chí Vểnh râu meo meo” - Bạn nhỏ trong bài thơ đã chơi nặn những đồ chơi gì? - Đó là những loại quả gì? - Và còn một thứ đồ chơi nữa, bạn nào biết? - Ở nhà các con có thường chơi nặn đồ chơi không? - Các con đã từng nặn những gì? - Hôm nay các cô sẽ cho các con nặn đồ chơi để xem bạn nào nặn đẹp nhất nhé, nhưng các con sẽ không nặn những con vật, hay nặn các loại quả nữa, mà các con sẽ nặn những đồ chơi có ở trường, ở lớp mà các con biết và thích, các con có đồ ý không nè! 2. Hoạt động 2: + Quan sát vật mẫu. - Hôm nay cô mang quà tặng cho các con đây này !(cô đặt 3 hộp quà lên bàn) - Các con đếm xem có mấy hộp quà ? (Lớp đếm) - Bây giờ cô sẽ mang 3 hộp quà tặng cho nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3: Mỗi nhóm một hộp quà,cùng bàn bạc thảo luận hội ý trong vòng 3-5 phút xem trong đó

File đính kèm:

  • docbe den truong mam non tuan 1.doc