Vận động
- Phát triển các giác quan thông qua việc sử dụng và tìm hiểu các sự vật hiện tượng khác nhau trong chủ đề ngành nghề .
- Phát triển các cơ lớn qua bài tập, trò chơi vận động như: Bò dích dắc qua 4-5 hộp. Chuyền bóng qua đầu,qua chân. Bật liên tục qua 4-5 vòng. Chạy nhanh 15m
- Phát triển sự phối hợp vận động của các bộ phận cơ thể, vận động nhịp nhàng với các bạn, điều chỉnh hoạt động theo tín hiệu của cô.
* Giáo dục vệ sinh - dinh dưỡng:
- Biết được lợi ích của việc ăn uống hợp lí đúng giờ giấc sẽ có sức khỏe làm công việc quen thuộc và gần gũi qua các hoạt động 1 số nghề phổ biến
- Biết giữ gìn vệ sinh: Rửa tay, rửa mặt .sau khi chơi và lao động
- Nhận ra một số đồ dùng, nơi làm việc có thể nguy hiểm không đùa nghịch và vui chơi gần đó
87 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 19147 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ đề: Ước mơ của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 04 TUẦN
(Từ ngày 25/11/2013 – 20/12/2013)
CHỦ ĐỀ : ƯỚC MƠ CỦA BÉ
(Thời gian thực hiện : 4 tuần, từ ngày 02/11 – 20/12/2013)
CÁC MẶT PHÁT TRIỂN
MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
* Vận động
Phát triển các giác quan thông qua việc sử dụng và tìm hiểu các sự vật hiện tượng khác nhau trong chủ đề ngành nghề .
Phát triển các cơ lớn qua bài tập, trò chơi vận động như: Bò dích dắc qua 4-5 hộp. Chuyền bóng qua đầu,qua chân. Bật liên tục qua 4-5 vòng. Chạy nhanh 15m
Phát triển sự phối hợp vận động của các bộ phận cơ thể, vận động nhịp nhàng với các bạn, điều chỉnh hoạt động theo tín hiệu của cô.
* Giáo dục vệ sinh - dinh dưỡng:
Biết được lợi ích của việc ăn uống hợp lí đúng giờ giấc sẽ có sức khỏe làm công việc quen thuộc và gần gũi qua các hoạt động 1 số nghề phổ biến
Biết giữ gìn vệ sinh: Rửa tay, rửa mặt….sau khi chơi và lao động
Nhận ra một số đồ dùng, nơi làm việc có thể nguy hiểm không đùa nghịch và vui chơi gần đó
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
Biết tên gọi, công cụ, sản phẩm và ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương: Giáo Viên – Bác sĩ – Xây dựng - Thợ may – Chăn nuôi - Nông dân…
Biết so sánh, phân nhóm các đối tượng theo các dấu hiệu rõ nét. Đếm trên đối tượng theo khả năng. Tách, gộp hai nhóm đồ dùng trong phạm vi 3
So sánh về kích thước của 1 số đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm của các nghề.
Có hiểu biết và biết được nơi địa phương mình đang ở có những ngành ngề nào?
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
Mở rộng kỹ năng giao tiếp qua: Kể chuyện, thơ ca qua 1 số bài thơ như: Làm nghề như bố – Bé làm bao nhiêu nghề - Bé làm bác sĩ. Truyện: Bác đưa thư – Bác làm vườn và các con trai . Sự tích quả dưa hấu
Mạnh dạn sử dụng được một số từ mới và hiểu được ý nghĩa các từ đó, phát âm đúng, mạnh dạn giao tiếp bằng lời với mọi người.
Đóng vai thể hiện cử chỉ , thái độ , hành động và giao tiếp của một số nghề khác nhau như :Thợ may ,cô giáo, bác sĩ, thợ xây …..
Trẻ tự tin trong việc sử dụng ngôn ngữ và vốn từ cho trẻ .
Biết biểu lộ các trạng thái cảm xúc của bản thân bằng ngôn ngữ .
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ:
Cùng cô và bạn làm ĐDĐC, sản phẩm của 1 số nghề bằng vật liệu thiên nhiên và đồ dùng đã qua sử dụng tạo thành sản phẩm đẹp về 1 số ngành nghề quen thuộc và phổ biến như : Xé dán quần áo. Vẽ ( nặn) dụng cụ của 1 số nghề. Nặn sản phẩm của nghề nông.
Yêu thích hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật theo chủ đề ngành nghề .
Biết những hoạt động chính, công cụ và sản phẩm của 1 số nghề gần gũi, phổ biến thông qua hát múa, tạo hình.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM- XÃ HỘI
Biết được trong xã hội có nhiều nghề khác nhau và hiểu được mỗi nghề đều có ý nghĩa với xã hội .Tôn trọng và yêu quí các nghề trong xã hội.
Biết yêu quí các nghề và người lao động .
Biết tôn trọng giữ gìn thành quả ( sản phẩm ) người lao động .
Có ước mơ mai sau sẽ trở thành nghề nào đó có ích cho xã hội .
Chủ đề: CÁC NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG XÃ HỘI
Trẻ biết tên gọi các nghề : thợ mộc , thợ xây ,sản xuất như : nông dân công nhân….tài xế lái xe… bộ đội là các nghề phổ biến trong xã hội .
Biết nơi làm việc của mỗi nghề khác nhau
Các đồ dùng dụng cụ, sản phẩm ích lợi của các nghề.
Có mơ ước lớn lên sẽ làm 1 nghề nào đó trong các ngành nghề trẻ biết
Chủ đề: NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI THÂN
Trẻ biết tên gọi công việc của người thân
Nơi làm việc và các dụng cụ phục vụ công việc
Sản phẩm và ích lợi của nghề.
Chủ đề: PHÂN LOẠI ĐỒ DÙNG, SẢN PHẨM THEO NGHỀ
Trẻ biết tên các đồ dùng, dụng cụ làm việc như: Bút, phấn, bảng, sách vở, ống nghe, kim tiêm, thuốc, cuốc, xẻng, búa liềm…
Biết các sản phảm của mỗi nghề : nghề nông làm ra lúa, bắp… Nghề thợ mộc làm ra bàn nghế, tủ…
Biết ích lợi của sản phẩm các nghề
Biết giữ gìn và bảo quản các đồ dùng, sản phẩm..
Chủ đề: NGHỀ DỊCH VỤ
Trẻ biết các nghề dịch vụ trong xã hội như giáo viên , nhân viên bán hàng , thợ may….
Biết nói và mô phỏng được các nghề dịch vụ qua các trò chơi các hoạt động trong ngày theo chủ đề nhánh.
Bíêt nơi làm việc, các đồ dùng , dụng cụ , sản phẩm , ích lợi của nghề dịch vụ
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
KPKH:
- Trò chuyện về công việc của bác nông dân, bác sĩ. Kể về công việc của bố mẹ (người thân). Phân loại một số đồ dùng, sản phẩm theo nghề
LQVT: - Tách,gộp, thêm bớt tạo nhóm đồ dùng trong phạm vi 3. So sánh về kích thước của 1 số đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm của các nghề . Phân biệt hình vuông-hình chữ nhật. So sánh nhiều hơn ít hơn các nhóm ĐD theo nghề
GÓC HỌC TẬP : So sánh , phân loại các đồ dùng dụng cụ theo nghề
- Đếm các đồ dủng dụng cụ theo khả năng
GDATGT:Dạy trẻ nhận biết, phân biệt bên phải, bên trái của đường đi theo hướng tay của trẻ.
Rèn kỹ năng sống cho trẻ, Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, sắp xếp đồ dùng đồ chơi đúng qui định
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
PTVĐ:
- Bò dích dắc qua 4-5 hộp. Chuyền bóng qua đầu,qua chân . Bật liên tục qua 4-5 vòng . Ném xa bằng 1 tay, Chạy nhanh 15m
*TCVĐ: Kéo co, chuyền bóng..
HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG
- Biết trực nhật theo tổ, giúp cô nhặt rác trong lớp
DINH DƯỠNG SỨC KHỎE
- Trò chuyện về cơ thể khỏe mạnh và tác dụng cuả việc ăn uống đủ chất
- Tập một số thao tác vệ sinh cá nhân (đánh răng, rưả mặt, rửa tay)
*PHÒNG BỆNH: - Tiếp tục tuyên truyền bệnh sôt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, bệnh về hô hấp.
*NHA HỌC ĐƯỜNG : soạn bài 3về nha học đường
PHÁT TRIỂN TC-XH
Góc đóng vai: Bác sĩ- Thợ xây-Bán hàng
Góc xây dựng: Xây nhà cho bé, Xây công viên, bệnh viện…
Góc thiên nhiên Dạy trẻ biết cách chăm sóc cây ở góc thiên nhiên.
Trò chơi học tập: Tìm đúng số nhà, thi ai chọn đúng,..
Lễ giáo: Xây dựng các hành vi văn minh
Chơi dân gian: Nhảy dây, kéo co,…
Ngày hội ngày lễ: Biết ý nghĩa của ngày : Thnh lập QĐNDVN 22/12.
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG:
- Dạy trẻ không xả rác ra lớp, biết bỏ rác vào thùng, giữ gìn môi trường sống môi trường xanh.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
* Thơ: Làm bác sĩ. Bé làm bao nhiêu nghề. Làm thợ xây
*Truyện : Sự tích quả dưa hấu
*Đồng dao: Rềnh rềnh ràng ràng…
*Kể chuyện sáng tạo với nội dung về các nghành nghề
- Kể về các nghề trong xã hội
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
TẠO HÌNH:
-Tô màu tranh các nghề. Vẽ sản phẩm của 1 số nghề. Vẽ dụng cụ của nghề nông. Nặn theo ý thích
-Phụ cô làm tranh chủ đề về ngành nghề từ hộp catton, bitit, lylon, ống chỉ...
GDÂN:
* Dạy hát: Cháu yêu cô thợ dệt
*VĐ: Vỗ tay theo TT chậm “Cháu yêu cô chú công nhân”; múa, minh họa: Cô giáo miền xuôi, cháu thương chú bộ đội
*Nghe hát: Anh phi công, Màu áo chú bộ đội, Cô giáo, Xe chỉ luồn kim, Cháu hát về đả xa
*Trò chơi: Ai nhanh hơn, ô cửa kì diệu, nhận hình đoán tên bài hát…
GÓC NGHỆ THUẬT
- Dạy trẻ biết ca múa , hát. tạo hình: vẽ nặn, xé tạo nên những sản phẩm phục vụ cho cơ thể.
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 1 TUẦN
(Từ ngày 25/10 – 30/10/2013)
TUẦN
THỨ THỜI ĐIỂM
TUẦN I
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
ĐÓN TRẺ
Cô đến sớm đón trẻ.
Cô trao đổi với phụ huynh một số thói quen hàng ngày của trẻ.
Trò chuyện với trẻ về nghề nghiệp của bố mẹ, anh chị em trong gia đình.
THỂ DỤC SÁNG
Khởi động: cho trẻ thực hiện các kiểu đi chạy khác nhau, chuyển đội hình vào 3 hàng ngang, theo nhạc
Trọng động:
ĐT Hô hấp 1: hít thật sâu và thở ra nhẹ nhàng.
+ 2 tay chống hông chận rộng bằng vai hít thật sâu và thở ra từ từ.
ĐT Tay 2: Đưa 2 tay về phía trước vỗ tay vào nhau.
+ Nhịp 1: Hai tay dang ngang rộng bằng vai
+ Nhịp 2: Đưa 2 tay về phía trước vỗ tay vào nhau
+ Nhịp 3: 2 tay dang ngang.
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
ĐT bụng: nghiêng người sang 2 bên.
+ Đứng 2 chân rộng bằng vai tay chống hông.
+ Nhịp 1: nghiêng người sang bên phải
+ Nhịp 2: trở về tư thế ban đầu
+ Nhịp 3: nghiêng người sang trái
+ Nhịp 4: trở về tư thế ban đầu.
ĐT4 chân: Đứng 1 chân nâng cao gập gối.
+ Đứng thẳng 2 tay chống hông.
+ Nhịp 1: chân phải nâng cao đầu gối gập vuông góc.
+ Nhịp 2 hạ chân phải xuống đứng thẳng
+ Nhịp 3 chân trái nâng cao, đầu gối gập vuông góc.
+ Nhịp 4 hạ chân trái đứng thẳng.
ĐT bật: bật ra trước, ra sau sang bên.
+ Đứng thẳng 2 tay chống hông.
+ Nhịp 1 nhảy lên phía trước
+ Nhịp 2 nhảy lùi ra phía sau
+ Nhịp 3 nhảy sang trái
+ Nhịp 4 nhảy sang phải.
( Mỗi động tác tập 4 – 5 lần x cho 4 nhịp)
Hồi tĩnh.
Cho trẻ đi vung tay hít thở nhẹ nhàng.
ĐIỂM DANH
Tổ trưởng báo cáo các bạn vắng qua bảng “ Bé chăm đến lớp”.
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
* GDÂN:
- Hát vỗ tay theo TT chậm “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Nghe hát : Xe chỉ luồn kim
- TCÂN : Ai nhanh nhất?
* Thể dục:
- VĐCB : Chuyền bóng qua đầu, qua chân
*Tạo hình: “ Tô màu tranh các nghề”
*LQVT : So sánh sự khác nhau giữa 2 nhóm đồ dùng
* KPKH : - Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ
*LQVH: Thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Trò chuyện về ba mẹ trẻ
TCVĐ:Ô tô và chim sẻ
Chơi tự do ( Cô bao quát )
Quan sát tranh các nghề
TCDG:“Xỉa cá mè”
Chơi tự do ( Cô bao quát )
Trò chuyện về công việc của người thân trong gia đình
TCVĐ: Tung và bắt bóng
Chơi tự do ( Cô bao quát )
Quan sát tranh công việc của người thân
TCDG: “ Nu na nu nống”
Chơi tự do ( Cô bao quát )
Trò chuyện về những nghề người thân trong gia đình
TCVĐ: Đuổi bóng
Chơi tự do ( Cô bao quát )
HOẠT ĐỘNG GÓC
* GÓC PHÂN VAI: GIA ĐÌNH
1. Yêu cầu :
Cháu biết cách chơi, phân vai cho từng bạn chơi.
Biết cách nói giữa người bán và người mua.
Chuẩn bị : 1 số đồ chơi ở góc phân vai.
Tổ chức hoạt động :
Cô trò chuyện cùng trẻ về công việc các thành viên trong gia đình trẻ.
Nhắc trẻ trước khi chơi.
Cô nhập vai chơi cùng trẻ.
GÓC XÂY DỰNG: XÂY NHÀ CỦA BÉ.
Yêu cầu :
Cháu biết xếp những khối gỗ để làm những bồn hoa đẹp và những đồ dùng trong sân trường hợp lý.
Biết đoàn kết với các bạn
Biết nhập vai chú công nhân xây dựng, xây nên trường học và nhiều công trình khác.
Biết cách sắp xếp xây dựng công trình đúng, hợp lí.
2. Chuẩn bị : Gạch, cây xanh, 1 số hình hộp.
3. Tổ chức thực hiện :
Các chú công nhân xây dựng sẽ xây được những gì ?
Vậy hôm nay cô sẽ cho các bạn làm chú công nhân xây vườn hoa nhé
- Cô hướng dẫn trẻ cách xây và sắp xếp hợp lí.
* GÓC NGHỆ THUẤT: LÀM TRANH CHỦ ĐIỂM CÙNG CÔ.
1. Yêu cầu : Trẻ biết thể hiện một số nội dung về chủ đề qua vẽ nặn, xé dán.
2. Chuẩn bị : 1 số dụng cụ âm nhạc, bút màu, giấy vẽ, dĩa nhạc…
3. Tổ chức thực hiện :
Gợi ý trò chuyện với trẻ về các bộ phận của cơ thể
Khuyến khích trẻ sáng tạo, hoàn thành sản phẩm .
GÓC KHOA HỌC: TÔ MÀU TRANH CÁC NGHỀ
Yêu cầu :
Trẻ biết chọn màu để tô.
Tô màu tranh đều đẹp.
Chuẩn bị : 1 số tranh các nghề.
Tổ chức hoạt động :
Cô gợi ý để trẻ phát hiện ra.
Cô động viên trẻ tham gia tích cực vào hoạt động.
Nhắc trẻ đoàn kết cùng bạn trong khi chơi.
* GÓC THIÊN NHIÊN: CHƠI VỚI CÁT, SỎI, NƯỚC.
Yêu cầu : Trẻ quan sát và nhận biết được các vật chìm nổi trong nước.
Chuẩn bị : chậu nước, 1 số vật nổi, chìm gần gũi với trẻ.
Tổ chức hoạt động :
Cô hướng dẫn trẻ cách chơi.
- Cô đố các con cái gì đây ? Nếu thả vào nước thì như thế nào? Cho trẻ cùng khám phá.
LAO ĐỘNG
Trẻ biết cùng cô chuẩn bị giờ ăn, giờ ngủ, giờ học .
Biết làm 1 số công việc tự phục vụ cho bản thân như: rửa tay, mặt mũi khi dơ, đánh răng sau bữa ăn, lấy cất các đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định .
Có ý thức tốt trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Cùng cô dọn dẹp, lau bụi các kệ trong lớp, lau cửa sổ…
NHA HỌC ĐƯỜNG
Bài 3 :
Cô hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân như rửa mặt, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Rèn cho trẻ biết rửa tay đúng thao tác. Biết tiết kiệm nước , không mở nước chảy nhiều.
Cô rèn trẻ biết chải răng đúng cách, nhắc nhỡ trẻ không đùa giỡn khi đi vệ sinh. Không tạt nước vào người bạn.
Có thói quen hành vi tốt, không khạc nhỗ xả rác bừa bãi. Biết bỏ rác và nhặt rác bỏ vào thùng.
VỆ SINH
Cô hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân như rửa mặt, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Rèn cho trẻ biết rửa tay đúng thao tác. Biết tiết kiệm nước , không mở nước chảy nhiều.
Cô rèn trẻ biết chải răng đúng cách , nhắc nhỡ trẻ không đùa giỡn khi đi vệ sinh. Không tạt nước vào người bạn.
Có thói quen hành vi tốt , không khạc nhỗ xả rác bừa bãi. Biết bỏ rác và nhặt rác bỏ vào thùng.
TRẢ TRẺ
Trẻ chuẩn bị lại quần áo tóc tai gọn gàng.
Trẻ chơi nhẹ nhàng theo ý thích.
Nhắc nhỡ trẻ chào hỏi , lễ phép khi đi học về.
Cô trao đổi với bố mẹ trẻ vào giờ trả trẻ về 1 số thông tin cần thiết trong ngày như : vệ sinh học tập, sức khỏe , trao đổi cùng phụ huynh về dịch sốt xuất huyết để phụ huynh nắm bắt kịp thời và cùng nhà trường giáo dục trẻ tốt.
Tổ trưởng chuyên môn ( BGH) GV lập kế hoạch
Võ Thị Kim Phượng
Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2013
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
TÊN HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG – HÌNH THỨC TỔ CHỨC
ĐÓN TRẺ
Đón trẻ vào lớp, cô nhắc nhở trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.
Trò chuyện với trẻ cho trẻ kể về công việc, nghề nghiệp của bố mẹ mình cho cô và các bạn cùng nghe.
Hỏi trẻ lớn lên thích làm nghề gì? Vì sao con lại thích làm nghề đó?
Giáo dục cho trẻ biết yêu mến các nghề và quý trọng các sản phẩm tạo ra từ các nghề.
TD thực hiện theo kế hoạch tuần
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Hoạt động phát triển thẩm mỹ:
“ CHÁU YÊU CÔ CHÚ CÔNG NHÂN”
* NDTT: VĐ vỗ tay theo tiết tấu chậm “Cháu yêu cô chú công nhân”
* NDKH:- Nghe hát: Xe chỉ luồn kim
- Trò chơi: Ai nhanh hơn
Mục đích yêu cầu:
Trẻ hát đúng giai điệu, nhịp điệu của bài hát, thể hiện tình cảm, cảm xúc với bài hát. Biết hát kết hợp vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm bài “Cháu yêu cô chú công nhân”.
Rèn cho trẻ kỹ năng vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm
Giáo dục trẻ biết ơn cô chú công nhân, giữ gìn bảo vệ sản phẩm nghề xây dựng, nghề thợ may.
II. Chuẩn bị:
* Tổ chức trong lớp học. Lớp học thoáng.
* Đồ dùng :
Máy cattset, đĩa nhạc theo chủ đề
Tích hợp:
KPKH: Trò chuyện về các nghề
III. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
Mở đầu hoạt động:
Cho trẻ xem một số hình ảnh về một số nghề qua màn hình vi tính.
Vừa rồi các con đã cùng cô trò chuyện về một số hình ảnh về các nghề. Vậy các con có yêu quý các nghề không?
Thế ước mơ sau này lớn lên các con thích làm nghề gì? Tại sao con lại thích nghề đó?
Muốn ước mơ trở thành hiện thực các con phải làm gì?
Các con ạ, trong xã hội có rất nhiều nghề khác nhau nghề nào cũng có ích, có ý nghĩa và rất quan trọng với cuộc sống của con người. Vì vậy các con phải biết ơn và kính trọng những người lao động, biết sử dụng tiết kiệm và giữ gìn bảo vệ những sản phẩm mà người lao động làm ra các con nhớ chưa?
Hoạt động trọng tâm:
Hát vỗ tay tiết tấu chậm “Cháu yêu cô chú công nhân”
Trong những hình ảnh các con vừa cùng cô trò chuyện, có hình ảnh của chú công nhân đang xây nhà, cô công nhân thì đang may quần áo. Các con có đoán được những hình ảnh đấy có trong bài hát nào mà giờ trước cô đã dạy chúng mình không? Của nhạc sĩ nào?
Đúng rồi, đó chính là những hình ảnh trong bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân” do nhạc sĩ Hoàng Văn Yến sáng tác đấy.
Bây giờ xin mời các bé thể hiện bài hát này cùng cô nào.
Trẻ hát lần 2 đi về chỗ ngồi.
GD trẻ yêu quý biết ơn các cô chú công nhân.
* Vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm:
Các con ạ, bài hát còn hay hơn khi được kết hợp vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm đấy. Hôm nay, cô sẽ dạy các con vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm kết hợp với bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân” các con thích không?
Muốn vận động được thì các con hãy nhìn lên cô nhé.
Cô hát kết hợp vỗ tay. Các con ạ, vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm là nhịp 1.2.3 vỗ vào, nhịp 4 mở ra.
Cô vận động cùng trẻ 2 lần ( cô chú ý sửa sai cho trẻ ).
Vừa rồi cô thấy lớp mình vận vận động rất giỏi nhưng bây giờ cô muốn thử tài các đội: đội bác thợ xây dựng, cô thợ may, bác thợ mộc xem đội nào vận động giỏi nhé, các đội có đồng ý không?
Nhóm hát vỗ tay tiết tấu chậm ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ )
- Vài ca 1 nhân hát vỗ tay
* Nghe hát: “ Xe chỉ luồn kim”
Cô hát lần 1 hỏi tên bài hát ,tên tác giả
+ Các con vừa được nghe cô hát tặng bài gì?
+ Bài hát thuộc miền quê nào?
+ Con có cảm nhận gì về giai điệu của bài hát?
+ Con có biết bài hát nói về nghề gì rất đặc trưng của làng quê Bắc Ninh không?
Các con ạ, mỗi một làng quê, mỗi một vùng miền đều có một nghề đặc trưng riêng. Và nghề xe chỉ là một nghề truyền thống của làng quê Bắc Ninh. Từ những nong tằm các bác thợ đã tạo lên những thoi chỉ đẹp nhất. Từ những thoi chỉ đó không chỉ may lên những chiếc áo đẹp mà còn thêu vào lòng người sự biết ơn, sự kính phục các bác về một công việc bình dị nhưng lại tạo cho đời biết bao cái đẹp.
Vừa rồi các con đã được du lịch qua màn ảnh nhỏ về miền quê quan họ Bắc Ninh. Nơi có các liền anh, liền chị trong chiếc áo tứ thân và chiếc nón quai thao, được nghe cô hát và biết thêm một nghề đặc trưng của vùng quê Bắc Ninh đó là nghề xe chỉ.
Ngay bây giờ, chúng mình hãy cùng cảm nhận lại giai điệu tha thiết của bài hát “Xe chỉ luồn kim” qua sự thể hiện của những ca sỹ tý hon nhé.
Lần 2: mở máý hát
* Trò chơi âm nhạc: “Ai nhanh hơn?”.
Cách chơi:
Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4
Hoạt động kết thúc:
Nhận xét tuyên dương
Thu dọn đồ dùng.
Lớp chú ý
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ chú ý
Lớp hát
Lớp hát vận động
Nhóm trai, nhóm gái
Trẻ trả lời
Trẻ trả lòi
Trẻ chú ý
Lớp chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Lớp tắt đèn, quạt trước khi ra sân
Quan sát tranh các nghề
TCVĐ: Cháu tài xế tài giỏi
TCDG: Lộn Cầu vồng.
Chơi tự do:
HOẠT ĐỘNG GÓC
HOẠT ĐỘNG GÓC.
Trọng tâm góc phân vai: gia đình
1. Yêu cầu:
Trẻ biết thể hiện công việc của các thành viên trong gia đình
Biết thể hiện tốt vai chơi, tự phân vai chơi.
Biết phối hợp với các bạn trong khi chơi.
Xây dựng: nhà của bé
Thư viện-học tập: xem tranh về chủ đề các nghề
Thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.
Nghệ thuật: tô màu tranh các nghề
Đánh giá cuối ngày:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Thứ ba ngày 26 tháng 11 năm 2013
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
TÊN HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG – HÌNH THỨC TỔ CHỨC
ĐÓN TRẺ
Cô đón trẻ vào lớp, hát “Bác lái xe tài ghê”
Cô cho cháu giải câu đố các nghề.
Điểm danh ở bảng bé chăm đến lớp, biết 1 số bạn vắng mặt.
Thể dục theo kế hoạch tuần.
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Hoạt động 1: Hoạt động phát triển thẩm mỹ
TÔ MÀU TRANH CÁC NGHỀ
I. Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết tên các nghề và tô màu tranh các nghề.
Luyện kĩ năng cầm bút tô đều, không lem ra ngoài cho trẻ
Giáo dục trẻ nghề nào cũng có ích biết kính trọng yêu quý các nghề
II. Chuẩn bị:
* Tổ chức ngoài sân trường: lớp học sạch sẽ, thoáng mát.
* Đồ dùng :
Tranh mẫu của cô
Màu, vở tạo hình
Tích hợp:
ÂN: Một số bài hát theo chủ đề
KPKH: Một số nghề
III. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
Hoạt động mở đầu:
Lớp đọc bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”
Các con ơi! trong bài thơ bé làm những nghề gì?
Vậy ngoài những nghề đó ra các con còn biết những nghề nào nữa?
À, trong xã hội có rất nhiều nghề, nghề nào cũng có ích cho xã hội. Vậy khi lớn lên con thích làm nghề nào?
Các con muốn khi lớn lên mình làm được những nghề có ích thì bây giờ các con phải ngoan, vâng lời cô và cha mẹ các con nhé!
Quan sát và đàm thoại:
Cho trẻ xem tranh và trò chuyện về các nghề: nghề bác sĩ, nghề may, nghề nông, nghề xây dựng…
Các con ơi, nhìn xem cô có tranh nghề gì đây?
Nhìn xem trong tranh vẽ ai?
Bác sĩ đang làm gì? Trang phục của bác sĩ màu gì?
Các con thấy bức tranh này được tô màu như thế nào?
Tương tự cô cho trẻ quan 2 sát tranh nghề nông, nghề may, nghề xây dựng.
Các con ơi! hôm nay cô sẽ tổ chức hội thi “Bé khéo tay” với đề tài là tô màu tranh một số nghề
Cô gợi hỏi vài cháu
Vậy khi tô con tô như thế nào? Con dùng màu gì để tô?
Khi tô con cầm bút bằng tay nào?
Vậy cô tuyên bố hội thi sẵn sàng
* Trẻ thực hiện :
Cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo và hướng dẫn lại cho trẻ yếu.
Báo hết giờ.
Nhận xét sản phẩm:
Cô nhận xét chung
Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm của mình cho cả lớp xem chung. Cho trẻ nhận xét
Cho cháu chọn sản phẩm cháu thích? Vì sao?
Hoạt động kết thúc:
Thu dọn đồ dùng.
Lớp đọc
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Cả lớp thực hiện
Trẻ nhận xét.
HOẠT ĐỘNG CHUYỂN TIẾP
Hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”
Hoạt động 2: Hoạt động phát triển vận động
CHUYỀN BÓNG QUA ĐẦU QUA CHÂN
1. Yêu cầu:
Trẻ biết chuyền bắt bóng qua đầu qua chân, làm theo sự hướng dẫn của cô.
Tập trung chú ý khi thực hiện động tác, biết tập đều và đúng động tác.
Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh.
2. Chuẩn bị:
Sân rộng sạch, thoáng mát.
Bóng, 2 rổ
* Tích hợp:
- ÂN: Một số bài hát theo chủ đề
3. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
Hoạt động mở đầu:
Các con ơi, muốn cơ thể được khỏe mạnh thì chúng ta phải như thế nào?
Ngoài ăn uống đầy đủ ra chúng ta phải học theo Bác là thường xuyên tập thể dục để cơ thể được khỏe mạnh.
Hoạt động trọng tâm:
1. Khởi động:
Cho cháu đi kết hợp thay đổi các kiểu chân,đi bình thường, mũi chân, gót chân, chạy chậm chạy nhanh, và chậm dần về hàng hàng ngang tập BTPTC
2. Trọng động:
2.1. Bài tập phát triển chung:
+ Hô hấp 2: Thổi nơ
+ Tay 2: Hai tay dang ngang, đưa ra phía trước.
+ Chân 2: đứng co từng chân
+ Bụng 2: 2 tay dang ngang cúi gập người về phía trước.
+ Bật 2: Bật tại chỗ 2 tay chống hông
2.2. Vận động cơ bản: “Chuyền bóng qua đầu qua chân”
Các con ơi! Tập thể dục để làm gì vậy?
Các con nhìn xem hôm nay cô có gì nè?
Vậy hôm nay cô sẽ hướng dẫn các bạn tập bài thể dục với quả bóng này nha. Đó là: “Chuyền bắt bóng qua đầu qua chân”. Các bạn chú nghe theo dõi cô thực hiện nha!
Cô thực hiện động tác lần 1
Cô thực hiện lần 2 kết hợp với giải thích
+ Hai chân cô đứng rộng bằng vai, các con cầm bóng hai tay đưa lên đầu (hơi ngả ra sau). Bạn đứng sau đón bóng bằng hai tay và đưa cho bạn tiếp theo sau, cứ như vậy cho đến hết. Con nhớ khi cầm bóng không được cầm vào tay bạn
+ Bây giờ mình chuyền bóng qua chân: cũng giống như chuyền bóng qua đầu, cô cũng đứng hai chân rộng bằng vai, cô cầm bóng cúi xuống đưa bóng qua hai chân ra phía sau. Bạn kế tiếp đón bóng và chuyền qua cho bạn phía sau, tiếp tục cho đến cuối hàng
Cô mời 2 trẻ lên làm mẫu
Cho cho từng nhóm lên xếp thành hàng dọc và thực hiện.
Cho trẻ thực hiện, cô động viên khuyến khích trẻ.
Cô lần lượt cho tất ca trẻ lên thực hiện.
Trẻ thực hiện cô quan sát và nhắc nhở sửa sai cho trẻ.
Trò chơi “Ném bóng vào rổ”
Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi
Lớp chơi
3. Hồi tĩnh: Cho cháu hít thở nhẹ nhàng
Hoạt động kết thúc:
GD cháu ăn uống, siêng năng tập luyện thể dục, giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ để có cơ thể khoẻ mạnh
Thu dọn đồ dùng
Trẻ trả lời
Cháu chuyển đội hình và thực hiện.
Trẻ thực hiện.
Trẻ trả lời
Quả bóng
Cháu chú ý.
Trẻ thực hiện
Lớp thực hiện
Lớp chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát trò chuyện về công việc của ba mẹ
TCVĐ: Ai nhanh hơn
TCDG: Chi chi chành chành.
Chơi tự do.
HOẠT ĐỘNG GÓC
Trọng tâm góc phân vai: gia đình
1.Yêu cầu:
Trẻ biết công việc của các thành viên trong gia đình
Thể hiện tốt vai chơi
2.Chuẩn bị:
- Một số dồ dùng, đồ chơi phục vụ cho góc chơi.
Xây dựng : Xây nhà của bé
Nghệ thuật : tô màu tranh các nghề
Học tập: xem tranh về các nghề
Thiên nhiên : Hướng dẫn trẻ chăm sóc tưới cây xanh
1. Đánh giá cuối ngày:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Thứ tư ngày 27 tháng 11 năm 2013
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TÊN HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG – HÌNH THỨC TỔ CHỨC
ĐÓN TRẺ
Cô đến sớm làm vệ sinh lớp học
Hát “Cháu yêu cô chú công nhân” trò chuyện cùng trẻ về các nghề trong xã hội? Ước mơ của trẻ sau này làm gì?
TD theo kế hoạch tuần
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển nhận thức:
SO SÁNH
SỰ KHÁC NHAU GIỮA 2 NHÓM ĐỒ VẬT
File đính kèm:
- NGANH NGHE 1314.doc