Giáo án chữ người tử tù (tiết 3)

1. Về nội dung: - Qua bức tranh cho chữ, học sinh cảm nhận được vẻ đẹp nhiều mặt của nhân vật Huấn Cao - hình tượng văn học mà Nguyễn Tuân đã dựng nên với cả tâm huyết và tài hoa vốn có của mình:

+ Ca ngợi cái đẹp, cái tài hoa

+ Khí tiết, nhân cách

+ Cái đẹp của "thiên lương" đã chiến thắng, cảm hóa cái ác, cái xấu.

2. Về nghệ thuật: - Nghệ thuật vừ cổ kính vừa hiện đại trong cách kể chuyện, tả cảnh, tạo tình huống, xây dựng tính cách , khắc sâu chủ đề.

3. Về tính giáo dục, thẩm mỹ: - Cảm nhận sâu sắc giá trị nhân văn của tác phẩm Chữ người tử tù nói riêng, tập "Vang bóng một thời" nói chung qua giá trị nội dung, nghệ thuật của bài học.

B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Phương pháp chủ đạo: Đặt câu hỏi

- Phương pháp kết hợp: Tái tạo, gợi tìm, diễn giảng, câu hỏi nêu vấn đề,.

- Phương tiện: SGK, SGV, thiết kế bài dạy; ứng dụng CNTT

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9999 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án chữ người tử tù (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng văn, tiết 92 CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (tiết 3) Nguyễn Tuân A. MỤC TIÊU: Đối với bài học, cần giúp học sinh: 1. Về nội dung: - Qua bức tranh cho chữ, học sinh cảm nhận được vẻ đẹp nhiều mặt của nhân vật Huấn Cao - hình tượng văn học mà Nguyễn Tuân đã dựng nên với cả tâm huyết và tài hoa vốn có của mình: + Ca ngợi cái đẹp, cái tài hoa + Khí tiết, nhân cách + Cái đẹp của "thiên lương" đã chiến thắng, cảm hóa cái ác, cái xấu. 2. Về nghệ thuật: - Nghệ thuật vừ cổ kính vừa hiện đại trong cách kể chuyện, tả cảnh, tạo tình huống, xây dựng tính cách , khắc sâu chủ đề. 3. Về tính giáo dục, thẩm mỹ: - Cảm nhận sâu sắc giá trị nhân văn của tác phẩm Chữ người tử tù nói riêng, tập "Vang bóng một thời" nói chung qua giá trị nội dung, nghệ thuật của bài học. B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Phương pháp chủ đạo: Đặt câu hỏi - Phương pháp kết hợp: Tái tạo, gợi tìm, diễn giảng, câu hỏi nêu vấn đề,... - Phương tiện: SGK, SGV, thiết kế bài dạy; ứng dụng CNTT. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: * Kiểm tra bài cũ (4'): - Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật viên quản ngục: trước khi ông Huấn Cao bị giải đến, khi gặp Huấn Cao lần đầu và sau khi gặp Huấn Cao. Từ đó, hãy đánh giá về phẩm chất của nhân vật. Trả lời: - Khi Huấn Cao chưa xuất hiện: + Băn khoăn, trăn trở khi được tin tiếp nhận sáu người tử tù (trong đó có Huấn Cao - người "văn võ toàn tài", người tù bị án chém vì chống lại triều đình. + Muốn biệt đãi Huấn Cao. " Xốn xang, tiếc nuối trước án tử tù của Huấn Cao - người nổi tiếng về tài hoa, khí phách. - Khi gặp Huấn Cao: + Bày tỏ ý muốn biệt đãi đối với Huấn Cao, nhưng sợ bị tố giác. + "Lễ phép", nhẫn nhục trước biểu hiện của Huấn Cao. " Cảm thấy bé nhỏ, tầm thường trước khí phách của Huấn Cao. - Sau khi gặp Huấn Cao: Ao ước, khát khao có được chữ của Huấn Cao để treo trong nhà ("có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời") " Sẽ ân hận nếu không được toại nguyện (xin chữ). [ Viên quản ngục là người biết yêu quý cái tài, cái đẹp; thực lòng yêu cái đẹp của tài hoa. * Giới thiệu vào bài (1'): Các em biết rằng, cùng với tác phẩm Bữa rượu máu, truyện ngắn Chữ người tử tù là hai tác phẩm tiêu biểu nhất trong tập "Vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân. Với thiên hướng ca ngợi cái đẹp, cái khí phách, tài hoa của con người; "Chữ người tử tù" khắc sâu chủ đề: Hãy giữ vững cái đẹp của "Thiên lương" trong bất kỳ hoàn cảnh nghiệt ngã nào. Ở tiết học trước, giá trị của tác phẩm phần nào đã được thể hiện qua việc phân tích hai nhân vật viên quản ngục và Huấn Cao. Để cảm nhận đầy đủ về giá trị của tác phẩm; hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo - phần cuối của truyện ngắn Chữ người tử tù. T.gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học *12 phút *12 phút * 8 phút 7 phút *Hoạ t động 1: T.T1: Học sinh đọc lại đoạn cuối tác phẩm ("Đêm hôm ấy...kẻ mê muội này xin bái lĩnh") T.T2: Hãy nêu khái quát ý chính trong đoạn văn trên? T.T3: *Cảnh cho chữ diễn ra trong khung cảnh như thế nào? *Và cảnh ấy được tác giả khái quát qua câu văn nào? T.T4: Em có hiểu biết gì về thú chơi chữ và cảnh cho chữ ngày xưa? * Là thú chơi tao nhã, sang trọng. Cảnh cho chữ diễn ra ở thư phòng hoặc nơi tao nhã, trang trọng. " Minh họa (Đoạn văn của Thanh Tịnh về cảnh xin chữ ngày Tết; ảnh minh họa về viết chữ thư pháp) T.T5: Con người hiện lên trong cảnh cho chữ gồm những ai? Vị trí của từng nhân vật? T.T6: *Trong cảnh cho chữ, tư thế của người cho chữ được miêu tả bằng những chi tiết nào? Nhận xét? *Người nhận chữ được miêu tả như thế nào? Nhận xét? T.T7: Nhận xét về hình ảnh của hai nhân vật được miêu tả trong đoạn trên? " Minh họa cảnh cho chữ của tác phẩm. T.T8: Trong hoàn cảnh thuận lợi, với thú chơi chữ tao nhã, người ta viết được chữ tốt, sáng tạo ra được cái đẹp là chuyện bình thường. Nhưng ở đây, cái đẹp được sản sinh từ mảnh đất chết, từ con người sắp chết thì giá trị của cái đẹp và lòng yêu cái đẹp có ý nghĩa như thế nào? *Hoạt động 2: T.T1: Học sinh đọc đoạn văn thể hiện lời khuyên của Huấn Cao ("Ở đây lẫn lộn...cả đời lương thiện đi"). T.T2: Sau khi cho chữ, Huấn Cao khuyên Viên quản ngục những gì? T.T3:*Những nét chữ vuông vức, đẹp đẽ được sáng tạo từ nơi bẩn thỉu, trên mảnh đất chết của tội ác; Nhưng nó có tồn tại được ở nơi đây không? *Vì sao Huấn Cao khuyên viên quản ngục hãy thoát nghề rồi mới chơi chữ? T.T4: Em hiểu "thiên lương" là gì? (Bản tính tốt, lương thiện của con người được trời phú cho); (Nhân chi sơ, tính bổn thiện-Tam tự kinh); ("thiên lương" không thể tồn tại cùng với tội ác). T.T5: Trước hành động cho chữ và "những nét chữ vuông tươi tắn...nói lên những hoài bão tung hoành của một đời con người", trước lời khuyên của Huấn Cao, viên quản ngục có cử chỉ, thái độ như thế nào? T.T6: *So sánh hai câu nói của viên quản ngục:"xin lĩnh ý"-"xin bái lĩnh"? (xin nhận - lạy nhận: cái đẹp của thiên lương, nhận ra sự mê muội) *Em có dự đoán gì sự thay đổi của viên quản ngục sau này? (đã nhận ra sự mê muội - sống trong cái xấu, cái ác " sẽ thay đổi: cái đẹp của thiên lương đã chiến thắng cái xấu, cái ác. T.T7: *Có những cái cúi đầu làm cho con người trở nên hèn hạ, có những cái vái lạy làm cho con người đê tiện. Nhưng cũng có những cái cúi đầu làm cho con người bỗng trở nên cao cả hơn, lớn lao hơn, lẫm liệt hơn, sang trọng hơn. Đấy là cái cúi đầu trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương. - Cao Bá Quát (nguyên mẫu của nhân vật Huấn Cao) có một câu thơ thật đẹp, thật sang (chữ dùng của Nguyễn Đăng Mạnh): "Nhất sinh đê thủ bái mai hoa" (một đời chỉ biết cúi đầu vái lạy hoa mai)- * Giáo viên liên tưởng với tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" của O'Henry để làm nổi bật giá trị của cái đẹp - nghệ thuật. * Nghệ thuật không chỉ để biểu thị cho cái đẹp để thưởng thức mà nghệ thuật còn cảm hóa con người, cứu sống con người. Có lẽ ở tác phẩm này, Cái đẹp không những đã cảm hóa được viên quản ngục mà còn cứu y thoát khỏi sự "mê muội". Nói đúng hơn là đã giúp y trở lại với cuộc sống lương thiện như bản chất vốn có của y. T.T8: Em có nhận xét gì về khả năng sử dụng ngôn ngữ, nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật của tác giả qua đoạn này? (đặc biệt diễn biến tâm lý của viên quản ngục). *Hoạt động 3: T.T1: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận: * Nhóm 1,2 thảo luận: những thành công về nghệ thuật của Nguyễn Tuân sử dụng trong "Chữ người tử tù" (đã phân tích ở hai tiết trước và qua phần trên). * Nhóm 3,4 thảo luận về giá trị nội dung của tác phẩm. T.T2: Sau đó học sinh trình bày, nhận xét; giáo viên chốt lại. +Về ngôn ngữ: từ Hán -Việt phong phú " trang trọng. +Về đối thoại, lối dẫn dắt truyện: " Tạo không khí cổ xưa. +Về tính cách nổi bật: Huấn Cao +Về tâm lý tinh vi, sâu sắc: viên quản ngục. +Tình huống xung đột, giàu kịch tính: mối quan hệ giữa Huấn Cao và viên quản ngục; giữa cảnh và người,... + Kết hợp thành công hai yếu tố lãng mạn và hiện thực. *Hoạt động 4: Củng cố, nâng cao và ứng dụng kiến thức: *Bài tâp 1: Giả sử, khi đã hiểu tâm sự, nỗi lòng của viên quản ngục, Huấn Cao không cho chữ có được không? Hãy trình bày lý lẽ của mình? TT1: Giáo viên đưa tình huống để học sinh tranh luận. T.T2: Học sinh tranh luận, giáo viên đánh giá, tổng kết. *Bài tập 2: Có người cho rằng, Nguyễn Tuân là nhà văn của quan điểm duy mỹ, chỉ trọng cái đẹp của hình thức mà không cần đến nội dung, luôn đặt nghệ thuật lên trên mọi cái thiện, ác ở đời (Nghệ thuật vị nghệ thuật). Em có nhận xét gì về ý kiến trên? * Cách làm như bài tập 1. *Bài tâp 4 sách giáo khoa (trang 177). T.T1: Gọi một học sinh đọc nội dung bài tập 4. T.T2: Học sinh tranh luận, giáo viên đánh giá, tổng kết. I. TÌM HIỂU CHUNG II. PHÂN TÍCH 1. 2. 3. Cảnh cho chữ và lời khuyên của Huấn Cao a. Cảnh cho chữ: * Khung cảnh: - Lúc nửa đêm - Trong buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, đầy mạng nhện, phân gián, phân chuột. - Khói tỏa như đám cháy nhà. " "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có" * Con người: Huấn Cao-người cho chữ Viên quản ngục-người nhận chữ Người tử tù (sắp bị chém) - Cổ đeo gông, chân vướng xiềng - "tô đậm nét chữ trên tấm lụa trắng tinh" "Tư thế đĩnh đạc, hiên ngang. Quan coi ngục (đại diện chế độ nhà tù PK) - Khúm núm, run rẩy "Khuất phục trước khí phách của người cho chữ * Nghệ thuật: Miêu tả tương phản, đối lập. [ Giá trị của cái đẹp và lòng yêu cái đẹp được tôn cao. b. Lời khuyên của Huấn Cao đối với viên quản ngục: * Lời khuyên: - "thay chốn ở đi", "về quê mà ở", "hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã", "rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ". * Ý nghĩa : - Cái đẹp có thể sản sinh từ đất chết, nơi tội ác ngự trị, nhưng không thể sống chung với tội ác. - Con người muốn thưởng thức cái đẹp thì phải giữ vững "thiên lương". * Tác dụng: - viên quản ngục: + Cảm động, vái người tù + Nghẹn ngào: "kẻ mê muội này xin bái lĩnh" " Cái đẹp của thiên lương đã cảm hóa được con người. * Nghệ thuật: - Ngôn ngữ vừa trang trọng vừa giàu cảm xúc - Phân tích tâm lý nhân vật sâu sắc, tinh vi. III. TỔNG KẾT: 1. Giá trị nghệ thuật: - Nghệ thuật viết truyện vừa cổ kính (ngôn ngữ, cách đối thoại...) vừa hiện đại (khắc họa tính cách nhân vật, miêu tả tâm trạng, phân tích tâm lý nhân vật sâu sắc). - Tạo những tình huống xung đột đầy kịch tính - Kết hợp nhuần nhuyễn thủ pháp lãng mạn (lý tưởng hóa, phóng đại, miêu tả đối lập...) và bút pháp hiện thực (miêu tả cụ thể, chính xác, giàu chất tạo hình). 2. Giá trị nội dung: Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục, Nguyễn Tuân đã đề cao sự khí phách, tài hoa; đồng thời khẳng định: cái đẹp của thiên lương có một sức mạnh kỳ diệu, có sức sống bất diệt và sự cảm hóa vô biên! IV. LUYỆN TẬP: Bài tâp1: * Không cho chữ: -Giữa Huấn Cao và viên quản ngục là kẻ thù địch, đối lập về quan điểm (yêu quý, trân trọng cái đẹp) - Huấn Cao ích kỷ, tầm thường * Cho chữ: Thể hiện sự tri kỷ, tri ân (tạo cái đẹp, trân trọng, gìn giữ nó). Bài tập 2: Trong "Chữ người tử tù", nhà văn rất coi trọng sự hài hòa giữa "tâm" và "tài", "thiện" và "mỹ" (trái ngược với ý kiến trên). Bài tâp 4: Nếu để đoạn văn này, niềm vui của viên quản ngục quả là tầm thường, ích kỷ, vẻ đẹp của nhân vật sẽ bị giảm đi nhiều ( không nhất quán với vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật như đã phân tích ở trên). * Dặn dò: (1 phút) - Học sinh đọc kỹ lại tác phẩm, tóm tắt và nắm chắc cốt truyện. - Nắm kỹ giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. - Soạn "Hạnh phúc của một tang gia" chuẩn bị cho tiết sau.

File đính kèm:

  • docchu nguoi tu tu(3).doc
Giáo án liên quan