Giáo án chuẩn dạy tuần 4 lớp 2

 Toán - Tiết : 16

Bài: 29 + 5

I. MỤC TIÊU :

• KT: Biết cách thực hiện phép tính cộng có dạng 29 + 5 .Lập được bảng 9 cộng với một số.Giải bài toán có lời văn bằng 1 phép cộng.

• KN: HS biết đặt tính. Nhận biết trực giác về tính giao hoán của phép cộng.

• TĐ: HS yêu thích môn học, cẩn thận khi trình bày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

• GV: Bảng gài, que tính . Nội dung bài tập 3 viết sẵn trên bảng phụ .

• HS: Bảng con,VBT

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3883 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án chuẩn dạy tuần 4 lớp 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO GIẢNG TUẦN 4 THỨ NGÀY TTT TCT MÔN BÀI DẠY THỨ HAI 9/9/2013. 1 2 3 4 1 16 10 11 SHĐT Toán TẬP ĐỌC TẬP ĐỌC 29+5, Bím tóc đuôi sam Bím tóc đuôi sam THỨ BA 10/9/2013 1 2 17 6 TOÁN CHÍNH TẢ 49+5 Bím tóc đuôi sam THỨ TƯ 11/9/2013 1 2 3 12 4 18 TẬP ĐỌC LTVC TOÁN Trên chiếc bè Từ chỉ sự vật. Từ ngữ về ngày, tháng, năm Luyện tập THỨ NĂM 12/9/2013 1 2 3 4 19 8 2 4 Toán Chính tả Kể chuyện Phụ đạo . 8+với một số: 8+5 NV: trên chiếc bè Bím tóc đuôi sam TV THỨ SÁU 13/9/2013 1 2 3 4 5 4 20 3 4 4 Tập làm văn TOÁN Tập viết HĐNGLL SHCT Cảm ơn, xin lỗi 28+5 Chữ hoa C SHCT4 Thứ hai ngày 9 tháng 09 năm 2013 Toán - Tiết : 16 Bài: 29 + 5 MỤC TIÊU : KT: Biết cách thực hiện phép tính cộng có dạng 29 + 5 .Lập được bảng 9 cộng với một số.Giải bài toán có lời văn bằng 1 phép cộng. KN: HS biết đặt tính. Nhận biết trực giác về tính giao hoán của phép cộng. TĐ: HS yêu thích môn học, cẩn thận khi trình bày. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : GV: Bảng gài, que tính . Nội dung bài tập 3 viết sẵn trên bảng phụ . HS: Bảng con,VBT CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau : + HS 1 thực hiện phép tính : 9 + 5; 9 + 7. Nêu cách đặt tính, viết phép tính 9 + 7 . + HS 2 tính nhẩm : 9 + 5 + 3; 9 + 7 + 2. - Nêu cách tính 9 + 7 + 2. - Nhận xét và cho điểm HS . Dạy – học bài mới : 2.1 Giới thiệu bài : Trong giờ học toán hôm nay chúng ta sẽ thực hiện phép cộng có nhớ số có 2 chữ số với số có một chữ số dạng 29 + 5 . 2.2 Phép cộng 29 + 5 : Bước 1 : Giới thiệu -Nêu bài toán : Có 29 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ? - Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào ? Bước 2 : Đi tìm kết quả : - GV yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả. GV sử dụng bảng gài và que tính để hướng dẫn HS tìm kết quả của 29 + 5 như sau : - Gài 2 bó que tính và 9 que tính lên bảng gài. Nói : Có 29 que tính, đồng thời viết 2 vào cột chục, 9 vào cột đơn vị như phần bài học trong SGK . - Gài tiếp 5 que tính xuống dưới 9 que tính rời và viết 5 vào cột đơn vị ở dưới 9 và nói : thêm 5 que tính . - Nêu : 9 que tính rời với 1 que tính rời là 10 que tính, bó lại thành 1 chục. 2 chục ban đầu với 1 chục là 3 chục. 3 chục với 4 que tính rời là 34 que tính. Vậy 29 + 5 = 34 . Bước 3 : Đặt tính và tính - Gọi 1 HS bất kỳ lên bảng đặt tính và nêu lại cách làm của mình. - Nghe và phân tích đề toán . - Thực hiện phép cộng 29+ 5 . - HS thao tác trên que tính và đưa ra kết quả : 34 que tính ( các em có thể tìm theo nhiều cách khác nhau) . - Lấy 29 que tính đặt trước mặt . - Lấy thêm 5 que tính . 29 5 34 + Viết 29 rồi viết 5 xuống dưới sao cho 5 thẳng cột với 9. Viết dấu + và kẻ vạch ngang . -Cộng từ phải sang trái, 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 thẳng 5 và 5, nhớ 1. 2 thêm 1 là 3, viết 3 vào cột chục . Vậy 29 + 5 = 34 . 2.3 Luyện tập – Thực hành : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự làm bài . - Nhận xét sửa sai. - HS làm bài vào bảng con: 59 79 69 + + + 5 2 3 64 81 72 79 89 9 + + + 1 6 63 80 95 72 Bài 2 : - Gọi 1 HS đọc đề bài . - Muốn tính tổng ta làm như thế nào ? - Cần chú ý điều gì khi đặt tính ? - Gọi HS nhận xét bài của bạn . - Yêu cầu HS nêu cách cộng của phép tính 59 + 6; 19 + 7 ( mỗi HS 1 phép tính ) . - HS đọc đề bài . - Lấy các số hạng cộng với nhau - Ghi các số cho thẳng cột với nhau . -2 HS làm bảng lớp: a) 59 và 6 b) 19 và 7 59 19 + + 6 7 65 26 - Nhận xét bài về kết quả, cách viết phép tính của bạn . Bài 3 : Dự kiến cho HS giỏi. - Gọi 1 HS đọc đề bài . - Muốn có hình vuông ta phải nối mấy điểm với nhau ? - Yêu cầu HS tự làm bài . - Gọi 1 HS chữa bài . - Yêu cầu HS gọi tên 2 hình vuông vừa vẽ được - Nối các điểm để có hình vuông . - Nối 4 điểm . - Thực hành nối . - Cả lớp theo dõi chỉnh sửa bài của mình . - Hình vuông ABCD, hình vuông MNPQ . 3/.Củng cố , dặn dò : - GV nhận xét tiết học, biểu dương các HS chú ý học, có tiến bộ. Nhắc nhở các em chưa tiến bộ. - Dặn dò HS về nhà luyện tập thêm về phép cộng dạng 29 + 5 . Tập đọc – Tiết :10 & 11 Bài : BÍM TÓC ĐUÔI SAM I. MỤC TIÊU 1.KT: - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Hiểu nghĩa các từ khó: bím tóc đuôi sam, tết, loạng choạng, ngượng nghịu, phê bình. - Hiểu ý nghĩa, nội dung câu chuyện: đối với bạn bè các em không nên nghịch ác mà phải đối xử tốt, đặc biệt là với các bạn gái. 2.KN: HS đọc to ,rõ ràng ,trả lời đúng các câu hỏi SGK. KNS: Kiểm soát cảm xúc, Thể hiện sự cảm thông,Tìm kiếm sự hỗ trợ,Tư duy phê phán. 3.TĐ:HS yêu thích môn học , biếtđối xử tốt với các bạn trong lớp. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - GV: Tranh minh họa bài tập đọc SGK , bảng phụ . - HS: Dụng cụ học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ Gọi 2 HS lên bảng. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Luyện đọc đoạn 1, 2 * GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt. Hướng dẫn cách đọc. Đọc tường câu trong bài. -Luyện đọc , giải nghĩa từ khó. - Nhận xét Đọc từng đoạn. Thi đọc -Yêu cầu HS đọc thi đoạn 3. - Nhận xét , tuyên dương. * Đọc đồng thanh 2.3. Tìm hiểu đoạn 1, 2 GV nêu câu hỏi SGK Em nghĩ như thế nào về trò đùa của Tuấn? - GV: Khi bị Tuấn trêu, làm đau, Hà đã khóc và chạy đi mách thầy giáo. Sau đó, chuyện gì đã xảy ra, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài. HS đọc thuộc lòng bài thơ Gọi bạn và trả lời câu hỏi: HS 1 trả lời câu: Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ? Vì sao đến giờ Dê Trắng vẫn gọi “Bê! Bê” ? HS 2: Nêu nội dung của bài. Theo dõi GV đọc mẫu và đọc thầm theo. HS tiếp nối nhau đọc. - Cá nhân : bím tóc đuôi sam, loạng choang, ngượng nghịu. 4 HS Nối tiếp nhau đọc đoạn 1, 2. 3HS đọc trước lớp sau đó đọc theo nhóm. Lơp đọc cả bài 1 lần. HS trả lời. HS phát biểu ý kiến không tán thành. Chẳng hạn: Tuấn đùa ác, như vậy là bắt nạt bạn. Tuấn không tôn trọng Hà. Tuấn không biết cách chơi với bạn. TIẾT 2 2.4 Luyện đọc đoạn 3, 4 GV đọc mẫu. Đọc từng câu. Đọc từng đoạn theo nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm. Đọc đồng thanh. 2.5. Tìm hiểu đoạn 3, 4 - Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn 3-4 - Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi GV nêu câu hỏi SGK 2.6 Luyện đọc lại. Yêu cầu HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm từ 1 đến 2HS. Sau đó phổ biến nhiệm vụ. Theo dõi các nhóm luyện tập trong nhóm. Yêu cầu lần lượt các nhóm trình bày. Nhận xét, công bố kết quả. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ Hỏi: Bạn Tuấn trong truyện đáng chê hay đáng khen? Vì sao? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? Nhận xét tiết học. -Tuyên dương - Nhắc nhở Cả lớp mở SGK thoe dõi đọc thầm. Tiếp nối nhau đọc. Nối tiếp nhau đọc đoạn 3, 4. Tổ chức đọc bài theo nhóm. Thi đọc cá nhân, đồng thanh. Cả lớp đọc bài. HS trả lời. Các nhóm tự phân vai: Người dẫn chuyện, Hà, Tuấn, Thầy giáo, 3 đến 4 bạn đóng vai bạn cùng lớp với Hà. Luyện đọc trong nhóm . Đọc theo vai. - Bạn vừa đáng khen lại vừa đáng chê. Đáng chê vì Tuấn đã nghịch ác với Hà. Đáng khen vì Tuấn đã biết nhận ra lỗi của mình và xin lỗi Hà. Chúng ta cần đối xử tốt với bạn bè, đặc biệt là các bạn gái. Thứ ba ngày 10tháng 9 năm 2013 Toán Tiết: 17 Bài: 49 + 25 MỤC TIÊU : KT: -Biết cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 49 + 25 . Giải bài toán bằng 1 phép cộng. KN: - Áp dụng kiến thức về phép cộng trên để giải các bài toán có liên quan . TĐ: - HS yêu thích môn học ,cẩn thận khi làm bài. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : GV: - Bảng gài, que tính . Ghi sẵn nội dung bài tập 2 trên bảng phụ . HS: Bảng con, bảng gài , que tính. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau : + HS 1 đặt tính và thực hiện phép tính : 69 + 3; 39 + 7. Nêu cách làm đối với phép tính 39 + 7 . + HS 2 đặt tính và thực hiện phép tính : 29 + 6; 79 + 2. Nêu cách làm đối với phép tính 79 + 2 . - Nhận xét và cho điểm HS . 2. Dạy – học bài mới : 2.1 Giới thiệu bài : GV giới thiệu ngắn gọn và ghi đầu bài lên bảng lớp . 2.2 Phép cộng 49 + 25 : Bước 1 : Giới thiệu -Nêu bài toán : Có 49 que tính, thêm 25 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ? - Hỏi : Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào ? Bước 2 : Đi tìm kết quả : - GV cho HS sử dụng que tính để tìm kết quả . - GV có thể hướng dẫn HS thao tác trên que tính như các tiết học trước : 49 gồm 4 chục và 9 que tính rời (gài lên bảng gài); thêm 25 que tính. 25 gồm 2 chục và 5 que tính rời (gài lên bảng gài). 9 que tính rời ở trên với 1 que tính rời ở dưới là 10 que tính bó thành 1 chục. 4 chục với 2 chục là 6 chục, 6 chục thêm 1 chục là 7 chục. 7 chục với 4 que tính rời là 74 que tính. Vậy 49 + 25 = 74 . Bước 3 : Đặt tính và tính - Gọi 1 HS lên bảng đặt tính, thực hiện phép tính sau đó nêu lại cách làm của mình. - Gọi HS khác nhận xét, nhắc lại cách làm đúng - Nghe và phân tích đề toán . - Thực hiện phép cộng 49+ 25 . - HS thao tác trên que tính để tìm ra kết quả là 74 que tính . - HS làm theo thao tác của GV . 49 25 74 + Viết 49 rồi viết 25 xuống dưới 49 sao cho 5 thẳng cột với 9, 2 thẳng cột với 4. Viết dấu + và kẻ vạch ngang . -9 cộng 5 bằng 14, viết 4, nhớ 1. 4 cộng 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7. Vậy 49 + 25 = 74 . 2.3 Luyện tập – Thực hành : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự làm bài, gọi 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 3 con tính . - Yêu cầu nêu cách thực hiện các phép tính : 69 + 24; 69 + 6 . - HS làm bài vào Vở nháp, nhận xét bài của bạn trên bảng và tự kiểm tra bài của mình . - Mỗi HS nêu cách làm của một phép tính ( nêu tương tự như với phép tính 49 + 25 đã giới thiệu ở trên) . Bài 3 : - Gọi 1 HS đọc đề bài . - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán yêu cầu tìm gì ? - Muốn biết cả 2 lớp có bao nhiêu HS ta phải làm như thế nào ? - Yêu cầu HS làm bài . - Nhận xét ,hd nêu lờ giải khác. -Gọi 1-2HS đọc lại bài giải. - Nối các điểm để có hình vuông . - Số HS lớp 2A là 29, 2B là 25 . - Tổng số HS cả 2 lớp . - Thực hiện phép cộng 29 + 25 . - HS viết tóm tắt và trình bày bài giải . Tóm tắt Lớp 2A : 29 học sinh Lớp 2B : 25 học sinh Cả hai lớp : ........ học sinh ? Bài giải Số học sinh cả hai lớp là : 29 + 25 = 54 ( học sinh ) Đáp số : 54 học sinh . 2.4 Củng cố , dặn dò : - Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng . - Giáo dục liên hệ thực tế. - GV nhận xét và tổng kết tiết học . - 2hs : Đặt tính : Viết số hạng thứ nhất sau đó viêt số hạng thứ hai xuống dưới sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục . - Thực hiện tính từ phải sang trái . Chính tả–Nghe viết 7 Bài: BÍM TÓC ĐUÔI SAM I. MỤC TIÊU KT: - Chép lại chính xác đoạn Thầy giáo nhìn hai bím tóc…em sẽ không khóc nữa trong bài Bím tóc đuôi sam. KN: Trình bày đúng hình thức đoạn văn hoại thoại. Viết đúng một số chữ có vần yên/ iên; vần ăn/ âng. TĐ : HS yêu thích môn học , cẩn thận khi viết bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC GV: Bảng phụ chép sẵn nội dung đoạn cần chép. HS: Bảng con, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ khó của tiết trước và yêu cầu HS viết lên bảng. HS dưới lớp viết ra nháp. Nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Hướng dẫn tập chép.. Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn cần chép. Trong đoạn văn có những ai? Thầy giáo và Hà đang nói với nhau về chuyện gì? Tại sao Hà không khóc nữa? b) Hướng dẫn cách trình bày -YC HS lần lượt đọc các câu có dấu hai chấm, các câu có dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm. Hỏi: Ngoài dấu hai chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, trong đoạn văn còn có các dấu câu nào? Dấu gạch ngang đặt ở đâu? c) Hướng dẫn viết từ khó Yêu cầu HS đọc các từ dễ lẫn, các từ khó viết (tùy theo đặc điểm HS lớp mình mà GV xác định cho phù hợp. Yêu cầu HS viết các từ vừa đọc. Chỉnh sửa lỗi cho HS nếu có. d) Chép bài e) Soát lỗi. - GV đọc lại bài 1 lần g) Chấm bài - Thu 10 bài chấm - Nhận xét – tuyên dương 2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 2. Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập, Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng. Yêu cầu cả lớp đọc các từ trong bài tập sau khi đã điền.. Bài 3. - Nhận xét sửa sai b.Vâng lời, bạn thân, nhà tầng, bàn chân. 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ GV nhận xét tiết học, tuyên dương các em học tốt, viết đẹp, không mắc lỗi, động vien các em còn mắc lỗi cố gắng hơn. Dặn HS về nhà viết lại những lỗi sai của mình. Nghe GV đọc và viết theo. - Hạn hán,lang thang,khắp nẻo,gọi hoài. 2 HS lần lượt đọc đoạn cần chép. Thầy giáo và Hà. Về bím tóc của Hà. -Vì thầy khen bím tóc của Hà rất đẹp. Nhìn bảng và đọc bài. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu gạch ngang. Đặt ở đầu dòng (đầu câu). Tìm và đọc các từ theo yêu cầu của GV. + thầy giáo, xinh xinh, nước mắt, nín + bím tóc, vui vẻ, khóc, tóc, ngước khuôn mặt, cũng cười 2 HS viết trên bảng lớp, còn lại HS dưới lớp viết nháp. - HS nhìn bảng chép. - HS nhìn bảng soát lỗi 2 HS đọc yêu cầu. 1 HS làm bảng:yên ổn, cô tiên,chim yến, thiếu niên. Nhận xét bài bạn trên bảng, kiểm tra bài mình. - Lớp làm bài vào vở. - Xem trước bài Trên chiếcbè Thứ tư ngày 11 tháng 9 năm 2013 Tập đọc – Tiết 12 Bài: TRÊN CHIẾC BÈ I. MỤC TIÊU 1. KT: - Đọc trơn được cả bài. -Đọc đúng các từ ngữ.Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ. 2. KN: - Hiểu nghĩa các từ: ngao du thiên hạ, bèo sen, đen sạm, bái phục, lăng xăng. - Hiểu nội dung bài: Tả chuyến đi du lịch đầy thú vị trên sông của Dế Mèn và Dế Trũi 3.TĐ: - Yêu thích môn học, đối xử tốt với bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Tranh minh họa bài Tập đọc trong SGK phóng to. - HS: Một con dế. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ Kiểm tra 2 HS. Nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Luyện đọc * GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt. Hướng dẫn cách đọc. * Đọc từng câu trong bài. * Đọc từng đoạn. Yêu cầu luyện đọc theo nhóm. * Thi đọc * Đọc đồng thanh. 2.3. Tìm hiểu bài - Gv Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách nào? -Trên đường đi hai bạn thấy những gì? - Nội dung bài nói lên điều gì? Gv nhận xét chốt lại bài. 2.4 Luyện đọc lại. - HD HS đọc diễn cảm cả bài - Nhận xét, tuyên dương. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ Hỏi: Hai chú dế có yêu quý nhau không? Vì sao em biết điều đó? Nhận xét, tổng kết giờ học. Dặn dò HS về nhà đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau. HS 1 đọc đoạn 1, 2 bài Bím tóc đuôi sam và trả lời câu hỏi:Vì sao Hà lại khóc? - HS 2 đọc đoạn 3, 4 bài Bím tóc đuôi sam và trả lời câu hỏi: Thầy giáo khuyên Tuấn điều gì? HS nghe và đọc thầm theo. Nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. HS đọc . Đọc nối tiếp. HS 1 đọc từ đầu đến trôi băng băng. HS 2 đọc đoạn còn lại. Chia nhóm và đọc trong nhóm. 1-2 HS Ghép ba bốn lá bèo sen lại, thành một chiếc bè. Nước trong vắt,……cuakềnh ………cả mặt nước. Qua cuộc đi chơi đầy thú vị, tác giả đã cho chúng ta thấy rõtình bạn đẹp đẽ giữa Dế Mèn và Dế Trũi. - 2,3 HS đọc. - Xem bài : Chiếc but mực. LT&C - Tiết 4 Bài: TỪ CHỈ ĐỒ VẬT. TỪ NGỮ VỀ NGÀY THÁNG NĂM I. MỤC TIÊU KT: Tìm được một sốtừ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối. Biết đặt câu hỏi và trả lời về thời gian (ngày, tháng, năm, tuần và ngày trong tuần). Biết dùng dấu để ngắt câu trọn ý và viết lại đúng chính tả. KN: HS làm đúng các bài tập , trình bày sạch đẹp. TĐ: yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3 , 3 PBT 1 HS: Bảng con, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu mỗi em đặt 2 câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) là gì? Nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Hướng dẫn tập chép. Trò chơi: thi tìm từ nhanh. Nêu yêu cầu: Tìm các từ chỉ người, chỉ vật, chỉ cây cối, con vật. Chia nhóm HS và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy Roki kẻ bảng nội dung bài tập 1 và một số bút. GV và HS cả lớp kiểm tra số từ tìm được, viết đúng vị trí. Công bố nhóm thắng cuộc là nhóm có nhiều từ đúng nhất. - Nhận xét tuyên dương *Bài 2 Gọi 1 HS đọc đề bài. Yêu cầu 1 HS đọc mẫu. Gọi 2 cặp HS thực hành theo mẫu. Yêu cầu HS thưc hiện hỏi đáp với bạn bên cạnh. Gọi một số cặp HS lên trình bày. Nhận xét bổ sung. *Bài 3 Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó đọc liền hơi (không nghỉ) đoạn văn trong SGK. Hỏi HS vừa đọc bài: Có thấy mệt không khi đọc mà không được ngắt hơi? Hỏi HS dưới lớp: Con có hiểu ý đoạn văn này không? Nếu cứ đọc liền như vậy thì có khó hiểu không? Nêu: để giúp người đọc dễ đọc, người nghe dễ hiểu ý nghĩa của đoạn , chúng ta phải ngắt đoạn thành các câu. Khi ngắt đoạn văn thành câu, cuối câu phải đặt dấu gì? Chữ cái đầu câu viết thế nào? Nêu: Đoạn văn này có 4 câu, hãy thực hiện ngắt đoạn văn thành 4 câu. Lưu ý mỗi câu phải diễn đạt 1 ý trọn vẹn. - Chữa bài và cho HS làm bài vào Vở bài tập. 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Giáo dục các em khi nói viết phải thành câu Nhận xét tiết học, tuyên dương các em tích cực, nhắc nhở các em còn chưa chú ý. Dặn dò HS về nhà tìm thêm các từ chỉ người, đồ vật, cây cối, con vật. 2 HS : Bạn Lan là học sinh giỏi Chiếc cặp sách là người ba thân thiết của em. 2 HS nhắc lại - Thảo luận nhóm Chỉ người Chỉ đồ vật Chỉ con vật Chỉ cây cối Học sinh Cô giáo Bác sĩ Ghế Tủ bàn ti vi Chim sâu Sáo Bồ câu Xoài Mít Oi Nhãn - Chia nhóm và tìm từ trong nhóm. Sau 5 phút các nhóm mang bảng từ lên dán. - Đếm số từ tìm được của các nhóm Làm bài vào vở bài tập Thực hành theo mẫu trước lớp. Thực hàh hỏi – đáp. ? Bạn sinh ngày mấy? ? Hôm nay là ngày mấy? Trình bày hỏi – đáp trước lớp. 1-2 hs đọc bài. - Rất mệt. Khó nắm được hết ý của bài. Cuối câu viết dấu chấm. Chữ cái đầu câu viết hoa. 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào VBT. Trời mưa to. Hà quên mang áo mưa. Lan rủ bạn đi chung áo mưa với mình. Đôi bạn vui vẻ ra về. - Xem trước bài tuần 5: Tên riêng . Câu kiểu Ai là gì? Toán - Tiết 18 Bài: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : 1. KT: -Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng : 9 + 5; 29 + 5; 49 + 25 .So sánh một tổng với một số, so sánh các tổng với nhau .Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính cộng . 2. KN:- HS làm đúng các bài tập , trình bầy sạch ,đẹp. 3. TĐ : HS yêu thích môn học , cẩn thaạn khi trình bày. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - GV:3 PBT 3 - Bảng con , VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau : Tìm tổng biết các số hạng của phép cộng lần lượt là : a) 9 và 7 b) 39 và 6 c) 29 và 45 - Nhận xét và cho điểm HS . 2. Dạy – học bài mới : 2.1 Giới thiệu bài : GV giới thiệu ngắn gọn tên bài rồi ghi lên bảng lớp . 2.2 Luyện tập : Bài 1 : - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc kết quả của các phép tính . - Yêu cầu HS ghi lại kết quả vào Vở bài tập. - Nhận xét, ửa sai. - HS trình bày nôi tiếp theo dãy, mỗi HS nêu một phép tính sau đó ngồi xuống cho bạn ngồi sau nêu tiếp . - Làm bài vào Vở bài tập . 9+4=13 9+3=12 9+2=11 9+6=15 9+5=14 9+9=18 9+8=17 9+7=16 9+1=10 Bài 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài . - Gọi 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào Vở bài tập . - Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng . - Gọi 3 HS lần lượt nêu lại cách thực hiện các phép tính 19 + 9; 81 + 9; 20 + 39 . - Nhận xét và cho điểm . - Tính . - Tự làm bài tập . 29 19 39 9 + + + + 45 9 26 37 - Bạn làm đúng/sai ( nếu sai cần yêu cầu HS sửa lại luôn ) . - HS trả lời . Bài 3 : - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? - Viết lên bảng : 9 + 5 ......... 9 + 6 . - Hỏi : ta phải điền dấu gì ? - Vì sao ? - Trước khi điền dấu ta phải làm gì ? - Có cách nào khác không ? - Yêu cầu HS làm bài trong Vở bài tập, 1 HS lên bảng làm bài . - Hỏi : Khi so sánh 9 + 2 và 2 + 9 có cần thực hiện phép tính không ? Vì sao ? - Điền dấu , = vào chỗ chấm thích hợp . - Điền dấu < . - Vì 9 + 5 = 14; 9 + 6 = 15; mà 14<15 nên 9 + 5 < 9 + 6 . - Phải thực hiện phép tính . - Ta có : 9=9; 5<6 vậy 9 + 5 < 9 + 6 - Làm bài tập sau đó nhận xét bài của bạn trên bảng . - Không cần, vì khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi . Bài 4 : - Yêu cầu HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau . - Nhận xét, sửa sai - Gọi HS đặt lời giải khác - Làm bài tập vào Vở bài tập - 1 Hs giả bảng lớp. Tóm tắt Gà trống: 19 con Gà mái : 25 con Có tất cả:…..con? Bài giải Có tất cả ssố con gà là: 19 + 25 = 44 (con gà) Đáp số: 44 con gà 3 Củng cố , dặn dò : - Trò chơi : Thi đọc thuôc bảng 9 cộng với một số. - Dặn HS về xem trước bài : 8+5 - Nhận xét tiết học. Thứ năm ngày 12 tháng 9 năm 2013 Toán - Tiết: 19 8 CỘNG VỚI MỘT SỐ 8 + 5 I. MỤC TIÊU : KT: Biết cách thực hiện phép cộng dạng 8 + 5 .Lập và học thuộc bảng công thức 8 cộng với một số .Biết giải bài toán có lời văn . KN: HS nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng. TĐ: HS yêu thích môn học, cẩn thận khi tính toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : - GV: Que tính , bảng phụ . - HS: Bảng con, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1. Giới thiệu bài : - Ghi đầu bài lên bảng và hỏi : 8 + 5 giống phép tính nào đã học ? - Bài học hôm nay của chúng ta là : 8 cộng với một số. 8 + 5 . - Giống phép tính 9 + 5 . 2. Dạy – học bài mới : 2.1 Phép cộng 8 + 5 : Bước 1 : Giới thiệu - Nêu bài toán : có 8 que tính, thêm 5 que tính. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính ? - Hỏi : Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào ? Bước 2 : Tìm kết quả - Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả . Bước 3 : Đặt tính và thực hiện phép tính - Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính . - Hỏi : Đặt tính như thế nào ? - Tính như thế nào ? - Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính . - Nghe và phân tích bài toán . - Thực hiện phép cộng 8 + 5 . - HS sử dụng que tính sau đó báo cáo kết quả với GV. Nêu cách tìm kết quả của mình ( HS có thể đếm thêm 5 que tính vào 8 que tính và ngược lại; có thể gộp 8 với 5 rồi đếm; có thể tách 5 que thành 2 và 3, 8 với 2 là 10 que tính , 10 với 3 là 13 que tính . - 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài ra nháp . 8 + 5 13 - Đặt tính sao cho các đơn vị thẳng cột với nhau ( 5 thẳng 8 ) . - 8 cộng 5 bằng 13, viết 3 vào cột đơn vị thẳng với 8 và 5, viết 1 vào cột chục - Nhắc lại các câu trả lời trên (2 đến 3HS) 2.2 Lập bảng công thức : 8 cộng với một số : - GV ghi phần các công thức như bài học lên bảng : 8 + 3 = ............ 8 + 4 = ............ .............................. 8 + 9 = ............ - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng công thức 8 cộng với 1 số . - Xóa dần các công thức trên bảng cho HS học thuộc lòng . - HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính ( có thể theo tổ hoặc theo dãy ). Chẳng hạn : HS 1 : 8 cộng 3 bằng 11; HS 2 : 8 cộng 4 bằng 12 ...... cứ thế cho đến hết . - Đọc đồng thanh theo bàn, tổ, dãy, cả lớp . - Học thuộc lòng các công thức . 2.3 Luyện tập – thực hành : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự làm bài . - Nhận xét , tuyên dương. - HS tự làm bài cá nhân. Sau đó, 2 HS làm bảng lớp 8 + 3 = 11 8 + 6 = 14 8 + 4 = 12 8 + 7 = 15 8 + 5 = 13 8 + 8 = 16 Bài 2 : - Gọi 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 3 con tính . - Hỏi 2 HS lên bảng câu hỏi sau : - Nêu cách thực hiện 8 + 7 - Nêu cách thực hiện 8 + 8 - Nhận xét , tuyên dương. - HS Làm bài tập vào bảng con 8 8 8 8 + + + + 7 9 8 6 15 17 16 14 - 8 cộng 7 bằng 15, viết 5 thẳng cột với 8 và 7, viết 1 vào cột chục. - 8 cộng 8 bằng 16, viết 6 thẳng cột với 8 và 7, viết 1 vào cột chục. Bài 4 : - Yêu cầu HS đọc đề bài . - Bài toán cho biết những gì ? - Bài toán yêu cầu tìm gì ? - Làm cách nào để biết số tem của hai bạn ? - Tại sao ? - Yêu cầu HS làm bài . - Nhận xét , sửa sai. - 1 HS đọc đề bài . - Hà có 8 con tem, Mai có 7 con tem .- Số tem của 2 bạn . - Thực hiện phép tính 8 + 7 . - Vì 8 và 7 là số tem của từng bạn. Muốn tính số tem của cả hai bạn ta phải cộng hai số với nhau . -HS ghi tóm tắt , trình bày bài giải vào Vở Số con tem cả hai bạn có là: 8 + 7 = 15 (con tem) Đáp số: 15 con tem 3/ Củng cố , dặn dò : - Tổ chức trò chơi : thi học thuộc lòng bảng các công thức 8 cộng với một số . - GV nhận xét tiết học . - Dặn dò HS học thuộc lòng bảng công thức trên. Chính tả (NV) – Tiết 8 Bài: TRÊN CHIẾC BÈ I. MỤC TIÊU KT: Nghe và viết lại chính xác, không mắc lỗi đoạn: Tôi và Dế Trũi … nằm dưới đáy trong bài tập đọc Trên chiếc bè. KN: Trình bày đúng yêu cầu 1 đoạn văn: Chữ đầu đoạn lùi vào 1 ô, chữ đầu câu viết hoa, cuối câu có chấm câu.Củng cố quy tắc chính tả với iê/ yê. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ân/âng. TĐ: HS cẩn thận khi viết bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC GV: Bảng phụ ghi nội dung bàig tập 3. HS: Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Hoạt động

File đính kèm:

  • docTUAN 4.doc