Kiến thức
HS biết:
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của H¬2¬S.
- Tính axit yếu, ứng dụng của H¬2¬S.
HS hiểu:
H2S có tính khử mạnh.
2. Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận về tính chất hoá học của H2S
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1859 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án chuyên môn bài 32: hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit lưu huỳnh trioxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
Bài 32: HIĐRO SUNFUA - LƯU HUỲNH ĐIOXIT
LƯU HUỲNH TRIOXIT
Tiết 1
Họ và tên sinh viên:
Trường TTSP: THPT Hồng Đức
Họ và tên GV hướng dẫn: Cô Bùi Thị Mỹ Dương
Ngày soạn: 3/03/2011 Ngày dạy: 09/03/2011 Lớp dạy: 10A3
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
HS biết:
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của H2S.
- Tính axit yếu, ứng dụng của H2S.
HS hiểu:
H2S có tính khử mạnh.
2. Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận về tính chất hoá học của H2S
- Viết ptpư minh hoạ tính chất hoá học của H2S.
3. Thái độ
Ảnh hưởng của H2S đến môi trường, hiện tượng mưa axit...rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho HS.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bảng tóm tắt sản phẩm khi cho dung dịch NaOH phản ứng với dung dịch H2S.
- Hình vẽ thí nghiệm đốt khí H2S trong điều kiện thiếu O2.
- Bài tập ứng dụng phần dung dịch H2S tác dụng với dung dịch NaOH.
- Bài tập củng cố phần H2S.
2. Học sinh
- Học bài cũ.
- Xem truớc bài mới.
III. Phương pháp dạy học chủ đạo
- Đàm thoại
- Nêu vấn đề
IV. Lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
S có những tính chất hoá học nào? Viết phương trình phản ứng minh hoạ?
3. Bài mới
Thời gian
Hoạt động dạy và học
Nội dung
3’
15’
15’
3’
Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk và rút ra nhận xét về tính chất vật lí của H2S.
- GV nhấn mạnh tính độc của H2S.
Hoạt động 2:
- GV giới thiệu về tính axit yếu của axit sunfuhiđric.
- GV yêu cầu HS nhắc lại tính chất hoá học chung của axit. Viết ptpư minh hoạ đối với H2S.
- GV yêu cầu HS viết các ptpư giữa H2S với NaOH.
- GV giới thiệu bảng tóm tắt sản phẩm của phản ứng giữa H2S với NaOH.
Hoạt động 3:
- GV yêu cầu HS xác định số oxi hoá của S trong H2S, nhắc lại các số oxi hoá thường gặp của lưu huỳnh, từ đó đưa ra dự đoán về tính chất hoá học của H2S.
- GV dùng hình vẽ 6.4 để giới thiệu về phản ứng đốt H2S trong điều kiện thiếu oxi, yêu cầu HS viết ptpư.
- GV đưa tình huống nếu dư oxi thì có thu được S hay không? (nhắc lại kiến thức đã học ở bài lưu huỳnh). Yêu cầu HS viết ptpư.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 3 trang 138.
- GV: H2S tác dụng được với nhiều chất oxi hoá. Yêu cầu HS về nhà viết và cân bằng các phản ứng sau:
Hoạt động 4:
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu trạng thái tự nhiên của H2S.
- GV: Tại sao trong CN người ta không sản xuất H2S?
A. HIĐRO SUNFUA
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- H2S là chất khí, không màu, mùi trứng thối và rất độc.
- Nặng hơn không khí (dH2S/kk = > 1), tan ít trong nước.
II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
1. Tính axit yếu
H2S dd H2S
Hiđrosunfua axit sunfuhiđric
- Axit H2S là axit rất yếu (yếu hơn H2CO3)
Vd: H2S + Pb(NO3)2→ PbS↓đen + 2HNO3
(Ứng dụng: nhận biết H2S)
- Axit H2S khi tác dụng với dung dịch kiềm sẽ tạo muối trung hoà hoặc muối axit.
Vd:H2S + NaOH → NaHS + H2O (1)
Natri hiđrosunfua
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O (2)
Natri sunfua
Bảng tóm tắt sản phẩm
1 2
NaHS NaHS Na2S
SP (H2S dư) NaHS Na2S Na2S (NaOH dư)
Bài tập áp dụng: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít H2S vào 150 ml dung dịch NaOH 1M.
a. Sau phản ứng thu được:
A. NaHS và H2S dư.
B. Na2S và NaOH dư.
C. NaHS và Na2S.
D. NaHS hoặc Na2S
b. Tính khối lượng muối thu được?
2. Tính khử mạnh
* Nhận xét: - Trong H2S, S có số oxi hoá thấp nhất (-2) → H2S có tính khử mạnh
- Tuỳ vào điều kiện phản ứng mà có thể bị oxi hoá lên đến , hay
Vd: 2H2 + 2 2H2 + ↓vàng
(dd)
2H2 + 2 2H2 + ↓vàng
(khí) (thiếu)
2H2 + 3O2 2H2O + 2O2
(khí) (dư)
H2 + 42 + 4H2O → H2O4 + 8H
H2 + 3H2O4đặc→ 4O2+4H2O
H2+6HO3→SO2+6O2+H2O
III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU CHẾ
1. Trạng thái tự nhiên (sgk)
2. Điều chế
- Trong công nghiệp: Không sản xuất khí H2S.
- Trong PTN:
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑
Bài tập củng cố:
Câu 1: Phương trình điều chế khí H2S trong PTN là
NaHS + HCl → NaCl + H2S.
Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S.
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S.
2NaHS + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2S
Câu 2: Đồ vật bằng bạc (Ag) đề lâu ngày trong không khí ô nhiễm sẽ bị biến đổi thành màu đen. Nguyên nhân là do: 4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O. Tính chất của các chất tham gia phản ứng trên là
Ag là chất khử, H2S là chất oxi hóa.
Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa.
Ag là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
Ag là chất oxi hóa, O2 là chất khử.
Câu 3: Đốt nóng hỗn hợp bột gồm 11,2g Fe và 3,2g S trong môi trường không có không khí thu được hỗn hợp rắn A, hoà tan A trong dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí B (đktc).hỗn hợp rắn A gồm:
A. FeS2 và Fe
B. FeS và Fe
C. FeS2 và FeS
D. FeS và bột S
Câu 4: Nhận xét nào sau đây KHÔNG ĐÚNG?
A. Dung dịch H2S có tính axit yếu.
B. Khí H2S vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.
C. Khí H2S có mùi trứng thối và rất độc.
D. Dung dịch H2S có tính khử mạnh.
4. Củng cố
- Nhắc lại kiến thức toàn bài; nhấn mạnh H2S có tính axit yếu và tính khử mạnh,
- Làm bài tập sgk.
5. Dặn dò
- Học bài, làm bài tập đầy đủ.
- Xem trước bài tiếp theo.
Kinh nghiệm:
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN GIÁO SINH
Cô Bùi Thị Mỹ Dương
File đính kèm:
- Hidro sunfua.doc