I/ Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết được một số công việc của nghề thợ may như: chọn vảI, đo, viết số đo , cắt vảI, may, trang trí quần áo, là quần áo và một số nguyên vật liệu góp phần làm đẹp cho trang phục như: vảI, cúc, khuy, ruy băng
- Trẻ biết được một số dụng cụ làm việc của nghề thợ may: kéo, thước dây, thước may, máy khâu, kim chỉ, bàn là.
- Trẻ biết sử dụng một số kỹ năng đã học để vẽ, cắt được trang phục mà trẻ thích.
- Cung cấp cho trẻ một số kỹ năng, thao tác đo.
- Trẻ biết ý nghĩa của nghề thợ may trong xã hội: may trang phục cho các nghề khác và làm đẹp cho mọi người, mọi ngành => phảI biết giữ gìn quần áo gọn gàng, sạch sẽ
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4354 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Cô thợ may khéo léo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án
Đề tài: Cô thợ may khéo léo
Lứa tuổi: MGL
Số lượng: 20 trẻ
Thời gian: 25- 30 phút
Ngày dạy: 18 – 11 – 2008
GV dạy: Ngô Thị Nguyệt Anh
I/ Mục đích, yêu cầu:
Trẻ biết được một số công việc của nghề thợ may như: chọn vảI, đo, viết số đo , cắt vảI, may, trang trí quần áo, là quần áo và một số nguyên vật liệu góp phần làm đẹp cho trang phục như: vảI, cúc, khuy, ruy băng…
Trẻ biết được một số dụng cụ làm việc của nghề thợ may: kéo, thước dây, thước may, máy khâu, kim chỉ, bàn là..
Trẻ biết sử dụng một số kỹ năng đã học để vẽ, cắt được trang phục mà trẻ thích.
Cung cấp cho trẻ một số kỹ năng, thao tác đo.
Trẻ biết ý nghĩa của nghề thợ may trong xã hội: may trang phục cho các nghề khác và làm đẹp cho mọi người, mọi ngành => phảI biết giữ gìn quần áo gọn gàng, sạch sẽ…
II/ Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
- VảI mỏng, dày các loại
- Dụng cụ nghề mau bằng bìa
- Thẻ từ
- Nhạc “ước mơ xanh”
- Đĩa quay: thăm cửa hàng may
- Đĩa: Quy trình may
- Một số nguyên vật liệu : cúc, khuy, ruy băng..
- Thước dây
* Đồ dùng của trẻ:
- Thước dây, kéo, giấy vẽ, giấy nhăn, giấy mầu, kim khâu len, hạt kim sa, hồ khô, bút màu, mẫu quần áo bằng bìa.
* Nội dung tích hợp:
- Âm nhạc: Nhạc “ ước mơ xanh”
- LQCC: Thẻ từ
- Tạo hình: cắt, dán,vẽ, tô mầu
III/ Tiến hành:
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
Hoạt động 1: Trò chuyện
Cô và trẻ cùng đI quanh lớp xem tranh trên nền nhạc “ ước mơ xanh”
Các con vừa đI xem tranh mà các con đã vẽ, các con có biết đó là những nghề gì không?
Hôm nay, các con thích tìm hiểu về nghề gì?
A! Có rất nhiều nghề để chúng mình tìm hiểu đấy. Nhưng có một nghề mà làm ra rất nhiều quần áo đẹp cho cô và các con mặc đấy. Đó là nghề gì ?
Hôm nay, cô và các con sẽ cùng tìm hiểu để biết rõ hơn về nghề may nhé!
Hoạt động 2:
Muốn hiểu rõ hơn về nghề may cô mời các con cùng đến thăm một cửa hàng may để xem công việc của cô thợ may là gì nhé!
Cô thợ may muốn may được quần áo phảI làm những công việc gì?
A! Để trở thành một cô thợ may khéo léo thì việc trước tiên là phảI biết chọn vảI cho phù hợp với mọi người và phù hợp với thời tiết nữa đấy.
Cô đã chuẩn bị rất nhiều vảI, các con có muốn thử làm cô thợ may khéo léo không?
Cho trẻ sờ vảI, áp vảI lên da…
Ai có nhận xét gì về các loại vảI của cô?
VảI dày để làm gì? Vì sao?
VảI mỏng để làm gì? Vì sao?
A! Đúng rồi, có loại vảI dày, loại vảI mỏng. VảI dày để may quần áo mùa đông vì trời lạnh chúng mình cần mặc ấm hơn. Còn vảI mỏng để may quần áo mùa hè vì mùa hè trời nóng nên chúng mình cần mặc quần áo thoáng mát.
Các con hãy nhìn lên màn hình xem cô thợ may làm gì nhé! ( trẻ xem bước chọn vảI, bước đo cô dừng hình)
Sau khi hướng dẫn khách chọn vảI, cô thợ may làm gì?
Cô thợ may đo bằng cáI gì?
Cô mời 1 bạn lên tìm cho cô thước dây.
Đây là thước dây để cô thợ may đo và cô cũng có từ ‘ thước dây’
Chùng mình có muốn tập đo không?
Cô mời 1 bạn lên làm khách để cô đo: trước tiên cô đo chiều dài áo, đo vai, đo ngực, đo hông, đo chiều dài tay áo. Nếu đo quần cô đo vòng bụng trước rồi đo vòng mông, chiều dài quần.
Cô mời hai, ba bạn lên tập làm cô thợ may khéo léo đo cho bạn. ( cô hướng dẫn trẻ thao tác đo)
Sau khi đo cô thợ may phảI ghi lại số đo của khách vào cuốn sổ đấy!
Chọn vảI rồi đo , cô thợ may phảI làm gì tiếp theo?
A! Đúng rồi , thế cô thợ may cắt vảI bằng gì?
Bạn nào có thể lên tìm cho cô chiéc kéo và gắn lên bảng nào. ( 1 trẻ lên)
Đây là kéo cắt may và cô cũng có thẻ từ ‘kéo cắt may’ ( cả lớp đọc )
Các con nhìn tiếp lên màn hình xem cô thợ may lại làm gì nhé! ( cắt quần áo, may )
Cô thợ may đang làm gì?
Cô may bằng gì đấy?
Cô có gì đây? ( máy khâu )
Các con thấy máy khâu này có giống với máy khâu của cô thợ may trong hình không?
Đây là từ ‘ máy khâu’
Cô thợ may dùng máy khâu để may những mảnh vảI mà cô vừa cắt xong đấy. May xong cô còn dùng kim chỉ để khâu cúc cho áo. Như vậy là cô thợ may đã làm xong việc chưa các con?
A! Cô còn rất cẩn thận là lại bộ quần áo cho thật phẳng để hôm sau khách đến lấy có quần áo đẹp để mặc luôn đấy.
Các con thấy cô thợ may có khéo léo không?
=> Các con thấy không, muốn may được một bộ quần áo đẹp để cho các con mặc cô thợ may đã phảI làm việc rất là vất vả đấy, chính vì vậy mà khi được mặc quần áo đẹp rồi các con phảI nhớ giữ gìn quần áo cho sạch sẽ, gọn gàng nhớ chưa?
3. Hoạt động 3:
- Có rất nhiều nghề trong xã hội nhưng nghề nào cũng phảI cần đến trang phục của nghề may đấy. Hôm nay, các con có muốn tập làm cô thợ may khéo léo không?
- Hôm nay, cô có 4 nhóm chơI trên bàn của mỗi nhóm cô đã đặt thẻ số 1 – tương ứng với nhóm 1, số 2 tương ứng với nhóm 2, số 3 tương ứng với nhóm 3, số 4 tương ứng với nhóm 4.
+ Nhóm 1 cô chuẩn bị giấy và mầu các con sẽ vẽ về trang phục các nghề, sau đó tô mầu.
+ Nhóm 2 cô chuẩn bị vảI và thước đo các con sẽ đo và cắt quần áo cho búp bê.
+ Nhóm 3 cô chuẩn bị các mẫu quần áo bằng bìa các con sẽ căn lên giấy và cắt quần áo theo mẫu.
+ Nhóm 4 cô chuẩn bị sẵn quần áo và kim chỉ các con sẽ tập khâu.
Cô mời các con về nhóm
Trẻ kể: nghề cô giáo, bác sỹ, công nhân…..
Trẻ nói tự do
Nghề may ạ!
Vâng a!
Trẻ xem
Trẻ kể:
Có ạ!
Trẻ nhận xét: vảI dày, mỏng
Cô đo cho khách
Bằng thước dây
Có ạ!
Trẻ tập đo
PhảI cắt ạ!
Bằng kéo ạ!
Đang ngồi may
Bằng máy khâu
Có ạ!
Có ạ!
Vâng ạ!
Có ạ!
File đính kèm:
- KP nghe may.doc