Giáo án Công nghệ 10 - Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng

I. Mục tiêu

-Hiểu được thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

-Hiểu được nguyên lí cơ bản và các biện pháp chủ yếu sử dụng trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. Từ đó ứng dụng vào thực tế, bảo vệ cây trồng ở gia đình.

II. Trọng tâm

-Nguyên lí cơ bản và biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

III. Chuẩn bị

-Nghiên cứu SGK.

IV. Tiến trình dạy học

A. Ổn định

 kiểm diện trong sổ đầu bài

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:15 BÀI 17: PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG Tiết PPCT : 15 Ngày soạn : 15/11/2008 Ngày dạy : 18/11/2008 Lớp dạy: C3, C4, C9, C12, C10 I. Mục tiêu -Hiểu được thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. -Hiểu được nguyên lí cơ bản và các biện pháp chủ yếu sử dụng trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. Từ đó ứng dụng vào thực tế, bảo vệ cây trồng ở gia đình. II. Trọng tâm -Nguyên lí cơ bản và biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. III. Chuẩn bị -Nghiên cứu SGK. IV. Tiến trình dạy học A. Ổn định kiểm diện trong sổ đầu bài B. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra bài báo cáo thực hành. C. Bài mới -Nêu vấn đề: Trong sản xuất trồng trọt, sâu và bệnh là một trong những yếu tố nguy hại nhất làm giảm năng suất, chất lượng nông phẩm. Vì vậy, phòng và trừ sâu bệnh là việc làm không thể thiếu trong qui trình sản xuất. Muốn phòng trừ dịch hại có hiệu quả cần sử dụng tổng hợp các biệm pháp. Hoạt động I: Khaí niệm về phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? - Vì sao phải phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? - Nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi GV đưa ra. - Phát huy ưu và khắc phục nhược điểm của từng phương pháp Tự ghi chép các ý chính vào vở. - Khái niệm:Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng một cách hợp lí. - Mục đích: Phát huy ưu và khắc phục nhược điểm của từng phương pháp Hoạt động II: Nguyên lí cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng: Hoạt động của GV Hoạt động của HS _ GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK để thảo luận phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng cần tuân theo những nguyên lí nào? - Cho đại diện một nhóm trả lời yêu cầu các nhóm khác bổ sung. - GV :thế nào là thiên địch? -Nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. -Tự ghi chép các ý chính vào vở. - Là những sinh vật có mối quan hệ đối địch trong tự nhiên Trồng cây khỏe. Bảo tồn thiên địch để chúng khống chế sâu bệnh. Thăm đồng thường xuyên, phát hiện sâu bệnh để kịp thời có biện pháp phòng trừ, hạn chế sự gây hại của chúng Bồi dưỡng kiến thức bảo vệ thực vật cho người nông dân để họ nắm được kiến thức vận dụng vào thực tiễn sản xuất đồng thời họ còn phổ biến cho người khác. Hoạt động III: Biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Cho HS thảo luận các biện pháp phòng trừ sâu bệnh về nội dung, tác dụng và nêu ví dụ của mỗi phương pháp. Yêu cầu đại diện nhóm trả lời các nhóm khác góp ý bổ sung. GV có thể khắc sâu nội dung ở một số phương pháp để HS có kiến thức sâu hơn: + Vì sao biện pháp kĩ thuật được xem là chủ yếu? + Vì sao biện pháp sinh học là biện pháp tiên tiến? +Vì sao thuốc hóa học chỉ được sử dụng khi dịch hại tới gưỡng gây hại? Nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm trả lời theo yêu cầu của GV. - -Đại diện nhóm trả lời, các nhóm nghe và bổ sung - Hạn chế tiêu diệt sâu bệnh có hiệu qủa, đơn giản, giúp cây trồng sin h trưởng phát triển tốt. - Hiệu qủa cao mà không gây ô nhiễm môi trường - Có thể dẫn đến “ nhờn thuốc”, ô nhiễm môi trường, tiêu diệt thiên địch -Tự ghi chép các ý chính vào vở. 1 Biện pháp kĩ thuật: - Là một trong những biện pháp phòng trừ chủ yếu, hiệu qủa cao, đơn giản, giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. - Nội dung: Cày bừa, tưới nước bón phân hợp lí, luân canh cây trồng, gieo trồng đúng thời vụ. - Tác dụng: + Tạo điều kiện sinh thái có lợi cho sự sinh trưởng phát dục cuả cây, tăng khả năng chống sâu, bệnh. + Trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu diệt, cách li cô lập nguồn sâu, bệnh, tạo điều kiện bất lợi cho sự sinh trưởng phát triển của sâu. 2 Biện pháp sinh học: - Là biện pháp dùng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng để hạn chế tiêu diệt sâu hại. - Nội dung: VD: Dùng ong mắt đỏ tiêu diệt sâu đục thân hại lúa, dùng chế phẩmBT ( Bacillus thuringiensis) trừ sâu tơ hại rau, bọ rùa diệt rệp sáp hại cam. - Đây là phương pháp tiên tiến mang hiệu qủa cao, không gây ô nhiễm môi trường. 3 Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu bệnh: - Là biện pháp sử dụng gống cây trồng mang gen chống chịu hoặc hạn chế, ngăn ngừa sự phát triển của dịch hại. 4 Biện pháp hóa học: - Là biện pháp sử dụng thuốc hóa học để trừ dịch hại cây trồng. - Nội dung :Gây ngộ độc cho sâu, chỉ được sử dụng khi dịch hại tới gưỡng gây hại. - Khả năng chặn đứng sự lan tràn của dịch mang hiệu qủa cao. Đây là phương pháp phòng trừ sâu bệnh chủ yếu và quan trong nhất. - Gây ngô độc cho người, phá vỡ cân bằng sinh thái 5 Biện pháp cơ giới, vật lí: - Là phương pháp dùng các yều tố lí học, nhiệt học, cơ học để trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu diệt sâu bệnh. - Nội dung: Ngắt bỏ trứng sâu, cắt bỏ cành cây bị sâu; dùng bả độc có mùi , vị thích hợp để dụ tiêu diệt côn trùng có tập tính ăn đêm; dùng ánh sáng để bẫy côn trùng có tập tính hướng sáng; dùng nhiệt độ để diệt nấm bệnh; dùng tia phóng xạ để triệt khả năng sinh sản của sâu hại 6 Biện pháp điều hòa: - Là biện pháp giữ cho sâu hại chỉ phát triển ở mức độ nhất định nhằnm giữ cân bằng sinh thái. D. Củng cố * Tùy thuộc vào đặc điểm riêng của từng vùng địa lí , vào thành phần, các giai đoạn của sâu, từng loại cây trồng mà phối hợp các biện pháp phòng trừ có hiệu qủa. -Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi cuối bài. E. Dặn dò -Học bài, trả lời các câu hỏi vào vở. -Chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • doctiet 14 PHONG TRU TONG HOP DICH HAI CAY TRONG.doc
Giáo án liên quan