Giáo án Công nghệ 10 - Bài 51: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh

I. Mục tiêu

-Biết được căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh.

II. Trọng tâm

-Căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh.

III. Chuẩn bị

-Hình 51 SGK.

IV. Tiến trình dạy học

A. Ổn định (kiểm diện trong sổ đầu bài)

B. Kiểm tra bài cũ

+ CH1: Những đặc điểm của DNN?

+ CH2: DNN có những thuận lợi và khó khăn gì?

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 3605 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Bài 51: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 42 BÀI 51: LỰA CHỌN LĨNH VỰC KINH DOANH Ngày soạn :17/04/2008 Ngày dạy :18/04/2008 Lớp dạy: C5, C9. I. Mục tiêu -Biết được căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh. II. Trọng tâm -Căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh. III. Chuẩn bị -Hình 51 SGK. IV. Tiến trình dạy học A. Ổn định (kiểm diện trong sổ đầu bài) B. Kiểm tra bài cũ + CH1: Những đặc điểm của DNN? + CH2: DNN có những thuận lợi và khó khăn gì? C. Giới thiệu bài mới I. Xác định lĩnh vực kinh doanh Hoạt động 1: Tìm hiểu các lĩnh vực kinh doanh Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giới thiệu các lĩnh vực kinh doanh ở hình 51 SGK. Gợi ý cho HS liên hệ và nêu lên được các lĩnh vực kinh doanh hiện có ở địa phương. Quan sát hình 51 SGK và nghe GV giới thiệu về các lĩnh vực kinh doanh. Liên hệ thực tế, vận dụng hiểu biết bản thân để nêu các lĩnh vực kinh doanh hiện có ở địa phương. Có ba lĩnh vực kinh doanh: * Sản xuất: - Sản xuất công nghiệp. - Sản xuất nông nghiệp. - Sản xuất tiểu thủ công ghiệp. * Thương mại: - Mua bán trực tiếp. - Đại lí bán hàng. * Dịch vụ : - Sữ a chữa. - Bưu chính viễn thông. - Văn hóa, du lịch. Hoạt động 2: Căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu câu hỏi: -Có những căn cứ nào để xác định lĩnh vực kinh doanh? Nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi của GV. Tự ghi chép các ý chính. * Do chủ kinh doanh quyết định trên cơ sở các căn cứ cơ bản sau: Thị trường có nhu cầu. Đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Huy động có hiệu qủa mọi nguồn lực của doanh nghiệp và xã hội. Hạn chế thấp nhất những rủi ro đến với doanh nghiệp. Hoạt động 3: Xác định lĩnh vực kinh doanh phù hợp Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV nêu câu hỏi: Thế nào là lĩnh vực kinh doanh phù hợp? Gợi ý cho HS tìm hiểu từng yêu cầu như phù hợp với pháp luật, phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp và phù hợp với nhu cầu, khả năng của thị trường. Cho HS liên hệ với điều kiện kinh doanh ở địa phương. Gợi ý cho HS các mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh điển hình và yêu cầu HS quan sát, mô tả và tìm hiểu hoạt động kinh doanh thực tế. Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi của GV. Theo gợi ý của GV, vận dụng kiến thức hiểu biết của bản thân để tìm hiểu về từng yêu cầu. Liên hệ với điều kiện kinh doanh ở địa phương. Thực hiện yêu cầu của GV. Tự ghi chép các ý chính. - * Lĩnh vực kinh doanh phù hợp là lĩnh vực kinh doanh cho phép doanh nghiệp thực hiện mục đích kinh doanh, phù hợp với luật pháp và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Ở thành phố: nên kinh doanh thương mại, dịch vụ. - Ở nông thôn: Dịch vụ vật tư nông nghiệp, kĩ tbuật chăn nuôi, giống cây trồng, dịch vụ sữa chữa công cụ lao động , may mặc - Doanh nghiệp có nhân lực phù hợp và gần vùng nguyên liệu hoặc nghề truyền thống nên sản xuất các sản phẩm cung ứng cho thị trường như:Các doanh nghiệp kinh doanh ở làng gốm Bát Tràng, mộc Đồng Kị II. Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh Hoạt động 1: Phân tích Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Phân tích môi trường kinh doanh và năng lực đội ngũ lao động của doanh nghiệp: Yêu cầu HS liên hệ ở thị trường của địa phương có nhu cầu về sản phẩm và sự thoả mãn nhu cầu của dân cư. GV lấy VD về chuyên môn, tay nghề, những thành công, thất bại của một số doanh nghiệp ở địa phương hoặc đăng trên báo Hướng dẫn HS phân tích các nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Gợi ý để HS liên hệ với thực tế kinh doanh của các doanh nghiệp ở địa phương. * Phân tích điều kiện kĩ thuật và tài chính: GV nêu một số VD về các doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh khác nhau: một doanh nghiệp ở thành phố có vốn lớn, trang bị máy móc, kĩ thuật hiện đại; một doanh nghiệp ở địa phương có vốn kinh doanh và kĩ thuật hạn chế. Hướng dẫn cho HS nhận xét về các điều kiện thuận lợi, khó khăn của các doanh nghiệp kể trên. Thực hiện yêu cầu của GV dựa trên hiểu biết của bản thân và thực tế ở địa phương. Nghe GV đưa ra các VD về chuyên môn, tay nghề, những thành công, thất bại của một số doanh nghiệp ở địa phương hoặc đăng trên báo Phân tích các nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp theo hướng dẫn của GV. Tự ghi chép các ý chính. Nghe GV đưa ra các VD và phân tích. Đưa ra các nhận xét theo hướng dẫn của GV. Tự ghi chép các ý chính. - Phân tích môi trường kinh doanh: + Nhu cầu thị trường và mức độ thoả mãn nhu cầu thị trường. + Các chính sách và phát luật hiện hành liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích đánh giá năng lực đội ngũ lao động của doanh nghiệp. + Trình độ chuyên môn. + Năng lực quản lí kinh doanh. Phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của doanh nghiệp. Phân tích điều kiện về kĩ thuật công nghệ. Phân tích tài chính Hoạt động 2: Quyết định lựa chọn Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hướng dẫn HS nêu nhận xét về quyết định kinh doanh trong VD nêu ở SGK. Yêu cầu HS nghiên cứu SGK để biết được khi nào nên quyết định lựa chọn và quyết định như thế nào để lựa chọn được lĩnh vực kinh doanh phù hợp. Đưa ra các nhận xét theo hướng dẫn của GV. Nghiên cứu SGK để nắm được nội dung chính. - Trên cơ sở phân tích đánh giá, nhà kinh doanh đi đến quyết định lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp. Ví dụ: SGK trang 160. D. Củng cố -GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm vừa học. E. Dặn dò -Học bài, trả lời các câu hỏi SGK. -Chuẩn bị phần còn lại của bài.

File đính kèm:

  • docTIET 44 LUA CHON LINH VUC KINH DOANH.doc
Giáo án liên quan