I Mục tiêu
- Kiến thức:
+Biết được vị trí,vai trò & tầm quan trọng của các ngành nông, lâm, nghư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
+ Biết được những thuận lội & khó khăn của điều kiện tự nhiên, xã hội cuả nước ta ảnh hưởng đến sự phát triển nông, lâm,ngư nghiệp.
+Biết tiếp cận tình hình thực tiễn sản xuất nông,lâm, ngư nghiệp của nước ta trong thời gian hiện tại và tương lai.
-Kỹ năng: quan sát, phân tích,so sánh.
-Thái độ: thông qua bài học, mỗi học sinh tăng thêm lòng yêu quê hương, đất nước, có ý tưởng hướng nghiệp vào các nghề nông, lâm, nghư nghiệp để xây dựng quê hương, đất nước & làm giàu cho bản thân cũng như gia đình bằng các nghề chăn nuôi, trồng trọt,lâm nghiệp, ngư nghiệp.
II Chuẩn bị
- GV: SGK,SGV,tài liệu tham khảo.
62 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 10 (đầy đủ), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 16.8.2009 Tiết 1
PHẦN 1. NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP
BÀI 1. BÀI MỞ ĐẦU
I Mục tiêu
- Kiến thức:
+Biết được vị trí,vai trò & tầm quan trọng của các ngành nông, lâm, nghư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
+ Biết được những thuận lội & khó khăn của điều kiện tự nhiên, xã hội cuả nước ta ảnh hưởng đến sự phát triển nông, lâm,ngư nghiệp.
+Biết tiếp cận tình hình thực tiễn sản xuất nông,lâm, ngư nghiệp của nước ta trong thời gian hiện tại và tương lai.
-Kỹ năng: quan sát, phân tích,so sánh.
-Thái độ: thông qua bài học, mỗi học sinh tăng thêm lòng yêu quê hương, đất nước, có ý tưởng hướng nghiệp vào các nghề nông, lâm, nghư nghiệp để xây dựng quê hương, đất nước & làm giàu cho bản thân cũng như gia đình bằng các nghề chăn nuôi, trồng trọt,lâm nghiệp, ngư nghiệp.
II Chuẩn bị
- GV: SGK,SGV,tài liệu tham khảo.
- HS:SGK, vở, bút.
III. Phương pháp thực hiện
- PP vấn đáp
- PP thảo luận
- PP thuyết trình, giải thích
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
A. Ổn định & kiểm tra sĩ số
B. Kiểm tra bài cũ: không
C. Các hoạt động dạy & học
Nội dung
Hoạt động dạy & học
I. Tầm quan trọng của sản suất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
1. Góp phần quan trọng vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước
2. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng & các ngành công nghiệp chế biến
3. Sản xuất nhiều hàng hoá xuất khẩu.
4. Tạo việc làm cho rất nhiều người lao động
II. Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay.
1. Thành tựu
- Sản xuất lương thực tăng liên tục
- Bước đầu đã hình thành 1 số ngành sản xuất hàng hoá tập trung
- Một số sản phẩm đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế
2. Hạn chế
III. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta (SGK).
GV. Giới thiệu bài
H. Em hiểu thế nào là nông,lâm, ngư nghiệp? Hãy lấy ví dụ minh hoạ về các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp?
(VD: nông sản: lúa, ngô, khoai, thịt, trứng
lâm sản: giường, tủ, cửa, gỗ...
hải sản: tôm, cá,thuỷ sản đóng hộp....)
Các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất ra rất nhiều & gần gũi với chúng ta. Vậy bài hôm nay các em sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng và tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện tại & trong tương lai như thế nào?
Hoạt động 1:
Tìm hiểu tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
H. Dựa vào biểu đồ H1.1 em có nhận xét gì về đóng góp của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước?
( Chiếm hơn 1/5 tổng sản phẩm trong nước. Do vậy, các ngành nghề rất quan trọng).
H. Dựa vào biểu đồ H1.1 hãy nhận xét về xu thế phát triển của ngành nông, lâm, ngư nghiệp so với các ngành khác?
(Xu hướng ngày càng giảm, đó là tất yếu vì nước ta đang đẩy mạnh CNH,HĐH đây là điều mừng).
H. Em hãy nêu một số sản phẩm làm nguyên liệu cho chế biến?
( Các loại thuỷ hải sản đóng hộp, chè,cà phê....Cam, dứa, vải, dưa chuột....thường đóng hộp hoặc sấy khô)
H.Điều kiện tự nhiên - xã hội của VN ảnh hưởng đến sự phát triển nông, lâm, ngư nghiệp như thế nào?
( Thuận lợi:
+Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nên thuận lợi cho nhiều loài cây phát triển
+Có nhiều sông, biển , ao , hồ....
khai thác nuôi trồng thuỷ hải sản
+ Có nhiều tài nguyên động, thực vật rừng phong phú
+Nhân dân ta cần cù, chịu khó có kinh nghiệm trong sản xuất nông , lâm, ngư nghiệp. Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến ngành này.
Khó khăn :
+ Mưa, lũ lụt, hạn hán gây thiệt hại cho người sản xuất
+Khoa học, công nghệ & kỹ thuật sản xuất chế biến còn thấp).
H. Hãy kể tên các sản phẩm nước ta thường xuất khẩu ra nước ngoài?
( Từ cây lương thực, thực phẩm ( gạo,đỗ, tương, lạc....) hoa,quả (hoa phong lan,hoa lay ơn, xoài , chôm chôm...) , hải sản (cá ba sa, hải sản đóng hộp...) sản phẩm khác (chè, cà phê,cao su,thịt ,trứng,sữa....)
Do đó ta có thể thu được hàng tỉ $/ nãm, nhưng chủ yếu vẫn là gạo.
H. Quan sát biểu đồ H1.2 em có nhận xét gì về lực lượng lao động phân bố trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp so với các ngành khác như thế nào?
( Chiếm hơn 50% tổng số lao động xã hội - nước ta vẫn là nước sản xuất nông, lâm, mgư nghiệp là chủ yếu)
GV cung cấp thông tin:
Nước ta có khoảng 43,3 triệu lao động thì có 24,6 lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp nên đó vẫn là ngành quan trọng.
H. Hoạt động 2:
Tìm hiểu tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay.
H. Sản lượng lương thực gia tăng có ý nghĩa như thế nảo trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia?
( Là yếu tố quan trọng để toàn dân ta được ăn đủ no, sức khoẻ tốt, an ninh chính trị sẽ ổn định)
H. Những tồn tại, hạn chế của ngành nông ,
lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay?
(- NS, chất lượng chưa cao
-Xuất khẩu còn hạn chế, giá rẻ do chế biến kém, chủ yếu bán sản phẩm thô).
Hoạt động 3:
Tìm hiểu phương hướng , nhiệm vụ phát triển nông , lâm, ngư nghiệp ở nước ta.
H. Tại sao phải đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính?
( Vì nó cung cấp cho con người những loại thức ăn vô cùng quan trọng là thịt,,trứng, sữa. Con người phải đủ dinh dưỡng pr, lipít có nguồn gốc động vật thì mới có sức khoẻ tốt.Thịt , trứng, sữa là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị).
D. Củng cố.
Thế nào là phát triển nông, lâm, ngư nghiệp bền vững?
( Là một hệ thống trong đó con người tồn tại & sử dụng những nguồn năng lượng không độc hại, tiết kiệm & tái sinh năng lượng, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú mà không phá hoại nguồn tài nguyên đó).
E.Hướng dẫn câu hỏi về nhà.
Tìm hiểu về khảo nghiệm giống cây trồng.
Rút kinh nghiệm bài giảng.
Ngày soạn 20.8. 2009 Tiết 2
CHƯƠNG I. TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG
BÀI 2. KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu
- Kiến thức:
+ Biết rõ mục đích , ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng
+ Biết được nội dung của từng loại thí nghiệm trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng
- Kỹ năng: so sánh, phân tích
- Thái độ: coi trọng công tác khảo nghiệm giống cây ttồng
II. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo
- HS: SGK, vở, bút
III. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp thuyết trình và giải thích
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
A. Ổn định & kiểm tra sĩ số
B. Kiểm tra bài cũ: không
C. Các hoạt động dạy & học
Nội dung
Hoạt động dạy & học
I. Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng
1. Mục đích.
Nhằm đánh giá khách quan, chính xác & công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng & hệ thống luân canh.
2. ý nghĩa
Cung cấp thông tin về yêu cầu kỹ thuật canh tác & hướng sử dụng
II. Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng.
1. Thí nghiệm so sánh giống
- Giống đối chứng
- Giống thí nghiệm
- Chỉ tiêu so sánh
- Xử lý kết quả so sánh
- Cơ quan : chọn tạo giống bố trí
2. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật
- Mục đích: kiểm tra đề xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật gieo trồng
- Phạm vi: Mạng lưới khảo nghiệm giống cây trồng Quốc gia
- ý nghĩa: xây dựng quy trình kỹ thuật gieo trồng hợp lý
3. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo
- Mục đích: để tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà
Hoạt động 1.
Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng
H. Thế nào là khảo nghiệm? Nếu đưa giống mới vào sản xuất không qua khảo nghiệm, kết quả sẽ như thế nào?
HS thảo luận rồi trả lời
GV kết luận và đưa ra nhận xét
- Khảo nghiệm: là khảo sát, kiểm nghiệm giống cây trồng thông qua thí nghiệm được bố trí ở các điều kiện sinh thái khác nhau.
- Kết quả:
Có thể năng suất, phẩm chất thấp vì có khả năng giống đó không phù hợp với điều kiện sinh thái ở địa phương đó. Người dân chưa biết về đặc tính giống, yêu cầu kỹ thuật canh tác nên chưa có biện pháp tác động hợp lý.
→ nên nhất thiết phải qua khảo nghiệm giống
H. Từ đó nêu mục đích, ý nghĩa của khảo nghiệm giống cây trồng?
Hoạt động 2:
Tìm hiểu các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng
H. Giống mới chọn tạo hoặc nhập nội được so sánh với giống nào? So sánh về các chỉ tiêu gì?
- So sánh với giống phổ biến rồng rãi trong sản xuất đại trà
- Chỉ tiêu: sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, tính chống chịu.
GV: giải thích khái niệm về giống đối chứng,giống thí nghiệm
H. Quan sát H2.1 chỉ ra giống đối chứng, giống thí nghiệm?
( HS thảo luận)
GV nhấn mạnh: ta phải trồng so sánh các giống khác nhau trong cùng một điều kiện ngoại cảnh, tác động biện pháp kỹ thuật như nhau .
H. Quan sát H2.1, H2.2 nêu sự khác nhau về cách bố trí 2 thí nghiệm này?
HS thảo luận rồi trả lời
GV nhấn mạnh:
H 2.2 bố trí trồng cùng một giống nhưng tác động các biện pháp là khác nhau (một hoặc nhiều yếu tố)
GV nêu tình huống: giống lúa A được cơ quan chọn tạo giống đề xuất nên bón giảm lượng đạm hơn trước. Muốn khẳng định đề xuất trên đúng hay sai cần phải làm gì?
( Cần phải làm thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật)
H. Mục đích của thí nghiêm kiểm tra kỹ thuật là gì? Được tiến hành ở phạm vi nào?
H. ý nghĩa của thí nghiệm kiểm tra kỹ thụât?
H. Quảng cáo nhằm mục đích gì?
H. Nếu chỉ tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng chưa đủ sức thuyết phục cần phải làm gì để tăng sức thuyết phục hơn nữa
( Cần trực tiếp trồng thí nghiệm tại địa phương đó rồi mới tổ chức hội nghị đầu bờ đến khảo sát, đánh giá, nếu kết quả tốt thì sẽ tăng sức thuyết phục)
H. Điều kiện để được tiến hành làm thí nghiệm sản xuất quảng cáo? Mục đích của thí nghiệm sản xuất quảng cáo? Thế nào là hội nghị đầu bờ?
D. Củng cố
So sánh mục đích 3 loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng.
E. Hướng dẫn về nhà
Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cây trồng
Rút kinh nghiệm bài giảng.
Ngày soạn: 1.9.2009 Tiết3
BÀI 3. SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, HS phải:
- Kiến thức
+ Biết được mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng
+ Nêu được hệ thống sản xuất giống cây trồng
- Kỹ năng: rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích
- Thái độ: Nhận định được tầm quan trọng của công tác sản xuất giống cây trồng
II. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo
- HS: SGK, vở, bút
III. Phương pháp thực hiện
- PP vấn đáp
- PP thảo luận
- PP sử dụng PHT
- PP thuyết trình & giải thích
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
A. Ổn định và kiểm tra sĩ số
B. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày thí nghiệm so sánh giống?
- Trình bày thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật?
C. Các hoạt động dạy & học
Nội dung
Hoạt động dạy & học
I. Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng
- Củng cố, duy trì giống tốt
- Cung cấp đủ số lượng giống
- Phổ biến giống tốt
II. Hệ thống sản xuất giống cây trồng
- Sản xuất hạt giống SNC
- Sản xuất hạt giống NC
- Sản xuất hạt giống XN
III. Quy trình sản xuất giống cây trồng
1. Sản xuất giống cây trồng nông nghiệp
a. Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn
- Sơ đồ duy trì: khi có giống do tác giả cung cấp hoặc có hạt giống SNC
I Hạt SNC
Hạt tác giả
II II # II # II
III SNC
NC
XN
- Sơ đồ phục tráng: khi giống bị thoái hoá hoặc có giống nhập nội
VLKĐ
II # II # II
Nhân giống sơ bộ Thí nghiệm so sánh
SNC SNC
NC
XN
Hoạt động 1. Giới thiệu bài học
GV. Trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp : giống là một yếu tố quan trọng quyết định năng suất, chất lượng nông sản hay hạt giống là chìa khoá của sự thành công, song thực tế cho thấy sau một thời gian sử dụng giống thường bị thoái hoá, lẫn tạp kém phẩm chất. Vì vậy, để sản xuất có hiệu quả cần tập trung làm tốt khâu giống. Bài học này giúp tìm hiểu những nội dung cơ bản của công tác giống cây trồng
Hoạt động 2.
Tìm hiểu hệ thống sản xuất giống cây trồng.
H. Tại sao phải có công tác sản xuất giống cây trồng?
Hoạt động3.
Tìm hiểu hệ thống sản xuất giống cây trồng.
H. + Hệ thống sản xuất giống cây trồng được thực hiện qua những giai đoạn nào?
+ Những điểm khác nhau trong từng giai đoạn ( nhiệm vụ, sản phẩm, nơi thực hiện)
HS quan sát H 3.1 thảo luận rồi trả lời
GV nhận xét và kết luận
H. Tại sao hạt giống SNC, NC cần được sản xuất tại các cơ sở sản xuất giống chuyên nghiệp?
( Hạt giống SNC, NC chất lượng cao đòi hỏi phải được sản xuất ở nơi có trình độ chuyên môn cao đảm bảo về cơ sở vật chất thực hiện đúng quy trình sản xuất hợp lý)
Hoạt động 4.
Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cây trồng
H. ở cây trồng có những phương thức sinh sản nào?
(- Sinh sản vô tính
- Sinh sản hữu tính : + tự thụ phấn
+ giao phấn)
GV. Từ các phương thức sinh sản trên người ta chia ra 3 quy trình sản xuất giống cây trồng tương ứng với từng phương thức sinh sản.
GV giải thích khái niệm " dòng" là những cây sinh sản ra từ hạt của một cây mẹ.
H. Quan sát kỹ H3.2, H 3.3 kết hợp nghiên cứu nội dung trong SGK hãy trả lời câu hỏi vào vở
+ Nội dung từng quy trình
+ Những điểm khác nhau
+ Trường hợp nào dùng sơ đồ duy trì, trường hợp nào dùng sơ đồ phục tráng
HS thảo luận rồi hoàn thiện vào vở sau đó trả lời
GV nhận xét, bổ sung
( Nhấn mạnh điểm khác nhau
Sơ đồ phục tráng.
+ Đánh giá dòng 2 lần
+ Năm thứ 3 hỗn hợp hạt chia làm 2)
H. So sánh sự khác nhau giữa sơ đồ duy trì và sơ đồ phục tráng?
HS thảo luận và trả lời
GV nhận xét và đưa ra kết luận
( - Vật liệu khởi đầu
- Số năm
- Sơ đồ phục tráng: năm thứ 3 chia 2)
D. Củng cố
- Một học sinh nêu mục đích, hệ thống sản xuất giống cây trồng
- Một học sinh vẽ sơ đồ quy trình sản xuất giống duy trì
- Một học sinh vẽ sơ đồ quy trình sản xuất giống phục tráng
E. Hướng dẫn về nhà
- Học câu hỏi 1,2,3,4 SGK
- Sự giống nhau và khác nhau giữa quy trình sản xuất giống theo sơ đồ duy trì và phục tráng
- Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp tự thụ phấn
Rút kinh nghiệm bài giảng
Ngày soạn: 7.9.2009 Tiết4
BÀI 4. SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG (tiếp theo)
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, HS phải:
- Kiến thức
+ Trình bày được quy trình sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo, cây trồng nhân giống vô tính
+ Nêu khái quát được quy trình sản xuất giống ở cây rừng
- Kỹ năng: rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích
- Thái độ: Nhận định được tầm quan trọng của công tác sản xuất giống cây trồng
II. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo
- HS: SGK, vở, bút
III. Phương pháp thực hiện
- PP vấn đáp
- PP thảo luận
- PP thuyết trình & giải thích
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
A. Ổn định và kiểm tra sĩ số
B. Kiểm tra bài cũ
1. Trình bày hệ thống sản xuất giống cây trồng?
2. Hãy so sánh sự khác nhau giữa sơ đồ duy trì và sơ đồ phục tráng trong quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn?
C. Các hoạt động dạy & học
Nội dung
Hoạt động dạy và học
b. Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo
- Vụ 1. Gieo ít nhất 3000 cây vào 500 ô. Mỗi ô chọn 1 cây , gieo thành hàng
- Vụ 2. Loại bỏ hàng xấu, cây xấu,thu hạt các cây còn lại, ta được hạt SNC
-Vụ 3. Nhân hạt SNC . Loại bỏ cây xấu trước khi tung phấn. Thu hạt còn lại ta được hạt NC
- Vụ 4. Tương tự ta được hạt XN
c. Sản xuất giống ở cây trồng nhân giống vô tính
Gồm 3 giai đoạn:
- Chọn lọc duy trì thế hệ vô tính đạt tiêu chuẩn cấp siêu nguyên chủng( củ, hom, cây, thân ngầm)
- Tổ chức sản xuất vật liệu cấp nguyên chủng từ cấp siêu nguyên chủng
- Sản xuất vật liệu giống đạt tiêu chuẩn thương phẩm
2. Sản xuất giống cây rừng
- Chọn những cây trội, khảo nghiệm, chọn các cây đạt tiêu chuẩn để xây dựng rừng giống ( vườn giống)
- Lấy hạt giống từ rừng giống( vườn giống) sản xuất cây con để cung cấp cho sản xuất
Chú ý: giống cây rừng có thể nhân giống bằng hạt hoặc công nghệ nuôi cấy mô, giâm hom
H. Hãy quan sát H4.1 kết hợp với nghiên cứu SGK hãy trả lời CH
+ Nội dung quy trình thụ phấn chéo
+ Những điểm khác so với quy trình sản xuất giống ở cây tự thụ phấn.
HS thảo luận và trả lời
GV bổ sung
Nhấn mạnh điểm khác
+ Phải có khu sản xuất giống cách li
+ Loại bỏ cây xấu trước khi tung phấn
+ yêu cầu kỹ thuật ở vụ thứ 1
H. Nêu điểm khác nhau cơ bản của quy trình này với các quy trình trước?
( Có chọn lọc duy trì thế hệ vô tính SNC)
H. Quy trình sản xuất giống ở cây nhân giống vô tính gồm mấy giai đoạn? Nội dung mỗi giai đoạn?
H. Sản xuất giống cây rừng gặp khó khăn gì?
HS nghiên cứu thông tin phần III. 2 trả lời
H. Quy trình sản xuất giống cây rừng được tiến hành như thế nào?
HS nghiên cứu thông tin phần III. 2 trả lời.
D. Củng cố
Nêu điểm ≠ nhau giữa 3 quy trình sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn,giao phấn, vô tính.
E. Hướng dẫn về nhà
- Học câu hỏi 5,6 SGK
- Phân công chuẩn bị thực hành: mỗi bàn một nhóm: mỗi nhóm 2 mẫu hạt (50) đậu, lạc, ngô, lúa, dao lam
Rút kinh nghiệm bài giảng
Ngày soạn 13.09.2009 Tiết 5
BÀI 5. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH SỨC SỐNG CỦA HẠT
I Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, HS phải:
- Kiến thức: Xác định được sức sống của hạt một số cây trồng nông nghiệp.
- Kỹ năng: Thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
- Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo, có ý thức tổ chức kỷ luật, trật tự
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị nội dung
Nghiên cứu SGK, SGV
2. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu
- Hạt giống ( lúa, ngô, đậu đỗ...) từ 100 - 200 hạt
- Hộp petri: 1
- Panh (kẹp):1
- Lam kính: 1
- Dao cắt hạt: 1
- Giấy thấm : từ 4 - 5 tờ
- Thuốc thử: 1 lọ
Thuốc thử do GV chuẩn bị theo cách sau đây:
+ Cân 1 g carmin, hoà tan trong 10 ml cồn 96, thêm 90 ml nước cất, thu được dd A
+ Lấy 2 ml axit sunfuric đặc ( d = 1,84), hoà tan trong 98 ml nước cất, thu được dd B
+ Lấy 20 ml ddB đổ vào dd A, thu được thuốc thử
III Phương pháp thực hiện
- PP biểu diễn thí nghiệm
- PP diễn giảng
IV Tiến trình tổ chức thực hành
A. Ổn định và kiểm tra sĩ số
B. Các hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1.
Giới thiệu bài thực hành
- GV nêu mục tiêu bài thực hành
- GV vừa biểu diễn thí nghiệm vừa diễn giảng để giới thiệu quy trình thực hành
Bước 1: Lấy một mẫu khoảng 50 hạt giống, dùng giấy thấm lau sạch,sau đó xếp vào hộp petri .
Bước 2: Đổ thuốc thử vào hộp petri sao cho thuốc thử ngập hạt. Ngâm hạt 10 - 15 phút
Bước 3: Sau khi ngâm, lấy hạt ra, dùng giấy thấm lau sạch thuốc thử ở vỏ hạt
Bước 4: Dùng panh kẹp chặt hạt, sau đó đặt lên tấm kính và dùng dao cắt đôi hạt và quan sát nội nhũ
+ Nếu nội nhũ bị nhuộm màu là hạt chết
+ Nếu nội nhũ không bị nhuộm màu là hạt sống
- GV hướng dẫn HS tính, ghi kết quả và tự nhận xét kết quả thực hành
Tính tỷ lệ hạt sống
Tỉ lệ hạt sống A% = B/C .100
Trong đó: B: Số hạt sống
C:Tổng số hạt thí nghiệm
Kết quả thí nghiệm được ghi theo mẫu bảng sau:
Tổng số hạt thí nghiệm
Số hạt bị nhuộm màu (Hạt chết)
Số hạt không bị nhuộm màu (Hạt sống)
Tỷ lệ hạt sống (%)
Mẫu bảng tự đánh giá kết quả thực hành
Chỉ tiêu đánh giá
Kết quả
Người đánh giá
Tốt
Đạt
Không đạt
Thực hiện quy trình
GV kiểm tra nếu HS đã nắm được quy trình thực hành, GV chuyển sang hoạt động 2
Hoạt động 2. Tổ chức , phân công nhóm
- Phân nhóm HS thực hành (4nhóm)
- Phân công vị trí thực hành cho các nhóm
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Hoạt động 3. Thực hành
- HS thực hiện quy trình thực hành
- GV quan sát các nhóm , nhắc nhở HS làm đúng quy trình
Hoạt động 4. Đánh giá kết quả thực hành
- HS tự hoàn thiện vào mẫu kết quả thí nghiệm và mẫu tự đánh giá kết quả thực hành
- GV căn cứ vào kết quả thực hành và kết quả tự đánh giá của HS để đánh giá giờ học
C. Củng cố
GV nhận xét buổi thực hành, tuyên dương những em thực hành tốt, phê bình những em chưa tích cực thực hành và làm không đúng quy trình
Ngày soạn 20.09.2009 Tiết 6
BÀI 6. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ TRONG NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG, LÂM NGHIỆP
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, HS phải:
- Kiến thức:
+ Trình bày được khái niệm về kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào, cơ sở khoa học của phương pháp này
+ Nêu được các quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
- Kỹ năng: rèn luyện được kỹ năng phân tích, tổng hợp
- Thái độ: Nhận biết được tầm quan trọng của kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào
II. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, trình chiếu P.P
- HS: SGK, vở , bút
III Phương pháp thực hiện
- PP vấn đáp
- PP thảo luận
- PP nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
A. Ổn định và kiểm tra sĩ số
B. Kiểm tra bài cũ: không
C. Các hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động dạy và học
I. Khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Là phương pháp tách rời tế bào, mô nuôi cấy trong điều kiện nhân tạo, vô trùng để chúng tiếp tục phân bào rồi biệt hoá thành mô, cơ quan rồi phát triển thành cây mới
I
II. Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào
1- Tính toàn năng của tế bào
TB chứa hệ gen quy định kiểu gen loài đó, mang toàn bộ thông tin của loài. Có thể sinh sản vô tính khi nuôi cấy trong môi trường thích hợp để tạo cây hoàn chỉnh.
2- Sự phân hoá và phản phân hoá tế bào
+ Sự phân hoá: là quá trình biến đổi tế bào phôi sinh thành tế bào chuyên hoá đặc hiệu cho các mô, cơ quan khác nhau, để đảm nhận các chức năng khác nhau
+ Sự phản phân hoá tế bào: là quá trình chuyển tế bào chuyên hoá về một chức năng nào đó về trạng thái vô sinh ban đầu và phân chia mạnh mẽ.
III. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
1. Quy trình
Bước 1. Chọn vật liệu nuôi cấy
Bước 2. Khử trùng
Bước 3. Tạo chồi
Bước 4: Tạo rễ
Bước 5: Cấy cây vào môi trường thích ứng
Bước 6: Trồng cây trong vườn ươm
2. ý nghĩa
2.1 Ưu điểm
- Nhân với số lượng lớn trên quy mô công nghiệp
- Sản phẩm sạch bệnh và đồng nhất về mặt di truyền
- Hệ số nhân giống cao
- Không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
2.2 Nhược điểm
- Tốn kém kinh phí , công sức
- Đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao
3.ứng dụng
Hoạt động 1. Giới thiệu bài học
Bằng các phương pháp truyền thống ( lai tạo, gây đột biến) các nhà tạo giống đã tạo ra nhiều giống cây trồng đa dạng, phong phú, năng suất, chất lượng cao. Nhưng để tạo giống mới bằng phương pháp này thường rất lâu( từ khi tạo giống cho đến khi sản xuất đại trà phải mất 10 năm). Ngày nay, yêu cầu của con người ngày càng cao, tốc độ tạo giống như trên không còn phù hợp nữa. Vì vậy, người ta đã áp dụng những thành tựu của công nghệ sinh học vào nuôi cấy mô tế bào để vừa tạo được nhiều giống mới trong thời gian rất ngắn. Vậy thế nào là nuôi cấy mô tế bào, cơ sở khoa học và quy trình tiến hành các em sẽ được nghiên cứu trong bài này.
Hoạt động 2.
Tìm hiểu khái niệm và cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào
H. Đơn vị cấu tạo nên cơ thể các loài thực vật là gì?
H. Các tế bào thực vật có thể sống khi tách rời khỏi cơ thể cây mẹ được không? Cần có những điều kiện gì?
GV trình chiếu P.P về hình ảnh minh hoạ về phương pháp nuôi cấy mô tế bào
H. Nghiên cứu SGK trang 19 và kết hợp hình ảnh minh hoạ trên hãy cho biết thế nào là phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật?
H. Môi trường dinh dưỡng nhân tạo là môi trường như thế nào?
GV trình chiếu hình ảnh minh hoạ về môi trường nuôi cấy nhân tạo
( - Là môi trường đảm bảo các yếu tố về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.... như trong cơ thể thực vật ban đầu.
- Phải có đủ dinh dưỡng: các nguyên tố đalượng, vi lượng, vitamin, đường, môi trường thạch....)
H. Vì sao từ một tế bào có thể phát triển thành một cây hoàn chỉnh?
H. Nghiên cứu SGK trang 19,20 em hiểu thế nào là tính toàn năng của tế bào thực vật? Vì sao nó có tính toàn năng đó?
GV trình chiếu P.P về sơ đồ phân hoá và phản phân hoá tế bào ( ở dạng chưa hoàn thiện)
H. Nghiên cứu SGK trang 19,20 hãy hoàn thiện sơ đồ sau?
Tế bào hợp tử
1(....)
2 (.....)
Quá trình phân hoá 3(...)
Cây hoàn chỉnh
HS thảo luận và hoàn thiện sơ đồ
GV nhận xét, kết luận
1: tế bào phôi sinh
2: tế bào chuyên hoá
3: quá trình phản phân hoá
GV trình chiếu P.P về sơ đồ phân hoá và phản phân hoá tế bào ( ở dạng đã hoàn thiện )
H. Nghiên cứu SGK hãy phân biệt tế bào phôi sinh và tế bào chuyên hóa và cho biết thế nào là sự phân hoá, phản phân hoá tế bào?
H. Em hãy giải thích sơ đồ trên?
H. Từ đó hãy đưa ra kết luận : kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật là gì?
( Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào là kỹ thuật điều khiển sự phát sinh hình thái của TBTV một cách định hướng dựa vào sự phân hoá, phản phân hoá trên cơ sở tính toàn năng của TBTV khi được nuôi cấy trong điều kiện nhân tạo, vô trùng)
Hoạt động 3. Tìm hiểu quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.
GV trình chiếu p.p về hình ảnh minh hoạ các bước của quy trình nuôi cấy mô tế bào
H. Nghiên cứu sơ đồ hình 6 SGK trang 21 kết hợp với hình ảnh minh hoạ trên hãy nêu các bước của quy trình nuôi cấy mô tế bào?
GV nhận xét và thông báo
H. Giải thích tại sao thường lấy mô phân sinh đỉnh làm vật liệu nuôi cấy?
HS thảo luận và trả lời
GV kết luận
- Do ở đó không có hoặc rất ít vi rút
- Tốc độ phân bào cao không phù hợp với tốc độ nhân bản ADN của vi rút
- Nhiều auxin ức chế sự nhân bản của vi rút
- Không có hệ thống dẫn để vi rút xâm nhiễm và lan truyền
- Chứa các tế bào kháng vi rút
H. Nêu kỹ thuật khử trùng?
GV: Mẫu nuôi cấy được làm vệ sinh sơ bộ và rửa bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, rửa lại nhiều lần bằng nước máy, cuối cùng rửa bằng nước cất vô trùng 3,4 lần trước khi cho vào khử trùng
Các chất khử trùng thường dùng: Ca(OCl)2,HgCl2, H2O2, C2H5OH (5 -15 phút)
Dụng cụ khử trùng: Lò sấy, nồi hấp cao áp, tia cực tím
H. Trong môi trường tạo chồi, tạo rễ thường sử dụng nhóm chất điều hoà sinh trưởng nào?
GV
MT tạo chồi: xitokinin ( Kinetin, BA,zeatin)
MT tạo rễ: auxin (α NAA, IBA, IAA; 2,4 D)
H. Nếu bỏ qua bước cấy cây vào môi trường thích ứng
File đính kèm:
- Giao an Cong nghe lop 10 day du.doc