Giáo án Công nghệ 10 - Tiết 111: Viếng lăng bác

1,Kiểm tra bài cũ

 Em hãy đọc đoạn thơ từ “ Ta làm con chim hót

 Dù là khi tóc bạc”

 Em hãy nêu nội dung chính của 2 khổ thơ em vừa đọc

 - HS trả lời, GV nhận xét cho điểm.

2, Bài mới

GV giới thiếu vào bài : Các con ạ, đề tài viết về Bác Hồ đã trở thành phổ biến trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Nhà thơ Tố Hữu đã nhiều lần viết về Bác rất hay trong kháng chiến chống Pháp. Nhà thơ Minh Huệ lại dựng một đêm Bác không ngủ tại chiến trường Khu Việt Bắc cách đây hơn nửa thể kỉ, Chế Lan Viên có Hoa trước lăng người. Còn Viễn Phương một con người miền Nam đã xúc động kể lại lần đầu tiền ra thăm lăng Bác. Tình cảm của Viễn Phương đối với Bác được gửi gắm như thế nào qua bài thơ. Bài học hôm nay cô trò ta cùng nhau tìm hiểu.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Tiết 111: Viếng lăng bác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 111 Văn Viếng Lăng Bác - Viễn Phương 1,Kiểm tra bài cũ Em hãy đọc đoạn thơ từ “ Ta làm con chim hót . Dù là khi tóc bạc” Em hãy nêu nội dung chính của 2 khổ thơ em vừa đọc - HS trả lời, GV nhận xét cho điểm. 2, Bài mới GV giới thiếu vào bài : Các con ạ, đề tài viết về Bác Hồ đã trở thành phổ biến trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Nhà thơ Tố Hữu đã nhiều lần viết về Bác rất hay trong kháng chiến chống Pháp. Nhà thơ Minh Huệ lại dựng một đêm Bác không ngủ tại chiến trường Khu Việt Bắc cách đây hơn nửa thể kỉ, Chế Lan Viên có Hoa trước lăng người. Còn Viễn Phương một con người miền Nam đã xúc động kể lại lần đầu tiền ra thăm lăng Bác. Tình cảm của Viễn Phương đối với Bác được gửi gắm như thế nào qua bài thơ. Bài học hôm nay cô trò ta cùng nhau tìm hiểu. ? Em hãy theo dõi vào chú thích và nêu hiểu biết của em về tác giả Viễn Phương. HS : Viễn Phương (1925 – 2005) - Tên khai sinh là Phan Thanh Viễn. - Quê ở Tỉnh An Giang. - Ông tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. - Ông là cây bút có mặt sớm của lực lượng văn nghệ giải phóng ở Miền Nam. GV bật máy giới thiệu chân dung Viễn Phương. GV : Các con ạ! Đây là chân dung nhà thơ Viễn Phương. Ông là cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng Miền Nam thời kì chống Mĩ. Nhà thơ góp vào nên thơ ca Việt Nam với những trang thơ dồi dào cảm xúc như : Mắt sáng học trò, nhớ lời di Chúc, “ như mây mùa xuân”. Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ,giàu tình cảm và chất thơ mộng ngay trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt ở chiến trường Nam Bộ. Bài thơ Viếng Lăng Bác “ra đời trong hoàn cảnh như thế nào ta cùng nhau sang phần 2 Con hãy cho biết bài thơ Viếng Lăng Bác ra đời trong hoàn cảnh nào ? “Ra đời trong hoàn cảnh nhà thơ lần đầu tiên ra miền Bắc vào lăng viếng Bác”. Bài thơ thể hiện điều gì ? HS : Bài thơ thể hiện niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác GV : Tấm lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ thể hiện theo mạch cảm xúc nào ta sang phần II GV : Chúng ta cần đọc với một giọng chậm rãi. xúc động, thành kính, xót thương, ngày càng dâng cao. Niềm xúc động của nhà thơ qua từ cảm thán ! GV : Đọc bài, gọi 1 HS đọc lại bài thơ, nhận xét giọng của HS. GV : Trong bài thơ có một số chú thích ? Em hiểu trung hiếu nghĩa là gì ? HS. Dựa vào chúc thích SGK trả lời GV : Ngoài ra còn 1 số chú thích khác các con theo dõi ở SGK ? Theo con bài thơ được viết theo thể loại nào ? - HS : Thể thơ 8 chữ có xen lẫn câu 7 chữ, 9 chữ. GV : Như vậy đây là thể thơ 8 chữ có sự biến thể. ? Theo mạch cảm xúc của bài thơ có thể gọi bài thơ “Viêng lăng Bác” là một bài thơ trữ tình được không ? Vì sao ? HS : có thể gọi bài thơ “Viếng lăng Bác” là bài thơ trữ tình vì xuất hiện nhân vật trữ tình, ở đây là “con” tự bộc lộ cảm xúc của mình. ? Vậy theo con phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì ? HS : Kết hợp miêu tả với biểu cảm. Song biểu cảm là phương thức chính. GV : Và bài thơ có bố cục như thế nào ta sang phần 3 ? Đọc bài thơ lên em thấy cảm xúc của nhà thơ được diễn ta theo trình tự thời gian và không gian nào ? HS : Cảm xúc của nhà thơ được diễn tả theo trình tự thời gian và không gian : + Cảm xúc của nhà thơ trước lăng Bác : khổ 1 + 2 + Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng : khổ 3 + Cảm xúc của nhà thơ khi dời lăng Bác : khổ 4 GV : Bạn nào có ý kiến khác. Đây chính là bố cục của bài thơ. (GV bật máy) GV dẫn dắt : Có thể nói mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự thời gian và không gian mà tác giả vào lăng viếng Bác. Sự ngạc nhiên và cảm xúc động trước cảnh sắc trước lăng Bác và niềm thành kính xót thương trước hình ảnh Bác yên nghỉ,để từ đó bật thành những ước nguyện của nhà thơ như thế nào ta sang phần 3. GV : Em hãy đọc 2 khổ thơ đầu của bài thơ (GV bật máy 2 khổ thơ) GV : Em hãy theo dõi vào khổ thơ thứ nhất của bài thơ. ? Theo con câu thơ mở đầu của khổ thơ cho ta biết điều gì? HS: Câu thơ như một lời thông báo, lời kể chuyện mang tính tự sự. Kể về lần đầu tiên nhà thơ ra thăm lăng Bác. ? Con thấy nhà thơ đã sử dụng từ ngữ xưng hô thế nào? HS: Từ ngữ xưng hô : Con – Bác (GV bật máy) ? Tác giả sự dụng từ ngữ xưng hô con – Bác có ý nghĩa gì ? HS: - Cách xưng hô thể hiện sự gần gũi thân mật - Bày tỏ tình cảm thương nhớ, kính yêu Bác. GV bình : Với cách xưng hô con với Bác không chỉ là cách xưng hô ngọt ngào, thân thương của người con vùng Nam Bộ - vùng đất xa xôi vẫn ước ao từ lâu vượt nghịn trùng ra đây gặp Bác mà còn thể hiện lòng thành kính của người con đỗi với vị Cha già kính yêu của dân tộc. Lòng thành kính ấy còn thể hiện qua từ “thăm” ở câu thơ . ? Ở nhàn đề của bài thơ nhà thơ đã dùng từ “Viếng” nhưng ở câu thơ mở đầu của bài thơ tác giả lại dùng từ “Thăm”. Việc sự dụng từ ngữ của tác giả có dụng ý gì ? HS tác giả dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” là ngụ ý nói giảm - Giảm đi nỗi đau thương mất mát là sự thật Bác đã ra đi. ? Hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ bắt gặp trong khung cảnh trước lăng Bác là hình ảnh nào ? HS : Hình ảnh hàng tre bát ngát trong sương sớm. ? Hình ảnh hàng tre trong sương sớm gợi ta cảm xúc gì? HS: Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác gợi cho ta cảm giác gần gũi thân thuộc của làng quê Việt Nam. GV : Trước hình ảnh hàng tre nhà thơ bộc lộ cảm xúc của mình qua hai câu thơ : “ Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng ” ? Theo con nhà thơ đã sử dụng giá trị nghệ thuật nào ở 2 câu thơ đó HS: Thành ngữ “bão táp mưa sa” Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ : “Hàng tre xanh xanh” Từ cảm thán “Ôi!” ? Con hiểu thành ngữ “ Bão táp mưa sa” nghĩa là gì ? HS : Đó chính là những gian khó, nhưng đắng cay, vất vả. GV : Cũng như nhân dân Việt Nam ta trong 2 cuộc kháng chiến đã trả qua muôn vàn khó khăn, vất vả song dân tộc ta vẫn đứng lên dành thắng lợi bằng lòng dũng cảm bằng sức mạnh kiên trung bất khuất. ? Tác giả sự dụng những giá trị nghệ thuật ấy có tác dụng như thế nào ? HS: - Bộc lộ cảm xúc thương mến tự hào của nhà thơ - Hàng tre biểu tượng cho vẻ đẹp hiền hậu đức tonhs đoàn kết kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam. GV: Có thể nói đến với lăng Bác hình ảnh đầu tiên và cũng là ấn tượng nổi bật về cảnh quan bên lăng Bác là hàng tre. Nhà thơ cảm nhận ở đó linh hồn quen thuộc của làng quê Việt Nam. Từ hàng tre cụ thể bên lăng Bác nhà thơ liên tưởng đến con người, dân tộc Việt Nam bất khuất kiên cường trong mọi khó khăn gian khổ nhân dân ta đã vượt qua không bao giờ chịu khuất phục, tất cả vì nền độc lập tự do dưới sự lạnh đạo của Đảng và Bác Hồ. Trước cảnh đoạn người vào lăng viếng Bác nhà thơ có cảm xúc như thế nào cô trò ta cùng chuyển sang khổ thơ thứ 2 GV : Em hãy đọc khổ thơ thứ 2. ? Em hãy cho biết ở khổ thơ thứ 2 tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? HS : Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật + Điệp từ : Ngày ngày + Nghệ thuạt nhân hóa : Mặt trời đi trên lăng. + Nghệ thuật ẩn dụ : mặt trời ở câu thơ thứ 2 và hình ảnh hàng hoa dâng 79 mùa xuân. ? Nhà thơ đã nhân hóa mặt trời đi qua trên lăng và ẩn dụ mặt trời ở câu thơ thứ 2 có ý nghĩa gì ? HS: Mặt trời tự nhiên được nhân hóa như người chứng kiến hiện tượng kì diệu “bất tử” - Mặt trời trong lăng là chỉ Bác Hồ, Bác được ví như mặt trời. ? Ví Bác với mặt trời nhà thơ thể hiện tấm lòng của mình đối với Bác như thế nào ? GV: từ hình ảnh mặt trời trên lăng ví với mặt trời trong lăng là một sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Mặt trời trong lăng rất đổ làm ta nhớ đến trái tim nhiệt huyết, chân thành trái tim nhân hậu thương nước thương dân, sự vĩ đại của người làm thiên nhiên ngưỡng mộ, lòng người tôn kính. ? Qua điệp từ láy ngày ngày và hình ảnh dòng người vào long giúp em biết thực tế nào? HS: Ngày nào cũng có những dòng người xếp hàng vào viếng lăng Bác. GV: Sự lặp lại 2 lần của từ láy này còn gây cảm giác thời gian vô tận vĩnh viễn không bao giờ ngừng như tấm lòng của nhân dân không nguôi nhớ Bác. ? Nhìn hình ảnh dòng người nối tiếp nhau vào lăng viếng Bác nhà thơ liên tưởng tới điều gì? HS: Nhà thơ liên tưởng tới hình ảnh tràng hoa. GV : Nhìn dòng người từ từ chầm chậm vào lăng viêng Bác kết thành vòng tròn khiến nhà thơ nghĩ đến tràng hoa của lòng người dân lên 79 mùa xuân cuộc đời của Bác. Liên tưởng đó thể hiện tình cảm trân trọng, nâng niu, lòng tôn kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, không chỉ ở nhân dân Việt Nam mà còn trong lòng nhân dân các nước yêu chuộng hòa bình trên TG. Chính vì thế nhà thơ đã từng viết : “Vì sao trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh” - Niềm xúc động của nhà thơ còn được thể hiện như thế nào khi vào trong lăng ta cùng sang phần : GV bật máy yêu cầu học sinh đọc thầm. ? Khung cảnh và không khí thanh tĩnh trong lăng được tác giả gợi tả qua những hình ảnh thơ nào ? HS: Bác năm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vần trăng sáng dịu hiền ? Theo em câu thơ đã diễn tả thực tế nào ? HS: câu thơ diễn tả chính xác sự yên tĩnh trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ trong trẻo của không gian trong lăng Bác. ? Hình ảnh vầng trăng sáng dịu hiền giúp ta liên tưởng tới điều gì về cuộc đời Bác ? HS : Hình ảnh vầng trăng sáng dịu hiền gợi ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp sáng trong của Bác - Gợi ta nghĩ đến những vần thơ đầy ánh trăng của người. ? Từ hình ảnh vâng Trăng nhà thơ lại nói về hình ảnh trời xanh trong 2 câu thơ : “ Vẫn biết tim” Theo con tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? Việc sủ dụng biện pháp ấy có ý nghĩa như thế nào? HS : Nghệ thuật ẩn dụ trời xanh là mãi mãi - Trời xanh tượng trưng cho sự vĩnh hằng,vô tận GV diễn giảng : Từ hình ảnh vầng trăng nhà thơ lại liên tưởng đến hình ảnh thiên nhiên lớn lao vĩnh hằng tượng trưng cho sự vô tận của tên tuổi sự nghiệp Hồ Chí Minh. Người đã hóa thiên nhiên sông núi vào cuộc trường ính nhẹ cánh bay. ? Mỗi chúng ta đều biết rõ trong tâm hồn của nhân dân Việt Nam Bác còn sống mãi như trời xanh, vầng trăng nhưng sao trái tim ta vẫn nhói lên nỗi đau xót tiếc thương vì sao ? HS: Đólà tình cảm, là sự thật Bác đã đi xa. ? Câu thơ đã bộc lộ tâm trạng và cảm xúc của nhà thơ ở đây như thế nào? GV giảng : Khổ thơ gồm 4 câu 7 chữ cân đối trang nghiệm phù hợp với không khí thiêng liêng và thanh tịnh trong lăng. Thời gian như ngưng đọng trước một hình ảnh có tính vĩnh hằng. Nhà thơ cảm nhận như Bác đang ngủ một giấc ngủ bình yên. Đó cũng chính là ấn tượng của mọi người khi được vào thăm lăng Bác. Hình ảnh vầng trăng là một liên tưởng độc đáo bất ngời của nhà thơ để gợi nghĩ tâm hồn cao đẹp sáng trong của người Bác ra đi nhưng còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi. Dù tin như thế nào nhưng mỗi chúng ta không thể đau xót trước sự ra đi của người. Với niềm xót thương vô hạn nhà thơ đã bật thành những ước nguyện. Nhưng ước nguyện ấy ntn ta sang phần c, GV : Em hãy đọc khổ thơ cuối của bài thơ : ? Nghĩ đến ngày mai phải chia tay với Bác với Hà Nội để trở về miền nam, nhà thơ có cảm xúc như thế nào? HS: Nhà thơ thương trào nước mắt Tâm trạng lưu luyến không muốn rời xa. ? Từ cảm xúc đó nahf thơ có những ước nguyện gì ? HS: “Muốn làm con chim . . ? Nghệ thuật nào được nhà thơ sử dụng để bộc lộ mong muốn của mình? HS: Nghệ thuật điệp từ “muốn làm” lặp đi lặp lại đầu 3 câu ? Em thấy những ước nguyện của nhà thơ ở đây như thế nào? HS: Ước muốn hết sức giản dị chân thành - Tấm lòng lưu luyến của nhà thơ muốn hóa thân vào cảnh vật quanh lăng Bác GV diễn giảng : Chia tay với Bác với Hà Nội thân thương nhà thơ ước mong được hóa thân vào cảnh vạt bên lăng Bác. Muốn làm con chim hót làm vui nhộn không gian bên lăng Bác, muốn làm bông hoa để tỏa hương khoe sắc, và hơn hết muốn làm cây tre để được nhập vào hàng tre bát ngát quanh lăng Bác. Những ước muốn giản dị, chân thành đã bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn niềm xót thương xen lẫn tự hào của nahf thơ cũng như của nhân dân Việt Nam đối với Bác. Câu hỏi thảo luận Theo em hình ảnh hàng tre ở đầu bài thơ lại được lặp đi lặp lại ở cuối bài thơ là cây tre,điều đó có ý nghĩa gì ? Đáp án câu hỏi thảo luận + tạo kết cấu đầu cuối tương ứng + Tô đậm hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc, cảm xúc được trọng vẹn + Hình ảnh ẩn dụ sự kiên cường bất khuất bổ sung thêm nghĩa trung hiếu (trung với nước hiếu với dân) + Ước muốn nhập vào hàng tre bát ngát quanh lăng GV chốt lại ? Bài thơ có nét đặc sắc gì về nghệ thuật ? Qua bài thơ nahf thơ thể hiện tấm lòng tình cảm của mình đối với Bác như thể nào? ? Qua toàn bộ nội dung bài học em cần nắm những nội dung nào? Gv đưa bản đồ tư duy. I, Giới thiệu văn bản 1, Tác giả (1928 – 2005) Tên thật Phan Thanh Viễn - Quê ở An Giang - Ông là cây bút sớm nhất của lực lượng cách mạng. 2,Tác phẩm a,Hoàn cảnh ra đời Năm 1976 in trong tập “Như mây mùa xuân”(1978) b.Chủ đề II, Đặc điểm văn bản 1,Đặc điểm chú thích ( Bật mấy bài thơ ) 2,Thể loại : Thể thơ 8 chữ 3,Bố cục văn bản III,Tìm hiểu văn bản 1,Cảm xức của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác * Khổ 1 GV bật máy bật máy bật máy 2 lần * Khổ 2 Bật máy Ghi bảng - Lòng tôn kính của nhà thơ cũng như của nhân dân đối với Bác. (Đưa lời bình) c, Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng Bác. Bật máy Động từ “nhói” diễn tả cảm xúc mạnh à Tâm trạng đau xót tiếc thương vô hạn của nhà thở của nhân dân khi Bác không còn. c, Cảm xúc của nhà thơ khi rời lăng Bác bật máy à Ước muốn giản dị, chân thành, lòng lưu luyến của nhà thơ muốn hóa thân vào cạnh vật quanh lăng Bác. à Qua đố em thấy tình cảm em đối với Bác như thế nào ? IV, Tổng kết 1,nghệ thuật 2,nội dung V,luyện tập

File đính kèm:

  • doctiet 111 Cong nghe.doc