Giáo án Công nghệ 10 - Sản xuất giống cây trồng

I. Mục tiêu.

Kiến thức

 - Biết được mục đích, trình tự và quy trình của công tác sản xuất giống cây trồng.

 - Biết được trình tự và quy trình sản xuất giống cây tự thụ phấn, thụ phấn chéo, cây trồng nhân giống vô tính, nhân giống cây rừng.

 - Biết được quy trình và trình tự tạo ra một loại giống mới ở quy mô lớn hơn.

Kỹ năng

 Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, làm việc nhóm.

Thái độ

 Có thái độ đúng đắn trong công tác sản xuất các loại giống theo những quy trình khác nhau.

II. Phương tiện.

 - Tranh vẽ các sơ đồ quy trình sản xuất giống.

 - Phiếu học tập để thảo luận nhóm.

III. Các bước lên lớp.

Bước 1. Ổn định lớp.

Bước 2. Kiểm tra bài cũ.

 - Mục đích của công tác khảo nghiệm giống là gi?

 - Nêu mục đích và cách tiến hành các loại thí nghiệm trong công tác khảo nghiệm giống.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Sản xuất giống cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 5 tháng 6 năm 2010 Tiết PPCT. 3 - Bài 3+4.SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG I. Mục tiêu. Kiến thức - Biết được mục đích, trình tự và quy trình của công tác sản xuất giống cây trồng. - Biết được trình tự và quy trình sản xuất giống cây tự thụ phấn, thụ phấn chéo, cây trồng nhân giống vô tính, nhân giống cây rừng. - Biết được quy trình và trình tự tạo ra một loại giống mới ở quy mô lớn hơn. Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, làm việc nhóm. Thái độ Có thái độ đúng đắn trong công tác sản xuất các loại giống theo những quy trình khác nhau. II. Phương tiện. - Tranh vẽ các sơ đồ quy trình sản xuất giống. - Phiếu học tập để thảo luận nhóm. III. Các bước lên lớp. Bước 1. Ổn định lớp. Bước 2. Kiểm tra bài cũ. - Mục đích của công tác khảo nghiệm giống là gi? - Nêu mục đích và cách tiến hành các loại thí nghiệm trong công tác khảo nghiệm giống. Bước 3. Giảng bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Hãy thảo luận và cho biết mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng?. Cho biết một vài giống cây trồng được sản xuất tại địa phương em? Hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm mấy giai đoạn? Kể tên. Tại sao giai đoạn 1 và giai đoạn 2 phải sản xuất ở cơ quan chọn tạo giống nhà nước cấp trung ương? Cho HS nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm. - Khi nào thì sản xuất giống theo sơ đồ duy trì? khi nào thì sản xuất giống theo sơ đồ phục tráng? - Giải thích hai quy trình nhân giống. - Tìm điểm giống và khác nhau giữa 2 quy trình. Nêu quy trình sản xuất giống cây trồng bằng sinh sản hữu tính? Hãy cho biết giống cây trồng nhân giống vô tính thì quy trình sản xuất như thế nào? Vẽ sơ đồ quy trình sản xuất giống cây trồng nhân giống vô tính. Đối với giống cây rừng thì được sản xuất như thế nào? Ơ cây rừng có điểm nào cần lưu ý so với cây trồng nông nghiệp? I. Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng 1. Duy trì và củng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng điển hình của giống. 2. Tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất đại trà. 3. Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất. II. Hệ thống sản xuất giống cây trồng (3 giai đoạn) Giai đoạn 1: Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng. - Duy trì, phục tráng, sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng. - Thực hiện ở cơ quan chọn tạo giống nhà nước cấp Trung ương. Giai đoạn 2: Sản xuất hạt giống nguyên chủng từ siêu nguyên chủng - Duy trì, phục tráng, sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng. - Thực hiện ở cơ quan chọn tạo giống nhà nước cấp Trung ương. Giai đoạn 3: Sản xuất hạt giống xác nhận - Được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng. - Thực hiện ở các cơ quan nhân giống cấp tỉnh. III. Quy trình sản xuất giống cây trồng 1. sản xuất giống cây trồng nông nghiệp a. sản xuất giống cây trồng sinh sản hữu tính. * Sản xuất hạt giống theo sơ đồ duy trì - Nguyên liệu: giống cây trồng do tác giả cung cấp hoặc có hạt siêu nguyên chủng thì quy trình + Năm thứ nhất: Gieo hạt tác giả (siêu nguyên chủng), chọn cây ưu tú. + Năm thứ hai: Hạt của cây ưu tú gieo thành từng dòng. Chọn các cây tốt nhất lấy hạt, hạt đó là hạt siêu nguyên chủng. + Năm thứ 3: Nhân giống nguyên chủng từ giống siêu nguyên chủng. + Năm thứ 4: Sản xuất hạt giống xác nhận từ giống nguyên chủng. * Sản xuất theo sơ đồ phục tráng (SGK) b. Sản xuất giống cây trồng nhân giống vô tính 3 giai đoạn - Chọn lọc duy trì thế hệ vô tính đạt siêu nguyên chủng. - Tổ chức sản xuất củ giống hoặc vật liệu cấp nguyên chủng từ siêu nguyên chủng - sản xuất củ giống hoặc vật liệu giống đạt tiêu chuẩn thương phẩm từ giống nguyên chủng. 2. Sản xuất giống cây rừng - Chọn những cây trội, khảo nghiệm và chọn lấy các cây đạt tiêu chuẩn cấp siêu nguyên chủng để xây rừng giống hoặc vườn giống. - Lấy giống từ rừng hoặc vườn giống nhân lên để cung cấp cho sản xuất. * Giống cây rừng có thể nhân ra bằng hạt hoặc bằng công nghệ nuôi cấy mô và giâm hom. Bước 4. Củng cố. - Sử dụng các câu hỏi ở cuối bài để củng cố. - Theo các em thì ở địa phương người ta thường áp dụng quy trình nhân giống nào? Tạo được loại hạt nào? Bước 5. Bài tập về nhà - Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. - Xem trước bài mới và tìm hiểu về sức sống của hạt. ========================== Ngày 9 tháng 9 năm 2010 Tiết PPCT. 4 – Bài 5. Thực hành: XÁC ĐỊNH SỨC SỐNG CỦA HẠT I. Mục tiêu. Kiến thức - Xác định được sức sống của hạt một số cây trồng nông nghiệp. - Xác định xem tỉ lệ sống của lô hạt giống đó cao hay thấp. Kỹ năng Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo, có ý thức tổ chức kỉ luật, trật tự. Thái độ Thực hiện đúng quy trình, giữ gìn vệ sinh và bảo đảm an toàn lao động trong quá trình thực hiện. II. Chuẩn bị giờ thực hành. 1. Giáo viên - Mẫu vật: hạt lúa, đậu, ngô,... - Dụng cụ: đĩa petri, cốc thủy tinh, lưỡi lam, giấy thấm, kẹp,... - Hóa chất: cồn 960, nước cất, carmine, H2SO4. 2. Học sinh - Xem trước bài mới, tìm hiểu cấu trúc hạt, nắm vững quy trình thí nghiệm. - Hạt giống làm thí nghiệm: đậu, ngô, lúa. III. Các bước lên lớp. Bước 1. Ổn định lớp. Bước 2. Kiểm tra bài cũ - Mục đích của công tác sản xuất giống là gì? - Thế nào là giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng và xác nhận? - So sánh sự giống và khác nhau trong quy trình sản xuất giống ở ba nhóm cây trồng nói trên. Bước 3. Giảng bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Chia HS thành 4 nhóm/lớp. GV: Giới thiệu mục tiêu của bài thực hành, các dụng cụ, mẫu vật hóa chất liên quan đến bài thực GV: Cho HS nghiên cứu SGK để nắm rõ cách tiến hành thí nghiệm. GV: Hướng dẫn lại các bước tiến hành cho HS hiểu rõ hơn. GV: Hạt có cấu tạo như thế nào? Làm thế nào để biết hạt sống hay chết? - Nếu phôi nhũ nhuộm màu thuốc thử là hạt chết. - Nếu phôi nhũ không nhuộm màu thuốc thử là hạt sống. GV: Cho HS tiến hành làm thí nghiệm. GV: Quan sát HS làm thí nghiệm, ghi nhận hoạt động của HS. GV: Trong thời gian ngâm hạt, GV hướng dẫn HS cách tính tỉ lệ hạt sống, chết. HS: Tiến hành kiểm tra hạt sống hay chết, tính tỉ lệ %. GV: Gọi các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm. I. Chuẩn bị - Dụng cụ: Đĩa petri, kẹp, lam, lưỡi lam, giấy thấm. - Mẫu vật: Hạt lúa giống và hạt ngô. - Hóa chất: Cồn 960, nước cất, carmine, H2SO4. II. Quy trình - Bước 1: Lấy 50 hạt giống cho vào đĩa Petri. - Bước 2: Đỗ thuốc thử vào đĩa petri cho ngập hạt, ngâm trong 15 phút. - Bước 3: Lấy hạt ra, lau sạch vỏ hạt bằng giấy thấm. - Bước 4: Cắt hạt ra làm 2 để quan sát và ghi nhận. - Bước 5: Tính tỉ lệ hạt sống Tỉ lệ hạt sống: + B: Số hạt sống + C: Tổng số hạt đem thí nghiệm. Bước 4. Nhận xét, đánh giá - Khen các nhóm làm tốt, nhắc nhở các nhóm làm không tốt. - Nhận xét kết quả của các nhóm. - Tại sao hạt chết lại bị nhuộm màu thuốc thử? Bước 5. Bài tập về nhà. - Viết bài thu hoạch theo nhóm, tuần sau nộp. - Xem trước bài mới, tìm hiểu về công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống. Kết qủa thí nghiệm Tổng số hạt thí nghiệm Số hạt nhuộm màu (Hạt chết) Số hạt không nhuộm màu (Hạt sống) Tỉ lệ hạt sống

File đính kèm:

  • docTiet 34 cong nghe 10.doc