Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2010 - Tiết 16: Nhận biết một số sâu, bệnh hại lúa

I/ MỤC TIÊU:

1-Kiến thức:

-Học sinh nhận dạng và phân loại được 1 số loại sâu hại phổ biến gây hại cho cây trồng.

2-Kỹ năng:

-Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo, tỉ mỉ, chính xác trong hoạt động khoa học.

-Nhận xét chính xác, vẽ hình đúng và đẹp.

 3-Thái độ:

 -Có ý thức tổ chức kỷ luật, trật tự.

 -Thực hiện đúng quy trình, giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo đảm an toàn lao động.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 1-Dụng cụ:

 - Hình 16.1, 16.2, 16.3, 16.4, 16.5, 16.6 SGK.

 - Mẫu vật thật về sâu, bệnh hại lúa do HS mang đến.

 - Thước kẻ, kính lúp cầm tay, panh, kim mũi mác.

 - Phiếu thực hành

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 924 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ khối 10 năm 2010 - Tiết 16: Nhận biết một số sâu, bệnh hại lúa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16. Tiết 16. Ngày soạn: 24/11/2010 Bài 16:Thực hành: NHẬN BIẾT MỘT SỐ SÂU, BỆNH HẠI LÚA I/ MỤC TIÊU: 1-Kiến thức: -Học sinh nhận dạng và phân loại được 1 số loại sâu hại phổ biến gây hại cho cây trồng.. 2-Kỹ năng: -Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo, tỉ mỉ, chính xác trong hoạt động khoa học. -Nhận xét chính xác, vẽ hình đúng và đẹp. 3-Thái độ: -Có ý thức tổ chức kỷ luật, trật tự. -Thực hiện đúng quy trình, giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo đảm an toàn lao động. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1-Dụng cụ: - Hình 16.1, 16.2, 16.3, 16.4, 16.5, 16.6 SGK. - Mẫu vật thật về sâu, bệnh hại lúa do HS mang đến. - Thước kẻ, kính lúp cầm tay, panh, kim mũi mác. - Phiếu thực hành Bảng kết quả quan sát nhận biết, xác định tên các mẫu vật thực hành Mẫu sâu bệnh Đặc điểm hình thái sâu hại Đặc điểm gây hại Tên gọi Trứng Sâu non Nhộng Bướm III/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Hỏi đáp. Diễn giảng. Khám phá. IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1- Ổn định tổ chức lớp:(1ph) 2- Kiểm tra bài cũ:(4ph) 1/Vì sao phải phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng ? 2/Những biện pháp chủ yếu trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng / Đáp án: 1/Vì mỗi biện pháp phòng trừ dịch hại đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định nên cần phải phối hợp các biện pháp phòng trừ để phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm. 2/Các biện pháp phòng trừ dịch hại: Biện pháp kỹ thuật ; biện pháp sinh học; sử dụng giống chống sâu bệnh; biện pháp cơ giới, vật lý; biện pháp điều hòa. 3- Nội dung bài mới: (35ph) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG GV giới thiệu bài học: -Nêu vấn đề: Sâu, bệnh hại cây trồng có rất nhiều loài và chủng loại khác nhau. Việc điều tra, dự báo tình hình sâu, bệnh hại trên đồng ruộng là rất cần thiết để chủ động phòng trừ. Muốn vậy đòi hỏi phải nhận biết được các loại sâu, bệnh gây hại một cách chính xác. -Nêu mục tiêu bài học -Chia lớp thành 4 nhóm và phân công vị trí thực hành. - Quan sát hình 16.1, 16.2, 16.3 SGK và mẫu vật thật mang theo, hãy cho biết đặc điểm gây hại và đặc điểm hình thái của sâu hại lúa. - Quan sát hình 16.4, 16.5, 16.6 SGK và mẫu vật thật mang theo, hãy cho biết tác nhân gây bệnh và đặc điểm gây hại của bệnh hại lúa. -GV làm mẫu: +Tay phải cầm kính lúp, tay trái cầm hộp đựng mẫu vật đã xử lí cồn, dùng kim mũi mác dính lên giá đỡ. Soi kính lúp và quan sát tuần tự theo SGK từ trứngà sâu non à nhộng à con trưởng thành. +GV vừa làm vừa giới thiệu từng bước thực hiện. Chú ý nghe GV giới thiệu bài học và mục tiêu cần đạt -Sắp xếp nhóm thực hành theo sự phân công của GV - Quan sát hình và mẫu vật thật, trả lời: a. Sâu đục thân bướm hai chấm. - Đặc điểm gây hại: đục vào thân lúa"nhánh lúa nõn héo, bông bạc. - Đặc điểm hình thái: + Trứng hình bầu dục. + Sâu non màu trắng sữa hay vàng nhạt b. Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ. - Đặc điểm gây hại: sâu non cuốn lá lúa lại sau đó ăn phần xanh của lá. - Đặc điểm hình thái: + Sâu non: mới nở màu trắng, khi bắt đầu ăn có màu xanh lá mạ. c. Rầy nâu hại lúa. - Đặc điểm gây hại: chích hút nhựa cây làm cây héo và chết, hoặc bông lép. - Đặc điểm hình thái: + Trứng có dạng quả chuối tiêu trong suốt - Quan sát hình và mẫu vật thật, trả lời: a. Bệnh bạc lá lúa. - Do vi khuẩn gây ra. - Đặc điểm gây hại: + Bệnh chỉ gây hại trên phiến lá. + Vết thương thường nằm ở phần ngọn lá b. Bệnh khô vằn. - Do nấm gây ra. - Đặc điểm gây hại: + Gây hại trên mạ và trên lúa. + Thường xuất hiện ở những bẹ lá sát mặt nước. + Vết bệnh màu xám c. Bệnh đạo ôn. - Do nấm gây ra. - Đặc điểm gây hại: + Gây hại cho lúa ở tất cả các bộ phận trên mặt đất. + Trên lá + Trên đốt thân -Từng nhóm kiểm tra dụng cụ , mẫu vật. -Quan sát kĩ thao tác GV làm mẫu theo trình tự cộng việc: Quan sát, nhận xét à vẽ hình à xác định tên à kiểm tra kết quả. I/ GIỚI THIỆU NỘI DUNG THỰC HÀNH (3ph) Giới thiệu mục tiêu bài học II/TỔ CHỨC PHÂN CÔNG NHÓM (2ph) -Phân nhóm học sinh thực hành. -Phân công vị trí thực hành. -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh III/QUY TRÌNH THỰC HÀNH: (30ph) A. Bước 1: Giới thiệu đặc điểm gây hại, đặc điểm hình thái của một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến. 1. Sâu hại lúa: a. Sâu đục thân bướm hai chấm. - Đặc điểm gây hại: đục vào thân lúa"nhánh lúa nõn héo, bông bạc. - Đặc điểm hình thái: + Trứng hình bầu dục. + Sâu non màu trắng sữa hay vàng nhạt. + Nhộng màu vàng tới nâu nhạt. + Trưởng thành: đầu ngực và cánh màu vàng nhạt. b. Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ. - Đặc điểm gây hại: sâu non cuốn lá lúa lại sau đó ăn phần xanh của lá. - Đặc điểm hình thái: + Sâu non: mới nở màu trắng, khi bắt đầu ăn có màu xanh lá mạ. + Nhộng có màu vàng nâu. + Trưởng thành có màu vàng nâu. c. Rầy nâu hại lúa. - Đặc điểm gây hại: chích hút nhựa cây làm cây héo và chết, hoặc bông lép. - Đặc điểm hình thái: + Trứng có dạng quả chuối tiêu trong suốt. + Rầy non có màu xanh xám, 2 đến 3 tuổi có màu vàng nâu. + Trưởng thành có màu nâu tối. 2. Bệnh hại lúa: a. Bệnh bạc lá lúa. - Do vi khuẩn gây ra. - Đặc điểm gây hại: + Bệnh chỉ gây hại trên phiến lá. + Vết thương thường nằm ở phần ngọn lá và dọc theo mép lá. b. Bệnh khô vằn. - Do nấm gây ra. - Đặc điểm gây hại: + Gây hại trên mạ và trên lúa. + Thường xuất hiện ở những bẹ lá sát mặt nước. + Vết bệnh màu xám, hình bầu dục hoặc màu nâu bạc có viền nâu tím. c. Bệnh đạo ôn. - Do nấm gây ra. - Đặc điểm gây hại: + Gây hại cho lúa ở tất cả các bộ phận trên mặt đất. + Trên lá, lúc đầu vết bệnh màu xám xanh, sau đó có màu nâu. + Trên đốt thân, cổ bông, cổ gié, vết bệnh màu nâu đen và lõm xuống. B. Bước 2: Nhận biết một số loại sâu, bệnh hại lúa phổ biến ở nước ta. - Dựa vào đặc điểm gây hại, đặc điểm hình thái, nhận biết một số loại sâu bệnh hại lúa và ghi kết quả vào phiếu thực hành. Chỉ tiêu đánh giá Kết quả đánh giá Người đánh giá Tốt Đạt Không đạt Thực hiện quy trình Kết quả thực hành 4- Củng cố và luyện tập:(4ph) -GV nhận xét giờ thực hành. -GV đánh giá cho điểm thực hành. 5- Dặn dò:(1ph) - Nhắc nhỡ vệ sinh sau thực hành. - Học bài để chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kỳ 1 6- Rút kinh nghiệm: Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn Thái Thành Tài

File đính kèm:

  • docbai 16.doc
Giáo án liên quan