Giáo án Công nghệ 10 - Tiết 1 đến tiết 21

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức : Học xong bài này, học sinh cần :

- Hiểu được tầm quan trọng của sản xuất Nông , Lâm, Ngư Nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

- Hiểu và giải thích được tầm quan trọng của sản xuất Nông , Lâm, Ngư Nghiệp của nước ta hiện nay và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

2. Kỹ năng :

- Rèn luyện kỹ năng tư duy, tự nghiên cứu, nhận xét, phân tích, so sánh kiến thức.

3. Thái độ :

- Hứng thú học tập, mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống, tuyên truyền cổng đồng tham gia hưởng ứng.

II. Chuẩn bị :

1. Chuẩn bị của GV :

- N/c SGK.

- Soạn giáo án

- Tự bổ sung kiến thức qua các kênh thông tin báo trí và trên CNTT.

- Phiếu học tập(ND thảo luận)

2. Chuẩn bị của học sinh:

 Đọc trước nội dung bài mới.

 

doc66 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Tiết 1 đến tiết 21, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiêt : 01 (Theo PPCT) Ngày soạn:./....../ 2010 Lớp 10 A dạy ngày :....../......./ 2010 Tuần: 01 Lớp 10 B dạy ngày :....../......./ 2010 Lớp 10 C dạy ngày :....../......./ 2010 Phần I : NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP Bài 1 : BÀI MỞ ĐẦU I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Học xong bài này, học sinh cần : - Hiểu được tầm quan trọng của sản xuất Nông , Lâm, Ngư Nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. - Hiểu và giải thích được tầm quan trọng của sản xuất Nông , Lâm, Ngư Nghiệp của nước ta hiện nay và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới. 2. Kỹ năng : - Rèn luyện kỹ năng tư duy, tự nghiên cứu, nhận xét, phân tích, so sánh kiến thức. 3. Thái độ : - Hứng thú học tập, mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Vận dụng kiến thức vào cuộc sống, tuyên truyền cổng đồng tham gia hưởng ứng. II. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của GV : - N/c SGK. - Soạn giáo án - Tự bổ sung kiến thức qua các kênh thông tin báo trí và trên CNTT. - Phiếu học tập(ND thảo luận) 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước nội dung bài mới. - Chú ý trong giờ học. III. Tiến trình bài soạn lên lớp: 1. Ổn định tổ chức lớp học: 2. Kiểm tra bài cũ: (không KT) Hay GV cho HS nhắc lại hệ thống kiến thức môn CN đã học ở cấp dưới. 3. Nội dung bài mới: GV giới thiệu sơ bộ về trương trình kiến thức sẽ học của môn CN 10 và giới thiệu bài mới. Trước khi vào nội dung, GV đặt vấn đề: + Vì sao môn CN 10 lại giới thiệu với chúng ta về Nông, Lâm, Ngư Nghiệp? + Tại sao ta phải tìm hiểu những lĩnh vực này? => Từ phần trả lời của HS, GV dẫn dắt: vào nội dung: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức + Theo em, nước ta có những thuận lợi nào để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp? - Nhận xét và bổ sung: Ngoài những thuận lợi như trên thì VN chúng ta còn có địa hình, nhiều hệ thống sông ngòi, ao- hồ cũng góp phần tạo thuận lợi cho sự phát triển N,L,NN của đất nước. - Hoạt động: Yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu thông tin biểu đồ (hình 1.1- sgk) và nhận xét sụ đóng góp của N, L, NN? - Theo dõi hoạt động của học sinh và nhận xét, tổng kết kiến thức trong biểu đồ (Nếu tính theo tỉ lệ đóng góp qua các năm so với các ngành khác thì N, L, NN đóng góp khoảng 1/4 – 1/5). - Phát phiếu thảo luận yêu cầu hs hoàn thàh nội dung theo nhóm ngồi cùng bàn học. + Nêu một số các sản phẩm của Nông, Lâm, Ngư Nghiệp được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiiệp chế biến? - Mời 1, 2 nhóm trình bày kết quả, các nhóm còn lại theo dõi, so sánh kết quả. => Đánh giá- bổ sung kiến thức và hoạt động nhóm của học sinh. - Yêu cầu HS chú ý theo dõi nội dung- số liệu trong bảng 1 sgk để trả lời câu hỏi: + Dựa vào số liệu qua các năm của bảng 1 em có nhận xét gì? + Tính tỷ lệ % của sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp so với tổng hàng hoá XK? Từ đó có Nxét gì? - Hướng dân cho HS phân tích hình 1.2: + So sánh LLLĐ trong nghành nông, lâm, ngư nghiệp so với các ngành khác? Ý nghĩa? => Đánh giá, hoàn thiện kiến thức. - Đặt vấn đề về môi trường: Thông qua hoạt động sản xuất các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái cả về mặt tích cực và tiêu cực. Vậy em hãy: + Nêu những VD thực tế chứng minh điều vừa nói ở trên? Nguyên nhân và hậu quả của nó? + Biện pháp khắc phục tránh những hậu quả đó? - Cho HS n/c nôi dung câu hỏi SGK và trả lời => Đánh giá kiến thức. - Yêu cầu HS: + Lấy VD về 1 số sản phẩm N, L, NN đã được XK ra thị trường quốc tế? - Đặt vấn đề với câu hỏi: + Theo em, tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hiện nay còn có những hạn chế gì? + Tại sao năng suất, chất lượng còn thấp? - Nhấn mạnh: vậy để khắc phục và hạn chế những hậu quả không tốt tới môi trường thì chúng ta cần phải quan tâm tới việc áp dụng khoa học kĩ thuật một cách đồng bộ, quan tâm tới VS môi trường cộng đồng trong quá trình sản xuất. - Cung cấp thông tin về điều luật bảo vệ môi trường(điều 14). + Trong thời gian tới, nghành nông , lâm, ngư nghiệp của nước ta cần thực hiện những nhiệm vụ gì? + Làm thế nào để chăn nuôi có thể chở thành một nền sản xuất chính trong điều kiện dịch bệnh hiện nay? + Cần làm gì để có một môi trường sinh thái trong sạch trong quá trình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp? + Nêu được: . Khí hậu, đất đai thích hợp cho ST, PT của nhiều loại cây trồng và vật nuôi. . Tính siêng năng cần cù của người nông dân. + Tìm hiểu thông tin biểu đồ và nhận xét về sự đóng góp của N, L, NN qua các năm. . Đại diện nêu nxét kiến thức. . Lớp nxét về ndung bạn đã trình bày để cí thể bổ sung. - Tiếp thu kiến thức. - Các nhóm nhận phiếu và thảo luận, thống nhất đáp án. + Đại diện nhóm trình bày kết quả trong phiếu học tập. + Các nhóm nhận xét, bổ sung. - So sánh số liệu và nêu nhận xét. + Hàng nông, lâm sản xuất khẩu qua các năm là tăng. + Nêu được: . Giá trị hàng nông sản tăng do được đầu tư nhiều(giống, kỹ thuật và phân bón). . Tỷ lệ giá trị hàng nông sản giảm vì mức độ đột phá của nông nghiệp so với các nghành khác còn chậm. - Nghe hướng dẫn để thảo luận(so sánh, Phân tích). + Đại diện trình bày ý kiến + Lớp nhận xét và bổ sung. - Lắng nghe. + Nêu VD tại địa phương, trong nước và hậu quả. + Nêu được: Có ý thức trong lao động sản xuất.. trong việc sử dụng thuốc hoá học trong quá trình chế biến, bảo quản, khai thác .. - Trả lời theo câu hỏi sgk. + Nêu lên được: Gạo, cafe, cá tra- cá ba sa, tôm, gỗ.... + Nêu được: Chưa có nhận thức đúng đắn về công tác bảo vệ môi trường, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt nên trong quá trình sản xuất còn có những tác động gây ô nhiễm tới môi trường như: Đất, nước, không khí... + Nêu được: trình độ sản xuất còn lạc hậu, áp dụng khoa học vào sản xuất chưa đồng bộ, chưa khoa học - Lắng nghe. - Chú ý lắng nghe và tiếp thu. + Trả lời + Nêu được: Việc ứng dụng khoa học, vệ sinh phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường... + Nêu được: tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng để mọi người cùng nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh cộng đồng, vệ sinh môi trường sinh thái... I. Tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân: 1. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước: - Ngành Nông, Lâm, Ngư Nghiệp đóng góp 1/4 – 1/5 vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước. 2. Ngành Nông, Lâm, Ngư Nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho nghành công nghiệp chế biến: VD:+ Nông nghiệp: Đậu tương, Ngô, sắn cung cấp cho nhà máy chế biến thực phẩm cung cấp. + Lâm nghiệp: Trồng keo cung cấp cho nhà máy giấy. + Nuôi trai ngọc làm trang sức, Cá Tra- Ba sa xuất khẩu ra thị trường 3. Ngành Nông, Lâm, Ngư Nghiệp có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hoá xuất khẩu: 4. Tình hình Nông, Lâm, Ngư Nghiệp còn chiếm trên 50% tổng số lao động tham gia vào các nghành kinh tê: II. Tình hình sản xuất Nông, Lâm, Ngư Nghiệp của nước ta hiện nay: 1. Thành tựu: a. Sản xuất lương thực tăng liên tục. b. Bước đầu đã hình thành một số nghành sản xuất hàng hoá với các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. c. Một số sản phẩm của nghành Nông, Lâm, Ngư Nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. VD: Gạo, cafe, cá tra- cá ba sa, tôm, gỗ.... 2. Hạn chế:(nội dung sgk) - GDMT: Trình độ SX còn thấp, chưa đồng bộ, chưa khoa học, chưa quan tâm tới lợi ích lâu dài nên quá trình sản xuất còn gây ảnh hưởng tới môi trường đất, nước, không khí. III. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Nông, Lâm, Ngư Nghiệp nước ta: (nội dung sgk) 4. Củng cố: Cho học sinh trả lời câu hỏi sgk 5. Dặn dò: - Học sinh về nhà học bài - Tuyên truyền rộng rãi ý thức bảo vệ và vệ sinh môi trường trong quá trình sản xuất, chế biến nông, lâm, ngư nghiệp tại địa phương. - Đọc trước nội dung bài mới. Tiết : 02 (Theo PPCT) Ngày soạn:./...../ 2010 Lớp 10 A dạy ngày :....../...../ 2010 Tuần: 02 Lớp 10 B dạy ngày :../../ 2010 Lớp 10 C dạy ngày :../../ 2010 Chương 1: TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG Bài 2: KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học xong bài này, học sinh cần: - Hiểu được mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng. - Hiểu được phương pháp khảo nghiệm giống cây trồng để ứng dụng vào trong thực tiễn. - Trong việc khảo nghiệm giống cây trồng, học sinh biết xác định giống cây được khảo nghiệm phải phù hợp và cân bằng môi trường sinh thái. 2. Kỹ năng: Tư duy, phân tích, so sánh và tổng hợp kiến thức. 3. Thái độ: - Hứng thú, tích cực trong học tập. - Vận dụng kiến thức trong thực tiễn. II. Chuẩn bị: 1. Chuân bị của giáo viên: - Cập nhật thông tin để bổ sung thông tin kiến thức cho bài dạy. - N/c sgk. - Soạn giáo án. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Học bài cũ, n/c nội dung bài học mới - Mang theo sách vở và dụng cụ học tập. III. Tiến trình bài soạn lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV nêu câu hỏi: + Em hãy trình bày những thành tựu và hạn chế của nghành nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay? - HS lên đứng trước bảng trả lời câu hỏi. => GV nhận xét, đánh giá lấy điểm. 3. Nội dung bài mới: - GV giới thiệu chương và vào nội dung bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài học - Yêu cầu học sinh vận dụng thôngtin kiến thức trả lời câu hỏi: + Em hiểu thế nào là khảo nghiệm giống cây trồng? + Vì sao giống cây trồng trước khi đưa ra sản xuất đại trà cần phải qua khảo nghiệm? + Vậy khảo nghiệm giống cây trồng có mục đích gì? + Giả sử: Giống mới chưa qua khảo nghiệm mà đưa vào sản xuất thì hậu quả sẽ như thế nào? -> Nhận xét và bổ sung như sau: Giống mới không qua khảo nghiệm mà đưa vào sản xuất thì năng suất và chất lương sẽ bị ảnh hưởng, kem theo đó là môi trường sinh thái bị mất cân bằng. - GDMT: Giới thiệu cho HS về một số loại cây gây ảnh hưởng môi trường sinh thái: 1. Cây Mai Dương (Mimosa pigra) Mai dương còn được gọi là Trinh nữ trâu, Trinh nữ tây, Móc mèo mỹ..., tên khoa học là Mimosa pigra L. , thuộc họ Đậu (Leguminosae). Đây là cây có quan hệ thân thuộc với cây Trinh nữ hay Xấu hổ (Mimosa pudica L.), khá phổ biến ở Việt Nam. Mai dương chỉ khác cây Trinh nữ là nó thuộc loại cây bụi cao đến 3-4m, thân và cành có gai nhọn, cứng và Mai dưương là cây ưa ẩm, chịu được ngập nước trong thời gian dài. 2. Cây Lục Bình: Lục bình hay Bèo Nhật Bản, bèo tây là một loài thực vật nổi thuộc họ Lục Bình (Pontederiaceae), có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Cây thường mọc ở ruộng sâu, kênh rạch, đầm lầy, ao hồ... Chỉ cần một vài cây lục bình xuất hiện trong hồ ao thì chỉ một thời gian ngắn nó đã phủ kín mặt nước. Trong môi trường thuận lợi, Lục bình có thể tăng diện tích gấp đôi sau 10 ngày. Cây sinh sản vô tính bằng thân bò là chủ yếu, nhưng vẫn có sinh sản bằng hạt. Hạt có thể sống tới 15 năm trong đất và xâm nhiễm trở lại, ngay cả khi toàn bộ cây lục bình trưởng thành đã bị tiêu diệt. Lục bình sống và phát triển mạnh cả ở nơi nước đứng và nước chảy và càng phát triển tốt ở trong nước bị ô nhiễm chất hữa cơ. Sông ngòi, kênh rạch bị lộc bình bao phủ làm tắc nghẽn giao thông thuỷ. Xác bã, lá cây phân huỷ làm ô nhiễm nguồn nước uống, giảm sản lượng cá. Các hồ thuỷ lợi và thuỷ điện có lục bình bao phủ làm giảm năng lượng thuỷ điện, giảm tốc độ dòng chảy, năng suất tưới tiêu và tăng kinh phí bảo trì. - Giới thiệu về một số thí nghiệm về so sánh giống và nêu câu hỏi cho học sinh trả lời: + Giống chọn tạo hoặc nhập nội được so sánh với giống nào? + Khi so sánh giống người ta thường dựa vào các chỉ tiêu nào? + Mục đích của việc so sánh giống là gì? -> Nhận xét. - Nệu câu hỏi vận dụng: + Sau khi so sánh giống, nếu giống mới chọn tạo có kết quả trội hơn so với giống đại trà thì đã được phép phổ biến sản xuất Chưa? Vì sao vây? - Nhận xét và kết luận. - Giới thiệu tóm tắt thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật và yêu cầu học sinh theo dõi sgk, đặt câu hỏi để học sinh trả lời. + Mục đích của kiểm tra kỹ thuật là gì? + Thí nghiện do cơ quan nào tiến hành? + Vì sao phải tiến hành kiểm tra kỹ thuật? - Giới thiệu tóm tắt: + Thí nghiệm sản xuất quảng cáo được tiến hành ở phạm vi nào? Nhằm mục đích gì? + Thí nghiệm này có nhất thiết phải tiến hành không? Tại sao? -> Nhận xét, kết luận. + Trả lời + Nêu lên được: Giữa ngoại cảnh và sự biểu hiện các tính trạng của cây có mối quan hệ rất chặt chẽ nên cần phải khảo nghiệm giống ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm chọn ra giống phù hợp nhất cho từng vùng. + Nêu lên được: Mỗi loại giống có đặc tính và yêu cầu kĩ thuật khác nhau nên cần khảo nghiệm để xác định yêu cầu kỹ thuật của từng giống. + Thảo luận- trả lời. - Chú ý theo dõi và tiếp thu thông tin kiến thức. - Theo dõi. + Trả lời được: Giống chọn tạo hay nhập nội được so sánh với giống sản xuất phổ biến tại địa phương. + Dựa vào thông tin sgk để trả lời. + Vận dụng hiểu biết và kiến thức để trả lời. + Vận dụng hiểu biết để phân tích và giải thích. - Theo dõi thông tin sgk. + Trả lời. + Trả lời. + Nêu được: vì phải tiến hành xác định thời vụ, mật độ gieo, chế độ phân bón để xây dựng quy trình đưa vào sản xuất. + Dựa vào thông tin để trả lời. + Trả lời. I. Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghệm giống cây trồng: - Khảo nghiệm giống cây trồng ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm xác định các đặc tính, tính trạng của giống một cách khách quan, chính xác. Từ đó chọn ra giống phù hợp nhất cho từng vùng. - Khảo nghiệm giống nhằm cung cấp cho chúng ta những thông tin chính xác về yêu cầu kỹ thuật canh tác và hướng sử dụng. - GDMT: Nếu giống không qua khảo nghiệm mà đưa vào sản suất thì sẽ gây ra những hậu quả như: + Năng xuất, chất lượng thấp. + Chỉ có tác dụng trước mắt và một mặt. + Mất cân bằng sinh thái ảnh hưởng tới quá trình sản xuất. VD: Cây Mai Dương(Trinh nữ), phát triển tràn lan, khó tiêu diệt. VD: Cây lục Bình(bèo): SS = thân bò hoặc = hạt(tồn tại được khoảng 15 năm: Gây tắc nghẽn giao thông thuỷ, xác-bã lá cây thối rứa gây ô nhiễm môi trường nước, giảm năng suất cá... VD: Rùa tai đỏ: là một loại động vật ăn tạp hung dữ, chúng ăn tất cả các loài cá bé hơn nó và các động vật thủy sinh khác. Chúng có thể sống đến 50-70 năm II. Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng: 1. Thí nghiệm so sánh giống: được thực hiện bởi các cơ quan chọn tạo giống. - Mục đích: Là so sánh với giống phổ biến trong sản xuất đại trà để chọn ra giống vượt trội đưa vào sản xuất rộng rãi. - Chỉ tiêu so sánh giống là dựa vào: + Sự sinh trưởng + Phát triển. + Năng suất + Chất lượng + Khả năng chống chịu. => Nếu giống mới vượt trội hơn so với giống đại trà về các chỉ tiêu chọn tạo thì giống đó sẽ được gửi đi khảo nghiệm ở cấp quốc gia. 2. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật: - Thí nghiệm do trung tâm khảo nghiệm giống quốc gia tiến hành. - Mục đích: Nhằm kiểm tra những đề xuất của cơ quan tạo giống và quy trình kỹ thuật gieo giống. - Qua thí nghiệm sẽ xác định được mật độ gieo, thời vụ, chế độ phân bón của giống...từ đó xây dựng quy trình kỹ thuật gieo trồng. - Giống đã qua kiểm tra kỹ thuật sẽ được cấp chứng nhận giống quốc gia và phổ biến trong sản xuất. 3. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo: - Mục đích: Nhằm tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà. - Triển khai trên diện rộng, tổ chức hội nghị đầu bờ để đánh giá kết quả, phổ biến quảng cáo trên thông tin đại chúng. 4. Củng cố: Hướng dẫn học sinh về nhà trả lời câu hỏi sgk. 5. Dặn dò: - Trả lời câu hỏi sgk vào vở bài tập. - Học bài và đọc trước bài mới. Tiêt : 03 (Theo PPCT) Ngày soạn:./......./ 2010 Lớp 10 A dạy ngày :..../......./ 2010 Tuần:03 Lớp 10 B dạy ngày :..../......./ 2010 Lớp 10 C dạy ngày :..../......./ 2010 Bài 3: SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học xong bài này, học sinh cần: - Hiểu được mục đích, trình tự của công tác sản xuất giống cây trồng. - Nắm được quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp. Đặc biệt là với cây trồng tự thụ phấn. - Phân biệt 2 loại sơ đồ trong quy trình sản xuất là: sơ đồ duy trì- sơ đồ phục tráng. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, khái quát. - Rèn luyện tính tích cực, linh hoạt trong hoạt động. 3. Thái độ: - Có thái độ đúng đắn trong công tác sản xuất các loại giống cây trồng theo những quy trình khác nhau. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Soạn giáo án. - Tranh vẽ các sơ đồ quy trình sản xuất. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Học bài cũ. - Đọc trước nội dung bài mới. III. Tiến trình bài soạn lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 2 câu hỏi tương ứng với 2 em học sinh trả lời. - Mục đích của công tác khảo nghiệm giống là gì ? - Trình bày cách tiến hành các loại thí nghiệm khảo ngiệm giống cây trồng ? => GV nhận xét, đánh giá lấy điểm. 3. Nội dung bài mới: GV đặt vấn đề vào bài: Sau khi tạo ra giống mới, để phổ biến vào sản xuất thì bắt buộc phải có đầy đủ về số lượng giống. Để có được như vậy thì phải qua giai đoạn sản xuất. Bài học hôm nay của chúng ta cùng tìm hiểu về công tác sản xuất giống cây trồng. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG KIẾN THỨC + Thảo luận: Cho biết mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng ? + Cho biết một số giống cây trồng sản xuất tại địa phương em? => Nhận xét, yêu cầu học sinh học nội dung sgk. + Hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm mấy giai đoạn?, kể tên? + Hạt giống siêu nguyên chủng có những chỉ tiêu nào ? + Giai đoạn này thường tiến hành những công đoạn gì để tạo ra giống siêu nguyên chủng ? + Những đơn vị nào đủ khả năng để sản xuất giống siêu nguyên chủng ? => Nhận xét, kết luận - Giảng về giai đoạn 2: Tương tự như ở giai đoạn 1 thì ở giai đoạn 2 sử dụng hạt giống siêu nguyên chủng để sản xuất ra hạt giống có chất lượng cao và cũng có độ thuần khiết, đảm bảo về năng xuất. Đối với giai đoạn này cũng được thực hiện ở các trung tâm hoặc công ty giống cây trồng. + Hạt giống xác nhận được lấy nguồn giống từ đâu ? + Giai đoạn này được tiến hành ở đâu ? Tại sao phải mở rộng quy mô đến các cơ sở sản xuất ? => Nhận xét, kết luận. - Hỏi thêm: + Tại sao hạt giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng cần được sản xuất tại các cơ sở sản xuất giống chuyên nghiệp ? => Nhận xét, bổ sung: Tại vì ở giai đoạn này cần tạo ra hạt giống có độ thuần khiết, phẩm chất cao nên đòi hỏi phải có cán bộ chuyên trách có trình độ, kết hợp với trang thiết bị thì mới kiểm tra được phẩm chất và chất lượng của hạt giống. Bởi vậy mà hạt giống mới được tiến hành sản xuất kiểm nghiệm ở những trung tâm sản xuất giống chuyên trách... - Yêu cầu n/c sgk, phát phiếu thảo luận để học sinh trả lời câu hỏi: + Khi nào thì sản xuất giống cây trồng theo sơ đồ duy trì và khi nào thì sản xuất giống theo sơ đồ phục tráng ? => Nhận xét, hoàn thiện kiến thức. - Giảng giải về nguồn cung cấp giống và quy trình sản xuất. + Dựa vào hình 3.2- 3.3: Hãy cho biết quỷtình sản xuất giống theo sơ đồ duy trì và phục tráng có gì giống và khác nhau ? => Nhận xét, hoàn thiện kiến thức. - Yêu cầu học sinh học nội dung kiến thức trong sgk. + Kết hợp sgk để thảo luận, đại diện trả lời. -> Nhận xét. + Trả lời(nêu được): Lúa, ngô, đậu tương... + Trả lời(nêu được gồm 3 gđoạn: SNC- NC- XN). + Trả lời + Trả lời + Trả lời - Chú ý theo dõi và tiếp thu + Trả lời + Thảo luận-> giải thích-> Nhận xét. + Thảo luận nhóm - Đại diện 1 nhóm trình bày - Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe, tiếp thu. - Thảo luận nhanh câu hỏi thảo luận + Đại diện 1 hoặc 2 nhóm trình bày, các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét. - Theo dõi, tiếp thu. - Chú ý lắng nghe, ghi nhớ kiến thức. + Hoạt động nhóm, thống nhất ý kiến và trả lời câu hỏi. - Học theo nội dung sgk. I. Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng: - Nội dung sgk. II. Hệ thống sản xuất giống cây trồng: (gồm 3 giai đoạn) 1. Giai đoạn 1: Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng: - Hạt giống có chất lượng và độ thuần khiết cao. - Duy trì, phục tráng để sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng. - Thực hiện tại trung tâm sản xuất giống chuyên trách. 2. Giai đoạn 2: Sản xuất hạt giống nguyên chủng từ siêu nguyên chủng: - Hạt giống có chất lượng cao khi được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng. - Giai đoạn được thực hiện ở công ty hoặc trung tâm giống cây trồng. 3. Giai đoạn 3: Sản xuất hạt giống xác nhận: - Giống được nhân ra từ hạt nguyên chủng và phổ biến sản xuất đại trà. - Giai đoạn được thực hiện ở các trung tâm giống đến các cơ sở sản xuất(cấp tỉnh). III. Quy trình sản xuất giống cây trồng: 1. Sản xuất giống cây trồng nông nghiệp: a. Sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn(hữu tính): * Sản xuất hạt giống theo sơ đồ duy trì: Nguyên liệu: do tác giả cung cấp hoặc có hạt siêu nguyên chủng thì quy trình: + Năm thứ 1: Gieo hạt tác giả(SNC), chọn cây ưu tú. + Năm thứ2: Hạt của cây ưu tú gieo thành từng dòng. Thu hạt của những cây tốt nhất(hạt siêu nguyên chủng). + Năm thứ 3: Nhân giống nguyên chủng từ giống siêu nguyên chủng. + Năm thứ 4: Sản xuất hạt giống xác nhận từ giống nguyên chủng. * Sản xuất hạt giống theo sơ đồ phục tráng: - Nội dung(sgk). 4. Củng cố: - GV cho học sinh hệ thống lại kiến thức về mục đích và hệ thống sản xuất trong quy trình sản xuất giống cây trồng. 5. Dặn dò: - Học bài, vận dụng kiến thức trong thực tiễn sản xuất hoặc giải thích các vấn đề liên quan. - Nghiên cứu nội dung bài 4 trước khi vào học tiết kế tiếp. Tiêt : 04 (Theo PPCT) Ngày soạn:./...../ 2010 Lớp 10 A dạy ngày :..../...../ 2010 Tuần:04 Lớp 10 B dạy ngày :..../...../ 2010 Lớp 10 C dạy ngày :..../...../ 2010 Bài 4: SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG (tiếp theo) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học xong bài này, học sinh cần: - Hiểu được mục đích, trình tự của công tác sản xuất giống cây trồng. - Biết được trình tự của cây trồng thụ phấn chéo, cây trồng nhân giống vô tính, nhân giống cây rừng. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, khái quát. - Rèn luyện tính tích cực, linh hoạt trong hoạt động. - Biết cách lựa chọn giống cây trồng theo từng giai đoạn trong quá trình sản xuất. 3. Thái độ: - Có thái độ đúng đắn, tuân thủ các quy trình trong công tác sản xuất các loại giống cây trồng. - Có ý thức bảo vệ cây xanh, có ý thức bảo vệ nguồn gen quý hiếm. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Soạn giáo án. - Tranh(sơ đồ) hình 4.1-sgk - Phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Học bài cũ. - Đọc trước nội dung bài mới. III. Tiến trình bài soạn lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày các giai đoạn của hệ thống sản xuất giống cây trồng? - Trình bày điểm giống và khác nhau của quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ duy trì và phục tráng? => GV nhận xét, đánh giá lấy điểm. 3. Nội dung bài mới: GV nêu vấn đề vào bài: Như các em đã biết, đối với cây trồng nông nghiệp tự thụ phấn thì quy trình sản xuất phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ của hạt giống mà có thể tiến hành theo quy trình sơ đồ duy trì hay sơ đồ phục tráng. Nhưng đối với những cây trồng nông nghiệp thụi phấn chéo, cây trồng nhân giống vô tính và giống cây rừng thì quy trình sẽ tiến hành như thế nào...chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể vào nội dung bài học. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG KIẾN THỨC - Giới thiệu qua sơ đồ 4.1. - Yêu cầu học sinh n/c thông tin sgk, giáo viên phát phiếu cho học sinh thảo luận. Thời gian Cách tiến hành Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3 Vụ 4 => Lần lượt nhận xét kết qủa của từng nhóm, đánh giá kết quả đúng- sai. + Sản xuất cây trồng ở cây tự thụ phấn và thụ phấn chéo giống và khác nhau ở điểm nào? => Nhận xét, bổ sung: - Phải có khu sản xuất giống cách ly. - Loại bỏ những cây không đạt yêu cầu trước khi tung phấn - Thực hiện tốt theo yêu cầu kỹ thuật ở vụ thứ nhất. - Nêu câu hỏi: + Sinh sản vô tính có đặc điểm gì ? + Quy trình sản xuất giống cây trồng gồm mấy giai đoạn ? Sự khác nhau giữa các giai đoạn ? => Nhận xét, bổ sung. + So sánh quy trình sản xuất cây giống ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn. => Nhận xét. + Giống cây rừng thường gặp khó kăn gì trong quá trình sản xuất? + Em hãy tóm tắt quá trình sản xuất giống cây rừng? => Nhận xét, yêu cầu học sinh tự hoàn thiện kiến thức vào vở. - Hỏi thêm: + Cây rừng có đặc điểm gì khác so với cây nông nghiệp? => Nhận xét. Tổng kết. - N/c sgk, quan sát tranh. + Thảo luận nhóm theo nội dung phiếu học tập -> Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - Tự hoàn thiện kiến thức. + Suy nghĩ- trả lời. - Tiếp thu thông tin. + Suy nghĩ, trả lời + Trả lời. + Vận dụng kiến thức để so sánh. + Trả lời + Tóm tắt quy trình. + Vận dụng kiến thức để so sánh. 1. Sản xuất cây trồng nông ngiệp. b. Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo: - Vụ 1: Duy trì hạt siêu nguyên chủng - Vụ 2: Sản xuất hạt siêu nguyên chủng - Vụ 3: Sản xuất hạt nguyên chủng - Vụ 4: Sản xuất hạt xác nhận, c. Sản xuất giống ở cây trồng nhân giống vô tính: - Giai đoạn 1: Chọn lọc thế hệ siêu nguyên chủng. - Giai đoạn 2: Sản xuất giống nguyên chủng. - Giai đoạn 3: Sản xuất giống thương phẩm. => Chọn lọc duy trì thế hệ vô tính nếu nguyên chủng (chọn củ, hom, thân ngầm, cây ghép, cành ghép) từ đó SX giống cây cấp nguyên và nhân thành vật liệu giống. 2. Sản xuất giống cây rừng: - Chọn cây trội để xây dựng vườn giống. - Lấy hạt từ vườn cây giống để sản xuất cây con. - D

File đính kèm:

  • docTiet 1 den tiet 21 CNghe 10 Cban.doc
Giáo án liên quan