Giáo án Công nghệ 10 - Tiết 17 đến tiết 27

- Qua sơ đồ, hướng dẫn học sinh giải thích nội dung quy trình, GV kết luận.

 c. Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp.

 - Nội dung này GV cho học sinh biết được cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp.

 - Yêu cầu Hs vẽ được sơ đồ quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.

 - Sử dụng các câu hỏi để khắc sâu các bước và ý nghĩa trong quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.

 2. Sử dụng và bảo vệ đất trồng.

 a. Một số tính chất cơ bản của đất:

 GV cho Hs trả lời câu hỏi 4,5,6 trong phần câu hỏi ôn tập, đồng thời hướng dẫn Hs tìm hiểu một số tính chất, phân loại, biện pháp xác định tính chất của đất trồng như: Keo đất, độ phì nhiêu và độ chua của đất, GV có thể sử dụng các câu hỏi ở cuối mỗi bài học.

 b. Biện pháp cải tạo và sử dụng các loại đất xấu ở nước ta.

 - GV cho học sinh biết các loại đất xấu chủ yếu ở nước ta gồm: Đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, đất mặn và đất phèn.

 - Đặt câu hỏi, cho Hs trả lời các câu hỏi ở cuối mỗi bài học, trả lời các câu hỏi 7 trong phần câu hỏi ôn tập nhằm củng cố và khắc câu kiến thức về đặc điểm, tính chất của các loại đất xấu. Qua đó để Hs biết các biện pháp cải tạo và sử dụng các loại đất đó sau khi đã cải tạo.

 

doc25 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Tiết 17 đến tiết 27, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17. Bài 21 . Ôn tập chương I - Qua sơ đồ, hướng dẫn học sinh giải thích nội dung quy trình, GV kết luận. c. ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp. - Nội dung này GV cho học sinh biết được cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp. - Yêu cầu Hs vẽ được sơ đồ quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào. - Sử dụng các câu hỏi để khắc sâu các bước và ý nghĩa trong quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào. 2. Sử dụng và bảo vệ đất trồng. a. Một số tính chất cơ bản của đất: GV cho Hs trả lời câu hỏi 4,5,6 trong phần câu hỏi ôn tập, đồng thời hướng dẫn Hs tìm hiểu một số tính chất, phân loại, biện pháp xác định tính chất của đất trồng như: Keo đất, độ phì nhiêu và độ chua của đất, GV có thể sử dụng các câu hỏi ở cuối mỗi bài học. b. Biện pháp cải tạo và sử dụng các loại đất xấu ở nước ta. - GV cho học sinh biết các loại đất xấu chủ yếu ở nước ta gồm: Đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, đất mặn và đất phèn. - Đặt câu hỏi, cho Hs trả lời các câu hỏi ở cuối mỗi bài học, trả lời các câu hỏi 7 trong phần câu hỏi ôn tập nhằm củng cố và khắc câu kiến thức về đặc điểm, tính chất của các loại đất xấu. Qua đó để Hs biết các biện pháp cải tạo và sử dụng các loại đất đó sau khi đã cải tạo. 3. Sử dụng và sản xuất phân bón. a. Đặc điểm , tính chất kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thường dùng. - GV cho Hs trả lời các câu hỏi 8 trong phần câu hỏi ôn tập ( trang 64). - Trong khi Hs trả lời GV cần nhấn mạnh đến đặc điểm, tính chất và tác dụng của từng loại phân bón đối với cây trồng nông, lâm nghiệp. - Qua việc hiểu về đặc điểm, tính chất, tác dụng của các loại phân bón, GV đặt câu hỏi để Hs trả lời về kỹ thuật sử dụng các loại phân bón đã nêu. b. ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất phân bón: - Gv cho Hs trả lời câu hỏi 9 ( trang 64) - ở phần này GV cầu khắc sâu cho Hs hiểu về chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật, cơ sở khoa học và quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn, vi rút và nấm trừ sâu. 4. Bảo vệ cây trồng. a. Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng. - Gv cho Hs trả lời câu hỏi 10 ( trang 64) - Nhấn mạnh ba yếu tố chính là điều kiện phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng. Có thể sử dụng các câu hỏi trong nội dung của bài 15 để củng cố kiến thức cho hs. Gv cần nhấn mạnh các điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch. b. Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. - Gv cần cho Hs biết được vì sao phải phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. - Gv cho hs trả lời câu hỏi 11 ( trang 64) để hiểu rõ hơn về: + Nguyên lý cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. + Biện pháp chủ yếu của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. - Trong phần này Gv cần cho các em biết áp dụng các biện pháp để phòng trừ dịch hại cây trồng. c. ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ cây trồng đến quần thể sinh vật và môi trường. - Gv cho hs trả lời câu hỏi 12 ( trang 64) - Gv cần hệ thống hoá kiến thức về: + ảnh hưởng của thốc hoá học đến quần thể sinh vật. + ảnh hưởng của thuốc hoá học đến môi trường. - Khắc sâu kiến thức về biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thức vật. d. ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ cây trồng. - Gv cần cho Hs biết quy trình sản xuất chế phẩm Bt theo công nghệ lên men hiếu khí, chế phẩm vi rút trừ sâu và chế phẩm nấm trừ sâu. - Cho Hs trả lời các câu hỏi ở cuối bài 20 và câu hỏi trong phần ôn tập kết hợp với sơ đồ quy trình. Chương 2 Chăn nuôi, thuỷ sản đại cương Tiết 19. Bài 22: Quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi. I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này Hs. - Hiểu được khái niệm và vai trò của sự sinh trưởng và phát dục. - Hiểu được nội dung cơ bản, ứng dụng của các quy luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục. - Có ý thức tạo điều kiện tốt để thu được năng suất cao trong chăn nuôi đồng thời bảo vệ được môi trường. II. Chuẩn bị phương tiện dạy học - Tranh, ảnh liên quan đến nội dung bài học. - Tài liệu tham khảo: Giáo trình giống vật nuôi của các trường Đại học Nông nghiệp và phần “ Thông tin bổ sung” ( SGV) III. Tiến trình tổ chức dạy học. 1. Đặt vấn đề vào bài. Trong chăn nuôi , muốn đạt được năng suất và chất lượng sản phẩm cao nhất, cần nắm được đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát dục của vật nuôi để áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp đáp ứng nhu cầu của vật nuôi ở từng giai đoạn, tạo điều kiện cho vật nuôi sinh trưởng, phát dục thuận lợi nhất. Vậy đặc điểm đó là gì? 2. Các hoạt động dạy học Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của Hs Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm về sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. I. Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi: - Sinh trưởng là quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể vật nuôi. Gv yêu cầu Hs nhớ lại kiến thức công nghệ 7, lấy các ví dụ về sinh trưởng, phát dục và trả lời câu hỏi: - Em hãy nêu khái niệm sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - Hs đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - Phát dục là quá trình phân hoá để tạo ra các cơ quan , bộ phận cơ thể ; hoàn thiện thực hiện các chức năng sinh lý. - Vai trò: Làm cho cơ thể vật nuôi lớn lên, phát triển ngày càng hoàn chỉnh về cấu tạo và chức năng sinh lý. - Gv nhận xét, bổ sung câu trả lời của học sinh và giải thích rõ vì sao ví dụ đó được gọi là sinh trưởng ( hoặc phát dục) - Yêu cầu Hs xem sơ đồ 22.1 SGK sau đó nêu vai trò của sinh trưởng và phát dục đối với sự phát triển của vật nuôi. - Gv nhận xét câu hỏi của Hs và giải thích cho Hs hiểu sinh trưởng và phát dục là 2 quá trình khác nhau nhưng thống nhất với nhau, bổ sung và hỗ trợ nhau làm cho cơ thể phát triển ngày một hoàn chỉnh. - Hs suy nghĩ thảo luận và trả lời. Hoạt động 2: Tìm hiểu quy luật sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi . II. Quy luật sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi: 1. Quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn: - Quá trình phát triển của vật nuôi trải qua những giai đoạn nhất định, mỗi giai đoạn được chia thành các thời kỳ nhỏ. - ý nghĩa: 2. Quy luật sinh trưởng, phát dục không đều: - Trong quá trình phát triển của vật nuôi, sử sinh trưởng và phát dục diễn ra đồng thời nhưng không đồng đều. Tuỳ từng thời kỳ, có lúc sinh trưởng nhanh, phát dục chậm và ngược lại. - Cho học sinh nghiên cứu bảng 2 SGK và trả lời câu hỏi: Quá trình phát triển của gia súc và cá có đặc điểm gì? - Nhận xét, bổ sung câu trả lời của Hs, rút ra quy luật thứ nhất. - Hỏi: Việc nghiên cứu các giai đoạn phát triển của vật nuôi có tác dụng gì trong chăn nuôi? - Gv bổ sung: Mỗi giai đoạn cần có chế độ chăm sóc thích hợp thì vật nuôi mới có thể sinh trưởng, phát dục tốt, cho nhiều sản phẩm. Gv lấy một số ví dụ, dẫn dắt, gợi ý để Hs phát biểu nội dung quy luật. - Giáo viên nhận xét bổ sung: Có chế độ chăm sóc thích hợp, bổ sung các chất dinh dưỡng theo nhu cầu từng thời kỳ một cách hợp lý. - Hs suy nghĩ , thảo luận và trả lời câu hỏi - Hs thảo luận, trả lời. 3. Quy luật sinh trưởng, phát dục theo chu kỳ: - Trong quá trình phát triển của vật nuôi các hoạt động sinh lý, các quá trình TĐC của cơ thể diễn ra lúc tăng, lúc giảm có tính chu kỳ. - ý nghĩa: - GV nêu quy luật sinh trưởng và phát dục theo chu kỳ. Yêu cầu Hs lấy các ví dụ thực tế chứng minh tính chu kỳ ở vật nuôi. - Hỏi Hs: Trong chăn nuôi việc tìm hiểu quy luật này có ý nghĩa gì? Cho ví dụ. - Gv nhận xét, bổ sung giải thích, nêu ý nghĩa của quy luật theo chu kỳ như SGK. - Hs thảo luận, trả lời. - Hs thảo luận, trả lời. Hoạt động 3: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát dục: III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục: 1. Các yếu tố bên trong: - Đặc tính di truyền của giống. - Tính biệt, tuổi. - Đặc điểm cơ thể. - Trạng thái sức khoẻ. 2. Các yếu tố bên ngoài: - Chế độ dinh dưỡng. - Điều kiện chăm sóc, quản lý. - Cho Hs quan sát các sơ đồ H22.2a &b và cho biết: + Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi và cá? + Trong các yếu tố đó, yếu tố nào là yếu tố bên trong ( cơ thể vật nuôi) và yếu tố nào là yếu tố bên ngoài? + Con người có thể tác động vào các yếu tố nào để vật nuôi có khả năng sinh trưởng, phát dục tốt nhất? -Hs xem sơ đồ, thảo luận và trả lời câu hỏi theo sự dẫn dắt, gợi ý của GV. Hoạt động 4: Tổng kết đánh giá giờ học - Sử dụng câu hỏi cuối bài để củng cố. - Tìm hiểu cách chọn giống một số vật nuôi phổ biến ở gia đình và địa phương. ------------------------------------- Tiết 20 Bài 23 Chọn lọc giống vật nuôi. I. Mục tiêu - Hiểu được các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi. - Biết được một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang sử dụng phổ biến ở nước ta. - Có ý thức quan tâm đến giá trị của giống và việc chọn lọc giống khi tiến hành chăn nuôi. II. Chuẩn bị phương tiện dạy học. - Tranh, ảnh một số vật nuôi có các hướng sản xuất khác nhau. - Tài liệu tham khảo : Giáo trình giống vật nuôi của các trường Đại học Nông nghiệp và phần “ Thông tin bổ sung” ( SGV) III. Tiến trình tổ chức dạy học. 1. Đặt vấn đề vào bài. 2. Các hoạt động dạy học. Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của Hs Hoạt động 1: Giới thiệu các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi. 1. Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi. 1. Ngoại hình, thể chất. a. Ngoại hình: - Ngoại hình là hình dáng bên ngoài của con vật, mang đặc điểm đặc trưng của giống, qua đó có thể nhận định tình trạng sức khoẻ, cấu trúc hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể và dự đoán khả năng sản xuất của vật nuôi. - GV đặt câu hỏi: Khi chọn mua vật nuôi ( VD: bò sữa, trâu cày, gà đẻ trứng, cá cảnh, chó, mèo, vịt nuôi thịt .) người ta thường chọn những con như thế nào?. - Gv gợi ý, bổ sung và liệt kê lên bảng các tiêu chuẩn theo 3 nhóm ị GV kết luận: Khi chọn giống vật nuôi cần căn cứ vào ngoại hình, thể chất; khả năng sinh trưởng, phát dục và sức sản xuất của con vật. - GV hỏi: Thế nào là ngoại hình? Hãy quan sát hình 23 và cho biết ngoại hình của bò hướng thịt và bò hướng sữa có những đặc điểm gì liên quan đến hướng sản xuất của chúng? GV gợi ý, bổ sung. - Hs suy nghĩ, thảo luận và trả lời từng trường hợp. - HS đọc SGK, quan sát , suy nghĩ và trả lời. b. Thể chất: Thể chất là chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi, có liên quan đến sức sản xuất và khả năng thích nghi với điều kiện môi trường sống của con vật. - GV hỏi : Thể chất là gì? - Gv nhận xét câu hỏi của Hs và bổ sung. - Hs đọc SGK trả lời câu hỏi. 2. Khả năng sinh trưởng, phát dục. Khả năng sinh trưởng phát dục của vật nuôi được đánh giá bằng tốc độ tăng khối lượng cơ thể và mức tiêu tốn thức ăn. Hỏi: Khả năng sinh trưởng phát dục của vật nuôi được đánh giá như thế nào? GV bổ sung. - Hs suy nghĩ và trả lời. 3. Sức sản xuất - Là mức độ vật nuôi sản xuất ra sản phẩm của chúng. Hỏi: Sức sản xuất của vật nuôi là gì? GV bổ sung và cho Hs biết sức sản xuất của vật nuôi phụ thuộc vào giống, bản thân cá thể và chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng. - Hs đọc SGK suy nghĩ, trả lời. - Cho Hs quan sát H23 SGK và tìm những đặc điểm ngoại hình mà qua đó có thể phán đoán được hướng sản xuất của con vật. Gv gợi ý, nhận xét câu trả lời của Hs và bổ sung. Quan sát H23 và trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi. II. Một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi. 1. Chọn lọc hàng loạt. - Đối tượng: + Chọn giống thuỷ sản, tiểu gia súc và gia cầm cái sinh sản. + áp dụng để chọn nhiều vật nuôi một lúc. - Cách tiến hành: + Đặt ra các tiêu chuẩn cụ thể và các chỉ tiêu chọn lọc đối với con vật giống. + Chọn lọc dựa vào các số liệu theo dõi được trên đàn vật nuôi. - Ưu, nhược điểm: + Nhanh, đơn giản, dễ thực hiện, không tốn kém, có thể thực hiện ngay trong điều kiện sản xuất. Cho hs đọc SGK, Gv phát phiếu học tập ( có thể sử dụng bảng so sánh trong SGV) và yêu cầu Hs tổng hợp, so sánh những đặc điểm chính của 2 phương pháp ( điền vào bảng) - Gv thu bảng của các nhóm treo lên, cho đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. Sau khi hoàn thành bảng, GV tổng kết và yêu cầu Hs trình bày một cách hệ thống, đầy đủ về mỗi phương pháp. - Đọc SGK , thảo luận và điền vào phiếu học tập theo nhóm. - Hs cử đại diện nhóm trả lời. + Hiệu quả chọn lọc không cao. 2. Chọn lọc cá thể - Đối tượng: - Hỏi: Tại sao ở phương pháp chọn lọc hàng loạt hiệu quả chọn lọc thường không cao? - Hs suy nghĩ, trả lời. + Chọn lọc đực giống. + áp dụng khi cần chọn vật nuôi có chất lượng giống cao. - Cách tiến hành: + Chọn lọc tổ tiên. + Chọn lọc bản thân. + Kiểm tra đời sau - Ưu, nhược điểm: + Hiệu quả chọn lọc cao. + Cần nhiều thời gian, phải tiến hành trong điều kiện tiêu chuẩn. - Gv nhấn mạnh sự khác nhau cơ bản nhất của 2 phương pháp chọn lọc là: Chọn lọc hàng loạt chỉ dựa trên kiểu hình của bản thân cá thể, còn chọn lọc cá thể có thể kiểm tra được cả kiểu di truyền của các cá thể về các tình trạng chọn lọc ị dẫn tới hiệu quả chọn lọc của hai phương pháp này khác nhau. Hoạt động 3 : Tổng kết, đánh giá bài học Gv gọi một số Hs trình bày phần chuẩn bị ở nhà ( tìm hiểu cách chọn giống một số giống vật nuôi ở gia đình và địa phương). Cho Hs phân tích cách chọn giống đó có ưu điểm và nhược điểm gì? Có thể gọi tên đó là phương pháp chọn lọc nào mà ta vừa học? - Gv dặc Hs chuẩn bị bài sau: Sưu tầm tranh ảnh vật nuôi được chọn lọc theo các hướng khác nhau và tìm hiểu kinh nghiệm chọn giống vật nuôi trong dân gian ( có thể sưu tầm các câu ca dao tục ngữ về chọn giống vật nuôi). - Hs trình bày phần chuẩn bị của mình, thảo luận và trả lời. Tiết 21 Bài 24 Thực hành : Quan sát, nhận dạng ngoài hình giống vật nuôi I. Mục tiêu: - Biết quan sát, so sánh đặc điểm ngoại hình của các vật nuôi có hướng sản xuất khác nhau. - Nhận dạng được một số giống vật nuôi phổ biến trong nước và hướng sản xuất của chúng. - Thực hiện đúng quy trình bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường. II. Chuẩn bị bài thực hành. - Tranh, ảnh một số vật nuôi có các hướng sản xuất khác nhau ( cần chọn những tranh, ảnh tiêu biểu để Hs dễ quan sát). - Tài liệu tham khảo : Giáo trình giống vật nuôi của các trường Đại học Nông nghiệp và phần “ Những điều cần lưu ý” (SGV) - GV có thể liên hệ với những trại giống, trại chăn nuôi ở địa phương để có thêm các tư liệu về giống vật nuôi. Nếu điều kiện cho phép, có thể liên hệ để Hs được thực hành quan sát tại trại chăn nuôi đó. - Bốn tờ giấy A0 để ghi kết quả thực hành. III. Tiến trình tổ chức thực hành 1. ổn định tổ chức lớp 2. Giới thiệu bài thực hành, mục tiêu của bài 3. Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành Gv : Nêu rõ: - Mục tiêu của bài học. - Nội dung, quy trình thực hành như SGK. - Hướng dẫn Hs cách ghi kết quả thực hành và nhận xét vào bảng ghi kết quả. - Gọi một vài Hs nhắc lại quy trình. Gv lưu ý giới thiệu trình tự và giải thích từng bước trong quy trình. Hs : theo dõi , ghi nhớ để vận dụng khi làm thực hành. Hoạt động 2: Tổ chức phân công và thực hành GV: + Kiểm tra phần chuẩn bị của Hs. + Chia Hs thành 4 nhóm ,giao cho mỗi nhóm thực hành về một loài vật nuôi: Bò, lợn, gà, vịt. Các nhóm có thể bổ sung thêm trong bài thực hành của mình về một số loài vật nuôi khác nhua: Chó, mèo, chim cảnh .. nếu như sưu tầm được tranh ảnh, kinh nghiệm ở gia đình và địa phương hoặc những câu ca dao, tục ngữ nói về kinh nghiệm chọn giống. HS: + Vận dụng phương pháp và trình tự các bước như hướng dẫn để làm bài thực hành theo nhóm đã được phân công. + Ghi kết quả thực hành theo mẫu trong SGK. GV: - Theo dõi , kiểm tra việc làm bài thực hành của Hs, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hành. - Cuối giờ yêu cầu Hs báo cáo kết quả thực hành của nhóm. Hs: - Các nhóm đính tờ bìa ghi bài thực hành của nhóm mình lên bảng. - Mỗi nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả của nhóm mình. - Các nhóm khác theo dõi, bổ sung. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả thực hành GV: - Nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả bài thực hành của Hs. - Nhận xét tinh thần thái độ của Hs trong buổi thực hành. - Tổng kết đánh giá kết quả giờ thực hành căn cứ vào mục tiêu bài học và hai nội dung trên. Tiết 22 Bài 25. Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thuỷ sản I. Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là nhân giống thuần chủng, mục đích của nhân giống thuần chủng. - Hiểu được khái niệm, mục đích của lai giống và biết được một số phương pháp lai thường sử dụng trong chăn nuôi và thuỷ sản. - Hình thành tư duy có định hướng về sử dụng các biện pháp nhân giống phục vụ mục đích cụ thể để phát triển giống vật nuôi. II. Chuẩn bị phương tiện dạy học - Vẽ phóng to các hình 25.2, 25.3, 25.4, 25.5 trong SGK. - Phiếu bài tập củng cố. - Tài liệu tham khảo: Giáo trình giống vật nuôi của Trường Đại học sư phạm. III. Tiến trình tổ chức dạy học. 1. Đặt vấn đề vào bài. 2. Các hoạt động dạy học. Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của Hs Hoạt động 1: Giới thiệu phương pháp nhân giống vật nuôi thuần chủng. I. Nhân giống thuần chủng. 1. Khái niệm: - Nhân giống thuần chủng là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa 2 cá thể đực và cái cùng giống để có được đời con mang hoàn toàn các đặc tính di truyền của giống đó. - Ví dụ: Lợn đực Mcái + lợn cái Mcái đF1: đều là lợn Mcái. 2. Mục đích: H25.1 SGK * ứng dụng: + Phục hồi và duy trì các giống vật nuôi có nguy cơ tuyệt chủng. + Phát triển về số lượng đối với các giống nhập nội. + Phát triển về số lượng và củng cố các đặc tính mong muốn của các giống mới gây thành. - Cho hs lấy một số ví dụ về nhân giống vật nuôi. Trong số các ví dụ đó, trường hợp nào là nhân giống vật nuôi thuần chủng? Từ đó cho biết thế nào là nhân giống thuần chủng? Mục đích của phương pháp này là gì? - Gv nhận xét, bổ sung. -Hỏi: Nhân giống thuần chủng nhằm mục đích gì? - Hỏi : nhân giống thuần chủng được ứng dụng trong trường hợp nào? - Gv gợi ý, bổ sung để hs nêu được ứng dụng. - Hs nhớ lại kiến thức đã được học ở lớp 7, suy nghĩ và trả lời. - Hs nghiên cứu H25.1 SGK và trả lời. - Hs suy nghĩ , thảo luận và trả lời. Hoạt động 2: Tìm hiểu về phương pháp nhân giống tạp giao II. Lai giống: 1. Khái niệm: - Là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa các cá thể khác giống tạo ra con lai mang những tính trạng di truyền mới, tốt hơn bố mẹ. - Hỏi: Nhân giống tạp giao là gì? Mục đích của nhân giống tạp giao? So sánh với nhân giống thuần chủng. - Gv nhận xét, bổ sung. Hs suy nghĩ và trả lời Hs thảo luận và trả lời. 2. Mục đích : SGK 3. Một số phương pháp lai. a. Lai kinh tế: Cho lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có sức sản xuất cao hơn. Tất cả con lai đều sử dụng để nuôi lấy sản phẩm, không dùng để làm giống. Hỏi: Lai giống nhằm mục đích gì? - Cho Hs quan sát H25.2, 25.3, giải thích sơ đồ và hỏi tại sao không dùng con lai F1 để làm giống? - Yêu câu Hs lấy một số VD về lai kinh tế ở địa phương. Gv bổ sung, lưu ý Hs trong thực tế người ta không dùng con lai F1 để làm giống vì nếu dùng F1 làm giống thì ở đời F2 sẽ xuất hiện những cá thể mang những tính trạng xấu ( nguyên nhân gây ra hiện tượng đó Hs sẽ được học trong chương trình Sinh học lớp 11). - Dựa trên các sơ đồ trang 75, nêu khái niệm về lai kinh tế đơn giản và lai kinh tế phức tạp ? Hs suy nghĩ, thảo luận, vận dụng kiến thức thực tế để trả lời. - Hs quan sát sơ đồ trả lời. b. Lai gây thành ( lai tổ hợp) - Là phương pháp lai hai hay nhiều giống sau đó chọn lọc các đời lai tốt để nhân lên tạo thành giống mới Gv giới thiệu phương pháp lai gây thành ( lai tổ hợp) là phương pháp lai nhằm tạo ra giống mới. - Thông qua ví dụ lai tạo giống cá chép V, hãy cho biết giống mới được tạo ra như thế nào? ( Gv gợi ý , dẫn dắt giúp Hs thấy được trong phương pháp này cần chú ý chọn lọc . Hs xem kỹ ví dụ. ------------------------------- Tiết 23 Bài 26 Sản xuất giống trong chăn nuôi và thuỷ sản I. Mục tiêu. - Hiểu được cách tổ chức và đặc điểm của hệ thống nhân giống vật nuôi. - Hiểu được quy trình sản xuất con giống trong chăn nuôi và thuỷ sản. - Hình thành ý thức về cách tổ chức và tiến hành công tác giống trong chăn nuôi ở gia đình và địa phương. II. Chuẩn bị phương tiện dạy học. - Tài liệu tham khảo: Giáo trình giống vật nuôi của trường Đại học Sư phạm. - Sưu tầm các tư liệu thực tế từ các trại nhân giống ở địa phương. III. Tiến trình tổ chức dạy học. 1. Đặt vấn đề vào bài. 2. Các hoạt động dạy học. Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của Hs Hoạt động 1: Tìm hiểu hệ thống nhân giống vật nuôi. I. Hệ thống nhân giống vật nuôi. a. Tổ chức các đàn giống trong hệ thống nhân giống: * Đàn hạt nhân (N): là đàn giống có phẩm chất cao nhất ( được nuôi dưỡng trong điều kiện tốt nhất, chọn lọc khắt khe nhất và có tiến bộ di truyền lớn nhất). *Đàn nhân giống (M): Do đàn hạt nhân sinh ra để nhân nhanh đàn giống tốt. ( Năng suất, mức độ nuôi dưỡng, chọn lọc và có tiến bộ di truyền thấp hơn). * Đàn thương phẩm (C): Do đàn nhân giống sinh ra để sản xuất ra các con vật thương phẩm ( Năng suất, mức độ nuôi dưỡng và chọn lọc thấp nhất) - Gv cho Hs đọc SGK và nêu câu hỏi: Các đàn giống trong hệ thống nhân giống vật nuôi có đặc điểm gì? Hs đọc SGK, trả lời câu hỏi. H26.1: + Vị trí: Năng suất, phẩm chất. + Kích thước: Mức độ chọn lọc. + Hình tròn: Số lượng vật nuôi. - Cho Hs quan sát H26.1, giải thích các phần trong hình tháp tượng trưng cho các đàn giống về phẩm chất, số lượng, tiêu chuẩn chọn lọc và mức độ đầu tư về vật chất, kỹ thuật, chăm sóc, nuôi dưỡng. - Gv lưu ý Hs: Đàn hạt nhân luôn luôn là những đàn giống thuần chủng. - Hỏi: Vì sao trong mô hình hình tháp, đàn vật nuôi Quan sát H26.1 thảo luận, trả lời Quan sát H26.1suy nghĩ,thảo luận,trả lời. b. Đặc điểm của hệ thống nhân giống hình tháp: hạt nhân được thể hiện ở phần đỉnh tháp? Vị trí, kích thước của phần này tượng trưng cho điều gì? - Nếu cả 3 đàn giống đều là thuần chủng thì năng suất của chúng sẽ theo thứ tự trên; còn nếu các đàn nhân giống và đàn thương phẩm là con lai thì năng suất của đàn nhân giống cao hơn đàn hạt nhân và đàn thương nhân cao đàn thương phẩm cao hơn đàn nhân giống. -Hỏi: từ các vị trí tương ứng trong mô hình, hãy nêu đặc điểm của các đàn giống trong hệ thống nhân giống? -Hỏi: Năng suất vật nuôi sẽ tăng dần theo chiều nào? Tại sao? - Hs suy luận dựa theo hiểu biết của mình. - Trong hệ thống nhân giống hình tháp, chỉ được phép đưa con giống từ đàn hạt nhân xuống đàn nhân giống và từ đàn nhân giống xuống đàn nhân giống và từ đàn nhân giống xuống đàn thương phẩm, không được làm ngược lại. ( ở đặc điểm này GV giải thích qua về ưu thế lai) - Yêu cầu Hs giải thích tại sao không được làm ngược lại? -Hs đọc SGK trả lời câu hỏi. Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình sản xuất giống 2. Quy trình sản xuất con giống: a. Quy trình sản xuất gia súc giống: Sơ đồ H26.2 SGK. - Hãy nêu các bước trong quy trình sản xuất gia súc giống? - Theo em cần lưu ý vấn đề gì ở mỗi bước? Hs nghiên cứu sơ đồ và trả lời. b. Quy trình sản xuất cá giống: Sơ đồ 26.3 SGK. - Hãy nêu các bước trong quy trình sản xuất cá giống? - Theo em cần lưu ý vấn đề gì ở mỗi bước? - Nêu điểm giống và khác nhau trong hai quy trình sản xuất con giống? Hs thảo luận, trả lời. Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá bài học Hỏi: theo em, cách tổ chức và tiến hành công tác giống trong chăn nuôi ở gia đình và địa phương có thể áp dụng những nội dung đã học trong bài này được không ? vì sao? GVgợi ý, dẫn dắt HS trả lời, qua đó củng cố bài học. ---------------------------------- Tiết 24 Bài 27 ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống I. Mục tiêu: - Biết được khái niệm, cơ sở khoa học và các bước cơ bản trong công nghệ cấy truyền phôi. - Có niềm tin và hứng thú với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. II. Chuẩn bị phương tiện dạy học. - Tài liệu tham khảo: Giáo trình Giống vật nuôi của trường Đại học Sư phạm và các tài liệu về Công nghệ sinh học. III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Đặt vấn đề vào bài. 2. Các hoạt động dạy học. Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của Hs Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và cơ sở khoa học của công nghệ cấy truyền phôi. 1. Khái niệm: - Công nghệ cấy truyền phôi bò là một quá trình đưa phôi được tạo ra từ cơ thể bò mẹ này vào cơ thể bò mẹ khác, tạo thành cơ thể mới và được sinh ra bình thường. - Dựa trên H27.1 GV giới thiệu qua về công nghệ cấy truyền phôi bò từ đó hình thành khái niệm công nghệ cấy truyền phôi cho Hs. -Hỏi: Thế nào là công nghệ cấy truyền phôi bò? - Hs quan sát H27.1 và nêu khái niệm công nghệ cấy truyền phôi bò. 2. Cơ sơ khoa học: - Phôi nếu được chuyển vào một cơ thể đồng pha với cơ thể cho phôi thì phôi vẫn sống và phát triển bình thường. - Hỏi: Phôi có thể phát triển trong cơ thể bò mẹ khác được không ? Cần phải có điều kiện gì? - Trạng thái sinh lý sinh dục của bò nhận phôi phù hợp với bò cho phôi hay phù hợp với tuổi phôi. - Hoạt động sinh dục của vật nuôi do các hooc môn sinh dục điều tiết. Bằng các chế phẩm sinh học chứa hoóc môn hay các hoóc môn nhân tạo, con người có thể điều khiển sinh sản v

File đính kèm:

  • docGiao an cong nghe 10 tiet 17 26.doc