I/.Mục tiêu: Sau khi học xong bài HS phải:
1.Kiến thức:
- Liệt kê các loaị Lipit có trong cơ thể SV.
- Trình bày chức năng các loại Lipit.
- Phân biệt cấu trúc bậc 1,2,3,4 của các phân tử prôtêin.
- Nêu được chức năng của các loại prôtêin và đưa ra ví dụ minh hoạ.
- Nêu và giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng prôtêin.
2.Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích. so sánh. tổng hợp kiến thức.
3.Thái độ:
- Nhận thức được prôtêin được xem là cơ sở của sự sống.
II/.Công việc chuẩn bị.
-GV: Hình 4.2,5.1 SGK.
- HS: Hoàn thành tốt yêu cầu về nhà của tiết trước.
III/.Tiến trình tổ chức bài học.
1.Ổn định tổ chức lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: câu hỏi SGK/
3.Nội dung bài học.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Tiết 4: Lipit và prôtêin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 8/9/2009.
Tuần 4-Tiết 4
Lipit và Prôtêin
I/.Mục tiêu: Sau khi học xong bài HS phải:
1.Kiến thức:
- Liệt kê các loaị Lipit có trong cơ thể SV.
- Trình bày chức năng các loại Lipit.
- Phân biệt cấu trúc bậc 1,2,3,4 của các phân tử prôtêin.
- Nêu được chức năng của các loại prôtêin và đưa ra ví dụ minh hoạ.
- Nêu và giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng prôtêin.
2.Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích. so sánh. tổng hợp kiến thức.
3.Thái độ:
- Nhận thức được prôtêin được xem là cơ sở của sự sống.
II/.Công việc chuẩn bị.
-GV: Hình 4.2,5.1 SGK.
- HS: Hoàn thành tốt yêu cầu về nhà của tiết trước.
III/.Tiến trình tổ chức bài học.
1.ổn định tổ chức lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: câu hỏi SGK/
3.Nội dung bài học.
GV ĐVĐ: Lipit là gì? có đặc tính gì khác biệt so với Cacbohiđrat?và prôtêin là gì?có cấu trúc và chức năng ntn? Chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài hôm nay.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
GV: Giới thiệu chung về lipit.
GV: QS H4.2 Nêu cấu trúc của phân tử mỡ?
HS: QS và trả lời yêu cầu nêu được gồm 2 thành phần chính là Glixêrôn và Axit béo
GV: Lipit tồn tại ở TV dưới những dạng nào?ở bộ phận nào của cơ thể? Và có chức năng gì?
HS: Thảo luận và trả lời
GV: Tại sao ĐV không dự trữ năng lượng dưới dạng tinh bột mà ở dạng mỡ?
HS: Thảo luận và trả lời yêu cầu nêu được năng lượng dự trữ ở 1g mỡ gấp 2lần ở tinh bột.ĐV có khả năng vận động nên cần nhiều NL.
GV: Tại sao người già lại không nên ăn nhiều mỡ?
HS: Thảo luận và trả lời yêu cầu nêu được vì mỡ chứa nhiều Axit béo no nên dễ gây xơ vữa động mạch.
GV: N/c SGK nêu cấu trúc và chức năng của.Phôtpholipit. Stêrôit. Sắc tố và VTM.
HS: N/c SGK và trả lời
GV: ĐVĐ: Tại sao thịt bò và gà lại khác nhau?Tại sao SV này lại ăn SV kia?Tại sao trâu, bò, dê, cừu đều ăn cỏ nhưng thịt của chúng lại khác nhau? Vậy prôtêin là gì? có đặc điểm cấu trúc và chức năng nth?
HS: thảo luận và TL.
GV: QS H5.1SGK nêu đặc điểm cấu trúc các bậc của prôtêin?
HS: QS và TL.
GV: Tại sao khi bị sốt cao >40 độ cơ thể bị co giật và dẫn tới tử vong?
HS: thảo luận và TL.
GV: Tại sao 1số SV vẫn sống được ở suối nước nóng >70độ?
HS: Thảo luận và trả lời yêu cầu nêu được vì prôtêin của chúng có cấu trúc đặc biệt thích nghi với ĐKMT
GV: yêu cầu HS đọc phần 2SGK.
GV: Tại sao cần phải ăn nhiều nguồn thực phẩm khác nhau?
HS: Thảo luận và trả lời yêu cầu nêu được nhằm cung cấp các loại a a và VTM.
GV bổ sung: Có những loại a a cơ thể không tự tổng hợp được(a a không thay thế:triptophan, Metionin, Valin, Treonin, Phêninalanin, Lơxin, Izolơxin, Lizin,có ở ngô, đậuvà nhiều loại thức ăn khác) nên cần phải ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để bổ ssung các loại a a này.
I/. LIPIT.
*Đặc điểm chung:
- Kị nước(không tan trong nước),tan trong dung môi hữu cơ.
- Có thành phần hoá học đa dạng,(các loại Lipit khác nhau có cấu trúc khác nhau), cấu tạo không theo nguyên tắc đa phân.
- Gồm Lipit đơn giản(Mỡ,Dầu,Sáp) và Lipit phức tạp(Phôtpholipit,Stêrôit,).
1.Mỡ.
-Là một loại Lipit đơn giản gồm 2 thành phần chính là Glixêrôn và Axit béo (1pt Glixêrôn và3 Axit béo).
+Mỡ ĐV: Chứa nhiều Axit béo no.
+Mỡ TV(dầu): Chứa nhiều Axít béo không no
Chức năng chính: Dự trữ năng lượng cho TB và cơ thể.
2.Phôtpholipit.
- Gồm :1pt Glixêrôn kết hợp với 2 Axit béo và 1nhóm phôtphát.
- Chức năng: Cấu tạo màng TB.
3. Stêrôit.
- Là một loại lipit phức tạp có vai trò quan trọng đối với TB và cơ thể.
+ Côlesteron: Cấu tạo nên màng sinh chất.
+ Testosteron,ơstrogen,Prorestoron: Các hooc môn giới tính.
4.Sắc tố và VTM.
- Một số sắc tố Carôtennôit và các VTM A,D,E,K là một dạng lipit phức tạp.
II/.PRÔTÊIN.
* Cấu trúc chung:
- Là đại phân tử có cấu trúc đa phân,đơn phân là các axit amin.
- Có 20 loại axit amin tạo nên sự đa dạng và đặc thù của các phân tử prôtêin thể hiện bởi số lượng, thành phần và trình tự săp xếp các axit amin.
1.Cấu trúc Prôtêin.
- Bậc 1: Trình tự sắp xếp đặc thù của các loại a xit amin trong chuỗi polipeptit.
- Bậc 2: Do cấu trúc bậc 1 xoắn hoặc gấp nếp tạo nên.
- Bậc 3: Cấu trúc bậc 2 xoắn tạo cấu trúc không gian 3 chiều hình thành cấu trúc bậc 3.
- Bậc 4: Do 2 hoặc nhiều chuỗi polipeptit có cấu trúc bậc 3 liên kết với nhau hình thành.
* Dưới tác dụng của nhiệt độ, pH.. có thể làm phá huỷ cấu trúc bậc 3 làm biến tính prôtêin gây nguy hại cho cơ thể.
2. Chức năng.
- SGK/25
4. Củng cố.
- HS đọc phần KL SGK.
- HS trả lời câu hỏi SGK.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học câu hỏi SGK.
- N/C bài mới theo các câu hỏi cuối bài.
IV/.Rút kinh nghiệm bài giảng.
File đính kèm:
- sinh 10.doc